Tại sao chúng ta phải cầu nguyện không thôi?
Tại sao chúng ta phải cầu nguyện không thôi?
“[Hãy] cầu-nguyện không thôi, phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa”.—1 TÊ-SA-LÔ-NI-CA 5:17, 18.
1, 2. Đa-ni-ên cho thấy ông quý đặc ân cầu nguyện như thế nào, và điều đó có ảnh hưởng nào đến mối quan hệ của ông đối với Đức Chúa Trời?
NHÀ tiên tri Đa-ni-ên có thói quen cầu nguyện với Đức Chúa Trời mỗi ngày ba lần. Ông thường quỳ tại cửa sổ của phòng ông mở về hướng thành Giê-ru-sa-lem, và dâng lời cầu nguyện. (1 Các Vua 8:46-49; Đa-ni-ên 6:10) Cả khi lệnh vua cấm việc cầu xin bất cứ ai ngoài Đa-ri-út, vua Mê-đi, Đa-ni-ên cũng không hề nao núng. Dù tính mạng bị đe dọa hay không, người hay cầu nguyện này vẫn luôn khẩn cầu Đức Giê-hô-va.
2 Đức Giê-hô-va xem Đa-ni-ên như thế nào? Khi đến để đáp một lời cầu nguyện của Đa-ni-ên, thiên sứ Gáp-ri-ên miêu tả ông là “ngươi đã được yêu-quí lắm”. (Đa-ni-ên 9:20-23) Trong lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên, Đức Giê-hô-va nói Đa-ni-ên là người công bình. (Ê-xê-chi-ên 14:14, 20) Qua năm tháng, việc cầu nguyện hiển nhiên đã giúp Đa-ni-ên phát triển mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời, một sự kiện ngay cả Đa-ri-út cũng phải công nhận.—Đa-ni-ên 6:16.
3. Như kinh nghiệm của một giáo sĩ cho thấy, cầu nguyện có thể giúp chúng ta giữ lòng trung kiên như thế nào?
3 Thường xuyên cầu nguyện cũng có thể giúp chúng ta đương đầu với những thử thách cam go. Chẳng hạn, hãy xem trường hợp của anh Harold King, một giáo sĩ ở Trung Quốc bị kết án năm năm biệt giam. Về kinh nghiệm của mình, anh Harold nói: “Dù tôi bị tách biệt khỏi người đồng loại, nhưng không ai có thể tách biệt tôi khỏi Đức Chúa Trời.... Như vậy, ai đi ngang qua xà lim của tôi cũng có thể thấy, tôi quỳ xuống mỗi ngày ba lần và cầu nguyện lớn tiếng, ghi nhớ Đa-ni-ên, người mà Kinh Thánh nói đến.... Trong những lúc đó, dường
như thánh linh Đức Chúa Trời hướng dẫn tâm trí tôi đến những điều hữu ích nhất và giúp tôi cảm thấy bình tĩnh. Cầu nguyện quả đã mang lại cho tôi sức mạnh thiêng liêng và sự an ủi!”4. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét những câu hỏi nào liên quan đến sự cầu nguyện?
4 Kinh Thánh nói: “[Hãy] cầu-nguyện không thôi, phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa”. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17, 18) Xét đến lời khuyên này, chúng ta hãy xem những câu hỏi sau đây: Tại sao nên chú ý đến lời cầu nguyện của chúng ta? Chúng ta có những lý do gì để thường xuyên đến gần Đức Giê-hô-va? Và chúng ta nên làm gì nếu cảm thấy không xứng đáng để cầu nguyện Đức Chúa Trời vì sự thiếu sót của mình?
