Hãy để ý đến điểm tốt của mọi người
Hãy để ý đến điểm tốt của mọi người
“Đức Chúa Trời tôi ôi, xin hãy nhớ đến tôi mà làm ơn cho tôi”.—NÊ-HÊ-MI 13:31.
1. Đức Giê-hô-va đối xử tốt với mọi người như thế nào?
SAU nhiều ngày mây mù ảm đạm, ánh mặt trời đem đến một sự thay đổi thích thú. Người ta cảm thấy phấn khởi vui tươi. Cũng vậy, sau những chuỗi ngày nắng rực và khô ráo, một cơn mưa rào—thậm chí một trận mưa to—mang lại sự khoan khoái thoải mái. Đúng vậy, Đấng Tạo Hóa yêu thương là Đức Giê-hô-va đã thiết kế bầu khí quyển để nó có yếu tố tuyệt diệu là thời tiết. Chúa Giê-su hướng sự chú ý đến lòng rộng rãi của Đức Chúa Trời khi ngài dạy: “Hãy yêu kẻ thù-nghịch, và cầu-nguyện cho kẻ bắt-bớ các ngươi, hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công-bình cùng kẻ độc-ác”. (Ma-thi-ơ 5:43-45) Quả thật, Đức Giê-hô-va đối xử tốt với mọi người. Tôi tớ Ngài cần phải cố gắng noi gương Ngài bằng cách để ý đến điểm tốt của người khác.
2. (a) Dựa trên cơ sở nào Đức Giê-hô-va đối xử tốt với loài người? (b) Đức Giê-hô-va để ý đến điều gì trong cách chúng ta phản ứng đối với sự tốt lành của Ngài?
2 Dựa trên cơ sở nào Đức Giê-hô-va đối xử tốt với loài người? Kể từ khi A-đam phạm tội, Đức Giê-hô-va đã luôn để ý đến điểm tốt của loài người. (Thi-thiên 130:3, 4) Ngài có ý định ban lại sự sống trong Địa Đàng cho loài người biết vâng lời. (Ê-phê-sô 1:9, 10) Qua Dòng Dõi đã hứa, ân điển của Ngài cho chúng ta triển vọng thoát khỏi tội lỗi và sự bất toàn. (Sáng-thế Ký 3:15; Rô-ma 5:12, 15) Chấp nhận sự sắp đặt về giá chuộc mở đường cho việc trở lại sự hoàn toàn. Ngoài những điều khác, Đức Giê-hô-va hiện đang quan sát mỗi người chúng ta để xem xét phản ứng của chúng ta đối với lòng rộng rãi của Ngài. (1 Giăng 3:16) Ngài để ý bất cứ điều gì chúng ta làm để biểu lộ lòng biết ơn đối với sự tốt lành của Ngài. Sứ đồ Phao-lô viết: “Đức Chúa Trời không phải là không công-bình mà bỏ quên công-việc và lòng yêu-thương của anh em đã tỏ ra vì danh Ngài”.—Hê-bơ-rơ 6:10.
3. Câu hỏi nào đáng cho chúng ta xem xét?
3 Vậy làm thế nào chúng ta có thể noi gương Đức Giê-hô-va trong việc để ý đến điểm tốt của người khác? Chúng ta hãy xem xét những câu trả lời cho câu hỏi này trong bốn lãnh vực của đời sống: (1) thánh chức đạo Đấng Christ, (2) gia đình, (3) hội thánh, và (4) quan hệ với người khác.
Trong việc rao giảng và đào tạo môn đồ
4. Làm thế nào tham gia thánh chức rao giảng của đạo Đấng Christ là việc biểu lộ sự để ý đến điểm tốt của người khác?
4 Khi trả lời các thắc mắc của môn đồ về ý nghĩa của ví dụ về lúa mì và cỏ lùng, Chúa Giê-su giải thích: “Ruộng, là thế-gian”. Là môn đồ thời nay của Chúa Giê-su, chúng ta ý thức lẽ thật này khi đi rao giảng. (Ma-thi-ơ 13:36-38; 28:19, 20) Thánh chức rao giảng của chúng ta liên quan đến việc công bố đức tin mình. Chính sự kiện: Nhân Chứng Giê-hô-va ngày nay nổi tiếng về thánh chức rao giảng từ nhà này sang nhà kia và trên đường phố, là bằng chứng cho thấy chúng ta sốt sắng tìm kiếm tất cả những ai xứng đáng với thông điệp Nước Trời. Quả thật, Chúa Giê-su dạy: “Vào thành hay làng nào, hãy tìm cho được người nào xứng đáng”.—Ma-thi-ơ 10:11, Nguyễn Thế Thuấn; Công-vụ 17:17; 20:20.
