Sự mềm mại—Một đức tính thiết yếu của tín đồ Đấng Christ
Sự mềm mại—Một đức tính thiết yếu của tín đồ Đấng Christ
“Hãy mặc lấy sự... mềm-mại”.—CÔ-LÔ-SE 3:12.
1. Điều gì khiến sự mềm mại là một đức tính đáng chú ý?
KHI thời tiết dịu, trời mát mẻ dễ chịu. Còn khi ở với người dịu dàng mềm mại, ta cảm thấy vui vẻ thoải mái. Tuy vậy, vua khôn ngoan Sa-lô-môn nhận xét: “Lưỡi mềm-dịu bẻ gãy các xương”. (Châm-ngôn 25:15) Sự mềm mại là một đức tính đáng chú ý, kết hợp giữa sự dễ chịu và mạnh mẽ.
2, 3. Tính mềm mại liên quan thế nào đến thánh linh, và chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài này?
2 Sự mềm mại nằm trong danh sách “trái của Thánh-Linh” được sứ đồ Phao-lô nói đến nơi Ga-la-ti 5:22, 23. Từ Hy Lạp được dịch là “mềm-mại” trong câu 23 của bản Liên Hiệp Thánh Kinh Hội thường được dịch là “hiền từ” hoặc “hòa nhã” trong các bản Kinh Thánh khác. Thực tế, rất khó tìm một từ tương đương chính xác với từ Hy Lạp này trong phần lớn các ngôn ngữ khác, bởi vì từ này không diễn tả vẻ hiền từ hay hòa nhã bên ngoài, mà là sự mềm mại và nhân hậu bên trong; nó không mô tả cách cư xử nhưng mô tả trạng thái lòng và trí của một người.
3 Để hiểu rõ hơn ý nghĩa và giá trị của tính mềm mại, hãy xem bốn gương mẫu trong Kinh Thánh. (Rô-ma 15:4) Khi xem xét các gương này, chúng ta sẽ không chỉ hiểu đức tính này bao hàm những gì, mà còn biết làm sao luyện tập và thể hiện nó trong cách cư xử.
“Giá quí trước mặt Đức Chúa Trời”
4. Làm sao chúng ta biết Đức Giê-hô-va quý trọng tính mềm mại?
4 Vì sự mềm mại là một phần trong bông trái thánh linh, nên lẽ đương nhiên chúng ta phải thấy nó gắn liền với nhân cách tuyệt vời của Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phi-e-rơ viết “tâm-thần dịu-dàng im-lặng” là “giá quí trước mặt Đức Chúa Trời”. (1 Phi-e-rơ 3:4) Thật thế, tâm thần dịu dàng hay mềm mại là một đức tính của Đức Chúa Trời, và Ngài quý trọng nó. Chắc chắn chỉ riêng lý do này cũng đủ để tất cả tôi tớ Đức Chúa Trời cố gắng trau dồi tính mềm mại. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Tối Cao trên khắp vũ trụ, thể hiện đức tính này như thế nào?
5. Nhờ tính mềm mại của Đức Giê-hô-va, chúng ta có triển vọng nào?
5 Cặp vợ chồng loài người đầu tiên, A-đam và Ê-va, đã hành động một cách cố ý khi bất tuân mạng lệnh rõ ràng của Đức Chúa Trời, là không được phép ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác. (Sáng-thế Ký 2:16, 17) Hành động bất tuân cố ý đó khiến họ cùng con cháu họ trở thành những người có tội, mang án chết, và xa cách Đức Chúa Trời. (Rô-ma 5:12) Mặc dù Đức Giê-hô-va hoàn toàn có lý do chính đáng để thi hành phán quyết này, Ngài đã không khắc nghiệt từ bỏ gia đình nhân loại, xem họ như những kẻ không thể sửa đổi và chuộc lại được. (Thi-thiên 130:3) Thay vì thế, với lòng nhân từ và không muốn đòi hỏi khắt khe, cứng nhắc—biểu hiện của sự mềm mại—Đức Giê-hô-va đã sắp đặt phương tiện để nhân loại tội lỗi có thể đến gần Ngài và nhận được ân huệ của Ngài. Thật vậy, qua món quà giá chuộc hy sinh của Con Ngài, Chúa Giê-su Christ, Đức Giê-hô-va đã giúp chúng ta đến gần ngôi cao trọng Ngài cách dạn dĩ, không sợ hãi.—Rô-ma 6:23; Hê-bơ-rơ 4:14-16; 1 Giăng 4:9, 10, 18.