Xây đắp tình bạn qua lời cầu nguyện
5. Cầu nguyện giúp chúng ta có được tình bạn đặc biệt nào?
5 Bạn có muốn được Đức Chúa Trời xem là bạn Ngài không? Ngài gọi tộc trưởng Áp-ra-ham là bạn. (Ê-sai 41:8; Gia-cơ 2:23) Đức Giê-hô-va muốn chúng ta phát triển mối quan hệ như thế với Ngài. Đức Chúa Trời còn mời chúng ta đến gần Ngài. (Gia-cơ 4:8) Với lời mời đó, chẳng phải chúng ta nên suy ngẫm về đặc ân cầu nguyện này hay sao? Thật khó làm sao nếu chỉ hẹn để có thể nói chuyện với một viên chức quan trọng, chứ chưa nói đến việc làm bạn với người ấy! Thế nhưng, Đấng Tạo Hóa của vũ trụ khuyến khích chúng ta cứ thoải mái đến gần Ngài qua lời cầu nguyện, bất cứ lúc nào chúng ta muốn hay cần. (Thi-thiên 37:5) Cầu nguyện không thôi giúp chúng ta có tình bạn mật thiết với Đức Giê-hô-va.
6. Gương của Chúa Giê-su dạy chúng ta điều gì về việc cần phải “thức canh và cầu-nguyện”?
6 Nhưng thật dễ làm sao cho chúng ta sao lãng việc cầu nguyện! Đối phó với áp lực của cuộc sống hàng ngày thôi cũng có thể khiến chúng ta quá bận tâm mà không cố gắng nói chuyện với Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su khuyến khích các môn đồ “hãy thức canh và cầu-nguyện”, và chính ngài cũng làm như vậy. (Ma-thi-ơ 26:41) Dù luôn bận rộn từ sáng đến tối, ngài vẫn dành thì giờ để nói chuyện với Cha trên trời. Đôi khi Chúa Giê-su dậy sớm lúc “trời còn mờ-mờ” để cầu nguyện. (Mác 1:35) Vào những lần khác, ngài đến một nơi yên tĩnh lúc cuối ngày để nói chuyện với Đức Giê-hô-va. (Ma-thi-ơ 14:23) Chúa Giê-su luôn luôn dành thì giờ để cầu nguyện, vậy chúng ta cũng nên làm thế.—1 Phi-e-rơ 2:21.
7. Trong những hoàn cảnh nào chúng ta nên muốn nói chuyện với Cha trên trời hàng ngày?
7 Mỗi ngày chúng ta có nhiều dịp thích hợp Ê-phê-sô 6:18) Khi chúng ta tìm sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời trong mọi khía cạnh của đời sống, tình bạn với Ngài chắc chắn sẽ phát triển. Nếu đôi bạn cùng nhau đối phó với vấn đề, chẳng phải tình bạn giữa hai người sẽ trở nên khăng khít hơn hay sao? (Châm-ngôn 17:17) Quan hệ của chúng ta với Đức Giê-hô-va cũng vậy khi chúng ta nương cậy nơi Ngài và cảm nghiệm sự giúp đỡ của Ngài.—2 Sử-ký 14:11.
để cầu nguyện riêng khi đối phó với vấn đề, gặp cám dỗ và có những quyết định. (8. Qua gương của Nê-hê-mi, Chúa Giê-su và An-ne, chúng ta học được gì về độ dài của lời cầu nguyện riêng?
8 Chúng ta vui mừng biết bao khi Đức Chúa Trời không giới hạn thời gian hay số lần chúng ta có thể nói chuyện với Ngài qua lời cầu nguyện! Nê-hê-mi nói nhanh một lời cầu nguyện thầm trước khi thỉnh cầu với vua Phe-rơ-sơ. (Nê-hê-mi 2:4, 5) Chúa Giê-su cũng dâng một lời cầu nguyện ngắn gọn khi cầu xin Đức Giê-hô-va ban cho ngài quyền phép để làm La-xa-rơ sống lại. (Giăng 11:41, 42) Mặt khác, An-ne “cầu-nguyện lâu-dài trước mặt Đức Giê-hô-va” khi thổ lộ nỗi lòng với Ngài. (1 Sa-mu-ên 1:12, 15, 16) Lời cầu nguyện riêng của chúng ta có thể dài hay ngắn tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh.
