“Hãy thức canh”!
“Hãy thức canh”!
“Hãy thức canh... Điều mà ta nói cùng các ngươi, ta cũng nói cho mọi người: Hãy tỉnh-thức!”—MÁC 13:35, 37.
1, 2. (a) Một người đàn ông đã học được bài học nào về việc canh giữ của cải? (b) Qua minh họa của Chúa Giê-su về tên trộm, chúng ta học được gì về việc tỉnh thức?
ÔNG Juan thường cất đồ quý giá ở nhà. Ông để chúng dưới gầm giường vì nghĩ đó là nơi an toàn nhất trong nhà. Tuy nhiên, một đêm trong khi hai vợ chồng đang ngủ, một tên trộm đã đột nhập vào phòng ngủ. Rõ ràng hắn biết chính xác chỗ phải tìm. Hắn lặng lẽ dọn mọi thứ quý giá dưới gầm giường cùng tất cả số tiền mà ông để trong ngăn kéo chiếc bàn bên cạnh. Sáng hôm sau, ông Juan phát hiện ra vụ trộm. Ông sẽ nhớ đời bài học đau thương này: Người ngủ không thể canh chừng tài sản được.
2 Về phương diện thiêng liêng cũng vậy. Chúng ta không thể giữ vững niềm hy vọng và đức tin của mình nếu ngủ mê. Vì thế, Phao-lô khuyến giục: “Chúng ta chớ ngủ như kẻ khác, nhưng phải tỉnh-thức và dè-giữ”. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:6) Để cho thấy việc tỉnh thức quan trọng đến thế nào, Chúa Giê-su dùng minh họa về tên trộm. Ngài mô tả những sự kiện dẫn tới việc ngài đến với tư cách Đấng Phán Xét, rồi cảnh báo: “Vậy hãy tỉnh-thức, vì các ngươi không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến. Hãy biết rõ, nếu người chủ nhà đã hay canh nào kẻ trộm sẽ đến, thì tỉnh-thức, không để cho đào ngạch nhà mình. Vậy thì các ngươi cũng hãy chực cho sẵn, vì Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ”. (Ma-thi-ơ 24:42-44) Kẻ trộm không báo trước thời điểm hắn đến. Hắn hy vọng lúc hắn đến là lúc mọi người không ngờ. Cũng vậy, như Chúa Giê-su nói, sự kết liễu hệ thống mọi sự này sẽ đến vào ‘giờ chúng ta không ngờ’.
“Hãy tỉnh-thức, hãy vững-vàng trong đức-tin”
3 Trong những lời được ghi nơi Phúc Âm Lu-ca, Chúa Giê-su ví tín đồ Đấng Christ như những đầy tớ đang chờ chủ đi dự tiệc cưới về. Họ phải cảnh giác để khi chủ về, họ vẫn tỉnh thức và sẵn sàng đón chủ. Tương tự như vậy, Chúa Giê-su nói: “Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ”. (Lu-ca 12:40) Những người đã phụng sự Đức Giê-hô-va lâu năm có thể mất ý thức về sự khẩn cấp của thời kỳ chúng ta đang sống. Họ thậm chí có thể đi đến kết luận cho rằng sự cuối cùng vẫn còn xa. Nhưng lối suy nghĩ đó có thể khiến chúng ta không còn chú tâm đến những điều thiêng liêng nữa, mà nghĩ đến những mục tiêu vật chất, hay những điều phân tâm có thể làm chúng ta uể oải về thiêng liêng.—Lu-ca 8:14; 21:34, 35.