5, 6. Tại sao chúng ta kiên trì trở lại thăm người ta nhiều lần tại nhà của họ?
5 Khi bất chợt đến thăm người ta, chúng ta quan sát phản ứng của họ đối với thông điệp của chúng ta. Đôi khi một người trong nhà thì chịu nghe chúng ta, trong khi một người khác ở bên trong lại nói vọng ra: “Chúng tôi bận”, thế là cuộc viếng thăm kết thúc. Chúng ta cảm thấy đáng tiếc làm sao khi sự chống đối hoặc thờ ơ của một người ảnh hưởng đến phản ứng của người khác! Vậy chúng ta có thể làm gì để kiên trì chú ý đến điểm tốt của mọi người?
6 Lần tới khi rao giảng trong khu vực này, trở lại thăm nhà đó có thể cho chúng ta cơ hội nói chuyện trực tiếp với người đã làm gián đoạn cuộc viếng thăm kỳ trước. Nhớ những gì đã xảy ra lần đó có thể giúp chúng ta chuẩn bị. Giăng 6:44; 1 Ti-mô-thê 2:4.
Người chống đối có lẽ hành động vì ý tốt, nghĩ rằng mình phải cản không cho người chú ý nghe thông điệp Nước Trời. Quan điểm của người đó có lẽ bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch về ý định của chúng ta. Nhưng điều đó không cản trở chúng ta trong việc kiên trì rao giảng tin mừng Nước Trời tại nhà đó, khéo léo tìm cách sửa lại sự hiểu lầm. Chúng ta muốn giúp mọi người có được sự hiểu biết chính xác về Đức Chúa Trời. Rồi có lẽ Đức Giê-hô-va sẽ kéo người đó đến gần Ngài.—7. Điều gì có thể giúp chúng ta có cái nhìn tích cực khi rao giảng cho người khác?
7 Lời chỉ dẫn của Chúa Giê-su cho các môn đồ cũng đề cập đến sự chống đối trong gia đình. Chẳng phải ngài đã nói: “Ta đến để phân-rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia”? Chúa Giê-su nói thêm: “Người ta sẽ có kẻ thù-nghịch, là người nhà mình”. (Ma-thi-ơ 10:35, 36) Tuy nhiên, hoàn cảnh và thái độ của người ta thay đổi. Một căn bệnh bất ngờ, việc mất người thân, tai họa, khủng hoảng tinh thần, và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cách người ta phản ứng khi nghe chúng ta rao giảng. Nếu có ý nghĩ tiêu cực là những người chúng ta rao giảng sẽ tiếp tục không hưởng ứng, chúng ta có thật sự để ý đến điểm tốt của họ không? Sao không vui vẻ trở lại thăm họ vào một dịp khác? Họ có thể phản ứng khác. Đôi khi điều khiến người ta đáp ứng không phải là những gì chúng ta nói mà là cách chúng ta nói. Tha thiết cầu nguyện Đức Giê-hô-va trước khi đi rao giảng chắc chắn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tích cực và trình bày thông điệp Nước Trời một cách hấp dẫn đối với mọi người.—Cô-lô-se 4:6; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17.
8. Khi tín đồ Đấng Christ để ý đến điểm tốt của người nhà không tin đạo thì điều này có thể đưa đến kết quả nào?
8 Trong một số hội thánh nhiều người trong cùng một gia đình phụng sự Đức Giê-hô-va. Khi một người lớn duy trì quan hệ tốt trong gia đình và trong hôn nhân, điều này dễ khiến cho người trẻ thay đổi thái độ. Sự kiên trì này của người lớn thường khiến những người trẻ trong gia đình kính phục. Làm theo lời khuyên của sứ đồ Phi-e-rơ đã giúp nhiều người vợ đạo Đấng Christ cảm hóa được chồng “dẫu chẳng lấy lời khuyên-bảo”.—1 Phi-e-rơ 3:1, 2.
Trong gia đình
9, 10. Cả Gia-cốp lẫn Giô-sép đã để ý đến điểm tốt trong gia đình họ như thế nào?