6. Sự mềm mại thể hiện rõ như thế nào trong cách Đức Chúa Trời đối xử với Ca-in?
Sáng-thế Ký 4:3-7) Quả thật, Đức Giê-hô-va là hiện thân của sự mềm mại.—Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6.
6 Từ lâu trước khi Chúa Giê-su xuống thế, Đức Giê-hô-va đã thể hiện tính mềm mại khi Ca-in và A-bên, hai con trai của A-đam, dâng của-lễ cho Ngài. Vì thấy được lòng họ, Ngài từ chối nhận lễ vật của Ca-in nhưng “đoái xem” A-bên và nhận lễ vật của ông. Sự nhân từ của Đức Chúa Trời đối với người trung thành A-bên và lễ vật hy sinh của ông khiến Ca-in có phản ứng chống đối. Kinh Thánh tường thuật: “Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt”. Đức Giê-hô-va đã phản ứng thế nào? Ngài có bực tức trước thái độ xấu xa của Ca-in không? Không. Một cách mềm mại, Ngài hỏi Ca-in vì sao ông giận. Đức Giê-hô-va còn giảng giải cho ông hiểu ông có thể làm gì để “ngước mặt lên”. (Tính mềm mại thu hút và khiến người khác cảm thấy thoải mái
7, 8. (a) Làm thế nào để hiểu rõ tính mềm mại của Đức Giê-hô-va? (b) Những lời nơi Ma-thi-ơ 11:27-29 cho biết gì về Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su?
7 Một trong những cách tốt nhất để hiểu rõ các đức tính vô song của Đức Giê-hô-va là học về cuộc đời và thánh chức của Chúa Giê-su Christ. (Giăng 1:18; 14:6-9) Trong thời gian ở Ga-li-lê vào năm thứ hai thi hành thánh chức, Chúa Giê-su đã thực hiện nhiều phép lạ ở Cô-ra-xin, Bết-sai-đa, Ca-bê-na-um và vùng phụ cận. Nhưng phần đông người ta đều tự cao, lãnh đạm, và không chịu tin. Chúa Giê-su đã phản ứng thế nào? Dù nghiêm khắc nhắc nhở họ về hậu quả của việc thiếu đức tin, ngài vẫn động lòng thương xót tình trạng khốn cùng về thiêng liêng của những người ʽam ha·ʼaʹrets, tức những thường dân thấp hèn.—Ma-thi-ơ 9:35, 36; 11:20-24.
8 Những hành động sau đó của Chúa Giê-su cho thấy ngài thật sự “biết Cha” và noi gương Người. Ngài gửi lời mời nồng hậu này đến cho những người dân thường: “Hỡi những kẻ mệt-mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên-nghỉ. Ta có lòng nhu-mì, khiêm-nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh-hồn các ngươi sẽ được yên-nghỉ”. Những lời đó hẳn đem lại nhiều an ủi và phấn khích biết bao cho những người bị hà hiếp và gánh nặng! Cho đến ngày nay, những lời đó vẫn thu hút chúng ta. Nếu thành tâm mặc lấy sự mềm mại, chúng ta sẽ nằm trong số ‘những người được Con muốn tỏ ra’ cho biết về Cha.—Ma-thi-ơ 11:27-29.
9. Đức tính nào gắn liền với tính mềm mại, và Chúa Giê-su là một gương mẫu tốt ra sao về phương diện này?
9 Gắn liền với tính mềm mại là tính “khiêm-nhường”. Trái lại, sự kiêu ngạo khiến người ta có khuynh hướng tự đề cao, và thường đối xử với người khác cách khắt khe và nhẫn tâm. (Châm-ngôn 16:18, 19) Chúa Giê-su luôn biểu lộ sự khiêm nhường trong suốt thời gian rao giảng trên đất. Ngay cả khi cưỡi lừa vào thành Giê-ru-sa-lem sáu ngày trước khi chịu chết và được tung hô như Vua dân Do thái, ngài vẫn tỏ ra khác xa các lãnh tụ thế gian. Ngài làm ứng nghiệm lời tiên tri của Xa-cha-ri về Đấng Mê-si: “Nầy, vua ngươi đến cùng ngươi, nhu-mì, cỡi lừa và lừa con, là con của lừa cái mang ách”. (Ma-thi-ơ 21:5; Xa-cha-ri ) Nhà tiên tri trung thành Đa-ni-ên đã được ban cho sự hiện thấy, trong đó Đức Giê-hô-va giao quyền cai trị cho Con Ngài. Nhưng trong một lời tiên tri trước đó, ông mô tả Chúa Giê-su như “kẻ rất hèn-hạ trong loài người”. Thật vậy, tính mềm mại và khiêm nhường thường đi đôi với nhau.— 9:9Đa-ni-ên 4:17; 7:13, 14.