4 Chúng ta cũng rút được một bài học khác từ minh họa của Chúa Giê-su. Mặc dù những người đầy tớ không biết giờ nào chủ mình về, nhưng hẳn họ biết đêm nào. Họ sẽ khó thức chờ suốt đêm đó nếu nghĩ rằng chủ có thể về đêm khác. Nhưng không, họ biết đêm nào chủ sẽ về, và điều đó giúp họ có động lực mạnh mẽ để thức chờ. Tương tự như thế, các lời tiên tri trong Kinh Thánh rõ ràng cho thấy chúng ta đang sống trong thời kỳ cuối cùng, nhưng không cho biết ngày hay giờ cuối cùng. (Ma-thi-ơ 24:36) Niềm tin sự cuối cùng sắp đến giúp chúng ta tỉnh thức, nhưng nếu tin chắc rằng ngày của Đức Giê-hô-va đã thật sự gần kề, chúng ta sẽ có động lực mạnh mẽ hơn nhiều để thức canh.—Sô-phô-ni 1:14.
5 Khi viết thư cho anh em ở thành Cô-rinh-tô, Phao-lô thúc giục: “Anh em hãy tỉnh-thức, hãy vững-vàng trong đức-tin”. (1 Cô-rinh-tô 16:13) Đúng vậy, tỉnh thức gắn liền với việc đứng vững trong đức tin đạo Đấng Christ. Làm thế nào chúng ta giữ mình tỉnh thức? Bằng cách đào sâu hơn sự hiểu biết Lời Đức Chúa Trời. (2 Ti-mô-thê 3:14, 15) Có thói quen học hỏi cá nhân tốt và đều đặn tham dự các buổi họp giúp củng cố đức tin chúng ta, và luôn ghi nhớ kỹ ngày của Đức Giê-hô-va trong trí là một khía cạnh quan trọng của đức tin chúng ta. Do đó, thỉnh thoảng xem lại những bằng chứng dựa trên Kinh Thánh cho thấy chúng ta đang sống gần kề sự kết liễu hệ thống này sẽ giúp ta không quên những lẽ thật quan trọng về sự cuối cùng sắp đến. * Lưu ý những biến cố đang xảy ra trên thế giới làm ứng nghiệm lời tiên tri Kinh Thánh cũng mang lại lợi ích. Một anh ở Đức viết: “Mỗi khi xem tin tức—chiến tranh, động đất, bạo lực, và sự ô nhiễm trên hành tinh chúng ta—tôi lại thấy rõ sự kết liễu gần kề”.
6 Nơi Mác chương 13, chúng ta tìm thấy một lời tường thuật khác về việc Chúa Giê-su khuyên giục môn đồ tỉnh thức. Trong chương này, Chúa Giê-su ví hoàn cảnh của các môn đồ như hoàn cảnh của một người canh cửa đang chờ chủ đi xa về. Người canh cửa không biết giờ nào chủ sẽ về. Ông chỉ còn cách tiếp tục thức canh. Chúa Giê-su nói đến bốn canh đêm khác nhau mà chủ có thể về. Canh thứ tư kéo dài từ ba giờ sáng cho đến khi mặt trời mọc. Vào canh cuối đó, người canh cửa dễ bị thiếp đi. Theo báo cáo, các người lính xem giờ trước bình minh là thời điểm tốt nhất để bất ngờ vây đánh kẻ thù. Tương tự như thế, trong những thời khắc cuối cùng này của ngày sau rốt, trong khi cả thế gian xung quanh chúng ta đang ngủ say về thiêng liêng, chúng ta có thể cũng phải đấu tranh quyết liệt hơn bao giờ hết để tiếp tục tỉnh thức. (Rô-ma 13:11, 12) Vì thế, trong minh họa của ngài, Chúa Giê-su lặp đi lặp lại lời khuyên giục này: “Hãy giữ mình, tỉnh-thức... Vậy, các ngươi hãy thức canh... Điều mà ta nói cùng các ngươi, ta cũng nói cho mọi người: Hãy tỉnh-thức!”—Mác 13:32-37.
7 Nhiều lần trong thánh chức và sau khi sống lại, Chúa Giê-su đã thúc giục phải cảnh giác. Thật vậy, hầu như mỗi lần nói đến sự kết liễu của hệ thống mọi sự này, Kinh Thánh đều nhắc nhở phải tỉnh thức hay thức canh. * (Lu-ca 12:38, 40; Khải-huyền 3:2; 16:14-16) Rõ ràng, sự buồn ngủ về thiêng liêng là một nguy hiểm thật sự. Tất cả chúng ta đều cần những lời cảnh báo đó!—1 Cô-rinh-tô 10:12; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:2, 6.
