Duy trì sự trong trắng bằng cách gìn giữ lòng
Duy trì sự trong trắng bằng cách gìn giữ lòng
“Khá cẩn-thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra”.—CHÂM-NGÔN 4:23.
1-3. (a) Người ta thường cho thấy họ không xem trọng sự trong trắng của mình như thế nào? Hãy minh họa. (b) Tại sao cần phải xem xét giá trị của sự trong trắng?
BỨC TRANH có lẽ không hợp thời, không thích hợp với đồ trang hoàng trong nhà. Dù sao chủ nhà cũng cảm thấy không cần nó. Cuối cùng bức tranh đó được đem ra bán cùng với những đồ cũ để gây quỹ cho từ thiện, với giá 29 đô la (Mỹ). Nhưng vài năm sau, bức tranh đó trị giá gần một triệu đô la! Đúng vậy, nó hóa ra là một kiệt tác rất quý. Hãy tưởng tượng người chủ trước cảm thấy thế nào vì đã coi rẻ bức tranh quý này!
2 Sự việc cũng thường như vậy đối với sự trong trắng, tức sự trong sạch về đạo đức, hay tinh khiết. Rất nhiều người ngày nay xem thường sự trong trắng của họ. Một số người xem đó là quan niệm lỗi thời, không thích hợp với lối sống hiện đại. Vì thế, họ bỏ sự trong trắng chỉ để được một cái gì nho nhỏ. Một số đổi sự trong trắng để được thỏa mãn nhục dục trong chốc lát. Những người khác hy sinh sự trong trắng với hy vọng được bạn đồng lứa hay người khác phái xem trọng hơn.—Châm-ngôn 13:20.
3 Đối với nhiều người, khi nhận biết sự trong trắng quả là điều quý giá như thế nào thì đã quá trễ. Tổn hại đó thường rất bi thảm. Như Kinh Thánh nói, hậu quả của sự vô luân có thể giống như chất độc và “đắng như ngải-cứu”. (Châm-ngôn 5:3, 4) Vì môi trường luân lý ngày nay bại hoại, làm thế nào bạn có thể quý trọng và duy trì sự trong trắng? Chúng ta sẽ tập trung vào ba bước liên quan với nhau mà chúng ta có thể áp dụng.
Cẩn thận gìn giữ lòng
4. Lòng biểu thị điều gì, và tại sao chúng ta cần phải gìn giữ nó cẩn thận?
4 Bí quyết duy trì sự trong trắng là cẩn thận gìn giữ lòng. Kinh Thánh nói: “Khá cẩn-thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra”. (Châm-ngôn 4:23) Lòng biểu thị con người bề trong, bao gồm tư tưởng, cảm nghĩ, và động cơ của mình. Kinh Thánh nói: “Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính-mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi”. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:5, chúng tôi viết nghiêng). Chúa Giê-su gọi đây là điều răn quan trọng nhất. (Mác 12:29, 30) Rõ ràng, lòng chúng ta có giá trị rất lớn, đáng được gìn giữ cẩn thận.
5. Làm thế nào lòng có thể vừa hữu ích lại vừa nguy hiểm?
5 Tuy nhiên, Kinh Thánh cũng nói rằng “lòng người ta là dối-trá hơn mọi vật, và rất là xấu-xa”. (Giê-rê-mi 17:9) Làm sao lòng có thể dối trá—một mối nguy hiểm cho chúng ta? Hãy lấy thí dụ, xe hơi là một công cụ rất hữu ích, thậm chí có thể cứu người trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng nếu người lái không điều khiển xe, luôn giữ vững tay lái, chính chiếc xe đó có thể dễ dàng trở thành vũ khí giết người. Cũng thế, nếu không cẩn thận giữ lòng mình, bạn sẽ bị sự ham muốn và thôi thúc trong lòng chi phối, và sẽ gặp tai họa trong cuộc sống. Lời Đức Chúa Trời nói: “Kẻ nào tin-cậy nơi lòng mình là kẻ ngu-muội; còn ai ăn-ở cách khôn-ngoan sẽ được cứu-rỗi”. (Châm-ngôn 28:26) Thật vậy, bạn có thể bước đi trong sự khôn ngoan và thoát được tai họa nếu dùng Lời Đức Chúa Trời để hướng dẫn bạn, cũng giống như xem bản đồ trước khi bắt đầu cuộc hành trình.—Thi-thiên 119:105.
