“Chớ sợ, chớ kinh-hãi”
“Chớ sợ, chớ kinh-hãi”
“Chớ sợ, chớ kinh-hãi... vì Đức Giê-hô-va ở cùng các ngươi”.—2 SỬ-KÝ 20:17.
1. Nạn khủng bố đã có ảnh hưởng nào trên người ta, và tại sao việc người ta sợ hãi là dễ hiểu?
KHỦNG BỐ! Chỉ nghe đến từ này cũng đã sợ hãi rồi, nó gợi lên cảm giác bất ổn, bất lực, kinh hãi, đau buồn và giận dữ lẫn lộn. Và đó là từ ngữ diễn tả những gì nhiều người sợ sẽ giáng trên nhân loại trong những năm sắp tới. Trong nhiều thập niên, một số quốc gia đã chống lại nhiều hình thức khủng bố, nhưng chỉ thành công giới hạn và chính sự kiện này đã làm cho người ta sợ hãi như thế.
2. Nhân Chứng Giê-hô-va phản ứng thế nào trước nạn khủng bố, và những câu hỏi nào được nêu lên?
2 Tuy nhiên, có một lý do chính đáng để hy vọng. Nhân Chứng Giê-hô-va, những người tích cực rao giảng trong 234 xứ và lãnh thổ trên thế giới, có sự lạc quan đáng chú ý. Thay vì sợ hãi, họ tin chắc rằng chẳng bao lâu nữa nạn khủng bố sẽ bị loại trừ. Có cùng quan điểm lạc quan này với họ có thực tiễn không? Ai có thể thành công trong việc giải thoát thế giới khỏi đại họa này và làm sao có thể thực hiện được? Vì tất cả chúng ta có lẽ đều đã bị sự bạo động dưới hình thức nào đó ảnh hưởng, nên thật đáng để chúng ta xem xét cơ sở cho sự lạc quan đó.
3. Những nguyên nhân nào gây ra sợ hãi, và điều gì đã được báo trước về thời kỳ chúng ta?
3 Ngày nay, người ta sợ và kinh hãi vì nhiều lý do. Hãy nghĩ đến nhiều người không thể tự săn sóc mình vì tuổi già, hoặc những người gầy mòn vì căn bệnh không chữa được, hay những gia đình đang phải vật lộn về kinh tế để sống qua ngày. Trong thực tế, hãy nghĩ đến sự bấp bênh của chính đời sống! Cái chết bất ngờ bởi tai nạn hoặc thiên tai lúc nào cũng có thể xảy ra, và cướp mất mọi thứ mà chúng ta yêu quý. Sự sợ hãi và lo âu như thế, cộng thêm với vô số thất vọng và xung đột riêng, đã làm cho thời kỳ chúng ta đúng như điều sứ đồ Phao-lô diễn tả: “Hãy biết rằng trong ngày sau-rốt, sẽ có những thời-kỳ khó-khăn. Vì người ta đều tư-kỷ,... vô-tình, khó hòa-thuận, hay phao-vu, không tiết-độ, dữ-tợn, thù người lành”.—4. Hình ảnh bi thảm trình bày nơi 2 Ti-mô-thê 3:1-3 có khía cạnh tươi sáng nào?
4 Mặc dù câu Kinh Thánh này đưa ra một hình ảnh bi thảm, nhưng nó cho thấy hy vọng. Hãy lưu ý là thời kỳ khó khăn phải có trong những “ngày sau-rốt” của hệ thống gian ác thuộc Sa-tan. Điều này có nghĩa là sự giải thoát gần đến và hệ thống gian ác sắp sửa được thay thế bằng sự cai trị toàn hảo của Nước Trời, Nước mà Chúa Giê-su đã dạy các môn đồ cầu nguyện. (Ma-thi-ơ 6:9, 10) Nước ấy là chính phủ của Đức Chúa Trời ở trên trời. Nhà tiên tri Đa-ni-ên nói rằng Nước ấy sẽ “không bao giờ bị hủy-diệt” nhưng “nó sẽ đánh tan và hủy-diệt hết các nước trước kia [của loài người], mà mình thì đứng đời đời”.—Đa-ni-ên 2:44.