Ba sứ đồ không thể tỉnh thức
8 Tỉnh thức không chỉ đòi hỏi phải có thiện chí, như chúng ta thấy qua kinh nghiệm của Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng. Đây là ba người có thiêng liêng tính đã trung thành đi theo Chúa Giê-su và vô cùng yêu mến ngài. Thế nhưng vào đêm 14 Nisan, năm 33 CN, họ đã không tỉnh thức nổi. Sau khi rời căn gác nơi họ cử hành Lễ Vượt Qua, ba sứ đồ theo Chúa Giê-su đến vườn Ghết-sê-ma-nê. Ở đó, Chúa Giê-su nói với họ: “Linh-hồn ta buồn-bực cho đến chết; các ngươi hãy ở đây và tỉnh-thức với ta”. (Ma-thi-ơ 26:38) Ba lần Chúa Giê-su nhiệt thành cầu nguyện với Cha trên trời, và ba lần trở lại, ngài đều thấy các bạn ngài ngủ.—Ma-thi-ơ 26:40, 43, 45.
9 Tại sao những người trung thành này đã khiến Chúa Giê-su thất vọng vào đêm đó? Thể xác mệt mỏi là một nhân tố. Lúc đó đã khuya, có lẽ quá nửa đêm, và “mắt họ đã đừ quá rồi” vì buồn ngủ. (Ma-thi-ơ 26:43) Dù vậy, Chúa Giê-su vẫn nói: “Hãy thức canh và cầu-nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám-dỗ; tâm-thần thì muốn lắm, mà xác-thịt thì yếu-đuối”.—Ma-thi-ơ 26:41.
10 Chắc chắn Chúa Giê-su cũng mệt mỏi vào đêm lịch sử đó. Tuy nhiên, thay vì ngủ thiếp đi, ngài đã dành những giây phút tự do cuối cùng quan trọng đó để nhiệt thành cầu nguyện. Vài ngày trước đó, ngài đã thúc giục môn đồ cầu nguyện: “Vậy, hãy tỉnh-thức luôn và cầu-nguyện, để các ngươi được tránh khỏi các tai-nạn sẽ xảy ra, và đứng trước mặt Con người”. (Lu-ca 21:36; Ê-phê-sô 6:18) Nếu làm theo lời khuyên của Chúa Giê-su và noi gương ngài trong việc cầu nguyện, lòng thành tâm nài xin Đức Giê-hô-va sẽ giúp chúng ta tỉnh thức về thiêng liêng.
11 Dĩ nhiên, Chúa Giê-su hiểu rằng chỉ trong chốc lát nữa thôi ngài sẽ bị bắt và bị kết án tử hình, còn các môn đồ lúc đó không biết. Thử thách của ngài sẽ đi đến cực điểm đau đớn trên cây khổ hình. Chúa Giê-su đã cảnh báo các sứ đồ về điều này, nhưng họ không hiểu điều ngài nói. Vì vậy, họ đã ngủ thiếp đi trong khi ngài vẫn thức cầu nguyện. (Mác 14:27-31; Lu-ca 22:15-18) Cũng như các sứ đồ, thể xác chúng ta yếu đuối và có những điều chúng ta chưa biết. Tuy nhiên, nếu không nhận thức được tính khẩn cấp của thời kỳ mình đang sống, chúng ta có thể ngủ thiếp đi về thiêng liêng. Chỉ khi cảnh giác, chúng ta mới tỉnh thức.