6, 7. (a) Sự thánh khiết là gì, và tại sao quan trọng đối với các tôi tớ của Đức Giê-hô-va? (b) Làm sao chúng ta biết được con người bất toàn có thể phản ánh sự thánh khiết của Đức Giê-hô-va?
6 Lòng chúng ta sẽ không tự nhiên hướng đến sự trong trắng. Chúng ta phải hướng lòng mình đến điều đó. Một cách để làm thế là suy ngẫm về chân giá trị của tính trong trắng. Đức tính này liên quan chặt chẽ với sự thánh khiết, tức là sự trong sạch, tinh khiết, tách biệt với tội lỗi. Thánh khiết là một đức tính quý báu trong bản tính của Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Hàng trăm câu Kinh Thánh liên hệ đức tính đó với Đức Giê-hô-va. Thật vậy Kinh Thánh nói: “Thánh cho Đức Giê-hô-va”. (Xuất Ê-díp-tô Ký 28:36) Nhưng đức tính cao quý đó liên quan thế nào đến chúng ta là những người bất toàn?
7 Trong Lời Ngài, Đức Giê-hô-va bảo chúng ta: “Hãy nên thánh, vì ta là thánh”. (1 Phi-e-rơ 1:16) Đúng vậy, chúng ta có thể noi theo sự thánh khiết của Đức Giê-hô-va; chúng ta có thể trong sạch trước mặt Ngài, duy trì sự trong trắng. Vậy khi tránh những hành vi không trong sạch, ô uế, chúng ta đang vươn tới đặc ân tuyệt diệu, cao quý—đó là phản ánh một đức tính tốt đẹp của Đức Chúa Trời Tối Cao! (Ê-phê-sô 5:1) Chúng ta chớ cho rằng điều đó không thể thực hiện được, vì Đức Giê-hô-va là một Chủ Nhân khôn ngoan và phải lẽ, không bao giờ đòi hỏi nhiều hơn khả năng của chúng ta. (Thi-thiên 103:13, 14; Gia-cơ 3:17) Công nhận rằng muốn giữ sự trong trắng về thiêng liêng và đạo đức, chúng ta phải nỗ lực. Tuy vậy, sứ đồ Phao-lô lưu ý chúng ta về “lòng thật-thà tinh-sạch đối với Đấng Christ”. (2 Cô-rinh-tô 11:3, chúng tôi viết nghiêng). Chẳng phải chúng ta có bổn phận đối với Đấng Christ và Cha ngài là phải hết sức cố gắng để giữ sự trong trắng về đạo đức hay sao? Xét cho cùng, hai Ngài đã biểu lộ lòng yêu thương bao la mà chúng ta không bao giờ có thể báo đáp. (Giăng 3:16; 15:13) Thật là một đặc ân cho chúng ta được bày tỏ lòng biết ơn bằng một lối sống trong sạch, đạo đức. Nghĩ về sự trong trắng theo cách đó, chúng ta sẽ xem trọng nó và gìn giữ lòng mình.
8. (a) Làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng lòng mình? (b) Cách chúng ta trò chuyện có thể cho thấy gì về mình?
8 Chúng ta cũng gìn giữ lòng mình qua cách chúng ta tự nuôi dưỡng. Chúng ta cần đều đặn nuôi dưỡng lòng và trí bằng thức ăn Cô-lô-se 3:2) Ngay cả việc trò chuyện cũng phải phản ánh điều đó. Nếu có tiếng là hay nói về đề tài thuộc xác thịt, vô luân, chúng ta đang bộc lộ tình trạng của lòng mình. (Lu-ca 6:45) Vậy hãy có tiếng là người hay nói về vấn đề thiêng liêng, có tính cách xây dựng. (Ê-phê-sô 5:3) Để gìn giữ lòng, cần phải tránh những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Chúng ta hãy thảo luận về hai mối nguy hiểm này.
thiêng liêng lành mạnh, luôn tập trung vào tin mừng về Nước Trời. (Hãy tránh sự gian dâm
9-11. (a) Tại sao những ai lờ đi lời khuyên nơi 1 Cô-rinh-tô 6:18 dễ phạm vào tội vô luân nghiêm trọng? Hãy minh họa. (b) Nếu tránh sự gian dâm, chúng ta không làm điều gì? (c) Người trung thành Gióp nêu gương xuất sắc nào cho chúng ta?