Sự trung lập của đạo Đấng Christ tương phản với nạn khủng bố
5. Các nước mới đây đã phản ứng thế nào trước sự đe dọa của nạn khủng bố?
5 Trong nhiều thập niên, nạn khủng bố đã giết hại hàng ngàn người. Sau vụ tấn công xảy ra ở Thành Phố New York và Washington, D.C., vào ngày 11-9-2001, trên khắp thế giới người ta ý thức nhiều hơn về hiểm họa này. Trước tình trạng nạn khủng bố lan rộng và có tính cách toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đã mau lẹ liên kết với nhau để chống lại khủng bố. Chẳng hạn, vào ngày 4-12-2001, các cơ quan truyền thông tường thuật: “Ngoại trưởng của 55 quốc gia ở Âu Châu, Bắc Mỹ và Trung Á đã đồng thanh chấp thuận một kế hoạch” nhằm phối hợp nỗ lực. Một giới chức cao cấp Hoa Kỳ đã ca ngợi hành động này như một sự tăng cường “sức mạnh ở một mức độ mới” cho các nỗ lực chống khủng bố. Bỗng nhiên, hàng trăm triệu người bị cuốn vào cái mà một tạp chí gọi là “sự khởi đầu một cuộc chiến lịch sử”. (The New York Times Magazine) Người ta chưa biết những nỗ lực đó sẽ thành công như thế nào. Tuy nhiên, hậu quả của một cuộc chiến chống khủng bố như thế đã khiến người ta cảm thấy sợ hãi và lo âu, nhưng những người đặt sự tin cậy nơi Đức Giê-hô-va thì không sợ.
6. (a) Tại sao đôi khi một số người thấy khó chấp nhận lập trường trung lập của Nhân Chứng Giê-hô-va? (b) Nói về hoạt động chính trị, Chúa Giê-su đã nêu gương nào cho các môn đồ ngài?
6 Nhân Chứng Giê-hô-va được nhiều người biết đến về lập trường trung lập về chính trị. Dù đa số có lẽ sẵn sàng chấp nhận lập trường này của Nhân Chứng trong thời bình, nhưng Giăng 15:19; 17:14-16; 18:36; Gia-cơ 4:4) Điều này đòi hỏi họ phải giữ trung lập về các vấn đề chính trị và xã hội. Chính Chúa Giê-su đã nêu gương đúng đắn. Với sự khôn ngoan toàn hảo và khả năng xuất chúng, ngài có thể cải thiện xã hội con người vào thời ngài. Thế nhưng, ngài giữ mình không dính líu đến chính trị. Vào lúc bắt đầu thánh chức, ngài dứt khoát bác bỏ lời đề nghị của Sa-tan cho ngài quyền cai trị tất cả các nước thế gian. Sau này, ngài nhất định tránh không để người ta tự ý đưa ngài vào chức vụ chính trị.—Ma-thi-ơ 4:8-10; Giăng 6:14, 15.
khi hoàn cảnh đặc biệt xảy ra, đầu óc họ không còn cởi mở nữa. Thông thường, sự sợ hãi và bất ổn do chiến tranh gây ra khơi dậy lòng ái quốc mãnh liệt. Điều này có thể làm cho một số người thấy khó hiểu tại sao lại có người không ủng hộ các phong trào quốc gia đang thịnh hành. Tuy nhiên, tín đồ thật của Đấng Christ biết rằng mình phải vâng lệnh của Chúa Giê-su là “không thuộc về thế-gian”. (7, 8. (a) Lập trường trung lập của Nhân Chứng Giê-hô-va không có nghĩa gì, và tại sao? (b) Rô-ma 13:1, 2 không cho phép tham gia vào các hoạt động bạo động chống lại chính quyền như thế nào?
7 Không nên hiểu lầm rằng lập trường trung lập của Nhân Chứng Giê-hô-va có nghĩa là họ ủng hộ hoặc dung túng sự bạo động. Đối với họ, làm thế là trái ngược với điều họ nhận là tôi tớ của “Đức Chúa Trời sự yêu-thương và sự bình-an”. (2 Cô-rinh-tô 13:11) Họ đã biết Đức Giê-hô-va có quan điểm gì về sự bạo động. Người viết Thi-thiên nói: “Đức Giê-hô-va thử người công-bình; nhưng lòng Ngài ghét người ác và kẻ ưa sự hung-bạo”. (Thi-thiên 11:5) Họ cũng biết về điều Chúa Giê-su nói với sứ đồ Phi-e-rơ: “Hãy nạp gươm vào vỏ; vì hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết vì gươm”.—Ma-thi-ơ 26:52.