Ba đức tính thiết yếu
12 Làm thế nào duy trì ý thức khẩn trương? Chúng ta đã thấy tầm quan trọng của việc cầu nguyện và sự cần thiết của việc ghi nhớ ngày của Đức Giê-hô-va trong trí. Ngoài ra, Phao-lô còn nhắc đến ba đức tính thiết yếu mà chúng ta nên vun trồng. Ông nói: “Chúng ta thuộc về ban ngày, nên hãy dè-giữ, mặc áo-giáp bằng đức-tin và lòng yêu-thương, lấy sự trông-cậy về sự cứu-rỗi làm mão-trụ”. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:8) Chúng ta hãy xem qua vai trò của đức tin, sự trông cậy, tức hy vọng, và tình yêu thương trong việc chúng ta giữ mình tỉnh thức về thiêng liêng.
13 Chúng ta phải có đức tin không lay chuyển rằng Đức Giê-hô-va hiện hữu và “Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm-kiếm Ngài”. (Hê-bơ-rơ 11:6) Sự ứng nghiệm lần đầu vào thế kỷ thứ nhất của lời tiên tri về ngày cuối cùng của Chúa Giê-su củng cố niềm tin của chúng ta nơi sự ứng nghiệm lớn hơn vào thời nay. Và đức tin giúp chúng ta tiếp tục háo hức trông đợi ngày của Đức Giê-hô-va, tin chắc rằng “[sự hiện thấy tiên tri] chắc sẽ đến, không chậm-trễ”.—Ha-ba-cúc 2:3.
14 Sự trông cậy, tức hy vọng vững chắc, của chúng ta giống như một “cái neo của linh-hồn”, Hê-bơ-rơ 6:18, 19) Margaret, một chị xức dầu nay đã hơn 90 tuổi và đã báp têm hơn 70 năm, thừa nhận: “Khi chồng tôi sắp chết vì bệnh ung thư vào năm 1963, tôi nghĩ rằng sẽ tuyệt vời biết bao nếu sự cuối cùng đến nhanh. Nhưng bây giờ tôi nhận ra rằng mình chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Lúc đó, chúng ta không hề biết công việc sẽ mở rộng đến mức nào trên khắp thế giới. Ngay cả bây giờ cũng có nhiều nơi chỉ mới vừa mở cửa cho công việc. Vì thế, tôi rất mừng là Đức Giê-hô-va đã biểu lộ sự kiên nhẫn”. Sứ đồ Phao-lô bảo đảm với chúng ta: “Sự nhịn nhục sinh ra tình trạng được chấp nhận, tình trạng được chấp nhận sinh ra hy vọng, và hy vọng không đưa đến thất vọng”.—Rô-ma 5:3-5, NW.
giúp chúng ta bền bỉ chịu đựng khó khăn ngay dù phải chờ đợi sự ứng nghiệm chắc chắn của những lời Đức Chúa Trời hứa. (15 Tình yêu thương của tín đồ Đấng Christ là một đức tính nổi bật vì nó là động lực chính trong mọi hành động của chúng ta. Chúng ta phụng sự Đức Giê-hô-va vì yêu thương Ngài, 1 Cô-rinh-tô 13:13) Tình yêu thương giúp chúng ta tiếp tục chịu đựng và tỉnh thức. “[Tình yêu thương] trông-cậy mọi sự, nín-chịu mọi sự. Tình yêu-thương chẳng hề hư-mất bao giờ”.—1 Cô-rinh-tô 13:7, 8.
cho dù thời biểu của Ngài ra sao. Lòng yêu thương người lân cận thúc đẩy chúng ta rao truyền tin mừng về Nước Trời, bất kể Đức Chúa Trời muốn chúng ta thực hiện công việc đó bao lâu và chúng ta phải trở lại viếng thăm cùng những gia đình đó bao nhiêu lần. Như Phao-lô viết, “còn có ba điều nầy: đức-tin, sự trông-cậy, tình yêu-thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu-thương”. (“Hãy giữ lấy điều ngươi có”
16 Chúng ta đang sống trong thời điểm trọng đại khi mà các biến cố thế giới không ngừng nhắc nhở rằng chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng của những ngày sau rốt. (2 Ti-mô-thê 3:1-5) Đây không phải là lúc để buông tay, mà phải ‘giữ lấy điều chúng ta có’. (Khải-huyền 3:11) Bằng cách “tỉnh-thức mà cầu-nguyện”, vun trồng đức tin, niềm hy vọng và tình yêu thương, chúng ta sẽ tỏ ra sẵn sàng trong giờ thử thách. (1 Phi-e-rơ 4:7) Chúng ta làm công việc Chúa cách dư dật luôn. Bận rộn trong công việc tin kính sẽ giúp chúng ta tiếp tục hoàn toàn tỉnh thức.—2 Phi-e-rơ 3:11.
