Nhận diện con thú và dấu của nó
Nhận diện con thú và dấu của nó
BẠN có thích giải một điều bí ẩn không? Để tìm ra lời giải, bạn cần những manh mối. Trong Lời được soi dẫn của Ngài, Đức Chúa Trời cung cấp những manh mối cần thiết liên quan đến con số 666, tên hay dấu của con thú nói nơi Khải-huyền chương 13.
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét bốn lập luận chính—bốn manh mối chủ yếu—giúp tìm được ý nghĩa dấu của con thú. Chúng ta sẽ xem xét (1) các tên trong Kinh Thánh đôi khi được chọn như thế nào, (2) con thú ấy là gì, (3) con số 666 là ‘số của người’ có nghĩa gì, và (4) ý nghĩa của số 6 và tại sao nó được viết ba lần, tức 600 cộng 60 cộng 6, hay là 666.—Khải-huyền 13:18.
Các tên trong Kinh Thánh—Không chỉ là nhãn hiệu
Các tên trong Kinh Thánh thường có ý nghĩa đặc biệt, nhất là khi do Đức Chúa Trời chọn. Chẳng hạn, vì Áp-ram sẽ trở thành cha của nhiều dân nên Đức Chúa Trời đã đổi tên ông thành Áp-ra-ham nghĩa là “Cha của nhiều dân tộc”. (Sáng-thế Ký 17:5, cước chú) Đức Chúa Trời bảo Giô-sép và Ma-ri đặt tên con tương lai của Ma-ri là Giê-su, có nghĩa “Đức Giê-hô-va là sự cứu rỗi”. (Ma-thi-ơ 1:21, Lu-ca 1:31) Phù hợp với ý nghĩa của tên đó, qua thánh chức và sự hy sinh làm của-lễ của Chúa Giê-su, Đức Giê-hô-va đã mang lại sự cứu rỗi cho chúng ta.—Giăng 3:16.
Bởi vậy, tên bằng con số 666 do Đức Chúa Trời đặt phải tượng trưng cho những gì mà Đức Chúa Trời xem là những đặc tính rõ rệt của con thú. Tất nhiên, để hiểu những đặc tính này, chúng ta cần nhận diện con thú và biết những hoạt động của nó.
Con thú được nhận diện
Sách Đa-ni-ên làm sáng tỏ thêm nhiều về ý nghĩa của những con thú tượng trưng. Chương 7 mô tả sống động và chi tiết về “bốn con thú lớn”—con sư tử, con gấu, con beo, và con thú dữ tợn có răng lớn bằng sắt. (Đa-ni-ên 7:2-7) Đa-ni-ên cho biết bốn con thú này tượng trưng cho các “vua” hay nước là những đế quốc nối tiếp nhau cai trị các vùng rộng lớn.—Đa-ni-ên 7:17, 23.
Về con thú ở Khải-huyền 13:1, 2, theo cuốn The Interpreter’s Dictionary of the Bible thì nó “tổng hợp các đặc tính của bốn con thú trong sự hiện thấy của Đa-ni-ên... Vì vậy, con thú đầu tiên này [của sách Khải-huyền] tượng trưng cho quyền lực tổng hợp của toàn thể chính phủ thế gian chống lại Đức Chúa Trời”. Nhận xét này phù hợp với Khải-huyền 13:7 nói về con thú: “Nó cũng được quyền trị mọi chi-phái, mọi dân-tộc, mọi tiếng và mọi nước”. (Chúng tôi viết nghiêng). *
Tại sao Kinh Thánh dùng con thú để tượng trưng cho sự cai trị của loài người? Có ít nhất hai lý do. Trước nhất, vì lịch sử gây đổ máu như thú vật của các chính quyền chồng chất qua nhiều thế kỷ. Hai sử gia Will và Ariel Durant viết: “Trong suốt lịch sử, lúc nào cũng Truyền-đạo 8:9) Lý do thứ hai là “con rồng [Sa-tan] đã lấy sức-mạnh, ngôi, và quyền-phép lớn mà cho nó”. (Khải-huyền 12:9; 13:2) Vì do Ma-quỉ lèo lái nên sự cai trị của con người mang đặc tính con rồng và thú vật.—Giăng 8:44; Ê-phê-sô 6:12.
