Hãy coi chừng đừng để bị lừa
Hãy coi chừng đừng để bị lừa
“Hãy coi chừng chớ để ai gài bẫy anh em bằng... những tư tưởng giả dối rỗng tuếch”.—CÔ-LÔ-SE 2:8, Tòa Tổng Giám Mục.
1-3. (a) Những thí dụ nào cho thấy sự gian dối đã thâm nhập hầu như mọi khía cạnh của đời sống hàng ngày? (b) Tại sao chúng ta không nên ngạc nhiên về sự gian dối trong thế gian?
“BAO NHIÊU người chưa từng nghe thân chủ nói dối?” Cách đây vài năm, một giáo sư luật hướng dẫn một cuộc khảo sát bằng cách đặt ra câu hỏi đó. Người ta trả lời ra sao? Ông giải thích: “Trong hàng ngàn luật sư, chỉ có một người chưa từng nghe thân chủ nói dối”. Lý do là gì? “Luật sư đó mới bắt đầu hành nghề trong một văn phòng lớn và chưa có một thân chủ nào”. Điều này cho thấy một sự thật đáng buồn—nói dối và lừa đảo là việc thông thường trong thế gian ngày nay.
2 Việc gian dối diễn ra dưới nhiều hình thức và đã thâm nhập hầu như mọi khía cạnh của đời sống hiện nay. Báo cáo của các phương tiện truyền thông có đầy những trường hợp—nhà chính trị nói dối về hành động của họ, kế toán viên và luật sư phóng đại lợi nhuận công ty, giới quảng cáo đánh lừa người tiêu thụ, người kiện lừa gạt công ty bảo hiểm, đó là chỉ mới kể một số. Rồi cũng có sự lừa dối trong tôn giáo. Hàng giáo phẩm làm cho quần chúng bị lầm lạc qua việc dạy dỗ những giáo lý sai lầm, chẳng hạn như linh hồn bất tử, hỏa ngục, và Chúa Ba Ngôi.—2 Ti-mô-thê 4:3, 4.
3 Chúng ta có nên ngạc nhiên về tất cả những sự gian dối này không? Hẳn là không. 2 Ti-mô-thê 3:1, 13) Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta cần cảnh giác về những ý niệm sai lầm có thể khiến chúng ta xa rời lẽ thật. Hai câu hỏi tất nhiên được đặt ra là: Tại sao sự gian dối lại phổ biến như thế ngày nay, và làm thế nào chúng ta có thể đề phòng để không bị lừa?
Nói về “ngày sau-rốt”, Kinh Thánh báo trước: “Những người hung-ác, kẻ giả-mạo thì càng chìm-đắm luôn trong điều dữ, làm lầm-lạc kẻ khác mà cũng lầm-lạc chính mình nữa”. (Tại sao ngày nay có quá nhiều gian dối?
4. Kinh Thánh giải thích lý do sự gian dối lan tràn trong thế gian như thế nào?
4 Kinh Thánh giải thích rõ ràng lý do sự gian dối lan tràn trong thế gian này. Sứ đồ Giăng viết rằng “cả thế-gian đều phục dưới quyền ma-quỉ”. (1 Giăng 5:19) “Ma-quỉ” đó là Sa-tan. Chúa Giê-su nói về hắn: “Nó... chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối”. Vậy có gì đáng ngạc nhiên khi thế gian này phản ánh tinh thần, các giá trị, và tính lừa bịp của chúa thế gian này?—Giăng 8:44; 14:30; Ê-phê-sô 2:1-3.
