‘Hãy vững lòng bền chí!’
‘Hãy vững lòng bền chí!’
“Hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế-gian rồi!”—GIĂNG 16:33.
1. Để đối phó với những gì đang chờ đợi họ trong xứ Ca-na-an, dân Y-sơ-ra-ên nhận được sự khuyến khích nào?
KHI dân Y-sơ-ra-ên sắp băng qua Sông Giô-đanh để vào Đất Hứa, Môi-se bảo họ: “Hãy vững lòng bền chí; chớ sợ chi và chớ kinh-khủng trước mặt các dân đó: vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đi cùng ngươi”. Rồi ông gọi Giô-suê, người sẽ dẫn dân Y-sơ-ra-ên vào xứ Ca-na-an, và nhắc nhở riêng Giô-suê hãy vững lòng. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 31:6, 7) Sau đó, chính Đức Giê-hô-va khuyến khích Giô-suê: “Hãy vững lòng bền chí... Chỉ hãy vững lòng bền chí”. (Giô-suê 1:6, 7, 9) Những lời đó thật đúng lúc, vì dân Y-sơ-ra-ên cần vững lòng hoặc can đảm để đương đầu với những kẻ thù mạnh đang chờ đợi họ bên kia Sông Giô-đanh.
2. Ngày nay, chúng ta ở trong hoàn cảnh nào, và vì thế chúng ta cần gì?
2 Ngày nay, tín đồ thật của Đấng Christ sắp bước vào thế giới mới được hứa, vì thế như Giô-suê, họ cũng cần can đảm. (2 Phi-e-rơ 3:13; Khải-huyền 7:14) Tuy nhiên, hoàn cảnh của chúng ta khác với của Giô-suê. Giô-suê chiến đấu bằng gươm giáo, còn chúng ta đánh trận trong lãnh vực thiêng liêng và không bao giờ dùng vũ khí vật chất. (Ê-sai 2:2-4; Ê-phê-sô 6:11-17) Hơn nữa, Giô-suê phải đánh nhiều trận chiến ác liệt ngay cả sau khi vào Đất Hứa. Nhưng chúng ta phải đánh trận chiến ác liệt nhất ngay bây giờ—trước khi vào thế giới mới. Chúng ta hãy xem xét một số hoàn cảnh đòi hỏi sự can đảm.
Tại sao phải đấu tranh?
3. Kinh Thánh cho biết gì về kẻ thù chính của chúng ta?
3 Sứ đồ Giăng viết: “Chúng ta biết mình thuộc về Đức Chúa Trời, còn cả thế-gian đều phục dưới quyền ma-quỉ”. (1 Giăng 5:19) Những lời này cho thấy một lý do căn bản vì sao tín đồ Đấng Christ phải đấu tranh để giữ đức tin. Khi một tín đồ Đấng Christ giữ vững sự trung kiên, đó phần nào là một thất bại cho Sa-tan Ma-quỉ. Vì thế, hắn rảo quanh như “sư-tử rống”, tìm cách gây khiếp sợ và nuốt chửng các tín đồ trung thành. (1 Phi-e-rơ 5:8) Thật thế, hắn gây chiến với các tín đồ được xức dầu cùng các bạn đồng hành của họ. (Khải-huyền 12:17) Trong cuộc chiến này, hắn dùng những người vô tình hay cố ý phục vụ mục đích của hắn. Phải can đảm mới có thể đứng vững chống lại Sa-tan và tất cả bộ hạ của hắn.
