Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va “giữa hội-chúng”
Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va “giữa hội-chúng”
CÁC buổi họp đạo Đấng Christ là một sự sắp đặt của Đức Giê-hô-va nhằm giúp dân Ngài tiếp tục mạnh mẽ về thiêng liêng. Khi đều đặn nhóm họp, chúng ta bày tỏ lòng quý trọng đối với các sắp đặt của Đức Giê-hô-va. Hơn thế nữa, chúng ta có thể “khuyên-giục [anh em] về lòng yêu-thương và việc tốt-lành”, một cách quan trọng để thể hiện tình yêu thương nhau. (Hê-bơ-rơ 10:24; Giăng 13:35) Nhưng làm thế nào chúng ta có thể khuyên giục anh em tại các buổi họp?
Hãy nói lên đức tin
Vua Đa-vít viết về ông: “Tôi sẽ rao-truyền danh Chúa cho anh em tôi, và ngợi-khen Chúa giữa hội-chúng. Sự ngợi-khen của tôi tại giữa hội lớn do Chúa mà ra”. “Tôi sẽ cảm-tạ Chúa trong hội lớn, ngợi-khen Ngài giữa dân đông”. “Trong hội lớn tôi đã truyền tin vui về sự công-bình; kìa, tôi chẳng có ngậm miệng lại”.—Thi-thiên 22:22, 25; 35:18; 40:9.
Vào thời sứ đồ Phao-lô, khi nhóm lại để thờ phượng, tín đồ Đấng Christ cũng nói lên đức tin nơi Đức Giê-hô-va và sự vinh hiển Ngài. Bằng cách đó, họ khuyến khích và khuyên giục nhau về lòng yêu thương và việc tốt lành. Ngày nay, nhiều thế kỷ sau thời Đa-vít và Phao-lô, chúng ta thật sự “thấy ngày [của Đức Giê-hô-va] Hê-bơ-rơ 10:24, 25) Hệ thống mọi sự này của Sa-tan đang lung lay sắp đổ, và các vấn đề ngày càng chồng chất. Hơn bao giờ hết chúng ta “cần phải nhịn-nhục”. (Hê-bơ-rơ 10:36) Ai sẽ khuyến khích chúng ta tiếp tục nhịn nhục ngoài anh em?
hầu gần”. (Ngày nay cũng giống như thời xưa, những người tin đạo có cơ hội nói lên đức tin “giữa hội-chúng”. Một cơ hội dành cho mọi người là góp lời bình luận các câu hỏi cho cử tọa tại buổi họp. Đừng bao giờ xem thường lợi ích của việc này. Chẳng hạn, những lời bình luận về cách vượt qua hoặc tránh các vấn đề sẽ giúp anh em chúng ta càng quyết tâm làm theo nguyên tắc Kinh Thánh. Những lời bình luận giải thích các câu Kinh Thánh được dẫn chứng nhưng không được trích ra, hoặc những ý tưởng tìm được khi tra cứu riêng có thể khuyến khích người khác tập thói quen học hỏi tốt hơn.
Khi ý thức rằng việc bình luận tại các buổi họp chính chúng ta và người khác cùng được lợi ích, điều đó nên thúc đẩy tất cả Nhân Chứng Giê-hô-va vượt qua sự nhút nhát hay ngại ngùng. Điều đặc biệt quan trọng là các trưởng lão và tôi tớ thánh chức bình luận tại các buổi họp vì họ phải nêu gương trong việc tích cực tham dự và góp phần vào buổi họp. Tuy nhiên, làm thế nào một người có thể cải tiến về phương diện này của hoạt động tín đồ Đấng Christ nếu cảm thấy đó là một thách đố?
Những đề nghị để tiến bộ
Hãy nhớ rằng bình luận là một phần trong việc thờ phượng Đức Giê-hô-va. Một chị tín đồ Đấng Christ ở Đức giải thích quan niệm của chị về việc bình luận như sau: “Đó là cách để cá nhân tôi đáp lại những mưu mô của Sa-tan nhằm ngăn cản dân Đức Giê-hô-va nói lên đức tin”. Một anh mới báp têm trong cùng hội thánh nói: “Tôi cầu nguyện rất nhiều về việc bình luận”.