9 Đức Giê-hô-va soi dẫn sứ đồ Phao-lô để viết lời khuyên đã giúp nhiều người gìn giữ lòng và duy trì sự trong trắng. Phao-lô nói: “Hãy tránh sự dâm-dục [“gian dâm”, Tòa Tổng Giám Mục]”. (1 Cô-rinh-tô 6:18) Ông bảo tín đồ Đấng Christ hãy tránh sự gian dâm, như thể chạy khỏi mối nguy hiểm đe dọa tính mạng. Nếu lờ đi lời khuyên đó, chúng ta dễ phạm vào tội vô luân nghiêm trọng và mất đi ân huệ của Đức Chúa Trời.
10 Để minh họa: Một bà mẹ đã tắm và mặc đồ cho đứa con trai để chuẩn bị cho một dịp quan trọng. Đứa bé xin được ra ngoài chơi trước khi gia đình rời nhà, và bà đồng ý—với một điều kiện. Bà nói: “Không được đi gần vũng nước ngoài đó. Nếu bị lấm bùn, con sẽ bị phạt”. Trong vòng vài phút, bà thấy đứa bé chệnh choạng ngay rìa vũng nước. Nó chưa lấm bùn. Song, nó đang lờ đi lời cảnh cáo của mẹ nó là không được đến gần vũng nước, và thế nào cũng bị lấm bùn. (Châm-ngôn 22:15) Nhiều người trẻ và người lớn đáng lẽ phải biết mà cũng phạm lỗi tương tự. Như thế nào?
11 Vào thời nay khi rất nhiều người xuôi theo “tình-dục xấu-hổ”, cả một ngành kinh doanh đã phát triển dựa vào việc đẩy mạnh quan hệ tính dục trái phép. (Rô-ma 1:26, 27) Tệ nạn khiêu dâm lan tràn trên sách báo, video và Internet. Những ai tiếp thu những hình ảnh đó vào tâm trí chắc chắn không đang tránh sự gian dâm. Họ đang đùa với nó, mấp mé bên bờ, coi thường lời răn của Kinh Thánh. Thay vì gìn giữ lòng, họ đầu độc nó bằng những hình ảnh sinh động mà có thể cần nhiều năm mới phai mờ trong trí nhớ. (Châm-ngôn 6:27) Chúng ta hãy học từ người trung thành Gióp; ông đã lập ước—sự thỏa thuận chính thức—với mắt mình, không nhìn những gì chỉ cám dỗ ông làm điều sai trái. (Gióp 31:1) Đó quả là gương nên noi theo!
12. Trong giai đoạn tìm hiểu, cặp nam nữ có thể ‘tránh sự gian dâm’ như thế nào?
Gia-cơ 5:14, 15) Tuy nhiên, nhiều cặp nam nữ tín đồ Đấng Christ đã hành động khôn ngoan và tránh những nguy hiểm này trong thời gian tìm hiểu. (Châm-ngôn 22:3) Họ hạn chế những cử chỉ âu yếm. Khi đi đâu với nhau, họ mời người đi kèm và cẩn thận tránh tình huống chỉ có hai người ở nơi vắng vẻ.
12 ‘Tránh sự gian dâm’ trong giai đoạn nam nữ tìm hiểu nhau là điều đặc biệt quan trọng. Giai đoạn đó lẽ ra phải là một thời gian vui sướng, đầy hy vọng và sự mong đợi, nhưng một số cặp trẻ tuổi đã đánh mất những điều đó bằng cách đùa giỡn với sự vô luân. Khi làm thế, cả hai bên đều mất đi nền tảng tốt nhất cho một hôn nhân thành công—một quan hệ dựa trên tình yêu thương bất vị kỷ, sự tự chủ, và vâng phục Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Một cặp nam nữ tín đồ Đấng Christ đã có hành vi vô luân trong giai đoạn tìm hiểu. Sau khi kết hôn, người vợ thừa nhận rằng lương tâm chị bị cắn rứt, thậm chí mất niềm vui trong ngày cưới. Chị thú nhận: “Tôi đã cầu xin Đức Giê-hô-va tha thứ nhiều lần, nhưng dù bảy năm đã trôi qua, lương tâm vẫn cứ kết tội tôi”. Điều rất quan trọng là những người phạm tội lỗi như thế tìm sự giúp đỡ của các trưởng lão đạo Đấng Christ. (13. Tại sao tín đồ Đấng Christ không nên hẹn hò tìm hiểu một người không phụng sự Đức Giê-hô-va?