10. Tại sao sự mềm mại của tín đồ Đấng Christ không có nghĩa là yếu đuối?
10 Tính mềm mại dễ chịu của Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su thu hút chúng ta đến gần hai Đấng ấy. (Gia-cơ 4:8) Dĩ nhiên, mềm mại không có nghĩa là yếu đuối. Khác xa là đằng khác! Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời Toàn Năng, đã bày tỏ quyền năng và năng lực vô cùng lớn lao. Cơn giận Ngài nổi lên như lửa phừng chống lại kẻ không công bình. (Ê-sai 30:27; 40:26) Cũng vậy, Chúa Giê-su đã cương quyết không thỏa hiệp ngay cả khi bị Sa-tan Ma-quỉ cám dỗ. Ngài quyết không dung túng việc buôn bán trái phép của các nhà lãnh đạo tôn giáo đương thời. (Ma-thi-ơ 4:1-11; 21:12, 13; Giăng 2:13-17) Thế nhưng, ngài luôn tỏ ra mềm mại trước những thiếu sót của các môn đồ, và kiên nhẫn chịu đựng sự yếu đuối của họ. (Ma-thi-ơ 20:20-28) Một học giả Kinh Thánh đã mô tả tính mềm mại rất đúng như sau: “Bên trong sự dịu dàng này là sức mạnh của gang thép”. Mong sao chúng ta đều biểu lộ tính mềm mại như Đấng Christ.
Người mềm mại nhất thời xưa
11, 12. Nói đến sự dạy dỗ thuở thơ ấu của Môi-se, điều gì khiến tính mềm mại của ông đặc sắc?
11 Gương thứ ba chúng ta sẽ xem xét là gương của Môi-se. Kinh Thánh mô tả ông là “người rất khiêm-hòa [“mềm mại”, cước chú NW] hơn mọi người trên thế-gian”. (Dân-số Ký 12:3) Lời mô tả này được ghi lại dưới sự soi dẫn của Đức Chúa Trời. Tính mềm mại đặc sắc của Môi-se đã giúp ông dễ chấp nhận sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va.
12 Sự dạy dỗ thuở thơ ấu của Môi-se khá đặc biệt. Đức Giê-hô-va đã bảo toàn mạng sống cho người con này của một cặp vợ chồng Hê-bơ-rơ trung thành trong một thời kỳ đầy phản trắc và giết chóc. Trong những năm đầu đời, Môi-se sống dưới sự chăm sóc của mẹ ruột, người đã dạy dỗ ông cặn kẻ về Đức Chúa Trời thật, Đức Giê-hô-va. Công-vụ 7:22) Ông bộc lộ đức tin khi chứng kiến nhiều cảnh bất công mà đồng bào ông phải chịu dưới tay các tên cai nô lệ của Pha-ra-ôn. Vì giết một người Ai Cập mà ông bắt gặp đang đánh một người Hê-bơ-rơ, Môi-se phải bỏ trốn đến xứ Ma-đi-an.—Xuất Ê-díp-tô Ký 1:15, 16; 2:1-15; Hê-bơ-rơ 11:24, 25.
Sau đó, ông được đưa đến sống trong một môi trường có điều kiện hoàn toàn khác hẳn với gia đình ông. Ê-tiên, một tín đồ Đấng Christ thời ban đầu đã tử vì đạo, thuật lại: “Môi-se được học cả sự khôn-ngoan của người Ê-díp-tô; lời nói và việc làm đều có tài-năng”. (13. Bốn mươi năm kiều ngụ ở Ma-đi-an có ảnh hưởng nào trên Môi-se?
13 Ở tuổi 40, Môi-se phải bắt đầu tự xoay sở trong đồng vắng. Ông gặp bảy con gái của Rê-u-ên tại Ma-đi-an và giúp họ kéo nước giếng cho bầy gia súc lớn của cha họ uống. Về nhà, các cô gái trẻ vui mừng kể cho cha nghe rằng “một người Ê-díp-tô” đã cứu họ khỏi những kẻ chăn chiên gây rối. Theo lời mời của Rê-u-ên, Môi-se ngụ lại với gia đình này. Những nghịch cảnh mà ông trải qua đã không khiến ông trở nên cay đắng, hay khó tập điều chỉnh nếp sống để thích ứng với môi trường mới. Ông không hề nao núng mà vẫn ao ước thực thi ý muốn Đức Giê-hô-va. Trong suốt 40 năm, từ việc chăn bầy chiên của Rê-u-ên, kết hôn với Sê-phô-ra, rồi nuôi nấng các con mình lớn lên, Môi-se đã phát huy và trau luyện thêm đức tính mà sau này trở thành tính cách nổi bật của ông. Đúng vậy, qua gian khổ, Môi-se đã học được tính mềm mại.—Xuất Ê-díp-tô Ký 2:16-22; Công-vụ 7:29, 30.
