Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Một sổ ghi chép rất đáng chú ý

Một sổ ghi chép rất đáng chú ý

Một sổ ghi chép rất đáng chú ý

NHÀ THÁM HIỂM Richard E. Byrd đã thực hiện năm cuộc thám hiểm Nam Cực suốt từ năm 1928 đến năm 1956. Nhờ giữ cuốn nhật ký và ghi chép chính xác các sổ lộ trình, ông và đội thám hiểm của mình có thể xác định được các hướng gió, chuẩn bị bản đồ, và thu thập nhiều thông tin về lục địa Nam Cực.

Những cuộc thám hiểm của ông Byrd làm nổi bật giá trị của việc ghi chép sổ lưu. Một cuốn nhật ký hoặc sổ ghi chép ghi lại những chi tiết của chuyến hành trình hoặc chuyến bay. Sau đó thông tin này có thể được dùng để xem lại những điều đã xảy ra hoặc phân tích thông tin hữu dụng cho những chuyến đi tương lai.

Kinh Thánh cung cấp một tường thuật đáng chú ý về trận Đại Hồng Thủy thời Nô-ê. Trận Nước Lụt đó kéo dài hơn một năm. Để chuẩn bị cho trận Đại Hồng Thủy, Nô-ê, vợ ông và ba con trai cùng các con dâu đã mất 50 hoặc 60 năm để đóng chiếc tàu khổng lồ 40.000 mét khối. Mục đích của tàu này là gì? Để bảo toàn mạng sống một số người và vật khỏi trận Nước Lụt.—Sáng-thế Ký 7:1-3.

Quả thật, sự tường thuật của sách Sáng-thế Ký trong Kinh Thánh kể lại những gì đã xảy ra từ đầu trận Nước Lụt cho đến khi Nô-ê và gia đình ông ra khỏi tàu có thể được xem như sổ ghi chép của Nô-ê. Sổ này có ý nghĩa quan trọng cho chúng ta ngày nay không?