13 Những tín đồ Đấng Christ hẹn hò tìm hiểu những người không phụng sự Đức Giê-hô-va thường gặp nhiều vấn đề rắc rối. Thí dụ, làm thế nào bạn có thể kết hợp với người không yêu mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời? Điều rất quan trọng là tín đồ Đấng Christ chỉ kết hôn với người nào yêu mến Đức Giê-hô-va và tôn trọng tiêu chuẩn của Ngài về sự trong trắng. Lời Đức Chúa Trời bảo chúng ta: “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công-bình với gian-ác có hội-hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông-đồng nhau được chăng?”—2 Cô-rinh-tô 6:14.
14, 15. (a) Một số người có ý niệm sai lầm nào về nghĩa của từ “gian dâm”? (b) “Sự gian dâm” bao gồm những hành vi nào, và bằng cách nào tín đồ Đấng Christ có thể ‘tránh sự gian dâm’?
14 Sự hiểu biết cũng thiết yếu. Chúng ta không thể tránh sự gian dâm một cách đúng đắn nếu không thật sự biết thế nào là gian dâm. Một số người trong thế gian ngày nay có ý niệm sai về nghĩa của từ “gian dâm”. Họ cho rằng mình có thể thỏa mãn những ham muốn tính dục ngoài vòng hôn nhân miễn là họ tránh sự giao hợp theo cách bình thường. Trong nỗ lực làm giảm số thanh thiếu nữ có thai ngoài ý muốn, ngay cả một số cơ quan y tế uy tín đã khuyến khích giới trẻ nên có hành vi tính dục “khác thường” để tránh có thai. Lời khuyên như thế lầm lẫn một cách đáng tiếc. Tránh có thai ngoại hôn không cùng nghĩa với giữ sự trong trắng, và định nghĩa thật sự của từ “gian dâm” cũng không hạn hẹp như thế.
15 Từ Hy Lạp por·neiʹa, dịch là “gian dâm”, có ý nghĩa khá rộng. Từ này nói đến quan hệ tính dục giữa những người không kết hôn với nhau và tập trung vào việc lạm dụng cơ 2 Ti-mô-thê 2:26) Hơn nữa, giữ sự trong trắng không chỉ bao gồm việc tránh bất cứ hành vi nào được xem là gian dâm. Muốn ‘tránh sự gian dâm’, chúng ta phải tránh mọi hình thức ô uế về tính dục cũng như hạnh kiểm luông tuồng, là điều có thể dẫn đến tội nặng por·neiʹa. (Ê-phê-sô 4:19) Bằng cách đó chúng ta duy trì sự trong trắng.
quan sinh dục. Por·neiʹa bao gồm quan hệ tính dục bằng miệng, bằng hậu môn và bằng cách thủ dâm người khác—những hành vi thường được liên kết với nhà chứa. Những người nghĩ rằng những hành vi như thế không phải là “gian dâm” thì đang tự lừa dối mình và đã rơi vào cạm bẫy của Sa-tan. (Hãy tránh nguy hiểm của việc tán tỉnh
16. Cử chỉ yêu đương thích hợp trong khung cảnh nào, như được minh họa qua thí dụ nào trong Kinh Thánh?
16 Nếu muốn duy trì sự trong trắng, chúng ta cần phải coi chừng một mối nguy hiểm khác là sự tán tỉnh. Một số người có thể nhất định rằng tán tỉnh chòng ghẹo chỉ là trò đùa vô hại giữa những người khác phái. Phải thừa nhận rằng có lúc và chỗ để biểu lộ cử chỉ yêu đương. Khi bắt gặp Y-sác và Rê-bê-ca “giỡn-chơi” với nhau, người ta đã nhận ra rằng họ không phải là anh em. (Sáng-thế Ký 26:7-9) Song, họ là vợ chồng. Cử chỉ âu yếm giữa họ là thích hợp. Tán tỉnh lại là vấn đề khác.
17. Thế nào là tán tỉnh, và vấn đề này có thể được kiềm chế bằng cách nào?
17 Tán tỉnh có thể được định nghĩa là tỏ tình ý nhưng không có mục đích kết hôn. Con người rất phức tạp, vì thế chắc chắn có vô số cách tán tỉnh, nhiều cách rất kín đáo tinh tế. (Châm-ngôn 30:18, 19) Do đó những quy tắc cứng nhắc không thể giải quyết vấn đề. Thay vì thế, cần có điều cao siêu hơn—thành thật tự vấn và cẩn thận áp dụng các nguyên tắc Kinh Thánh.
