Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có thích đọc những số Tháp Canh ra gần đây không? Hãy thử xem bạn có thể trả lời những câu hỏi sau đây không:

“Khả năng suy luận” chứng tỏ là một sự che chở như thế nào? (Châm-ngôn 1:4, NW)

Nó có thể cảnh giác chúng ta về những mối nguy hiểm thiêng liêng, thúc đẩy chúng ta hoạch định cách ứng xử khôn ngoan, như tránh những cám dỗ về tình dục ở sở làm. Nó giúp chúng ta nhận ra rằng anh em tín đồ Đấng Christ đều bất toàn, điều này thúc đẩy chúng ta tránh những phản ứng hấp tấp khi bị đụng chạm. Nó cũng giúp chúng ta tránh được những áp lực về vật chất có thể khiến chúng ta lạc đường thiêng liêng.—15/8, trang 21-24.

Làm thế nào một người láng giềng có thể trở thành một điều đáng quý?

Hai cách để trở thành một người láng giềng tốt là sẵn lòng cho và nhận với lòng cảm kích. Một người láng giềng tốt đáng quý khi ta gặp nghịch cảnh. Nhân Chứng Giê-hô-va cố gắng trở thành những người láng giềng tốt bằng cách cảnh báo cho người ta về những sự kiện sắp xảy ra, Đức Chúa Trời ra tay chấm dứt sự ác.—1/9, trang 4-7.

Theo Kinh Thánh, ai là các thánh chân chính, và họ giúp đỡ nhân loại bằng cách nào?

Tất cả tín đồ Đấng Christ thời ban đầu là các thánh chân chính, hoặc thánh đồ, được Đức Chúa Trời, chứ không phải do con người hoặc tổ chức nào, phong thánh. (Rô-ma 1:7) Khi được sống lại để lên trời, các thánh sẽ cùng Đấng Christ ban phước cho những người trung thành trên đất. (Ê-phê-sô 1:18-21)—15/9, trang 5-7.

Biết đôi điều về những cuộc thi đấu thể thao thời Hy Lạp cổ có ích gì cho tín đồ Đấng Christ?

Những lá thư của sứ đồ Phao-lô và Phi-e-rơ đều chứa đựng những minh họa hoặc ám chỉ đến những cuộc thi đấu thời xưa. (1 Cô-rinh-tô 9:26; 1 Ti-mô-thê 4:7; 2 Ti-mô-thê 2:5; 1 Phi-e-rơ 5:10) Đối với một vận động viên thời xưa, điều quan trọng là có một huấn luyện viên giỏi, tập tính tự chủ và dồn hết nỗ lực. Những nỗ lực về thiêng liêng của tín đồ Đấng Christ ngày nay cũng giống như vậy.—1/10, trang 28-31.

Việc nuôi dạy con cái ở xứ lạ có những khó khăn và phần thưởng nào?

Nhiều trẻ em học một ngôn ngữ mới nhanh hơn cha mẹ, nên cha mẹ cảm thấy khó hiểu tư tưởng và phản ứng của chúng. Còn con cái thì có thể không dễ dàng tiếp thu sự dạy dỗ của Kinh Thánh trong ngôn ngữ của cha mẹ. Tuy nhiên, mối quan hệ gia đình được củng cố khi cha mẹ dạy ngôn ngữ của họ cho con cái, nhờ vậy chúng có thể biết hai ngôn ngữ và quen thuộc cả hai nền văn hóa.—15/10, trang 22-26.

Tại sao việc tập xin lỗi là điều quan trọng?

Lời xin lỗi chân thành thường là cách hàn gắn một mối quan hệ sứt mẻ. Kinh Thánh cung cấp những gương cho thấy sức mạnh của lời xin lỗi. (1 Sa-mu-ên 25:2-35; Công-vụ 23:1-5) Khi giữa hai người có sự bất hòa, cả hai bên đều có lỗi phần nào. Do đó, nhân nhượng và xin lỗi nhau là cần thiết.—1/11, trang 4-7.

Tại sao cờ bạc là điều xấu, ngay cả với số tiền nhỏ?

Cờ bạc kích thích tính ích kỷ, tinh thần cạnh tranh và sự tham lam mà Đức Chúa Trời lên án. (1 Cô-rinh-tô 6:9, 10) Nhiều người ham mê cờ bạc đã bắt đầu từ lúc còn nhỏ bằng cách cá độ với số tiền nhỏ.—1/11, trang 31.

Trong khi có nhiều sách trong Kinh Thánh được viết bằng tiếng Hy Lạp, tại sao lại có nhu cầu dịch Kinh Thánh sang tiếng Hy Lạp, và với kết quả nào?

Tiếng Hy Lạp hiện đại khác hẳn với tiếng Hy Lạp của bản dịch Septuagint phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Hy Lạp. Qua nhiều thế kỷ gần đây, có nhiều nỗ lực dịch một phần hoặc toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Hy Lạp đại chúng. Ngày nay, có khoảng 30 bản dịch Kinh Thánh, từng phần hoặc toàn bộ, mà người Hy Lạp bình dân có thể đọc được. Bản dịch Kinh Thánh Thế Giới Mới được xuất bản năm 1997 là một trong những bản dịch đáng lưu ý này.—15/11, trang 26-29.

Tại sao tín đồ Đấng Christ không bắt buộc phải đóng thuế thập phân?

Dưới Luật Pháp ban cho dân Y-sơ-ra-ên xưa, thuế thập phân là phương tiện trợ cấp cho chi phái Lê-vi và chăm sóc những người thiếu thốn. (Lê-vi Ký 27:30; Phục-truyền Luật-lệ Ký 14:28, 29) Sự hy sinh của Chúa Giê-su đã hủy bỏ Luật Pháp và điều luật nộp thuế thập phân. (Ê-phê-sô 2:13-15) Trong hội thánh Đấng Christ thời ban đầu, kiểu mẫu đóng góp là mỗi tín đồ Đấng Christ tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra. (2 Cô-rinh-tô 9:5, 7)—1/12, trang 4-6.

Phải chăng Khải huyền 20:8 ngụ ý rằng trong cuộc thử thách sau cùng, Sa-tan sẽ lừa dối được rất nhiều người?

Câu đó nói rằng những người bị lừa dối sẽ “đông như cát bờ biển”. Trong Kinh Thánh, nhóm từ này thường ám chỉ số lượng không đếm được, không gợi lên sự đông đảo. Dòng dõi Áp-ra-ham “đông như cát bờ biển”, hóa ra là 144.000 người, không kể Chúa Giê-su Christ. (Sáng-thế Ký 22:17; Khải-huyền 14:1-4)—1/12, trang 29.