có chiến tranh và không hề giảm bớt ngay cả khi nền văn minh và dân chủ đã ổn định”. Việc “người nầy cai-trị trên người kia mà làm tai hại cho người ấy” thật đúng thay! (Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những nhà cai trị đều do Sa-tan trực tiếp điều khiển. Thật vậy, theo một nghĩa nào đó, các chính phủ loài người là “chức-việc của Đức Chúa Trời”, giúp cho xã hội loài người ổn định, nếu không thì sẽ có rối loạn. Một số nhà lãnh đạo đã bảo vệ những quyền căn bản của con người, bao gồm quyền thực hành sự thờ phượng thật—điều mà Sa-tan không muốn. (Rô-ma 13:3, 4; E-xơ-ra 7:11-27; Công-vụ 13:7) Tuy nhiên, vì ảnh hưởng của Ma-quỉ, không người nào hay thể chế nào có thể mang lại hòa bình và an ninh lâu dài cho con người. *—Giăng 12:31.
‘Số của người’
Manh mối thứ ba giúp hiểu ý nghĩa của số 666 nằm trong chính tên gọi của nó, tức là ‘số của người’. Nhóm từ này không thể ám chỉ một người phàm, bởi vì Sa-tan—chứ không phải bất cứ người nào—có quyền trên con thú. (Lu-ca 4:5, 6; 1 Giăng 5:19; Khải-huyền 13:2, 18) Đúng hơn, việc con thú có dấu hay ‘số của người’, ám chỉ rằng đó là một thực thể loài người chứ không phải thần linh hay ác thần, và do đó, nó thể hiện một số đặc tính nào đó của con người. Những đặc tính này có thể là gì? Kinh Thánh trả lời: “Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh-hiển của Đức Chúa Trời”. (Rô-ma 3:23) Do đó, việc con thú có ‘số của người’ cho thấy các chính quyền phản ánh tình trạng thấp kém của con người tức dấu của tội lỗi và bất toàn.
Lịch sử đã chứng minh điều này. Ông Henry Kissinger, nguyên Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói: “Mọi nền văn minh từng hiện hữu cuối cùng đã đi đến chỗ sụp đổ. Lịch sử là một chuỗi dài những nỗ lực bất thành, những khát vọng không được thỏa mãn... Bởi thế, là một sử gia thì phải chấp nhận rằng thảm họa là điều không thể tránh khỏi”. Nhận định trung thực của Kissinger chứng thực lẽ thật căn bản này của Kinh Thánh: “Đường của loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn-đưa bước của mình”.—Giê-rê-mi 10:23.
Vì đã nhận diện được con thú và biết quan điểm của Đức Chúa Trời về nó, bây giờ chúng ta có thể xem xét phần cuối cùng của bí ẩn—số sáu và tại sao nó được viết ba lần—tức 666 hay 600 cộng 60 cộng 6.
Số sáu được lặp lại ba lần—Tại sao?
Trong Kinh Thánh, một số con số có ý nghĩa tượng trưng. Chẳng hạn, con số bảy thường được dùng để tượng trưng cho cái gì trọn vẹn, hoặc hoàn toàn dưới mắt Đức Chúa Trời. Thí dụ, tuần lễ sáng tạo gồm bảy “ngày”, hoặc một thời kỳ trong đó Đức Chúa Trời thực hiện trọn vẹn ý định của Ngài về sự sáng tạo liên quan đến trái đất. (Sáng-thế Ký 1:3–2:3) “Các lời” của Đức Chúa Trời như bạc được “luyện đến bảy lần”, và do đó đã được tinh luyện hoàn toàn. (Thi-thiên 12:6; Châm-ngôn 30:5, 6) Na-a-man bị bệnh phung cùi được bảo tắm bảy lần ở Sông Giô-đanh và sau đó ông được chữa lành trọn vẹn.—2 Các Vua 5:10, 14.
