Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Nhu cầu tâm linh và hạnh phúc của bạn

Nhu cầu tâm linh và hạnh phúc của bạn

Nhu cầu tâm linh và hạnh phúc của bạn

CÓ LẼ bạn dành nhiều thì giờ cho việc chăm sóc sức khỏe. Mỗi ngày, có thể bạn dành đến tám giờ để ngủ, vài giờ để nấu nướng và ăn uống, và ít nhất tám giờ để làm việc nhằm trang trải chi phí ăn ở. Nếu bị bệnh, bạn có lẽ phải bỏ thì giờ và tiền bạc đi đến bác sĩ hoặc lo thuốc chữa trị. Bạn dọn dẹp nhà cửa, tắm rửa, và có thể còn tập thể dục đều đặn, tất cả đều nhằm mục đích có sức khỏe tốt.

Tuy nhiên, giữ gìn sức khỏe tốt không chỉ đòi hỏi phải chăm sóc nhu cầu thể chất mà thôi. Có một điều khác đóng vai trò rất quan trọng trong hạnh phúc của bạn. Các cuộc nghiên cứu y học cho thấy sức khỏe thể chất liên hệ chặt chẽ với sức khỏe tâm linh—nghĩa là có hoặc thiếu đời sống tâm linh đều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn.

Quan hệ trực tiếp

Theo Giáo Sư Hedley G. Peach của Đại Học Melbourne, Úc: “Phần lớn những bài nghiên cứu trực tiếp về đề tài này nhận thấy sự tương quan rõ ràng giữa đời sống tâm linh phong phú hơn và sức khỏe tốt hơn”. Bình luận về những phát hiện này, tạp chí The Medical Journal of Australia (MJA) nói: “Lòng mộ đạo cũng được liên kết với... huyết áp thấp, lượng chất béo thấp... và ngay cả ít nguy cơ ung thư ruột.”

Tương tự thế, ở Hoa Kỳ, vào năm 2002 Đại Học California (UC), Berkeley tiến hành một cuộc nghiên cứu 6.545 người, phát hiện rằng “những người tham dự các buổi lễ tôn giáo mỗi tuần một lần có nguy cơ tử vong thấp hơn một cách đáng kể so với những người không thường xuyên hoặc không bao giờ đi lễ”. Doug Oman, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu và là giảng viên thuộc Khoa Y Tế của Đại Học UC Berkeley, nói: “Chúng tôi thấy có sự khác biệt này ngay cả sau khi xét đến những yếu tố như quan hệ xã hội và những thói quen ảnh hưởng sức khỏe, kể cả việc hút thuốc lá và tập thể dục”.

Cho thấy những lợi ích khác mà những người có quan điểm sống hướng về tâm linh nhận được, tạp chí MJA nói: “Các cuộc nghiên cứu ở Úc cho thấy rằng những người mộ đạo có hôn nhân bền vững hơn, ít nghiện rượu và lạm dụng ma túy hơn, tỉ lệ tự tử thấp và ít nghĩ đến tự tử hơn, ít lo lắng và trầm cảm hơn, có tinh thần vị tha hơn”. Ngoài ra, tạp chí BMJ (trước đây là The British Medical Journal) báo cáo: “So với những người không có tín ngưỡng, những người nhận là có tín ngưỡng mạnh hơn dường như giải tỏa hết nỗi đau buồn nhanh chóng hơn sau khi một người thân qua đời”.

Có nhiều ý kiến khác nhau về điều gì là nhu cầu tâm linh thật. Nhưng tình trạng tâm linh quả có tác động đến sức khỏe thể chất và tâm thần của bạn. Bằng chứng này phù hợp với lời mà Chúa Giê-su phát biểu gần 2000 năm trước. Ngài nói: “Phúc cho ai biết tâm linh mình nghèo khổ”. (Ma-thi-ơ 5:3, Bản Diễn Ý) Vì sức khỏe và hạnh phúc bạn chịu ảnh hưởng của tình trạng tâm linh, thật hợp lý để hỏi: “Tôi có thể tìm được ở đâu sự hướng dẫn đáng tin cậy về vấn đề tâm linh? Việc ý thức về nhu cầu tâm linh bao hàm điều gì?

[Nguồn tư liệu nơi trang 2]

Nguồn cung cấp hình ảnh: Trang 18: Mao Tse-tung và Golda Meir: Hulton/Archive by Getty Images; Francis Ferdinand: Trích từ sách The War of the Nations; Hirohito, Lindbergh, & Einstein: U.S. National Archives photo; Stalin: U.S. Army photo; Roosevelt: Franklin D. Roosevelt Library; Churchill: The Trustees of the Imperial War Museum (MH 26392)