9 Một lãnh vực khác mà chúng ta có thể để ý đến điểm tốt của người khác là quan hệ gần gũi liên kết các thành viên trong gia đình. Hãy xem một bài học qua cách Gia-cốp đối xử với các con trai. Nơi Sáng-thế Ký chương 37, câu 3 và 4, Kinh Thánh cho thấy Gia-cốp yêu thương Giô-sép một cách đặc biệt. Vì thế các anh của Giô-sép ganh ghét, đến độ lập mưu để giết em mình. Tuy nhiên, hãy lưu ý đến thái độ của Gia-cốp và Giô-sép sau này trong đời sống họ. Cả hai đều để ý đến điểm tốt trong gia đình.
10 Khi giữ chức vụ quản lý lương thực tại xứ Ai Cập bị nạn đói, Giô-sép tiếp đón các anh mình. Tuy không tiết lộ ngay danh tánh mình, ông lèo lái sự việc để bảo đảm rằng họ đều được chăm sóc chu đáo và có lương thực đem về cho cha già mình. Đúng thế, dù bị các anh thù ghét bạc đãi, Giô-sép vẫn đối xử tốt với họ. (Sáng-thế Ký 41:53–42:8; 45:23) Cũng như vậy, lúc sắp chết Gia-cốp tuyên bố những lời chúc tiên tri cho tất cả các con trai mình. Dù hành động sai trái làm họ mất một số đặc ân, nhưng không ai bị mất quyền thừa kế di sản trong xứ. (Sáng-thế Ký 49:3-28) Gia-cốp quả đã bày tỏ tình yêu thương bền vững tuyệt vời biết bao!
11, 12. (a) Gương tiên tri nào nhấn mạnh tầm quan trọng của việc để ý đến những điểm tốt trong gia đình? (b) Chúng ta rút được bài học nào từ gương của người cha trong minh họa của Chúa Giê-su về đứa con hoang đàng?
11 Sự nhẫn nhục của Đức Giê-hô-va trong việc đối xử với dân Y-sơ-ra-ên bất trung cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách Ngài để ý đến điểm tốt của dân Ngài. Dùng hoàn cảnh gia đình của nhà tiên tri Ô-sê, Đức Giê-hô-va minh họa tình yêu thương lâu bền của Ngài. Vợ Ô-sê là Gô-me nhiều lần phạm tội ngoại tình. Dù vậy, Đức Giê-hô-va vẫn chỉ dạy Ô-sê: “Hãy đi, lại yêu một người đàn-bà tà-dâm đã có bạn yêu mình, theo như Đức Giê-hô-va vẫn yêu con-cái Y-sơ-ra-ên, dầu chúng nó xây về các thần khác, và ưa bánh ngọt bằng trái nho”. (Ô-sê 3:1) Tại sao Ngài lại đưa ra lời chỉ dạy như thế? Đức Giê-hô-va biết rằng tuy xứ này nói chung đã đi trệch đường lối Ngài, nhưng vẫn có những người sẽ đáp ứng sự kiên nhẫn của Ngài. Ô-sê tuyên bố: “Rồi đó, con-cái Y-sơ-ra-ên sẽ trở lại tìm-kiếm Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, và Đa-vít vua mình. Chúng nó sẽ kính-sợ mà trở về cùng Đức Giê-hô-va, và được ơn Ngài trong những ngày sau-rốt”. (Ô-sê 3:5) Chắc chắn đây là một gương tốt để suy ngẫm khi gặp khó khăn trong gia đình. Việc bạn tiếp tục để ý đến điểm tốt của những người trong gia đình ít nhất cũng sẽ nêu gương tốt về tính kiên nhẫn.
12 Ví dụ của Chúa Giê-su về đứa con hoang đàng còn cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc hơn nữa về cách chúng ta có thể để ý đến những điểm tốt của những người trong gia đình. Người em trở về nhà sau khi từ bỏ lối sống phóng đãng. Người cha đã đối xử nhân từ khoan dung với người em. Và ông đã phản ứng thế nào trước lời phàn nàn của người con lớn chưa từng bỏ nhà đi? Người cha nói với người con lớn: “Con ơi, con ở cùng cha luôn, hết thảy của cha là của con”. Đây không phải là lời trách móc mà chỉ là sự khẳng định tình yêu thương của người cha. Ông nói tiếp: “Thật nên dọn tiệc và vui-mừng, Lu-ca 15:11-32.
vì em con đây đã chết mà lại sống, đã mất mà lại thấy được”. Cũng vậy, chúng ta có thể tiếp tục để ý đến điểm tốt của người khác.—Trong hội thánh đạo Đấng Christ
13, 14. Một cách để thực hành luật pháp tôn trọng về tình yêu thương trong hội thánh đạo Đấng Christ là gì?