9. Tại sao khi cầu nguyện chúng ta cũng nên ca ngợi và cám ơn về tất cả những gì Đức Giê-hô-va làm cho chúng ta?
9 Nhiều lời cầu nguyện trong Kinh Thánh bày tỏ lòng cảm kích chân thành đối với địa vị tối thượng của Đức Giê-hô-va và các công việc tuyệt diệu của Ngài. (Xuất Ê-díp-tô Ký 15:1-19; 1 Sử-ký 16:7-36; Thi-thiên 145) Trong một sự hiện thấy, sứ đồ Giăng thấy 24 trưởng lão—con số toàn vẹn những tín đồ Đấng Christ được xức dầu trong địa vị ở trên trời—ca ngợi Đức Giê-hô-va: “Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh-hiển, tôn-quí và quyền-lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý-muốn Chúa mà muôn-vật mới có và đã được dựng nên”. (Khải-huyền 4:10, 11) Chúng ta cũng có lý do để thường xuyên ca ngợi Đấng Tạo Hóa. Các bậc cha mẹ cảm thấy sung sướng biết bao khi con cái cám ơn từ đáy lòng về những gì họ đã làm cho nó! Suy ngẫm với lòng cảm kích về sự nhân từ của Đức Giê-hô-va và bày tỏ lòng biết ơn chân thành là cách tốt để cải thiện phẩm chất lời cầu nguyện của chúng ta.
Tại sao phải “cầu-nguyện không thôi”?
10. Cầu nguyện có vai trò nào trong việc củng cố đức tin chúng ta?
10 Thường xuyên cầu nguyện là cần yếu cho đức tin. Sau khi minh họa việc cần “phải cầu-nguyện Lu-ca 18:1-8) Lời cầu nguyện chân thành thiết tha có tác dụng xây dựng đức tin. Khi tộc trưởng Áp-ra-ham ngày càng già mà vẫn chưa có con, ông nói chuyện với Đức Chúa Trời về vấn đề này. Để trả lời, Đức Giê-hô-va trước tiên bảo ông nhìn lên trời và nếu đếm được hãy thử đếm các ngôi sao. Rồi Đức Chúa Trời bảo đảm với Áp-ra-ham: “Dòng-dõi ngươi cũng sẽ như vậy”. Kết quả là gì? “Áp-ram tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công-bình cho người”. (Sáng-thế Ký 15:5, 6) Nếu chúng ta thổ lộ lòng mình với Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện, chấp nhận những lời bảo đảm của Ngài từ Kinh Thánh, và vâng lời Ngài, Ngài sẽ củng cố đức tin chúng ta.
luôn, chớ hề mỏi-mệt”, Chúa Giê-su hỏi: “Khi Con người đến, há sẽ thấy đức-tin trên mặt đất chăng?” (11. Cầu nguyện có thể giúp chúng ta như thế nào để đối phó với vấn đề?
11 Cầu nguyện cũng có thể giúp chúng ta xử lý vấn đề. Đời sống hằng ngày có nặng nề và hoàn cảnh chúng ta gặp có khắc nghiệt không? Kinh Thánh bảo chúng ta: “Hãy trao gánh-nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng-đỡ ngươi; Ngài sẽ chẳng hề cho người công-bình bị rúng-động”. (Thi-thiên 55:22) Khi đứng trước những quyết định khó khăn, chúng ta có thể noi gương Chúa Giê-su. Ngài dành trọn đêm để cầu nguyện riêng trước khi bổ nhiệm 12 sứ đồ. (Lu-ca 6:12-16) Vào đêm trước khi chết, Chúa Giê-su cầu nguyện hết sức khẩn thiết đến độ “mồ-hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất”. (Lu-ca 22:44) Kết quả là gì? “Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính”. (Hê-bơ-rơ 5:7, Tòa Tổng Giám Mục) Lời cầu nguyện thiết tha không ngớt sẽ giúp chúng ta đối phó với những tình huống căng thẳng và thử thách gay go.