4. Chúa Giê-su cho lời cảnh báo nào, nhưng các tín đồ thật của Đấng Christ đã thể hiện đức tính nào?
4 Vì biết rằng Sa-tan cùng đồng bọn sẽ quyết liệt chống lại tin mừng, Chúa Giê-su cảnh báo môn đồ: “Người ta sẽ nộp các ngươi trong sự hoạn-nạn và giết đi; các ngươi sẽ bị mọi dân ghen-ghét vì danh ta”. (Ma-thi-ơ 24:9) Những lời đó đã nghiệm đúng vào thế kỷ thứ nhất, và cả ngày nay. Thật vậy, sự bắt bớ mà một số Nhân Chứng Giê-hô-va thời hiện đại đã trải qua cũng khắc nghiệt như bao cuộc bắt bớ khác trong lịch sử. Nhưng các tín đồ thật của Đấng Christ vẫn can đảm trước áp lực đó. Họ biết rằng “sự sợ loài người gài bẫy”, và họ không muốn bị mắc bẫy.—Châm-ngôn 29:25.
5, 6. (a) Những hoàn cảnh nào đòi hỏi chúng ta phải can đảm? (b) Các tín đồ trung thành phản ứng thế nào khi lòng can đảm bị thử thách?
5 Ngoài sự bắt bớ, còn có nhiều thử thách khác đòi hỏi chúng ta phải can đảm. Đối với một số người, nói chuyện với người lạ về tin mừng là một thử thách. Lòng can đảm của một số học sinh cũng bị thử thách khi các em được yêu cầu đọc lời tuyên thệ trung thành với tổ quốc hoặc quốc kỳ. Vì lời tuyên thệ như thế thực chất là một sự bày tỏ tín ngưỡng, các em trẻ tín đồ Đấng Christ đã can đảm cương quyết hành động theo cách làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, và gương tốt của các em thật khích lệ.
6 Chúng ta cũng cần can đảm khi những kẻ chống đối xui giới truyền thông bêu xấu tôi tớ Đức Chúa Trời, hoặc cố “nhờ luật-pháp toan sự thiệt-hại” cho sự thờ phượng thật. (Thi-thiên 94:20) Chẳng hạn, chúng ta nên cảm thấy thế nào khi báo, đài hoặc truyền hình lan truyền những thông tin thiếu chính xác hoặc hoàn toàn bịa đặt về Nhân Chứng Giê-hô-va? Chúng ta có nên kinh ngạc không? Không. Chúng ta biết những chuyện như thế tất xảy ra. (Thi-thiên 109:2) Và chúng ta cũng không ngạc nhiên khi có người tin vào những điều dối trá, thiếu chính xác đó vì “kẻ ngu-dốt [“ngây thơ”, Trần Đức Huân] tin hết mọi lời”. (Châm-ngôn 14:15) Nhưng các tín đồ trung thành thì không tin hết mọi lời bàn tán về anh em họ, và họ chắc chắn không bỏ nhóm họp, giảm thánh chức, hoặc lay chuyển đức tin vì những lời tuyên truyền xấu. Trái lại, họ “làm cho mình đáng trượng... như kẻ hầu việc Đức Chúa Trời... dầu vinh dầu nhục, dầu mang tiếng xấu, dầu được tiếng tốt; [bị kẻ chống đối] ngó như kẻ phỉnh-dỗ, nhưng [thực chất] là kẻ thật-thà”.—2 Cô-rinh-tô 6:4, 8, 9.
7. Chúng ta có thể tự dò xét lòng mình bằng những câu hỏi nào?
7 Khi viết thư cho Ti-mô-thê, Phao-lô nói: “Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm-thần nhút-nhát, bèn là tâm-thần mạnh-mẽ... Vậy, con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta”. (2 Ti-mô-thê 1:7, 8; Mác 8:38) Đọc những lời đó, chúng ta có thể tự hỏi: ‘Tôi có hổ thẹn về tín ngưỡng của mình không, hay tôi tỏ ra can đảm? Tại nơi làm việc (hay trường học), tôi có cho người khác biết mình là Nhân Chứng Giê-hô-va không, hay tôi tìm cách che giấu sự thật này? Tôi có xấu hổ vì khác người không, hay tôi tự hào tỏ ra khác biệt vì có mối quan hệ với Đức Giê-hô-va?’ Nếu có ai cảm thấy e sợ việc rao truyền tin mừng hoặc không giống với đa số, người đó hãy nhớ lời Đức Giê-hô-va khuyên Giô-suê: “Hãy vững lòng bền chí”. Chớ bao giờ quên rằng quan điểm của Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su mới quan trọng, chứ không phải ý kiến của đồng nghiệp hay bạn học.—Ga-la-ti 1:10.