13 Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta cố gắng thực hành luật pháp tôn trọng là tình yêu thương. (Gia-cơ 2:1-9) Đành rằng trong hội thánh chúng ta có thể chấp nhận những thành viên mà hoàn cảnh khác hẳn với chúng ta. Nhưng chúng ta có “phân-biệt” giai cấp dựa trên nguồn gốc chủng tộc, văn hóa, hoặc thậm chí tôn giáo không? Nếu vậy, chúng ta có thể ghi nhớ lời khuyên của Gia-cơ như thế nào?
14 Khi tiếp đón tất cả những ai đến dự các buổi họp đạo Đấng Christ, chúng ta thể hiện lòng nhân hậu. Khi chúng ta chủ động đến nói chuyện với những người mới tại Phòng Nước Trời, họ có thể bớt e dè ngượng nghịu. Thật vậy, một số người sau khi dự một buổi họp đạo Đấng Christ lần đầu tiên đã có nhận xét: “Ai cũng rất thân thiện, như thể đã từng quen biết tôi. Tôi cảm thấy thật thoải mái”.
15. Làm thế nào những người trẻ trong hội thánh có thể được giúp đỡ để tỏ sự chú ý đến những người lớn?
15 Trong một số hội thánh, sau khi buổi họp kết thúc, vài người trẻ có thể tụ tập lại trong hoặc ngoài Phòng Nước Trời, ngại tiếp xúc với người lớn. Có thể làm một điều tích cực nào để vượt qua khuynh hướng này? Tất nhiên, bước đầu tiên là cha mẹ phải dạy con cái ở nhà, chuẩn bị chúng cho các buổi họp. (Châm-ngôn 22:6) Có thể giao cho chúng nhiệm vụ lấy ra sẵn các sách báo đặng mọi người có những thứ cần thiết để mang theo đến buổi họp. Cha mẹ cũng ở vị thế tốt nhất để khuyến khích con cái đến thăm hỏi những người lớn tuổi và ốm yếu tại Phòng Nước Trời. Biết nói những điều có ý nghĩa với những anh chị này có thể cho trẻ em một cảm giác thỏa lòng.
16, 17. Người lớn có thể để ý đến điểm tốt của những người trẻ trong hội thánh như thế nào?
16 Các anh chị lớn tuổi cũng nên chú ý đến những người trẻ trong hội thánh. (Phi-líp 2:4) Họ có thể chủ động đến nói chuyện và khích lệ những người trẻ. Thường có những điểm nổi bật được khai triển trong buổi họp. Có thể hỏi những người trẻ xem họ có thích buổi họp không và có những điểm nào họ đặc biệt cảm kích và có thể áp dụng. Vì là một phần thiết yếu của hội thánh, những người trẻ nên được khen khi đã chăm chú lắng nghe và bình luận trong buổi họp hoặc khi có phần trong chương trình. Cách người trẻ cư xử với người lớn trong hội thánh và chăm lo những việc vặt ở nhà sẽ là điều cho thấy sau này họ có thể chăm lo những trách nhiệm quan trọng hơn hay không.—Lu-ca 16:10.
17 Bằng cách đảm nhận trách nhiệm, một số người trẻ tiến bộ và có được những đức tính thiêng liêng giúp họ có thể nhận những nhiệm vụ quan trọng hơn. Có việc gì đó để làm cũng có thể giúp người trẻ tránh được 2 Ti-mô-thê 2:22) Những nhiệm vụ như thế có thể “thử-thách” khả năng những anh đang vươn tới trách nhiệm làm tôi tớ thánh chức. (1 Ti-mô-thê 3:10) Việc họ sẵn sàng tham gia tại buổi họp và lòng sốt sắng trong thánh chức, cũng như thái độ quan tâm đối với mọi người trong hội thánh, giúp trưởng lão nhận rõ tiềm năng của họ khi quyết định có nên giao thêm trách nhiệm cho họ hay không.