Hãy soạn bài kỹ. Nếu không soạn bài trước, bạn sẽ thấy khó bình luận và lời bình luận của bạn sẽ không hiệu quả lắm. Những lời đề nghị về cách trau dồi khả năng bình luận tại các buổi họp hội thánh được nêu trong sách Được lợi ích nhờ sự giáo dục của Trường Thánh Chức Thần Quyền, trang 70. *
Hãy đặt mục tiêu bình luận ít nhất một lần tại mỗi buổi họp. Điều đó có nghĩa là chuẩn bị trước vài câu trả lời vì bạn càng giơ tay nhiều, thì cơ hội được anh điều khiển mời càng cao hơn. Bạn thậm chí có thể cho anh ấy biết trước những câu hỏi bạn đã chuẩn bị trả lời. Điều này đặc biệt giúp ích nếu bạn là người mới. Vì bạn có thể ngại giơ tay lên “giữa hội lớn”, nhưng nếu biết rằng đây là đoạn của bạn và anh
điều khiển đang tìm bàn tay của bạn, bạn sẽ được thôi thúc bình luận.Hãy bình luận sớm. Trì hoãn không khiến việc khó khăn trở nên dễ dàng. Sớm bình luận trong buổi họp có thể giúp ích. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy lần bình luận thứ hai, thứ ba dễ dàng hơn nhiều sau khi đã vượt qua được chướng ngại để bình luận lần đầu.
Hãy chọn chỗ ngồi thích hợp. Một số người cảm thấy dễ bình luận hơn khi ngồi phía trên trong Phòng Nước Trời. Chỗ đó ít bị phân tâm hơn và người điều khiển dễ nhìn thấy họ. Nếu thử làm vậy, đừng quên nói lớn để mọi người đều có thể nghe rõ, đặc biệt khi hội thánh không dùng micrô.
Hãy lắng nghe kỹ. Điều này sẽ giúp bạn tránh nhắc lại những gì người khác vừa nói. Ngoài ra, lời bình luận của người khác có thể nhắc bạn nhớ một câu Kinh Thánh hay một điểm có thể bổ túc cho ý tưởng vừa được trình bày. Đôi khi một kinh nghiệm ngắn có thể minh họa cho ý đang thảo luận. Những lời bình luận như thế rất hữu ích.
Hãy tập trả lời bằng lời lẽ riêng. Đọc câu trả lời trong bài có thể cho thấy bạn đã tìm đúng câu trả lời, và là một cách tốt để bắt đầu tập bình luận. Nhưng dần dần bình luận bằng lời lẽ riêng của mình chứng tỏ bạn hiểu bài. Các sách báo của chúng ta không nhất thiết phải được trích dẫn nguyên văn. Nhân Chứng Giê-hô-va không chỉ lặp lại những điều được viết trong sách báo của họ.
Hãy tập trung vào đề tài. Những lời bình luận không liên quan gì đến đề tài hoặc lan man ra ngoài những ý chính đang xem xét là không thích hợp. Điều này có nghĩa là lời bình luận của bạn phải liên quan với đề tài đang thảo luận. Như thế, nó sẽ góp phần tạo nên một cuộc thảo luận xây dựng về thiêng liêng trên chủ đề đang được khai triển.
Hãy nhắm mục tiêu khuyến khích. Một lý do quan trọng để bình luận là khuyến khích người khác, vì thế chúng ta phải cố gắng tránh nói những điều có thể khiến người khác nản lòng. Ngoài ra, đừng trả lời hết mọi ý trong đoạn đến nỗi người khác không còn gì để nói. Những câu trả lời dài dòng thường gây khó hiểu. Câu trả lời ngắn gọn có thể rất hiệu quả, và còn khuyến khích người mới không ngại cho những lời bình luận ngắn.
Vai trò của anh điều khiển buổi họp
Về phương diện khuyến khích, anh điều khiển buổi họp có trách nhiệm lớn. Anh tỏ sự chú ý thành thật đến mỗi lời bình luận bằng cách cẩn thận lắng nghe và lịch sự nhìn người đang bình luận, thay vì lo làm những việc khác. Thật thiếu sót nếu anh không cẩn thận lắng nghe, để rồi sau đó lặp lại một cách vô ích những gì vừa được bình luận hoặc đặt lại câu hỏi mà một người vừa trả lời!
