Cố gắng tỏ lòng nhân từ trong một thế gian thù nghịch
Cố gắng tỏ lòng nhân từ trong một thế gian thù nghịch
“Lòng nhân-từ của người làm cho người ta yêu-chuộng mình”.—CHÂM-NGÔN 19:22.
1. Tại sao tỏ lòng nhân từ có thể là việc khó làm?
BẠN có nghĩ mình là người nhân từ không? Nếu có, thì sống trong thế gian ngày nay có thể là điều rất khó. Đành rằng Kinh Thánh cho biết nhân từ là một phần trong “trái của Thánh-Linh”, nhưng tại sao việc tỏ lòng nhân từ lại khó như thế ngay cả trong những xứ gọi là theo đạo Đấng Christ? (Ga-la-ti 5:22) Như được trình bày trong bài trước, một phần câu trả lời có thể tìm thấy qua lời sứ đồ Giăng viết—cả thế gian đều nằm dưới sự kiểm soát của tạo vật thần linh bất nhân là Sa-tan Ma-quỉ. (1 Giăng 5:19) Chúa Giê-su Christ nói rõ Sa-tan là “vua-chúa thế-gian nầy”. (Giăng 14:30) Vì vậy, thế gian có khuynh hướng giống kẻ cai trị phản nghịch; đặc điểm của thái độ hắn là hành vi xấu xa.—Ê-phê-sô 2:2.
2. Những thử thách nào có thể ảnh hưởng đến việc tỏ lòng nhân từ?
2 Đời sống chúng ta bị ảnh hưởng bất lợi khi người khác đối xử không tốt với mình. Người đối xử không tốt đó có thể là người hàng xóm có ác ý, người lạ không thân thiện, ngay cả bạn bè và người nhà đôi khi hành động thiếu suy nghĩ. Sự căng thẳng khi tiếp xúc với những người thô lỗ và những người hay quát tháo và Rô-ma 12:17.
chửi rủa nhau, thường gây nhiều bực bội. Cách cư xử thiếu lòng nhân từ như thế của người khác có thể khiến chính chúng ta cảm thấy bất bình và muốn lấy oán trả oán. Cảm nghĩ đó có thể còn gây ra vấn đề về sức khỏe thiêng liêng hay thể chất.—3. Những vấn đề nghiêm trọng nào thử thách thiện ý của người ta để tỏ lòng nhân từ?
3 Tình trạng căng thẳng trên thế giới cũng có thể khiến chúng ta thấy khó tỏ lòng nhân từ. Thí dụ, loài người nói chung cảm thấy căng thẳng vì sự đe dọa và hoạt động của khủng bố, cũng như khả năng dùng vũ khí vi trùng hoặc hạt nhân của những nhóm dân tộc. Ngoài ra, hàng triệu người bị nghèo khổ, chỉ có thức ăn, nhà ở, quần áo và sự chăm sóc về y tế ở mức tối thiểu để tồn tại. Thể hiện lòng nhân từ trở thành một thử thách khi tình trạng dường như tuyệt vọng.—Truyền-đạo 7:7, Tòa Tổng Giám Mục. *
4. Một người có thể kết luận sai lầm như thế nào khi nghĩ đến việc tỏ lòng nhân từ đối với người khác?
4 Một người dễ kết luận rằng tỏ lòng nhân từ không thật sự là điều ưu tiên và thậm chí có thể là biểu hiện của nhược điểm. Người đó có thể cảm thấy bị ngược đãi, nhất là khi bị người khác áp chế. (Thi-thiên 73:2-9) Tuy nhiên, Kinh Thánh đưa ra chỉ dẫn thích đáng cho chúng ta khi nói rằng: “Lời đáp êm-nhẹ làm nguôi cơn-giận; còn lời xẳng-xớm trêu thạnh-nộ thêm”. (Châm-ngôn 15:1) Sự mềm mại và sự nhân từ là hai khía cạnh thuộc trái của thánh linh, liên quan chặt chẽ và hữu hiệu khi đối phó với hoàn cảnh khó khăn, đầy thử thách.
5. Cần phải tỏ lòng nhân từ trong một số lĩnh vực nào của đời sống?
5 Vì việc biểu lộ trái của thánh linh Đức Chúa Trời rất quan trọng đối với chúng ta là tín đồ Đấng Christ, chúng ta nên xem xét làm thế nào để thể hiện một trong những đức tính đó—lòng nhân từ. Có thể nào tỏ lòng nhân từ trong một thế gian thù nghịch không? Nếu có, thì trong một số lĩnh vực nào chúng ta có thể cho thấy mình không để ảnh hưởng của Sa-tan bóp nghẹt lòng nhân từ của chúng ta, nhất là trong tình huống căng thẳng? Chúng ta hãy xem xét làm thế nào tỏ lòng nhân từ trong gia đình, nơi làm việc, tại trường học, với hàng xóm, trong thánh chức, và giữa các anh em đồng đạo.