những hành vi khờ dại. (Để ý đến điểm tốt của mọi người
18. Cần phải tránh cạm bẫy nào trong vấn đề xét xử, và tại sao?
18 Châm-ngôn 24:23 tuyên bố: “Trong việc xét-đoán tư-vị người, ấy chẳng phải tốt-lành”. Sự khôn ngoan từ trên đòi hỏi trưởng lão phải tránh thiên vị khi xét đoán sự việc trong hội thánh. Gia-cơ tuyên bố: “Sự khôn-ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh-sạch, sau lại hòa-thuận, tiết-độ, nhu-mì, đầy-dẫy lòng thương-xót và bông-trái lành, không có sự hai lòng và giả-hình”. (Gia-cơ 3:17) Rõ ràng, trong lúc để ý đến điểm tốt của người khác, trưởng lão cần đảm bảo sao cho quan hệ cá nhân hay tình cảm không làm lu mờ sự phán đoán của họ. Người viết Thi-thiên là A-sáp ghi: “Đức Chúa Trời đứng trong hội Đức Chúa Trời; Ngài đoán-xét giữa các thần [hay “các vị như thần”, ám chỉ các thẩm phán loài người]. Các ngươi sẽ đoán-xét chẳng công-bình, và tây-vị kẻ ác cho đến chừng nào?” (Thi-thiên 82:1, 2) Vì thế, các trưởng lão tín đồ Đấng Christ tránh bất cứ sự thiên vị nào trong những vấn đề liên quan đến bạn bè hay bà con thân thuộc. Qua cách này, họ duy trì sự hợp nhất của hội thánh đồng thời để cho thánh linh Đức Giê-hô-va được tự do hoạt động.—1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23.
19. Chúng ta có thể để ý đến điểm tốt của người khác qua những cách nào?
19 Khi để ý đến điểm tốt của các anh chị em, chúng ta phản ánh thái độ của Phao-lô khi ông viết cho hội thánh Tê-sa-lô-ni-ca. Ông nói: “Về phần anh em, chúng tôi có lòng tin-cậy trong Chúa rằng anh em đương làm và sẽ làm những việc chúng tôi dặn-biểu”. (2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:4) Chúng ta sẽ dễ bỏ qua lỗi lầm của người khác khi để ý đến điểm tốt của họ. Chúng ta sẽ tìm những điểm mà chúng ta có thể khen anh em, như thế tránh được thái độ chỉ trích. Phao-lô viết: “Cái điều người ta trông-mong nơi người quản-trị là phải trung-thành”. (1 Cô-rinh-tô 4:2) Sự trung thành không phải chỉ của những người có vai trò quản gia trong hội thánh mà còn của tất cả các anh chị em tín đồ Đấng Christ, khiến chúng ta quý mến họ. Nhờ thế chúng ta gần gũi họ hơn, làm vững mạnh tình bạn của tín đồ Đấng Christ. Chúng ta có quan điểm giống Phao-lô về anh em trong thời ông. Họ là người ‘cùng chúng ta vì nước Đức Chúa Trời mà làm việc’ và là “một sự yên-ủi lòng” chúng ta. (Cô-lô-se 4:11) Như thế chúng ta biểu lộ quan điểm của Đức Giê-hô-va.
20. Những người để ý đến điểm tốt của mọi người sẽ được hưởng những ân phước nào?
20 Chắc chắn chúng ta lặp lại lời cầu nguyện của Nê-hê-mi: “Đức Chúa Trời tôi ôi, xin hãy nhớ đến tôi mà làm ơn cho tôi”. (Nê-hê-mi 13:31) Chúng ta vui mừng biết bao khi biết rằng Đức Giê-hô-va để ý đến điểm tốt của người ta! (1 Các Vua 14:13) Mong sao chúng ta cũng đối xử với người khác như vậy. Khi làm thế, chúng ta có triển vọng được cứu rỗi và sống đời đời trong thế giới mới hiện rất gần kề.—Thi-thiên 130:3-8.
Bạn trả lời thế nào?
• Dựa trên cơ sở nào Đức Giê-hô-va đối xử tốt với mọi người?
• Làm thế nào chúng ta có thể để ý đến điểm tốt của người khác
• trong thánh chức?
• trong gia đình?
• trong hội thánh?
• trong mọi quan hệ?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 18]
Dù bị các anh ghen ghét trước đây, Giô-sép vẫn để ý đến điểm tốt của họ
[Hình nơi trang 19]
Sự chống đối không cản trở chúng ta trong việc cố gắng giúp đỡ mọi người
[Hình nơi trang 20]
Bất kể quá khứ của họ, không một người con nào của Gia-cốp bị mất đặc ân hưởng lời chúc phúc của ông
[Hình nơi trang 21]
Tiếp đón mọi người tại các buổi họp đạo Đấng Christ