8 Mặc dù lịch sử cho thấy rõ là những tín đồ Đấng Christ giả mạo đã thường dùng “gươm”, nhưng Nhân Chứng Giê-hô-va không như vậy. Họ không tham gia vào bất cứ hoạt động nào giống như thế. Họ trung thành vâng theo lệnh nơi Rô-ma 13:1, 2: “Mọi người phải vâng-phục các đấng cầm quyền [chính quyền] trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ-định. Cho nên ai chống-cự quyền-phép, tức là đối-địch với mạng-lịnh Đức Chúa Trời đã lập; và những kẻ đối-địch thì chuốc lấy sự phán-xét vào mình”.
9. Nhân Chứng Giê-hô-va chống lại khủng bố bằng hai cách nào?
9 Tuy nhiên vì khủng bố quá tàn ác, Nhân Chứng Giê-hô-va có nên làm một điều gì đó để giúp chống lại khủng bố không? Vâng, họ nên làm và thật ra đang làm. Trước nhất, chính họ không can dự gì đến bất cứ hoạt động nào như thế. Thứ hai, họ dạy người ta về các nguyên tắc của đạo Đấng Christ; một khi áp dụng sẽ loại trừ hẳn bạo động dưới mọi hình thức. * Năm ngoái, các Nhân Chứng đã dành ra 1.202.381.302 giờ để giúp người ta học đường lối này của đạo Đấng Christ. Đây không phải là một sự phí phạm thời giờ, vì hoạt động đó đã đem lại kết quả là 265.469 người làm báp têm để trở thành Nhân Chứng Giê-hô-va, do đó, họ công khai cho thấy đã hoàn toàn từ bỏ bạo động.
10. Có triển vọng nào trong việc loại trừ hết bạo động trong thế giới ngày nay?
10 Ngoài ra, Nhân Chứng Giê-hô-va thừa nhận rằng tự họ, họ không thể nào loại trừ được sự gian ác trên thế giới. Đó là lý do tại sao họ tuyệt đối tin cậy nơi Đấng có thể làm được—đó là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. (Thi-thiên 83:18) Bất kể những cố gắng thành thật, con người không thể chấm dứt được bạo động. Người viết Kinh Thánh được soi dẫn cảnh báo về thời chúng ta, tức những “ngày sau-rốt”, và nói: “Những người hung-ác, kẻ giả-mạo thì càng chìm-đắm luôn trong điều dữ, làm lầm-lạc kẻ khác mà cũng lầm-lạc chính mình nữa”. (2 Ti-mô-thê 3:1, 13) Nhìn từ quan điểm này thì nhân loại không có triển vọng thắng trận chiến chống lại điều ác. Trái lại, chúng ta có thể tin cậy Đức Giê-hô-va sẽ loại trừ sự bạo động trọn vẹn và vĩnh viễn.—Thi-thiên 37:1, 2, 9-11; Châm-ngôn 24:19, 20; Ê-sai 60:18.
Không sợ trước sự tấn công sắp xảy ra
11. Đức Giê-hô-va đã có những biện pháp nào để loại trừ bạo động?
11 Vì Đức Chúa Trời của sự bình an ghét bạo động, chúng ta có thể hiểu tại sao Ngài đã khởi đầu những biện pháp để hủy diệt gốc rễ của nó, tức Sa-tan Ma-quỉ. Thật ra, Ngài đã khiến cho Sa-tan bị thua một cách nhục nhã dưới tay thiên sứ trưởng Mi-chen—tức Chúa Giê-su Christ, Vị Vua mới lên ngôi. Kinh Thánh mô tả điều này như sau: “Bấy giờ có một cuộc chiến-đấu trên trời: Mi-chen và các sứ người tranh-chiến cùng con rồng, rồng cũng cùng các sứ mình tranh-chiến lại; song chúng nó không thắng, và chẳng còn thấy nơi chúng nó ở trên trời nữa. Con rồng lớn đó bị quăng xuống, tức là con rắn xưa, gọi là ma-quỉ và Sa-tan, dỗ-dành cả thiên-hạ; nó đã bị quăng xuống đất, các sứ nó cũng bị quăng xuống với nó”.—Khải-huyền 12:7-9.
12, 13. (a) Năm 1914 có ý nghĩa quan trọng nào? (b) Lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên báo trước điều gì xảy ra cho những người ủng hộ Nước Đức Chúa Trời?
12 Niên đại học Kinh Thánh và các biến cố trên thế giới đều trùng hợp trong việc xác định năm 1914 là thời điểm cuộc chiến ở trên trời xảy ra. Kể từ đó, tình trạng thế giới càng ngày càng tệ. Khải-huyền 12:12 giải thích lý do như sau: “Bởi vậy, hỡi các từng trời và các đấng ở đó, hãy vui-mừng đi! Khốn-nạn cho đất và biển! Vì ma-quỉ biết thì-giờ mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các ngươi”.