14. Hãy mô tả một sự kiện đã xảy ra vào thời Môi-se lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên để cho thấy tính mềm mại của ông.
14 Sau khi được Đức Giê-hô-va bổ nhiệm làm người lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên, Môi-se vẫn biểu lộ tính mềm mại. Một thanh niên đến báo cho ông biết Ên-đát và Mê-đát đang nói tiên tri trong trại quân, dù họ đã vắng mặt khi Đức Giê-hô-va ban thánh linh cho 70 trưởng lão để họ phụ giúp Môi-se. Giô-suê lên tiếng: “Hỡi Môi-se, chúa tôi, hãy cấm chúng nó!” Môi-se mềm mại đáp: “Ngươi ganh cho ta chăng? Ôi! chớ chi cả dân-sự của Đức Giê-hô-va đều là người tiên-tri, và chớ chi Đức Giê-hô-va ban Dân-số Ký 11:26-29) Tính mềm mại đã giúp xoa dịu tình huống căng thẳng đó.
Thần của Ngài cho họ!” (15. Tại sao dù là người bất toàn, Môi-se vẫn là một gương mẫu cho chúng ta noi theo?
15 Có một lần Môi-se dường như thiếu mềm mại. Tại Mê-ri-ba, gần Ca-đe, ông đã không quy sự vinh hiển cho Đức Giê-hô-va, Đấng Làm Phép Lạ. (Dân-số Ký 20:1, 9-13) Dù bất toàn, đức tin không lay chuyển đã giúp ông đứng vững suốt cuộc đời, và tính mềm mại đặc sắc của ông vẫn khiến chúng ta ngày nay cảm mến.—Hê-bơ-rơ 11:23-28.
Cứng cỏi trái với mềm mại
16, 17. Chúng ta rút được lời cảnh tỉnh nào qua câu chuyện về Na-banh và A-bi-ga-in?
16 Chúng ta cũng có một gương cảnh tỉnh vào thời Đa-vít, ít lâu sau khi nhà tiên tri Sa-mu-ên của Đức Chúa Trời qua đời. Đó là gương của cặp vợ chồng Na-banh và A-bi-ga-in. Hai người này hoàn toàn khác hẳn nhau! A-bi-ga-in thì “thông-minh”, nhưng chồng lại là người “cứng-cỏi hung-ác”. Na-banh đã thô bạo từ chối khi người của Đa-vít ngỏ lời xin thực phẩm, mặc dù những người này đã giúp bảo vệ cho đàn gia súc lớn của ông khỏi bị trộm. Tức giận chính đáng, Đa-vít cùng một toán người theo ông nịch gươm đến tìm Na-banh.—1 Sa-mu-ên 25:2-13.
17 Khi hay được chuyện xảy ra, A-bi-ga-in nhanh chóng chuẩn bị bánh mì, rượu, thịt, cùng bánh nho và bánh trái vả đi ra đón Đa-vít. Bà cầu xin ông: “Lạy chúa, lỗi về tôi, về tôi! Xin cho phép con đòi ông nói trước mặt ông; xin hãy nghe các lời của con đòi ông”. Lòng Đa-vít nguôi đi trước lời nài xin dịu dàng của A-bi-ga-in. Sau khi lắng nghe lời giải thích của bà, Đa-vít nói: “Đáng ngợi-khen Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vì đã sai ngươi đến đón ta ngày nay! Đáng khen sự khôn-ngoan ngươi và chúc phước cho ngươi, vì ngày nay đã cản ta đến làm đổ huyết”. (1 Sa-mu-ên 25:18, 24, 32, 33) Na-banh cuối cùng đã chết vì tính cứng cỏi. Còn các tính tốt của A-bi-ga-in mang lại cho bà niềm vui được làm vợ Đa-vít. Tính mềm mại của bà là gương mẫu cho tất cả những ai phụng sự Đức Giê-hô-va ngày nay.—1 Sa-mu-ên 25:36-42.
Đeo đuổi sự mềm mại
18, 19. (a) Chúng ta có những thay đổi rõ rệt nào khi mặc lấy sự mềm mại? (b) Điều gì có thể giúp chúng ta tự xét mình một cách đúng đắn?