5. Sa-tan đã tăng cường nỗ lực lừa bịp vào thời kỳ cuối cùng này như thế nào, và hắn đặc biệt nhằm vào ai?
5 Trong thời kỳ cuối cùng này, Sa-tan đã tăng cường nỗ lực. Hắn đã bị quăng xuống đất. Vì biết thì giờ mình chẳng còn bao nhiêu, nên hắn “giận hoảng”. Cương quyết hủy diệt càng nhiều người càng tốt, hắn “dỗ-dành [“lừa dối”, Bản Diễn Ý] cả thiên-hạ”. (Khải-huyền 12:9, 12) Sa-tan không phải là kẻ chỉ thỉnh thoảng lừa gạt người ta, mà đúng hơn, hắn không ngừng nỗ lực lừa dối loài người. * Hắn dùng mọi thủ đoạn lừa bịp—bao gồm mưu mẹo và phản bội—để làm mù lòng kẻ chẳng tin và không cho họ đến gần Đức Chúa Trời. (2 Cô-rinh-tô 4:4) Đặc biệt chúa lừa bịp này quyết nuốt những ai thờ phượng Đức Chúa Trời bằng “tâm-thần và lẽ thật”. (Giăng 4:24; 1 Phi-e-rơ 5:8) Chớ bao giờ quên rằng trên thực tế Sa-tan đã tuyên bố: ‘Tôi có thể làm cho bất cứ ai từ bỏ Đức Chúa Trời’. (Gióp 1:9-12) Chúng ta hãy xem xét một số “mưu-kế” của Sa-tan và cách đề phòng chúng.—Ê-phê-sô 6:11.
Coi chừng bị kẻ bội đạo lừa gạt
6, 7. (a) Nhiều kẻ bội đạo tự nhận điều gì? (b) Kinh Thánh cho thấy rõ điều kẻ bội đạo muốn là gì?
6 Từ lâu Sa-tan đã dùng những kẻ bội đạo để cố cám dỗ tôi tớ của Đức Chúa Trời. (Ma-thi-ơ 13:36-39) Những kẻ bội đạo có thể tự nhận rằng họ thờ phượng Đức Giê-hô-va và tin Kinh Thánh, nhưng bác bỏ tổ chức hữu hình của Ngài. Thậm chí một số người trở lại với những giáo lý làm ô danh Đức Chúa Trời do “Ba-by-lôn lớn”, đế quốc tôn giáo giả thế giới, đề xướng. (Khải-huyền 17:5; 2 Phi-e-rơ 2:19-22) Dưới sự soi dẫn của Đức Chúa Trời, những người viết Kinh Thánh dùng lời mạnh mẽ để vạch trần động cơ và phương pháp của kẻ bội đạo.
7 Những kẻ bội đạo muốn gì? Đa số những kẻ bội đạo không thỏa mãn rời bỏ đức tin mà có lẽ một thời họ đã xem là đúng. Thường thường, họ muốn kéo theo người khác. Thay vì đi đào tạo môn đồ riêng, nhiều kẻ bội đạo “ráng sức dỗ môn-đồ [tức là môn đồ của Đấng Christ] theo họ”. (Công-vụ 20:29, 30) Về những giáo sư giả, sứ đồ Phao-lô đưa ra lời cảnh báo khẩn thiết này: “Hãy coi chừng chớ để ai gài bẫy anh em”. (Cô-lô-se 2:8, TTGM) Chẳng phải lời đó miêu tả đúng những gì nhiều kẻ bội đạo cố làm hay sao? Giống như kẻ bắt cóc đem nạn nhân không thận trọng khỏi gia đình, những kẻ bội đạo cũng gài bẫy những thành viên hay tin của hội thánh, cố đem họ ra khỏi bầy.
8. Kẻ bội đạo dùng những phương pháp nào để đạt mục tiêu của họ?
8 Kẻ bội đạo dùng những phương pháp nào để đạt mục tiêu của họ? Họ thường dùng thủ Ma-thi-ơ 5:11) Những kẻ chống đối đầy ác tâm đó nói sai sự thật với dụng ý đánh lừa người khác. Sứ đồ Phi-e-rơ báo trước về những kẻ bội đạo sẽ dùng “lời dối-trá”, truyền “sự dối-trá”, và ‘giải sai Kinh-thánh’ để đạt mục tiêu của mình. (2 Phi-e-rơ 2:3, 13; 3:16) Buồn thay những kẻ bội đạo đã thành công trong việc “phá-đổ đức-tin của một vài người cách như vậy”.—2 Ti-mô-thê 2:18.