13 Thật dễ hiểu khi thấy Sa-tan chủ yếu trút sự giận dữ lên những người thờ phượng được xức dầu của Đức Chúa Trời và các bạn đồng hành “chiên khác” của họ. (Giăng 10:16; Khải-huyền 12:17) Chẳng bao lâu nữa sự chống đối này sẽ lên đến cực điểm khi Ma-quỉ tung ra một cuộc tấn công dữ dội nhắm vào tất cả những người ủng hộ Nước Đức Chúa Trời đã được thành lập và những người tin cậy vào Nước ấy. Cuộc tổng tấn công này được chương 38 sách Ê-xê-chi-ên nói đến là cuộc tấn công bởi “Gót ở đất Ma-gốc”.
14. Trong quá khứ Nhân Chứng Giê-hô-va được bảo vệ bởi những nỗ lực nào, và có phải luôn luôn như thế không?
14 Kể từ khi Sa-tan bị đuổi khỏi trời, dân Đức Chúa Trời thỉnh thoảng được một số thành phần chính trị nỗ lực bảo vệ khỏi sự tấn công của hắn. Điều này được diễn tả theo nghĩa bóng nơi Khải-huyền 12:15, 16. Ngược lại, Kinh Thánh cho thấy trong cuộc tấn công cuối cùng của Sa-tan, không một cơ quan loài người nào đến để bảo vệ những người đặt sự tin cậy nơi Đức Giê-hô-va. Điều này có khiến cho tín đồ Đấng Christ sợ và kinh hãi không? Hoàn toàn không!
15, 16. (a) Những lời Đức Giê-hô-va trấn an dân sự Ngài trong thời Giô-sa-phát cung cấp lý do nào để tín đồ Đấng Christ ngày nay lạc quan? (b) Vua Giô-sa-phát và dân sự đã lập ra khuôn mẫu nào cho tôi tớ Đức Chúa Trời ngày nay?
15 Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ hỗ trợ dân Ngài như Ngài đã hỗ trợ nước tiêu biểu của Ngài vào thời Vua Giô-sa-phát. Chúng ta đọc: “Hỡi các người Giu-đa và dân-cư thành Giê-ru-sa-lem 2 Sử-ký 20:15-17.
cùng vua Giô-sa-phát, hãy nghe! Đức Giê-hô-va phán cho các ngươi như vầy: Chớ sợ, chớ kinh-hãi bởi cớ đám quân đông-đảo này: Vì trận giặc nầy chẳng phải của các ngươi đâu, bèn là của Đức Chúa Trời... Trong trận nầy các ngươi sẽ chẳng cần gì tranh-chiến; hãy dàn ra, đứng yên-lặng mà xem thấy sự giải-cứu của Đức Giê-hô-va ở cùng các ngươi. Hỡi Giu-đa và Giê-ru-sa-lem! Chớ sợ, chớ kinh-hãi; ngày mai, hãy đi ra đón chúng nó, vì Đức Giê-hô-va ở cùng các ngươi”.—16 Dân Giu-đa được bảo đảm rằng họ không cần đánh. Cũng vậy, khi dân Đức Chúa Trời bị Gót ở đất Ma-gốc tấn công, họ sẽ không lấy vũ khí để tự vệ. Thay vì thế, họ sẽ “đứng yên-lặng mà xem thấy sự giải-cứu của Đức Giê-hô-va” dành cho họ. Dĩ nhiên, đứng yên lặng không có nghĩa là hoàn toàn thụ động. Dân sự của Đức Chúa Trời vào thời Vua Giô-sa-phát cũng không hoàn toàn thụ động. Chúng ta đọc: “Giô-sa-phát bèn cúi sấp mặt xuống đất; và cả Giu-đa và dân-cư thành Giê-ru-sa-lem đều sấp mình xuống trước mặt Đức Giê-hô-va mà thờ-lạy Ngài... Khi [Giô-sa-phát] đã bàn-nghị với dân-sự, bèn lập những người ca-xướng cho Đức Giê-hô-va mặc áo lễ thánh mà đi ra trước cơ binh ngợi-khen Chúa rằng: Hãy ngợi-khen Đức Giê-hô-va, vì sự thương-xót Ngài hằng có đời đời”. (2 Sử-ký 20:18-21) Đúng vậy, ngay cả khi đứng trước sự tấn công của kẻ thù, dân sự vẫn tiếp tục tích cực ca ngợi Đức Giê-hô-va. Điều này lập ra một khuôn mẫu cho Nhân Chứng Giê-hô-va khi bị Gót mở cuộc tấn công.