18. Điều gì thúc đẩy một số người tán tỉnh, và tại sao tán tỉnh là có hại?
18 Nếu thành thật với chính mình, phần đông chúng ta có lẽ sẽ thú nhận rằng khi nhận biết một người khác phái để ý đến mình, chúng ta cảm thấy hãnh diện. Đó là điều tự nhiên. Nhưng chúng ta có tán tỉnh để gợi lên sự chú ý đó—chỉ nhằm mục đích cảm thấy hãnh diện hoặc khiến người khác cảm thấy được tâng bốc không? Nếu vậy, chúng ta có nghĩ đến sự tổn thương mình có thể đang gây ra không? Thí dụ, Châm-ngôn 13:12 nói: “Sự trông-cậy trì-hoãn khiến lòng bị đau-đớn”. Nếu cố tình tán tỉnh một người, chúng ta có lẽ không ý thức người đó bị ảnh hưởng thế nào. Người đó có thể bắt đầu trông mong sẽ có dịp tìm hiểu và ngay cả đi đến hôn nhân. Sự thất vọng có thể làm đau buồn biết bao. (Châm-ngôn 18:14) Cố ý đùa giỡn với tình cảm của người khác là tàn ác.
19. Việc tán tỉnh có thể gây nguy hại cho hôn nhân của tín đồ Đấng Christ như thế nào?
19 Đối với những người đã có gia đình thì việc giữ mình về sự tán tỉnh là đặc biệt quan trọng. Tỏ tình ý với người đã có gia đình—hoặc một người đã có vợ hay chồng tỏ tình ý với một người khác—là sai. Đáng buồn là một số tín đồ Đấng Christ lầm tưởng rằng để lòng yêu mến một người khác phái không phải là người hôn phối của mình thì không sao. Một số người thổ lộ những quan tâm sâu kín nhất với “người bạn” như thế, thậm chí tâm sự nỗi niềm riêng mà họ không hề chia sẻ với người hôn phối. Vì thế, cảm xúc lãng mạn phát triển thành sự lệ thuộc về tình cảm, là điều có thể làm suy yếu dần thậm chí hủy hoại hôn nhân. Những tín đồ Đấng Christ đã lập gia đình nên ghi nhớ lời cảnh báo khôn Ma-thi-ơ 5:28) Vậy chúng ta hãy gìn giữ lòng và tránh những tình huống có thể đưa đến hậu quả tai hại như thế.
ngoan của Chúa Giê-su về tội ngoại tình—nó bắt đầu từ trong lòng. (20. Chúng ta nên cương quyết xem sự trong trắng như thế nào?
20 Công nhận rằng giữ sự trong trắng không phải là việc dễ làm trong thế gian vô luân ngày nay. Nhưng hãy nhớ rằng giữ sự trong trắng thì dễ hơn nhiều so với việc hồi phục nó một khi đã đánh mất. Tất nhiên Đức Giê-hô-va có thể “tha-thứ dồi-dào” và tẩy sạch những ai thật sự ăn năn về tội lỗi mình. (Ê-sai 55:7) Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va không che chở những người phạm tội vô luân khỏi hậu quả của hành động họ. Hậu quả có thể kéo dài nhiều năm thậm chí cả đời. (2 Sa-mu-ên 12:9-12) Vậy hãy cố gắng duy trì sự trong trắng bằng cách gìn giữ lòng bạn. Hãy xem vị thế trong trắng, không ô uế trước mắt Giê-hô-va Đức Chúa Trời là điều rất quý—và chớ bao giờ để mất nó!
Bạn trả lời ra sao?
• Thế nào là trong trắng, và tại sao tính đó rất quan trọng?
• Làm thế nào chúng ta có thể gìn giữ lòng?
• Tránh sự gian dâm bao hàm điều gì?
• Tại sao chúng ta phải tránh tán tỉnh?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 11]
Xe hơi có thể nguy hiểm nếu không được điều khiển đúng đắn
[Các hình nơi trang 12]
Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta lờ đi lời cảnh báo?
[Hình nơi trang 13]
Một cuộc tìm hiểu trong trắng mang lại niềm vui và tôn vinh Đức Chúa Trời