đoạn xuyên tạc, lời nửa sự thật, và sự dối trá trắng trợn. Chúa Giê-su biết rằng môn đồ ngài sẽ trở thành nạn nhân của những kẻ “lấy mọi điều dữ nói vu” cho họ. (9, 10. (a) Làm thế nào chúng ta có thể đề phòng để không bị kẻ bội đạo lừa gạt? (b) Tại sao chúng ta không bối rối khi sự hiểu biết của chúng ta về ý định Đức Chúa Trời cần được điều chỉnh?
9 Làm thế nào chúng ta có thể đề phòng để không bị kẻ bội đạo lừa gạt? Bằng cách chú ý đến lời khuyên trong Lời Đức Chúa Trời, nói rằng: “Coi chừng những kẻ gây nên bè-đảng và làm gương xấu, nghịch cùng sự dạy-dỗ mà anh em đã nhận. Phải tránh xa họ đi”. (Rô-ma 16:17) Chúng ta “tránh xa họ” bằng cách lánh xa luận điệu của họ—dù trực tiếp, qua sách báo, hoặc trên Internet. Tại sao chúng ta có lập trường như thế? Trước hết, vì Lời Đức Chúa Trời bảo chúng ta làm thế, và chúng ta tin rằng Đức Giê-hô-va luôn luôn nghĩ đến lợi ích tốt nhất của chúng ta.—Ê-sai 48:17, 18.
10 Thứ hai, chúng ta yêu tổ chức đã dạy chúng ta các lẽ thật quý báu tách hẳn chúng ta ra khỏi Ba-by-lôn Lớn. Đồng thời ý thức rằng chúng ta chưa biết hết về ý định Đức Chúa Trời; sự hiểu biết của chúng ta đã được chỉnh lại qua thời gian. Tín đồ Đấng Christ trung thành sẵn sàng chờ đợi Đức Giê-hô-va về tất cả những sự điều chỉnh như thế. (Châm-ngôn 4:18) Trong lúc ấy, chúng ta sẽ không bỏ tổ chức mà Đức Chúa Trời sẵn lòng dùng, vì thấy rõ bằng chứng Ngài ban phước cho tổ chức này.—Công-vụ 6:7; 1 Cô-rinh-tô 3:6.
Coi chừng sự tự dối mình
11. Tại sao con người bất toàn có khuynh hướng tự lừa dối mình?
11 Con người bất toàn có một khuynh hướng mà Sa-tan dễ lợi dụng—sự tự dối mình. Giê-rê-mi 17:9 nói: “Lòng người ta là dối-trá hơn mọi vật, và rất là xấu-xa”. Và Gia-cơ viết: “Mỗi người bị cám-dỗ khi mắc tư-dục xui-giục mình”. (Gia-cơ 1:14) Nếu lòng chúng ta bị cám dỗ, có thể nói là nó lôi cuốn chúng ta, làm cho những ham muốn tội lỗi trông hấp dẫn và vô hại. Cách nhìn như thế dễ đánh lừa, vì xiêu lòng theo tội lỗi cuối cùng dẫn đến sự tàn hại.—Rô-ma 8:6.
12. Qua những cách nào chúng ta có thể bị mắc bẫy vì sự tự dối mình?
12 Sự tự dối mình dễ gài bẫy chúng ta. Lòng dối trá có thể biện hộ cho một tật rất xấu hoặc bào chữa cho một tội nặng. (1 Sa-mu-ên 15:13-15, 20, 21) Lòng xấu xa cũng tìm cách để thanh minh cho hạnh kiểm đáng ngờ. Chẳng hạn trong vấn đề giải trí. Một số sự giải trí là lành mạnh và thú vị. Tuy nhiên, nhiều điều mà thế gian này đưa ra—qua phim ảnh và chương trình truyền hình và Internet—thì đồi trụy và vô luân. Chúng ta dễ tự thuyết phục cho rằng mình có thể xem những chương trình giải trí nhơ bẩn mà không bị gì cả. Một số thậm chí lý luận: “Lương tâm tôi không bị giày vò, vậy có gì là sai đâu?” Song những người như thế đang “lừa-dối mình” bằng lý lẽ sai lầm.—13, 14. (a) Gương nào trong Kinh Thánh cho thấy lương tâm chúng ta không luôn luôn đáng tin cậy. (b) Làm thế nào chúng ta có thể coi chừng sự tự dối mình?