Thường xuyên lặp lại một lời bình luận với từ ngữ hơi khác, như thể lời bình luận đó chưa đầy đủ lắm cũng là điều không
khích lệ. Trái lại, sẽ khích lệ hơn nhiều khi lời bình luận góp phần khai triển thêm một điểm quan trọng. ‘Làm thế nào chúng ta áp dụng điều này trong hội thánh?’ hoặc ‘Câu Kinh Thánh nào trong đoạn chứng minh điều vừa nói?’ là những câu hỏi sẽ gợi những lời bình luận tích cực, góp phần đáng quý vào buổi thảo luận.Dĩ nhiên, nên đặc biệt khen những người mới hoặc người có tính nhút nhát khi họ cho lời bình luận. Có thể khen riêng từng người sau buổi họp để tránh khiến họ ngượng, và anh điều khiển cũng có cơ hội để cho thêm những lời đề nghị nếu cần thiết.
Trong các cuộc trò chuyện thường ngày, nếu một người giành nói quá nhiều, những người khác có thể không còn hứng thú trò chuyện nữa. Họ cảm thấy không cần nói lên ý kiến của mình làm gì. Nếu có nghe, họ cũng chỉ nghe hời hợt. Điều tương tự có thể xảy ra nếu anh điều khiển độc chiếm cuộc thảo luận do bình luận quá thường xuyên. Tuy nhiên, thỉnh thoảng anh điều khiển có thể đặt những câu hỏi phụ để gợi ý cho cử tọa suy nghĩ và phát biểu. Nên dùng những câu hỏi như thế cách chừng mực.
Anh điều khiển không nhất thiết phải mời người đầu tiên giơ tay. Điều đó có thể làm nản lòng những người cần chút thời gian để sắp đặt ý tưởng của họ. Nếu chờ một chút, anh sẽ tạo cơ hội cho những người chưa bình luận. Anh cũng tỏ ra biết suy xét khi không gọi các em nhỏ trả lời những câu hỏi về những đề tài ngoài tầm hiểu biết của chúng.
Nếu có câu trả lời sai thì sao? Anh điều khiển nên tránh khiến người trả lời xấu hổ. Ngay cả những lời bình luận sai thường cũng có phần đúng. Bằng cách tế nhị nhắc lại một điều gì đó có thể đúng, đặt lại câu hỏi theo cách khác, hay hỏi thêm, anh có thể chỉnh lại câu trả lời mà không gây ra tình thế khó xử.
Để khuyến khích bình luận, tốt hơn anh điều khiển nên tránh những câu hỏi chung chung, như ‘Các anh chị có thêm ý kiến gì không?’ Câu hỏi ‘Có ai chưa bình luận không? Đây là cơ hội cuối cùng của anh chị!’ dù có ý tốt, nhưng khó có thể giúp một người thoải mái phát biểu. Không nên khiến các anh chị cảm thấy có lỗi vì không bình luận trước đó. Thay vì thế, nên khuyến khích họ chia sẻ những điều họ biết vì chia sẻ thể hiện tình yêu thương. Ngoài ra, sau khi đã mời một người bình luận, tốt hơn không nên nói: “Sau anh A, xin mời anh B rồi đến chị C”. Anh điều khiển nên lắng nghe lời bình luận của người thứ nhất trước, rồi hãy quyết định có cần mời bình luận thêm hay không.
Bình luận là một đặc ân
Tham dự các buổi họp đạo Đấng Christ là một điều tất yếu về thiêng liêng; còn bình luận là một đặc ân. Càng tích cực ngợi khen Đức Giê-hô-va “giữa hội-chúng” qua cách thức đặc biệt này, chúng ta càng theo sát gương mẫu của Đa-vít và lời khuyên của Phao-lô. Tham gia vào các buổi họp chứng tỏ chúng ta yêu thương anh em và là thành viên thuộc hội lớn của Đức Giê-hô-va. Còn nơi nào khác tốt hơn trong khi bạn “thấy ngày ấy hầu gần”?—Hê-bơ-rơ 10:25.
[Chú thích]
^ đ. 10 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
[Các hình nơi trang 20]
Lắng nghe và bình luận đều quan trọng tại các buổi họp
[Hình nơi trang 21]
Anh điều khiển tỏ sự chú ý thành thật đến mỗi lời bình luận