12. Đặc ân cầu nguyện cho thấy chính Đức Giê-hô-va quan tâm đến chúng ta như thế nào?
12 Một lý do khác để đến gần Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện là khi chúng ta làm thế, Ngài sẽ đến gần chúng ta. (Gia-cơ 4:8) Khi thổ lộ lòng mình với Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện, chẳng phải chúng ta cảm thấy Ngài quan tâm đến nhu cầu của chúng ta và dịu dàng chăm sóc chúng ta hay sao? Chính cá nhân chúng ta cảm nghiệm được tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Đức Giê-hô-va đã không giao phó cho bất cứ ai trách nhiệm nghe mỗi lời cầu nguyện mà tôi tớ Ngài dâng cho Ngài là Cha trên trời của họ. (Thi-thiên 66:19, 20; Lu-ca 11:2) Và Ngài mời chúng ta “hãy trao mọi điều lo-lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn-sóc anh em”.—1 Phi-e-rơ 5:6, 7.
13, 14. Chúng ta có những lý do nào để cầu nguyện không thôi?
Công-vụ 4:23-31) Cầu nguyện cũng có thể bảo vệ chúng ta khỏi “mưu-kế của ma-quỉ”. (Ê-phê-sô 6:11, 17, 18) Khi gắng sức đối phó với các thử thách hằng ngày, chúng ta có thể luôn cầu xin Đức Chúa Trời làm chúng ta vững mạnh. Lời cầu nguyện mẫu của Chúa Giê-su bao gồm lời cầu xin Đức Giê-hô-va “cứu chúng tôi khỏi điều ác [“quỉ dữ”, Nguyễn Thế Thuấn]”, là Sa-tan Ma-quỉ.—Ma-thi-ơ 6:13.
13 Cầu nguyện có thể truyền thêm lòng sốt sắng cho chúng ta trong thánh chức rao giảng và làm chúng ta vững mạnh khi cảm thấy muốn bỏ cuộc vì sự thờ ơ hoặc chống đối. (14 Nếu tiếp tục cầu xin sự giúp đỡ để kiềm chế khuynh hướng tội lỗi, chúng ta sẽ cảm nghiệm sự hỗ trợ của Đức Giê-hô-va. Chúng ta có lời bảo đảm này: “Đức Chúa Trời là thành-tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám-dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám-dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được”. (1 Cô-rinh-tô 10:13) Chính sứ đồ Phao-lô cảm nghiệm sự chăm sóc làm vững mạnh của Đức Giê-hô-va trong nhiều hoàn cảnh. Ông nói: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”.—Phi-líp 4:13; 2 Cô-rinh-tô 11:23-29.
Bền lòng cầu nguyện bất kể sự thiếu sót
15. Chuyện gì có thể xảy ra khi hạnh kiểm của chúng ta không đáp ứng tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời?
15 Muốn lời cầu nguyện của chúng ta được nhậm, chúng ta chớ bác bỏ lời khuyên của Lời Đức Chúa Trời. Sứ đồ Giăng viết: “Chúng ta xin điều gì mặc dầu, thì nhận được điều ấy, bởi chúng ta vâng-giữ các điều-răn của Ngài và làm những điều đẹp ý Ngài”. (1 Giăng 3:22) Nhưng chuyện gì có thể xảy ra khi hạnh kiểm của chúng ta không đáp ứng tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời? Sau khi phạm tội trong vườn Ê-đen, A-đam và Ê-va đã ẩn mình. Chúng ta cũng có thể cảm thấy muốn ẩn mình tránh “mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời”. (Sáng-thế Ký 3:8) Anh Klaus, một giám thị lưu động giàu kinh nghiệm, nhận xét: “Tôi để ý rằng hầu như luôn luôn bước sai lầm đầu tiên của những người trôi lạc khỏi Đức Giê-hô-va và tổ chức Ngài là họ ngừng cầu nguyện”. (Hê-bơ-rơ 2:1) Đó là trường hợp của anh José Ángel. Anh nói: “Gần tám năm, tôi hiếm khi cầu nguyện Đức Giê-hô-va. Tôi cảm thấy không xứng đáng nói chuyện với Ngài mặc dù tôi vẫn xem Ngài là Cha trên trời”.