Làm thế nào rèn lòng can đảm
8, 9. (a) Lòng can đảm của các tín đồ thời ban đầu từng bị thử thách ra sao? (b) Phi-e-rơ và Giăng đã phản ứng thế nào khi bị ngăm dọa, và họ cùng các anh em đã được cảm nghiệm điều gì?
8 Làm thế nào chúng ta rèn tập đủ can đảm Công-vụ 4:13-29) Đáp lại, Đức Giê-hô-va đã thêm sức cho họ bằng thánh linh, và họ đã “làm cho thành Giê-ru-sa-lem đầy-dẫy” sự dạy dỗ của họ, như các nhà lãnh đạo Do Thái sau đó xác nhận.—Công-vụ 5:28.
để giữ sự trung kiên trong thời kỳ khó khăn này? Bằng cách nào các tín đồ Đấng Christ thời ban đầu đã trui rèn lòng can đảm? Hãy xem điều gì đã xảy ra khi các thầy tế lễ cả và trưởng lão ở Giê-ru-sa-lem ra lệnh cho Phi-e-rơ và Giăng ngưng rao giảng nhân danh Chúa Giê-su. Các môn đồ đã từ chối tuân lệnh, nên đã bị ngăm đe rồi mới được thả ra. Sau khi được thả, họ họp lại với anh em, và tất cả cùng cầu nguyện: “Xin Chúa xem-xét sự họ ngăm-dọa, và ban cho các đầy-tớ Ngài rao-giảng đạo Ngài một cách dạn-dĩ”. (9 Chúng ta hãy phân tích những gì đã xảy ra trong dịp đó. Khi bị các nhà lãnh đạo Do Thái đe dọa, các môn đồ đã không nghĩ đến việc đầu hàng áp lực. Thay vì thế, họ cầu xin có can đảm để tiếp tục rao giảng. Rồi họ hành động hòa hợp với lời cầu xin của mình, và Đức Giê-hô-va đã dùng thánh linh thêm sức cho họ. Kinh nghiệm này cho thấy những điều Phao-lô viết vài năm sau đó trong một bối cảnh khác cũng nghiệm đúng cho tín đồ Đấng Christ khi họ gặp bắt bớ. Phao-lô nói: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”.—Phi-líp 4:13.
10. Kinh nghiệm của Giê-rê-mi giúp ích thế nào cho những người có tính nhút nhát?
10 Nhưng giả thử đấy là người có tính nhút nhát. Họ có thể dạn dĩ phụng sự Đức Giê-hô-va khi bị chống đối không? Chắc chắn có! Hãy nhớ lại phản ứng của Giê-rê-mi khi được Đức Giê-hô-va bổ nhiệm làm nhà tiên tri. Chàng trai trẻ nói: “Tôi là con trẻ”. Hiển nhiên, ông cảm thấy không đủ năng lực. Song Đức Giê-hô-va khuyến khích ông bằng những lời này: “Chớ nói: Tôi là con trẻ; vì ngươi sẽ đi khắp nơi nào ta sai ngươi đi, và sẽ nói mọi điều ta truyền cho nói. Đừng sợ vì cớ chúng nó; vì ta ở với ngươi đặng giải-cứu ngươi”. (Giê-rê-mi 1:6-10) Giê-rê-mi đã tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, và kết quả là nhờ sức mạnh của Ngài, ông không còn ngần ngại và trở thành một nhân chứng đặc biệt can đảm ở Y-sơ-ra-ên.