17 Nhà tiên tri Giê-rê-mi viết: “Đức Giê-hô-va là cơ-nghiệp ta, nên ta để lòng trông-cậy nơi Ngài. Đức Giê-hô-va ban sự nhân-từ cho những kẻ trông-đợi Ngài, cho linh-hồn tìm-cầu Ngài. Thật tốt cho người trông-mong và yên-lặng đợi-chờ sự cứu-rỗi của Đức Giê-hô-va”. (Ca-thương 3:24-26) Một số người trong chúng ta chỉ mới trông chờ một thời gian ngắn. Số khác đã chờ đợi nhiều năm để nhìn thấy sự cứu rỗi của Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi đó thật ngắn ngủi biết bao khi so với sự trường cửu trước mắt! (2 Cô-rinh-tô 4:16-18) Ngoài ra, trong khi đợi đến kỳ định của Đức Giê-hô-va, chúng ta có thể vun trồng những đức tính cần thiết của tín đồ Đấng Christ, đồng thời giúp người khác tận dụng sự kiên nhẫn của Đức Giê-hô-va để nắm lấy lẽ thật. Vì thế, mong sao tất cả chúng ta tiếp tục thức canh. Hãy noi theo Đức Giê-hô-va và kiên nhẫn, biết ơn về niềm hy vọng Ngài ban cho. Và trong khi trung thành tiếp tục cảnh giác, mong sao chúng ta giữ vững hy vọng về sự sống đời đời. Khi đó, những lời hứa tiên tri này chắc chắn sẽ ứng nghiệm cho chúng ta: “[Đức Giê-hô-va] sẽ nâng ngươi lên để nhận được đất! Khi kẻ ác bị diệt đi, thì ngươi sẽ thấy điều ấy”.—Thi-thiên 37:34.
[Chú thích]
^ đ. 8 Xem lại sáu bằng chứng cho thấy chúng ta đang sống trong “ngày sau-rốt” được trình bày nơi trang 12, 13 của Tháp Canh ngày 15-1-2000 có thể hữu ích.—2 Ti-mô-thê 3:1.
^ đ. 10 Về động từ Hy Lạp được dịch là “tỉnh-thức”, soạn giả tự điển W. E. Vine giải thích nó có nghĩa đen là ‘xua tan cơn buồn ngủ’, và “không chỉ diễn tả sự tỉnh táo mà cả sự cảnh giác của những người đang có một ý định nào đó”.
Bạn trả lời thế nào?
• Làm thế nào chúng ta có thể củng cố niềm tin chắc rằng sự cuối cùng của hệ thống mọi sự này đã gần kề?
• Chúng ta học được gì từ kinh nghiệm của Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng?
• Ba đức tính nào sẽ giúp chúng ta tiếp tục cảnh giác về thiêng liêng?
• Tại sao bây giờ là lúc phải ‘giữ lấy điều chúng ta có’?
[Câu hỏi thảo luận]
3. Qua minh họa những đầy tớ chờ chủ đi dự tiệc cưới về, Chúa Giê-su cho thấy tầm quan trọng của việc tỉnh thức như thế nào?