16, 17. Hãy nêu thí dụ cho thấy làm thế nào cầu nguyện đều đặn có thể giúp chúng ta vượt qua sự yếu đuối về thiêng liêng.
16 Một số người trong chúng ta có lẽ cảm thấy không xứng đáng để cầu nguyện vì sự yếu đuối về thiêng liêng hoặc vì đã sa vào hành vi sai trái. Nhưng đây chính là lúc chúng ta cần tận dụng sự sắp đặt về việc cầu nguyện. Giô-na chạy trốn trách nhiệm. Nhưng ‘Giô-na gặp hoạn-nạn, kêu-cầu Đức Giê-hô-va, thì Ngài đã trả lời cho ông. Từ trong bụng Âm-phủ, Giô-na kêu-la, thì Ngài đã nghe tiếng ông’. (Giô-na 2:2) Giô-na cầu nguyện, Đức Giê-hô-va đáp lời ông, và ông hồi phục về thiêng liêng.
17 José Ángel cũng tha thiết cầu xin sự giúp đỡ. Anh nhớ lại: “Tôi thổ lộ lòng mình và cầu xin sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Và Ngài đã giúp tôi. Nếu không có sự giúp đỡ của việc cầu nguyện, tôi không nghĩ mình đã trở lại với lẽ thật. Bây giờ tôi cầu nguyện đều đặn mỗi ngày, và rất sốt sắng trong việc này”. Chúng ta nên luôn luôn cảm thấy thoải mái nói chuyện cởi mở với Đức Chúa Trời về những lỗi lầm của mình và khiêm nhường xin Ngài tha thứ. Khi Vua Đa-vít thú nhận những tội lỗi của mình, Thi-thiên 32:3-5) Đức Giê-hô-va muốn giúp chứ không muốn lên án chúng ta. (1 Giăng 3:19, 20) Và lời cầu nguyện của các trưởng lão trong hội thánh có thể giúp chúng ta về thiêng liêng, vì những lời cầu xin đó “có linh-nghiệm nhiều”.—Gia-cơ 5:13-16.
Đức Giê-hô-va tha tội cho ông. (18. Dù đã lầm lạc đến đâu, tôi tớ Đức Chúa Trời có thể tin tưởng điều gì?
18 Người cha nào lại hắt hủi một đứa con đã khiêm nhường đến tìm sự giúp đỡ và lời khuyên của ông sau khi lầm lỗi? Dụ ngôn về đứa con hoang đàng cho thấy rằng dù chúng ta đã lầm lạc đến đâu, Cha trên trời cũng vui mừng khi chúng ta trở lại với Ngài. (Lu-ca 15:21, 22, 32) Đức Giê-hô-va thúc giục tất cả những người lầm lỗi hãy kêu cầu Ngài, “vì Ngài tha-thứ dồi-dào”. (Ê-sai 55:6, 7) Mặc dù đã phạm một số tội nặng, Đa-vít kêu cầu Đức Giê-hô-va: “Lạy Đức Chúa Trời, xin hãy lắng tai nghe lời cầu-nguyện tôi, chớ ẩn mặt Chúa cho khỏi nghe lời nài-xin tôi”. Ông cũng nói: “Buổi chiều, buổi sáng, và ban trưa, tôi sẽ than-thở rên-siếc; Ngài ắt sẽ nghe tiếng tôi”. (Thi-thiên 55:1, 17) Thật an ủi biết bao!