11. Điều gì giúp các tín đồ Đấng Christ ngày nay can đảm như Giê-rê-mi?
11 Ngày nay các tín đồ Đấng Christ được xức dầu cũng có nhiệm vụ tương tự như Giê-rê-mi, và với sự trợ giúp của đám đông “vô-số người” thuộc lớp “chiên khác”, họ đang tiếp tục công bố ý định của Đức Giê-hô-va, bất kể sự lãnh đạm, chế giễu và bắt bớ. (Khải-huyền 7:9; Giăng 10:16) Họ được khuyến khích bởi những lời Đức Giê-hô-va nói với Giê-rê-mi: “Đừng sợ”. Họ không bao giờ quên rằng họ được chính Đức Chúa Trời giao nhiệm vụ ấy, và thông điệp họ đang rao truyền là của Ngài.—2 Cô-rinh-tô 2:17.
Những gương can đảm đáng noi theo
12. Chúa Giê-su nêu gương can đảm tuyệt hảo nào, và ngài đã khuyến khích môn đồ ra sao?
12 Suy ngẫm về gương của những người đã hành động can đảm như Giê-rê-mi có thể giúp ích cho việc rèn luyện lòng can đảm. (Thi-thiên 77:12) Chẳng hạn, xem xét thánh chức của Chúa Giê-su, chúng ta cảm phục trước sự dạn dĩ của ngài khi bị Sa-tan cám dỗ và khi đương đầu với sự chống đối kịch liệt của các nhà lãnh đạo Do Thái. (Lu-ca 4:1-13; 20:19-47) Với sức mạnh của Đức Giê-hô-va, Chúa Giê-su đã đứng vững không lay chuyển, và ít lâu trước khi chết, ngài đã nói với môn đồ: “Các ngươi sẽ có sự hoạn-nạn trong thế-gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế-gian rồi!” (Giăng 16:33; 17:16) Nếu noi theo gương ngài, các môn đồ của Chúa Giê-su cũng sẽ chiến thắng. (1 Giăng 2:6; Khải-huyền 2:7, 11, 17, 26) Nhưng họ cần “vững lòng”.
13. Phao-lô đã cho anh em thành Phi-líp lời khuyến khích nào?
13 Một thời gian sau khi Chúa Giê-su chết, Phao-lô và Si-la bị bắt giam ở thành Phi-líp. Sau đó, Phao-lô đã khuyến khích hội thánh Phi-líp tiếp tục “một lòng đứng vững, đồng tâm chống-cự vì đức-tin của đạo Tin-lành, phàm sự chẳng để cho kẻ thù-nghịch ngăm-dọa”. Để giúp họ đứng vững, ông nói thêm: “Điều đó [việc tín đồ Đấng Christ bị bắt bớ] là một chứng-nghiệm [những kẻ bắt bớ] phải hư-mất, còn anh em được cứu-rỗi; và ấy là từ nơi Đức Chúa Trời, Ngài nhân Đấng Christ, ban ơn cho anh em, không những tin Đấng Christ mà thôi, lại phải chịu khổ vì Ngài nữa”.—Phi-líp 1:27-29.
14. Sự dạn dĩ của Phao-lô mang lại kết quả nào ở Rô-ma?
14 Khi viết thư cho hội thánh Phi-líp, Phao-lô lại bị cầm tù, lần này ở Rô-ma. Thế nhưng ông vẫn tiếp tục dạn dĩ rao giảng cho người khác. Kết quả là gì? Ông viết: “Đến nỗi chốn công-đường và các nơi khác đều rõ tôi vì Đấng Christ mà chịu xiềng-xích. Phần nhiều trong anh em nhân tôi bị xiềng-xích mà có lòng tin rất lớn trong Đấng Christ, dám truyền đạo Đức Chúa Trời chẳng sợ-hãi gì”.—Phi-líp 1:13, 14.