Nhân từ trong gia đình
6. Tại sao tính nhân từ trong gia đình là rất quan trọng, và có thể được biểu lộ như thế nào?
6 Để nhận được ân phước và sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va, trái của thánh linh là thiết yếu và cần được vun trồng đầy đủ. (Ê-phê-sô 4:32) Chúng ta hãy thảo luận về việc những người trong gia đình cần phải bày tỏ lòng nhân từ đối với nhau. Trong cách cư xử hằng ngày, vợ chồng cần biểu lộ lòng nhân từ, quan tâm đối với nhau cũng như đối với con cái. (Ê-phê-sô 5:28-33; 6:1, 2) Lòng nhân từ như thế cần thể hiện rõ qua cách những người trong gia đình nói chuyện với nhau, con cái tôn kính cha mẹ và cha mẹ đối xử thích đáng với con cái. Sẵn sàng khen, chớ vội chê trách.
7, 8. (a) Nếu muốn thể hiện lòng nhân từ chân thành trong gia đình, chúng ta phải tránh loại hạnh kiểm nào? (b) Làm thế nào sự trò chuyện cởi mở giúp củng cố quan hệ gia đình? (c) Bạn có thể biểu lộ lòng nhân từ trong gia đình như thế nào?
7 Thể hiện lòng nhân từ với người trong gia đình bao hàm việc làm theo lời khuyên của sứ đồ Phao-lô: “Anh em nên trừ-bỏ hết mọi sự đó, tức là sự thạnh-nộ, buồn-giận và hung-ác. Đừng nói hành ai, chớ có một lời tục-tỉu nào ra từ miệng anh em”. Hằng ngày, các gia đình đạo Đấng Christ phải nói chuyện với nhau một cách lễ độ. Tại sao thế? Đó là vì việc trò chuyện cởi mở là nhân tố thiết yếu trong những gia đình lành mạnh, gắn bó. Khi có sự bất đồng ý kiến, để giảm bớt xung đột hãy giải quyết vấn đề thay vì cố thắng cuộc tranh cãi. Những người trong một gia đình hạnh phúc hết sức cố gắng để phát huy đức tính nhân từ và sự quan tâm đối với nhau.—Cô-lô-se 3:8, 12-14.
8 Nhân từ là điều tích cực, khiến chúng ta muốn làm điều thiện cho người khác. Vì thế, chúng ta cố gắng là người hữu dụng, chu đáo và hay giúp đỡ đối với những thành viên khác trong gia đình. Cần có nỗ lực của cả cá nhân lẫn tập thể để biểu lộ sự nhân từ mang lại tiếng tốt cho gia đình. Nhờ đó họ không những được Đức Chúa Trời ban phước, mà trong hội thánh và trong cộng đồng, họ sẽ làm vinh danh Đức Chúa Trời nhân từ là Đức Giê-hô-va.—1 Phi-e-rơ 2:12.
Nhân từ ở nơi làm việc
9, 10. Hãy mô tả một số vấn đề có thể xảy ra nơi làm việc, và bình luận về cách xử lý bằng sự nhân từ.
9 Đối với tín đồ Đấng Christ, lề lối hằng ngày của việc làm có thể đưa ra thử thách về sự thể hiện lòng nhân từ với người cùng làm việc. Sự ganh ghét giữa công nhân có thể khiến một người hành động gian manh xảo quyệt, hại thanh danh người đồng nghiệp đối với chủ, làm người đó bị nguy cơ mất việc. (Truyền-đạo 4:4) Khó mà thể hiện được lòng nhân từ vào những lúc như thế. Tuy nhiên, nhớ rằng tỏ sự nhân từ thường là điều nên làm, tôi tớ Đức Giê-hô-va phải cố gắng đến mức có thể được để cảm hóa những người khó tính. Thể hiện thái độ ân cần có thể giúp thực hiện điều này. Chẳng hạn bạn có thể tỏ lòng quan tâm khi người đó hoặc người nhà của họ bị bệnh. Hỏi thăm thôi cũng có thể tác động tích cực đến người kia. Đúng vậy, tín đồ Đấng Christ phải cố gắng phát huy sự hòa thuận nếu có thể được. Đôi khi một lời tử tế tỏ sự chú ý và lòng quan tâm sẽ giúp cải thiện tình huống.