Số sáu kém số bảy một số. Chẳng phải nó thích hợp để tượng trưng cho cái gì bất toàn, hoặc khiếm khuyết dưới mắt Đức Chúa Trời hay sao? Quả đúng vậy! (1 Sử-ký 20:6, 7) Hơn nữa, con số sáu được lặp lại ba lần, tức 666, nhấn mạnh sự bất toàn đó. Quan điểm này đúng, vì số 666 là ‘số của người’ như chúng ta đã xem xét ở trên. Bởi vậy, quá trình của con thú, ‘số của người’ của nó, và chính con số 666, tất cả đều đưa đến kết luận không thể lầm lẫn—đó là sự khiếm khuyết và sự thất bại trầm trọng dưới mắt Đức Giê-hô-va.
Sự miêu tả về sự khiếm khuyết của con thú nhắc chúng ta nhớ điều Kinh Thánh nói về Vua Bên-xát-sa của Ba-by-lôn cổ xưa. Qua Đa-ni-ên, Đức Giê-hô-va nói với vị vua đó: “Vua đã bị cân trên cái cân, và thấy là kém-thiếu”. Chính đêm đó, Bên-xát-sa bị giết, và Đế Quốc Ba-by-lôn hùng mạnh bị sụp đổ. (Đa-ni-ên 5:27, 30) Cũng vậy, việc Đức Chúa Trời phán xét con thú chính trị và những kẻ mang dấu của nó có nghĩa là con thú và những kẻ ủng hộ nó sẽ bị hủy diệt. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Đức Chúa Trời sẽ tận diệt không chỉ hệ thống chính trị mà mọi dấu vết sự cai trị của con người. (Đa-ni-ên 2:44; Khải-huyền 19:19, 20) Do đó, việc tránh cái dấu độc hại của con thú thật quan trọng biết bao!
Cái dấu được xác định
Ngay sau khi tiết lộ số 666, sách Khải-huyền nói đến 144.000 người theo Chiên Con, tức Chúa Giê-su Christ. Trên trán họ có ghi danh ngài và danh Giê-hô-va, Cha ngài. Hai danh này cho thấy những người mang danh thuộc về Đức Giê-hô-va và Con Ngài, hai Đấng mà họ hãnh diện làm chứng. Cũng vậy, những ai có dấu của con thú nhận mình phụng sự nó. Do đó, dù ghi ở tay phải hoặc trên trán, nói theo nghĩa bóng, cái dấu cho thấy kẻ mang dấu là người ủng hộ, tôn thờ hệ thống chính Lu-ca 20:25; Khải-huyền 13:4, 8; 14:1) Bằng cách nào? Qua việc tôn thờ quốc gia, biểu tượng và sức mạnh quân sự của nó, vốn là hy vọng và niềm tin cậy của họ. Họ chỉ thờ phượng Đức Chúa Trời thật bằng môi miếng mà thôi.
trị của thế gian mang đặc tính của con thú. Những kẻ mang dấu đã dành cho “Sê-sa” những điều đáng lẽ thuộc về Đức Chúa Trời. (Trái lại, Kinh Thánh khuyên giục chúng ta: “Chớ nhờ-cậy nơi các vua-chúa, cũng đừng nhờ-cậy nơi con loài người, là nơi không có sự tiếp-trợ. Hơi-thở tắt đi, loài người bèn trở về bụi-đất mình; trong chánh ngày đó các mưu-mô nó liền mất đi”. (Thi-thiên 146:3, 4) Những ai vâng theo lời khuyên khôn ngoan này sẽ không vỡ mộng khi các chính phủ không thực hiện được lời hứa hoặc khi các nhà lãnh đạo có tài lôi cuốn mất hết quyền lực.—Châm-ngôn 1:33.
Điều này không có nghĩa là tín đồ thật của Đấng Christ ngồi yên và không làm gì trước cảnh khốn khổ của nhân loại. Trái lại, họ hăng hái công bố một chính phủ sẽ giải quyết các vấn đề của con người—đó là Nước Trời mà họ đại diện.—Ma-thi-ơ 24:14.