15. Chúng ta tìm ở đâu những gương mẫu đức tin có thể giúp thêm quyết tâm can đảm?
15 Gương của Phao-lô thật khích lệ. Chúng ta cũng được khích lệ rất nhiều bởi gương của các tín đồ Đấng Christ thời hiện đại đã bền đỗ chịu đựng sự bắt bớ dưới các chế độ độc tài hoặc thần quyền chuyên chế. Kinh nghiệm của nhiều người trong số họ đã được tường thuật trong các tạp chí Tháp Canh, Tỉnh Thức! và sách Niên giám của Nhân Chứng Giê-hô-va (Anh ngữ). Khi đọc các câu chuyện đó, hãy nhớ rằng những người trong chuyện đều là những người bình thường như chúng ta, nhưng khi gặp hoàn cảnh khắc nghiệt, họ đã chịu đựng được vì Đức Giê-hô-va đã ban cho họ sức mạnh vượt quá mức bình thường. Chúng ta có thể tin chắc rằng Ngài cũng sẽ làm thế cho chúng ta nếu hoàn cảnh đòi hỏi.
Lập trường can đảm của chúng ta làm đẹp lòng và tôn vinh Đức Giê-hô-va
16, 17. Ngày nay, làm thế nào chúng ta rèn luyện thái độ can đảm?
16 Người giữ vững lập trường bênh vực lẽ thật 1 Giăng 2:5; 4:18.
và sự công bình quả là người can đảm. Nhưng nếu vẫn làm được điều đó dù cảm thấy sợ hãi, thì còn can đảm hơn. Thật thế, bất kỳ tín đồ Đấng Christ nào cũng có thể tỏ ra can đảm nếu họ thật sự muốn làm theo ý Đức Giê-hô-va, cương quyết giữ trung thành, luôn nương cậy nơi Ngài, và luôn nhớ rằng Ngài đã từng thêm sức cho vô số người như họ. Ngoài ra, khi ý thức rằng lập trường can đảm của chúng ta làm đẹp lòng và tôn vinh Đức Giê-hô-va, chúng ta càng quyết tâm không trở nên yếu đuối. Chúng ta sẵn sàng chịu đựng sự chế giễu, hay thậm chí những điều tệ hơn nữa, vì tha thiết yêu mến Ngài.—17 Khi vì đức tin mà phải chịu khổ, chúng ta chớ bao giờ nghĩ đó là do đã làm điều sai trái. (1 Phi-e-rơ 3:17) Chúng ta chịu khổ vì ủng hộ quyền thống trị của Đức Giê-hô-va, vì làm điều thiện, và vì không thuộc về thế gian. Sứ đồ Phi-e-rơ nói về điều này như sau: “Nếu anh em làm lành, mà nhịn-chịu sự khốn-khó, ấy là một ơn phước trước mặt Đức Chúa Trời”. Ông còn nói: “Những kẻ chịu khổ theo ý-muốn Đức Chúa Trời, hãy cứ làm lành mà phó linh-hồn mình cho Đấng Tạo-hóa thành-tín”. (1 Phi-e-rơ 2:20; 4:19) Đúng vậy, đức tin của chúng ta làm đẹp lòng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đầy yêu thương và tôn vinh Ngài. Thật là một lý do mạnh mẽ để tỏ ra can đảm!
Trình bày với nhà cầm quyền
18, 19. Khi có lập trường can đảm trước quan tòa, thực chất chúng ta đang truyền thông điệp gì?