10 Trong những trường hợp khác, người chủ có thể ép công nhân phải theo ý kiến mình và muốn mọi người tham gia vào sinh hoạt ủng hộ chủ nghĩa dân tộc hoặc một buổi lễ trái với nguyên tắc Kinh Thánh. Khi lương tâm một tín đồ Đấng Christ không cho phép tham gia, điều 1 Phi-e-rơ 2:21-23) Có lẽ bạn nên chân thành giải thích lý do tại sao cá nhân bạn không thể tham gia. Chớ đáp lại lời mỉa mai bằng lời mai mỉa. Người tín đồ Đấng Christ nên làm theo lời khuyên tốt ghi nơi Rô-ma 12:18: “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa-thuận với mọi người”.
này có thể dẫn đến một cuộc đối đầu với chủ. Lúc đó nếu đi sâu vào chi tiết để cho thấy việc làm theo ý muốn của chủ là sai như thế nào thì có lẽ không khôn ngoan. Xét cho cùng, đối với những người không có cùng niềm tin đạo Đấng Christ, việc tham gia sinh hoạt đó dường như là điều nên làm. (Nhân từ tại trường học
11. Người trẻ đương đầu với những thách thức nào trong việc biểu lộ lòng tốt với bạn học?
11 Đối với người trẻ, việc thể hiện lòng nhân từ hay lòng tốt với bạn học có thể là một thách thức lớn. Người trẻ thường mong mỏi được bạn bè chấp nhận. Một số thiếu niên thích tỏ ra khí phách nam nhi để các học sinh khác thán phục, đến độ chúng bắt nạt những đứa khác ở trường. (Ma-thi-ơ 20:25) Những người trẻ khác thì thích khoe khoang về học vấn, thể thao, hoặc những sinh hoạt khác. Khi phô trương tài năng, họ thường đối xử không tử tế với bạn cùng lớp và những học sinh khác, lầm tưởng rằng có tài năng nào đó là mình hay hơn. Một tín đồ Đấng Christ trẻ phải thận trọng để không bắt chước những người đó. (Ma-thi-ơ 20:26, 27) Sứ đồ Phao-lô nói rằng “tình yêu-thương hay nhịn-nhục;... hay nhân-từ” và tình yêu thương “chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu-ngạo”. Vì vậy, người tín đồ Đấng Christ có bổn phận phải tuân thủ lời khuyên Kinh Thánh trong cách đối xử với bạn học, không noi theo gương xấu của những người cư xử không tốt.—1 Cô-rinh-tô 13:4.
12. (a) Tại sao thể hiện lòng tử tế đối với thầy cô có thể là một thách thức cho người trẻ? (b) Khi tình thế khiến người trẻ muốn đối xử không tốt với người khác thì có thể trông cậy vào ai để được giúp đỡ?
12 Những người trẻ cũng cần phải đối xử tử tế với thầy cô. Nhiều học sinh thích chọc giận thầy cô. Họ nghĩ là mình hay khi làm giảm đi sự kính trọng đối với thầy cô bằng cách tham gia vào những hoạt động vi phạm nội quy nhà trường. Bằng cách hăm dọa, họ có thể khiến những người khác làm theo. Khi không chịu nghe theo, một tín đồ Đấng Christ trẻ có thể bị chế giễu hoặc bị xử tệ. Việc phải đương đầu với tình trạng như thế trong suốt năm học thử thách lòng quyết tâm của người tín đồ Đấng Christ về việc tỏ lòng nhân từ. Nhưng hãy nhớ Thi-thiên 37:28.
tầm quan trọng của việc luôn là một tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va. Hãy yên trí rằng Ngài sẽ nâng đỡ bạn bằng thánh linh Ngài trong giai đoạn khó khăn này của đời sống.—Nhân từ với hàng xóm
13-15. Điều gì có thể cản trở việc tỏ lòng nhân từ với người hàng xóm, và có thể vượt qua thử thách này như thế nào?
13 Dù sống trong một căn nhà, căn hộ, hay nơi nào khác, bạn cũng có thể nghĩ ra cách để tỏ lòng tốt và sự quan tâm đến hạnh phúc của người hàng xóm. Song, điều này không phải lúc nào cũng dễ làm.
14 Bạn nghĩ sao nếu người hàng xóm ở sát vách có thành kiến đối với bạn vì chủng tộc, dân tộc, hay tôn giáo của bạn? Nếu đôi khi họ thô lỗ hoặc phớt lờ không để ý gì đến bạn thì sao? Là tôi tớ của Đức Giê-hô-va, hết sức cố gắng tỏ lòng tốt sẽ là điều có lợi. Người ta sẽ thấy rõ bạn khác biệt một cách thú vị, quả thật là sự ngợi khen cho Đức Giê-hô-va—Đấng mẫu mực về sự nhân từ. Bạn không biết được khi nào người hàng xóm đó sẽ thay đổi thái độ vì lòng nhân từ của bạn, thậm chí trở thành người ngợi khen Đức Giê-hô-va.—1 Phi-e-rơ 2:12.