18 Như vậy, mềm mại là một đức tính cần phải có. Nó không chỉ là sự dịu dàng trong cung cách, mà là một tính cách thu hút người khác và khiến họ cảm thấy thoải mái dễ chịu. Trước đây, có thể chúng ta từng quen thói nói năng cộc cằn và cư xử thô lỗ. Tuy nhiên, khi học lẽ thật Kinh Thánh, chúng ta đã thay đổi và trở nên vui vẻ, dễ chịu. Phao-lô nhắc đến sự thay đổi này khi khuyên giục anh em tín đồ Đấng Christ: “Hãy có lòng thương-xót. Hãy mặc lấy sự nhân-từ, khiêm-nhượng, mềm-mại, nhịn-nhục”. (Cô-lô-se 3:12) Kinh Thánh ví sự thay đổi này như việc các loài thú dữ—sói, beo, sư tử, gấu và rắn hổ mang—trở nên hiền hòa như gia súc—cừu, dê con, bê và bò. (Ê-sai 11:6-9; 65:25) Những sự thay đổi nhân cách thể ấy rõ rệt đến độ khiến những người nhìn thấy phải kinh ngạc. Tuy nhiên, chúng ta nhìn nhận sự thay đổi đó là hoạt động của thánh linh Đức Chúa Trời, vì trong bông trái thật nổi bật của thánh linh có sự mềm mại.
19 Phải chăng điều đó có nghĩa là sau khi đã thực hiện một số thay đổi cần thiết và dâng mình cho Đức Giê-hô-va, chúng ta không còn cần phải cố gắng trau dồi tính mềm mại? Chắc Gia-cơ 1:23-25.
chắn không phải vậy. Quần áo mới cần được thường xuyên giữ gìn để chúng luôn trông sạch sẽ, thẳng thớm. Đọc kỹ Lời Đức Chúa Trời và suy ngẫm về những gương được nói đến trong đó giúp chúng ta có cái nhìn mới và khách quan về chính mình. Khi soi mình trong gương, tức Lời soi dẫn của Đức Chúa Trời, thì bạn thấy gì về chính mình?—20. Làm thế nào trau dồi được tính mềm mại?
20 Tùy bản chất, mỗi người có tính khí khác nhau. Một số tôi tớ Đức Chúa Trời dễ biểu lộ tính mềm mại hơn những người khác. Tuy nhiên, tất cả tín đồ Đấng Christ đều cần trau dồi bông trái thánh linh, trong đó có sự mềm mại. Phao-lô yêu thương khuyên Ti-mô-thê: “[Hãy] tìm điều công-bình, tin-kính, đức-tin, yêu-thương, nhịn-nhục, mềm-mại”. (1 Ti-mô-thê 6:11) Từ “tìm” ngụ ý cần nỗ lực. Một bản Kinh Thánh khác dịch lời khuyên này là ‘hãy đeo đuổi’. (Bản Diễn Ý) Nếu cố gắng suy ngẫm về những gương tốt trong Lời Đức Chúa Trời, chúng sẽ dần dần ăn sâu vào tâm trí bạn, như thể được ghép vào đó. Chúng sẽ uốn nắn và hướng dẫn bạn.—Gia-cơ 1:21.
21. (a) Tại sao chúng ta nên đeo đuổi sự mềm mại? (b) Bài tới sẽ thảo luận điều gì?
21 Cách cư xử với người khác cho thấy chúng ta đang tiến bộ ra sao về phương diện này. Môn đồ Gia-cơ nói: “Trong anh em có người nào khôn-ngoan thông-sáng chăng? Hãy lấy cách ăn-ở tốt của mình mà bày-tỏ việc mình làm bởi khôn-ngoan nhu-mì [“mềm mại”, NW] mà ra”. (Gia-cơ 3:13) Làm thế nào thể hiện đức tính này của người tín đồ Đấng Christ lúc ở nhà, trong thánh chức, hay tại hội thánh? Bài tiếp theo sẽ trình bày những hướng dẫn bổ ích.
Để ôn lại
• Bạn học được gì về tính mềm mại từ gương của
• Đức Giê-hô-va?
• Chúa Giê-su?
• Môi-se?
• A-bi-ga-in?
• Tại sao chúng ta cần đeo đuổi sự mềm mại?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 16]
Tại sao Đức Giê-hô-va đoái xem lễ vật của A-bên?
[Hình nơi trang 17]
Chúa Giê-su cho thấy tính mềm mại và khiêm nhường thường đi đôi với nhau
[Hình nơi trang 18]
Môi-se nêu gương tốt về tính mềm mại