13 Làm thế nào chúng ta có thể coi chừng sự tự dối mình? Trước nhất, chúng ta cần phải nhớ rằng lương tâm con người không luôn luôn đáng tin cậy. Hãy xem trường hợp của sứ Công-vụ 9:1, 2) Lương tâm của ông lúc đó có thể không bị giày vò. Nhưng rõ ràng, nó đã không được hướng dẫn đúng đắn. Phao-lô nói: “Ta đã làm những sự đó đương lúc ta ngu-muội chưa tin”. (1 Ti-mô-thê 1:13) Vậy sự kiện một chương trình giải trí nào đó không làm lương tâm chúng ta bị giày vò tự nó không bảo đảm con đường chúng ta đi là đúng. Chỉ một lương tâm lành mạnh được Lời Đức Chúa Trời rèn luyện đúng đắn mới có thể là sự hướng dẫn đáng tin cậy.
đồ Phao-lô. Trước khi trở thành tín đồ Đấng Christ, ông đã bắt bớ các môn đồ của Chúa Giê-su. (14 Nếu muốn tránh sự tự dối mình, chúng ta cần ghi nhớ một số lời khuyên hữu ích. Tự phân tích mình qua lời cầu nguyện. (Thi-thiên 26:2; 2 Cô-rinh-tô 13:5) Thành thật tự phân tích mình có thể giúp bạn nhận biết cần phải thay đổi điều gì nơi quan điểm hoặc cá tính của bạn. Lắng nghe người khác. (Gia-cơ 1:19) Vì việc tự xét mình thường chủ quan, nên điều khôn ngoan là lắng nghe những lời khách quan của anh chị em tín đồ Đấng Christ thành thục. Nếu nhận thấy mình có quyết định hoặc hành động một cách đáng nghi ngờ dựa theo nhận xét của các anh chị có quan điểm thăng bằng, có kinh nghiệm, thì bạn có thể tự hỏi: ‘Phải chăng lương tâm tôi chưa được rèn luyện đúng đắn hay lòng đang lừa dối mình?’ Đều đặn học hỏi Kinh Thánh và ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh. (Thi-thiên 1:2) Làm thế sẽ giúp chúng ta giữ ý tưởng, thái độ và cảm xúc phù hợp với nguyên tắc của Đức Chúa Trời.
Coi chừng sự dối trá của Sa-tan
15, 16. (a) Cố lừa gạt chúng ta, Sa-tan dùng những lời dối trá nào? (b) Làm thế nào chúng ta có thể tránh bị những sự dối trá đó đánh lừa?
15 Sa-tan dùng nhiều sự dối trá để cố lừa gạt chúng ta. Hắn cố thuyết phục chúng ta rằng của cải vật chất mang lại hạnh phúc và sự thỏa lòng, song sự thật thì thường ngược lại. (Truyền-đạo 5:10-12) Hắn muốn chúng ta tin rằng thế gian tội lỗi này sẽ cứ tiếp tục mãi, mặc dù có bằng chứng rõ rệt là chúng ta đang sống trong “ngày sau-rốt”. (2 Ti-mô-thê 3:1-5) Sa-tan cổ xúy quan niệm là theo đuổi lối sống vô luân không có gì hại, mặc dù những người ham mê khoái lạc thường gặp hậu quả đau buồn. (Ga-la-ti 6:7) Làm thế nào chúng ta có thể tránh bị sự dối trá như thế đánh lừa?