Nước Trời—Hy vọng duy nhất của nhân loại
Khi còn trên đất, Chúa Giê-su đã dùng Nước Trời làm đề tài chính trong thánh chức rao giảng của ngài. (Lu-ca 4:43) Trong lời cầu nguyện mẫu, đôi khi được gọi là Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su dạy môn đồ cầu xin cho Nước ấy đến và ý Đức Chúa Trời được thực hiện trên trái đất này. (Ma-thi-ơ 6:9, 10) Nước Trời là một chính phủ sẽ cai trị toàn mặt đất từ trên trời chứ không từ một thủ đô nào trên đất. Bởi vậy, Chúa Giê-su gọi Nước Trời là “nước thiên-đàng”.—Ma-thi-ơ 11:12.
Ai hội đủ điều kiện làm Vua Nước Trời hơn là Chúa Giê-su Christ, đấng đã chết cho thần dân tương lai của mình? (Ê-sai 9:5, 6; Giăng 3:16) Chẳng bao lâu nữa Đấng Cai Trị toàn hảo này, hiện là một thần linh quyền năng, sẽ quăng con thú, các vua và quân binh của nó vào “hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng”, một biểu tượng cho sự hủy diệt hoàn toàn. Nhưng chưa hết. Chúa Giê-su sẽ loại trừ Sa-tan, điều mà không một người phàm nào có thể làm được.—Khải-huyền 11:15; 19:16, 19-21; 20:2, 10.
Nước Đức Chúa Trời sẽ đem lại hòa bình cho mọi thần dân biết vâng lời. (Thi-thiên 37:11, 29; 46:8, 9) Ngay cả buồn khổ, đau đớn, và chết chóc cũng không còn nữa. Thật là một triển vọng huy hoàng cho những người không mang dấu của con thú!—Khải-huyền 21:3, 4.
[Chú thích]
^ đ. 9 Muốn biết thêm chi tiết về những câu này, xem chương 28 sách Revelation—Its Grand Climax At Hand!, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
^ đ. 11 Dù ý thức là sự cai trị của con người thường mang đặc tính thú vật, tín đồ thật của Đấng Christ vẫn phục tùng “các đấng cầm quyền” như Kinh Thánh dạy. (Rô-ma 13:1) Tuy nhiên, khi các chính quyền ra lệnh làm ngược lại luật pháp của Đức Chúa Trời, họ sẽ “vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta”.—Công-vụ 5:29.
[Khung nơi trang 5]
Những manh mối giúp hiểu ý nghĩa con số 666
1. Tên trong Kinh Thánh thường cho biết các đặc điểm và đời sống của người mang tên đó như trường hợp Áp-ra-ham, Chúa Giê-su và nhiều người khác. Cũng vậy, tên bằng số của con thú tượng trưng cho các đặc tính của nó.
2. Trong sách Đa-ni-ên, các nước hoặc đế quốc lần lượt xuất hiện được tượng trưng bằng các con thú khác nhau. Con thú tổng hợp nơi Khải-huyền 13:1, 2 tượng trưng cho hệ thống chính trị toàn cầu, do Sa-tan điều khiển và cho quyền lực.
3. Việc con thú có ‘số của người’ cho thấy đó là một thực thể loài người, chứ không phải là một ác thần. Vì vậy, nó phản ánh sự thất bại của loài người do hậu quả của tội lỗi và sự bất toàn.
4. Dưới mắt Đức Chúa Trời, số sáu ám chỉ sự bất toàn, vì nó kém số bảy là con số theo Kinh Thánh chỉ sự hoàn toàn hay trọn vẹn. Cái dấu 666 nhấn mạnh sự thiếu sót đó vì con số sáu được lặp lại ba lần.
[Các hình nơi trang 6]
Sự cai trị của con người đã chứng tỏ thất bại, được tượng trưng cách rất thích hợp bằng con số 666
[Nguồn tư liệu]
Đứa trẻ bị đói: UNITED NATIONS/Photo by F. GRIFFING
[Các hình nơi trang 7]
Chúa Giê-su Christ sẽ đem lại sự cai trị toàn hảo cho trái đất