19. Tại sao chúng ta không nên kết luận rằng những lời cầu nguyện có vẻ không được nhậm chứng tỏ Đức Chúa Trời không chấp nhận?
19 Nếu lời cầu xin không được đáp lại ngay thì sao? Vậy thì chúng ta phải chắc chắn rằng lời cầu xin của mình phù hợp với ý muốn Đức Giê-hô-va và nhân danh Chúa Giê-su. (Giăng 16:23; 1 Giăng 5:14) Môn đồ Gia-cơ nói đến một số tín đồ Đấng Christ cầu nguyện mà không được nhậm vì đã “cầu-xin trái lẽ”. (Gia-cơ 4:3) Mặt khác, chúng ta không nên vội kết luận rằng lời cầu nguyện có vẻ không được nhậm luôn luôn chứng tỏ Đức Chúa Trời không chấp nhận. Đôi khi Đức Giê-hô-va để những người thờ phượng trung thành tiếp tục cầu nguyện về một vấn đề trong một thời gian trước khi họ nhận thấy rõ lời đáp của Ngài. Chúa Giê-su nói: “Hãy xin, sẽ được”. (Ma-thi-ơ 7:7) Vậy chúng ta cần phải “bền lòng mà cầu-nguyện”.—Rô-ma 12:12.
Cầu nguyện đều đặn
20, 21. (a) Tại sao chúng ta cần phải cầu nguyện không thôi trong những “ngày sau-rốt” này? (b) Chúng ta sẽ nhận được gì khi hằng ngày đến gần ngôi ơn phước của Đức Giê-hô-va?
20 Áp lực và vấn đề ngày càng gia tăng trong những “ngày sau-rốt” này, biểu thị bằng “những thời-kỳ khó-khăn”. (2 Ti-mô-thê 3:1) Và thử thách có thể dễ làm chúng ta bận tâm. Tuy nhiên, việc cầu nguyện không thôi sẽ giúp chúng ta tập trung vào điều thiêng liêng dù vấn đề, cám dỗ và sự nản lòng cứ dai dẳng. Hằng ngày cầu nguyện với Đức Giê-hô-va có thể cho chúng ta sự nâng đỡ cần thiết.
21 Đức Giê-hô-va, “Đấng nghe lời cầu-nguyện”, không bao giờ quá bận rộn không thể lắng nghe chúng ta. (Thi-thiên 65:2) Chúng ta chớ bao giờ quá bận rộn mà không nói chuyện với Ngài. Tình bạn với Đức Chúa Trời là điều quý báu nhất chúng ta có được. Mong sao chúng ta không bao giờ xem thường điều đó. “Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn-phước, hầu cho được thương-xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì-giờ có cần-dùng”.—Hê-bơ-rơ 4:16.
Bạn trả lời ra sao?
• Chúng ta học được gì từ nhà tiên tri Đa-ni-ên về giá trị của lời cầu nguyện?
• Làm thế nào chúng ta có thể củng cố tình bạn với Đức Giê-hô-va?
• Tại sao chúng ta cần phải cầu nguyện không thôi?
• Tại sao cảm nghĩ mình không xứng đáng không nên cản trở chúng ta cầu nguyện với Đức Giê-hô-va?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 16]
Nê-hê-mi nói thầm một lời cầu nguyện ngắn trước khi tâu với vua
[Hình nơi trang 17]
An-ne “cầu-nguyện lâu-dài trước mặt Đức Giê-hô-va”
[Các hình nơi trang 18]
Chúa Giê-su cầu nguyện suốt đêm trước khi bổ nhiệm 12 sứ đồ
[Các hình nơi trang 20]
Trong ngày có nhiều cơ hội để cầu nguyện