16 Nhận lợi ích từ các gương trong Kinh Thánh. Kinh Thánh chứa đựng nhiều gương cảnh cáo của những người bị sự dối trá của Sa-tan lừa gạt. Họ ham mê vật chất, không còn ý thức thời kỳ họ đang sống, hoặc rơi vào sự vô luân—tất cả đều dẫn đến kết quả không hay. (Ma-thi-ơ 19:16-22; 24:36-42; Lu-ca 16:14; 1 Cô-rinh-tô 10:8-11) Học từ các gương thời nay. Điều đáng buồn là thỉnh thoảng một số tín đồ Đấng Christ mất tinh thần khẩn trương và bắt đầu tin rằng việc phụng sự Đức Chúa Trời khiến họ mất cơ hội hưởng thụ điều gì đó. Họ có thể từ bỏ lẽ thật để theo đuổi một lối sống gọi là khoái lạc. Tuy nhiên, những người như thế ở “nơi trơn-trợt”, vì sớm muộn gì họ sẽ phải đối diện với hậu quả của hạnh kiểm bất kính. (Thi-thiên 73:18, 19) Chúng ta nên khôn ngoan học từ lỗi lầm của người khác.—Châm-ngôn 22:3.
17. Tại sao Sa-tan cổ xúy lời dối trá là Đức Giê-hô-va không yêu thương mà cũng không xem trọng chúng ta?
17 Có một lời dối trá khác mà Sa-tan đã dùng một cách hữu hiệu—đó là Đức Giê-hô-va không yêu thương mà cũng không xem trọng chúng ta. Sa-tan có cả hàng ngàn năm để nghiên cứu loài người bất toàn. Hắn biết rõ sự ngã lòng có thể làm chúng ta suy yếu. (Châm-ngôn 24:10) Vì thế, hắn cổ xúy lời dối trá là chúng ta không xứng đáng trước mắt Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta bị “đánh-đập [“đánh ngã”, Bản Dịch Mới]” và tin rằng Đức Giê-hô-va không quan tâm gì đến mình, chúng ta có thể cảm thấy muốn bỏ cuộc. (2 Cô-rinh-tô 4:9) Đó chính là điều Kẻ Đại Bịp muốn! Vậy làm thế nào chúng ta có thể coi chừng để không bị lời dối trá này của Sa-tan đánh lừa?
18. Kinh Thánh bảo đảm với chúng ta về tình yêu thương của Đức Giê-hô-va như thế nào?
Thi-thiên 56:8) Ngài biết khi bạn “có lòng đau-thương” và ở gần bạn vào những lúc đó. (Thi-thiên 34:18) Ngài biết mọi chi tiết về bạn, kể cả số ‘tóc trên đầu bạn’. (Ma-thi-ơ 10:29-31) Trên hết mọi sự, Đức Chúa Trời “ban Con một của Ngài” vì lợi ích của bạn. (Giăng 3:16; Ga-la-ti 2:20) Đôi khi, bạn có thể thấy khó tin những câu Kinh Thánh như thế áp dụng cho chính cá nhân mình. Nhưng chúng ta phải tin lời của Đức Giê-hô-va. Ngài muốn chúng ta tin rằng Ngài không chỉ yêu thương đoàn thể chúng ta mà còn mỗi người chúng ta.
18 Hãy khắc ghi vào lòng những gì Kinh Thánh nói về tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Lời Đức Chúa Trời dùng một số từ ngữ tượng hình gợi cảm để bảo đảm với chúng ta là Đức Giê-hô-va chú ý và yêu thương mỗi người chúng ta. Ngài để nước mắt bạn trong “ve” của Ngài, nghĩa là Ngài thấy và nhớ những giọt lệ của bạn trong lúc phấn đấu để giữ lòng trung thành. (19, 20. (a) Tại sao nhận rõ và bác bỏ lời dối trá của Sa-tan là Đức Giê-hô-va không yêu thương bạn là điều quan trọng? (b) Một giám thị lưu động đã giúp những người nản lòng bằng cách nào?