17, 18. (a) Nhân Chứng Giê-hô-va ngày nay có thái độ tích cực nào về cuộc tấn công của Gót? (b) Những tín đồ trẻ gần đây đã được nhắc nhở về điều gì?
17 Từ nay cho tới lúc đó—ngay cả sau khi Gót bắt đầu tấn công—Nhân Chứng Giê-hô-va sẽ tiếp tục ủng hộ Nước Đức Chúa Trời. Họ sẽ tiếp tục tìm được sức mạnh và sự che chở qua việc kết hợp với hơn 94.600 hội thánh trên khắp thế giới. (Ê-sai 26:20) Thật là một thời kỳ thích hợp để ca ngợi Đức Giê-hô-va một cách dạn dĩ! Chắc chắn sống trong sự chờ đợi cuộc tấn công sắp tới của Gót không làm cho họ sợ hãi thối lui. Thay vì thế, họ càng thấy được thúc đẩy gia tăng công việc dâng của-lễ ngợi khen tới mức họ có thể làm được.—Thi-thiên 146:2.
18 Thái độ tích cực này đã được hàng ngàn người trẻ khắp nơi trên thế giới thể hiện tốt Thi-thiên 119:14, 24, 99, 119, 129, 146.
đẹp qua việc tham gia thánh chức trọn thời gian. Để nhấn mạnh tính cách cao quý của việc chọn lối sống như thế, tờ giấy nhỏ Hỡi các bạn trẻ—Các bạn dự tính gì cho đời mình? đã được ra mắt tại đại hội địa hạt năm 2002. Tín đồ Đấng Christ, trẻ cũng như già, đều biết ơn về những nhắc nhở đúng lúc như thế.—19, 20. (a) Tại sao tín đồ Đấng Christ không có lý do để sợ và kinh hãi? (b) Bài học kế tiếp sẽ làm gì?
19 Bất kể tình trạng thế giới, tín đồ Đấng Christ không phải sợ và kinh hãi. Họ biết rằng Nước của Đức Giê-hô-va chẳng bao lâu nữa sẽ loại trừ vĩnh viễn mọi hình thức bạo động. Họ cũng được an ủi khi biết rằng nhiều người chết vì bạo động sẽ được sống lại. Nhờ sự sống lại, một số người sẽ có cơ hội học biết Đức Giê-hô-va. Cũng nhờ sự sống lại, những người khác có thể tiếp tục con đường tận tụy phụng sự Ngài.—Công-vụ 24:15.
20 Là tín đồ thật của Đấng Christ, chúng ta ý thức việc cần phải giữ vững sự trung lập của đạo Đấng Christ và cương quyết làm như vậy. Chúng ta muốn nắm chặt lấy triển vọng tuyệt vời là có thể “đứng yên-lặng mà xem thấy sự giải-cứu của Đức Giê-hô-va”. Bài kế tiếp sẽ củng cố đức tin của chúng ta bằng cách làm cho chúng ta ý thức về các biến cố thời nay đang giúp hiểu rõ hơn sự ứng nghiệm lời tiên tri của Kinh Thánh.
[Chú thích]
^ đ. 9 Muốn biết thí dụ về những người đã từ bỏ đời sống bạo động để trở thành Nhân Chứng, xin xem Tháp Canh ngày 1-1-1996, trang 5; ngày 1-8-1998, trang 5; ngày 1-1-2000, trang 5; ngày 3-15-2003, trang 8.
Bạn có thể giải thích không?
• Tại sao nhiều người ngày nay quá bi quan?
• Tại sao Nhân Chứng Giê-hô-va lạc quan về tương lai?
• Đối với gốc rễ của mọi bạo động, Đức Giê-hô-va đã làm gì rồi?
• Tại sao chúng ta không có lý do nào để sợ hãi cuộc tấn công của Gót?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 13]
Chúa Giê-su đã nêu gương đúng đắn về sự trung lập của đạo Đấng Christ
[Các hình nơi trang 16]
Hàng ngàn Nhân Chứng trẻ vui mừng tham gia thánh chức trọn thời gian
[Nguồn tư liệu nơi trang 12]
UN PHOTO 186226/M. Grafman