18 Khi cho các môn đồ biết họ sẽ bị bắt bớ, Chúa Giê-su còn nói: “[Người ta] sẽ nộp các ngươi trước tòa-án, đánh đòn các ngươi trong nhà hội; lại vì cớ ta mà các ngươi sẽ bị giải đến trước mặt các quan tổng-đốc và các vua, để làm chứng trước mặt họ và các dân ngoại”. (Ma-thi-ơ 10:17, 18) Trả lời những lời cáo gian trước tòa án hoặc nhà cầm quyền đòi hỏi sự can đảm. Nhưng khi dạn dĩ dùng dịp đó để làm chứng cho nhà chức trách, chúng ta biến một tình huống khó khăn thành cơ hội thực hiện một việc quan trọng. Thật thế, chúng ta đang truyền lại cho những người xét xử chúng ta lời của Đức Giê-hô-va nơi bài Thi-thiên số 2: “Hỡi các vua, hãy khôn-ngoan; hỡi các quan-xét thế-gian, hãy chịu sự dạy-dỗ. Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách kính-sợ”. (Thi-thiên 2:10, 11) Khi Nhân Chứng Giê-hô-va bị cáo gian trước tòa, các quan tòa thường bênh vực quyền tự do tín ngưỡng, và chúng ta rất biết ơn về điều đó. Tuy nhiên, một số quan tòa bị ảnh hưởng của những kẻ chống đối. Đối với những người như thế, Kinh Thánh nói: “Hãy chịu sự dạy-dỗ”.
19 Các quan tòa nên biết rằng luật pháp tối cao là của Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Họ nên nhớ rằng toàn thể nhân loại, kể cả các quan tòa, đều phải khai trình với Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su Christ. (Rô-ma 14:10) Về phần chúng ta, dù có được loài người xét xử công minh hay không, chúng ta vẫn có mọi lý do để can đảm, vì Đức Giê-hô-va trợ giúp chúng ta. Kinh Thánh nói: “Phàm kẻ nào nương-náu mình nơi Người có phước thay!”—Thi-thiên 2:12.
20. Tại sao chúng ta lại có phước khi phải chịu đựng sự bắt bớ và xuyên tạc?
20 Trong Bài Giảng trên Núi, Chúa Giê-su nói: “Khi nào vì cớ ta mà người ta mắng-nhiếc, bắt-bớ, và lấy mọi điều dữ nói vu cho các ngươi, thì các ngươi sẽ được phước. Hãy vui-vẻ, và nức lòng mừng-rỡ, vì phần thưởng các ngươi ở trên trời sẽ lớn lắm; bởi vì người ta cũng từng bắt-bớ các đấng tiên-tri trước các ngươi như vậy”. (Ma-thi-ơ 5:11, 12) Dĩ nhiên, sự bắt bớ không có gì thú vị, nhưng việc giữ được lập trường kiên định trước sự bắt bớ, kể cả những lời xuyên tạc trên các phương tiện truyền thông, là một lý do để vui mừng. Nó cho thấy chúng ta đang làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va và sẽ được nhận phần thưởng. Lập trường can đảm cũng chứng tỏ chúng ta có đức tin thật sự, và vì thế có thể tin chắc được Đức Chúa Trời chấp nhận. Thật thế, nó cho thấy chúng ta hoàn toàn trông cậy nơi Đức Giê-hô-va. Sự trông cậy đó rất thiết yếu đối với tín đồ Đấng Christ, như được trình bày trong bài tiếp theo.
Bạn học được gì?
• Những hoàn cảnh nào ngày nay đòi hỏi sự can đảm?
• Làm thế nào rèn luyện đức tính can đảm?
• Ai là những gương can đảm?
• Tại sao chúng ta mong muốn hành động với lòng can đảm?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 9]
Simone Arnold (nay là Liebster) ở Đức, Widdas Madona ở Malawi, và Lydia cùng Oleksii Kurdas ở Ukraine, tất cả đều tỏ lòng can đảm và cự địch lại ma-quỉ
[Các hình nơi trang 10]
Chúng ta không hổ thẹn vì tin mừng
[Hình nơi trang 11]
Sự can đảm của Phao-lô khi ở trong tù đã làm được nhiều điều cho tin mừng
[Hình nơi trang 12]
Trước tòa án, nếu can đảm giải thích lập trường của mình dựa trên Kinh Thánh, chúng ta truyền một thông điệp quan trọng