19 Nhận ra và bác bỏ lời dối trá. Nếu biết một người nào đó đang nói dối, bạn có thể tự bảo vệ để không bị lừa gạt. Cũng vậy, chỉ biết rằng Sa-tan muốn bạn tin sự dối trá là Đức Giê-hô-va không yêu thương bạn chính điều đó có thể giúp bạn rất nhiều. Bày tỏ cảm nghĩ về bài Tháp Canh cảnh báo về mưu kế của Sa-tan, một tín đồ Đấng Christ nói: “Tôi chưa bao giờ nhận thức rằng Sa-tan cố dùng cảm xúc của tôi để làm tôi nản lòng. Biết được điều này thúc đẩy tôi cố gắng vượt qua những cảm xúc này”.
20 Hãy xem kinh nghiệm của một giám thị lưu động ở một nước Nam Mỹ. Khi đi thăm các anh em nản lòng, anh thường hỏi họ: ‘Anh/chị có tin Chúa Ba Ngôi không?’ Anh hay chị nản lòng đó thường trả lời: ‘Dĩ nhiên là không’, nhận biết rằng đây là một điều dối trá của Sa-tan. Anh trưởng lão lưu động sau đó hỏi: ‘Anh/chị có tin hỏa ngục không?’ Một lần nữa câu trả lời là: ‘Dĩ nhiên không!’ Lúc đó anh trưởng lão bảo họ rằng có một điều dối trá khác của Sa-tan mà người ta thường không nhận ra. Anh lưu ý họ đến trang 249, đoạn 21 của sách Hãy đến gần Đức Giê-hô-va, * đoạn đó vạch trần lời dối trá là Đức Giê-hô-va không yêu thương mỗi người chúng ta. Anh giám thị lưu động báo cáo kết quả tốt khi dùng cách đó để giúp những người nản lòng nhận rõ và bác bỏ lời dối trá này của Sa-tan.
Giữ mình đừng để bị lừa
21, 22. Vì sao chúng ta biết được mưu kế xảo trá của Sa-tan, và chúng ta nên quyết tâm làm gì?
21 Trong phần cuối của ngày sau rốt, chúng ta biết rằng Sa-tan sẽ tiếp tục tung ra hàng loạt lời dối trá và lừa gạt. Mừng thay Đức Giê-hô-va cho chúng ta biết về mưu kế xảo trá của Sa-tan. Kinh Thánh và các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh của “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” vạch trần những thủ đoạn gian ác của Ma-quỉ. (Ma-thi-ơ 24:45) Biết trước là sẵn sàng trước.—2 Cô-rinh-tô 2:11.
22 Vậy chúng ta hãy luôn coi chừng những luận điệu của kẻ bội đạo. Mong sao chúng ta quyết tâm tránh những cạm bẫy tinh vi của sự tự dối mình. Và chúng ta hãy nhận ra và bác bỏ tất cả lời dối trá của Sa-tan. Làm thế, chúng ta sẽ gìn giữ mối quan hệ với “Đức Chúa Trời chân-thật”, Đấng gớm ghiếc sự gian dối.—Thi-thiên 31:5; Châm-ngôn 3:32.
[Chú thích]
^ đ. 5 Bàn về thể của động từ được dịch là “dỗ-dành” hay “lừa dối” nơi Khải-huyền 12:9, một sách tham khảo nói rằng thể từ này “cho thấy một hành động đang diễn tiến và đã trở thành một thói quen”.
^ đ. 20 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
Bạn có nhớ không?
• Tại sao có quá nhiều sự gian dối trong thế gian ngày nay?
• Làm sao chúng ta có thể đề phòng để không bị kẻ bội đạo lừa dối?
• Làm sao chúng ta có thể đề phòng khuynh hướng tự lừa dối mình?
• Làm thế nào có thể tránh bị lời dối trá của Sa-tan đánh lừa?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 17]
Chớ tự dối mình về việc giải trí
[Các hình nơi trang 18]
Để đề phòng sự tự dối mình, hãy tự phân tích mình qua lời cầu nguyện, lắng nghe người khác, và đều đặn học hỏi Lời Đức Chúa Trời