4. Niềm tin chắc nào sẽ thúc đẩy chúng ta thức canh, và Chúa Giê-su cho thấy điều này ra sao?
5. Làm thế nào chúng ta hưởng ứng lời khuyên giục “hãy tỉnh-thức” của Phao-lô?
6. Chúa Giê-su minh họa khuynh hướng mất cảnh giác về thiêng liêng theo thời gian ra sao?
7. Nguy hiểm nào thật sự tồn tại, và vì thế chúng ta thường đọc thấy lời khuyến khích nào trong Kinh Thánh?
8. Ở vườn Ghết-sê-ma-nê, các sứ đồ của Chúa Giê-su đã đáp lại lời ngài yêu cầu họ thức canh như thế nào?
9. Có thể điều gì đã khiến các sứ đồ buồn ngủ?
10, 11. (a) Mặc dù mệt mỏi, điều gì đã giúp Chúa Giê-su tiếp tục cảnh giác trong vườn Ghết-sê-ma-nê? (b) Chúng ta có thể học được gì từ điều đã xảy ra cho ba sứ đồ khi Chúa Giê-su bảo họ thức canh?
12. Phao-lô gắn liền ba đức tính nào với việc giữ ý thức của chúng ta?
13. Đức tin đóng vai trò nào trong việc giúp chúng ta tiếp tục cảnh giác?
14. Niềm hy vọng thiết yếu như thế nào nếu muốn giữ mình tỉnh thức?
15. Làm thế nào tình yêu thương là động lực thúc đẩy chúng ta ngay dù dường như chúng ta đã chờ đợi một thời gian dài?
16. Thay vì buông tay, chúng ta nên có thái độ nào?
17. (a) Tuy đôi khi thất vọng, tại sao chúng ta cũng không nên nản lòng? (Xem khung nơi trang 21). (b) Làm thế nào chúng ta noi theo Đức Giê-hô-va, và ân phước nào chờ đợi những người làm thế?
[Khung/Hình nơi trang 21]
“Phước thay cho kẻ đợi”.—Đa-ni-ên 12:12
Hãy hình dung một người canh gác nghi ngờ kẻ trộm đang có kế hoạch đột nhập tòa nhà ông canh giữ. Khi đêm xuống, ông tập trung lắng nghe mọi tiếng động có thể cho biết có trộm. Hết giờ này qua giờ khác, ông căng tai nghe và căng mắt nhìn. Cũng dễ hiểu ông có thể bị đánh lừa ra sao bởi những báo động giả—tiếng rít của gió thổi qua các cành cây hay tiếng mèo làm rơi đồ.—Lu-ca 12:39, 40.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra cho những người đang háo hức “trông-đợi kỳ Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta hiện đến”. (1 Cô-rinh-tô 1:7) Các sứ đồ đã tưởng rằng Chúa Giê-su sẽ sớm “lập lại nước Y-sơ-ra-ên” sau khi ngài sống lại. (Công-vụ 1:6) Nhiều năm sau đó, tín đồ Đấng Christ ở Tê-sa-lô-ni-ca phải được nhắc nhở rằng sự hiện diện của Chúa Giê-su còn ở tương lai. (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3, 8) Nhưng, những báo động giả về ngày của Đức Giê-hô-va đã không làm cho các môn đồ thời ban đầu của Chúa Giê-su từ bỏ con đường dẫn đến sự sống.—Ma-thi-ơ 7:13.
Ngày nay, chúng ta không nên để mất cảnh giác vì thất vọng do sự kết liễu hệ thống mọi sự này dường như đến trễ. Một người canh gác cảnh giác có thể bị lừa bởi những báo động giả, nhưng ông vẫn phải tiếp tục thức canh! Đó là nhiệm vụ của ông. Tín đồ Đấng Christ cũng vậy.
[Hình nơi trang 18]
Bạn có tin chắc rằng ngày của Đức Giê-hô-va đã gần kề không?
[Các hình nơi trang 19]
Nhóm họp, cầu nguyện và thói quen học hỏi tốt giúp chúng ta tiếp tục thức canh
[Hình nơi trang 22]
Giống như Margaret, mong sao chúng ta kiên nhẫn và tích cực thức canh