15 Có thể biểu lộ lòng nhân từ như thế nào? Trước hết là qua hạnh kiểm mẫu mực trong gia đình khi mọi thành viên đều biểu lộ trái của thánh linh. Người hàng xóm có thể nhận thấy điều này. Đôi khi bạn có thể làm ơn cho họ. Hãy nhớ rằng nhân từ nghĩa là tích cực quan tâm đến hạnh phúc của người khác.—1 Phi-e-rơ 3:8-12.
Nhân từ trong thánh chức
16, 17. (a) Tại sao sự nhân từ là quan trọng trong thánh chức rao giảng? (b) Có thể biểu lộ lòng nhân từ như thế nào trong những phương cách rao giảng?
16 Sự nhân từ phải là đặc điểm của thánh chức đạo Đấng Christ khi chúng ta có nỗ Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6.
lực phối hợp để đến gặp người ta tại nhà riêng của họ, nơi họ làm việc, và nơi công cộng. Chúng ta phải nhớ rằng mình đại diện cho Đức Giê-hô-va, là Đấng luôn luôn nhân từ.—17 Nỗ lực thể hiện lòng nhân từ trong thánh chức bao gồm điều gì? Lấy thí dụ, khi rao giảng trên đường phố, bạn có thể tỏ lòng tử tế bằng cách nói ngắn gọn và ý tứ khi nói chuyện với người ta. Vỉa hè thường có nhiều bộ hành qua lại, vì vậy nên cẩn thận đừng làm trở ngại sự đi lại. Ngoài ra, khi làm chứng trong khu vực thương mại, hãy tử tế bằng cách nói ngắn gọn, nhớ rằng chủ hiệu phải phục vụ khách hàng.
18. Sự sáng suốt có vai trò nào trong việc thể hiện lòng nhân từ trong thánh chức?
18 Trong thánh chức rao giảng từ nhà này sang nhà kia, hãy thận trọng. Đừng ở quá lâu, nhất là khi thời tiết xấu. Bạn có thể nhận biết khi người ta càng lúc càng tỏ ra bồn chồn hay thậm chí khó chịu về sự hiện diện của bạn không? Có lẽ ở xứ bạn, Nhân Chứng Giê-hô-va rao giảng thường xuyên. Nếu thế, hãy đặc biệt để ý, luôn tỏ lòng tử tế và vui vẻ. (Châm-ngôn 17:14) Hãy chấp nhận lý do chủ nhà không muốn nghe ngày hôm đó. Hãy nhớ rằng rất có thể một anh hay chị tín đồ Đấng Christ sẽ đến thăm viếng nhà đó trong tương lai gần. Nếu gặp người thô lỗ, hãy đặc biệt cố gắng thể hiện lòng nhân từ. Đừng cất cao giọng hay cau mày, nhưng nói một cách bình tĩnh. Một người tín đồ Đấng Christ nhân từ không muốn làm chủ nhà cãi cọ với mình. (Ma-thi-ơ 10:11-14) Có lẽ một ngày nào đó người ấy sẽ lắng nghe tin mừng.
Nhân từ tại các buổi họp hội thánh
19, 20. Tại sao tính nhân từ là cần thiết trong hội thánh, và có thể được biểu lộ như thế nào?
19 Thể hiện lòng nhân từ đối với các anh em đồng đạo cũng là điều quan trọng. (Hê-bơ-rơ 13:1) Vì chúng ta thuộc về đoàn thể anh em quốc tế, tính nhân từ là thiết yếu khi cư xử với nhau.
20 Nếu một hội thánh dùng chung một Phòng Nước Trời với vài hội thánh khác, điều quan trọng là đối xử tử tế với các anh chị thuộc hội thánh kia, tôn trọng phẩm cách của họ. Sự ganh đua thường không khuyến khích sự hợp tác trong việc sắp xếp giờ họp và những nhu cầu như làm sạch hoặc sửa chữa. Hãy nhân từ và ý tứ dù có sự bất đồng ý kiến. Như thế, sự nhân từ sẽ thắng, và Đức Giê-hô-va sẽ thật sự ban phước cho lòng quan tâm mà bạn thể hiện đối với hạnh phúc của người khác.
Hãy tiếp tục tỏ lòng nhân từ
21, 22. Phù hợp với Cô-lô-se 3:12, chúng ta nên quyết tâm làm gì?
21 Nhân từ là một đức tính rất bao quát vì thế ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống. Bởi vậy chúng ta phải cố gắng để đức tính này trở thành phần thiết yếu trong nhân cách người tín đồ Đấng Christ. Thể hiện lòng nhân từ đối với người khác phải là một thói quen.
22 Mong sao tất cả chúng ta đối xử nhân từ với người khác mỗi ngày và như thế mỗi cá nhân áp dụng lời của sứ đồ Phao-lô: “Anh em là kẻ chọn-lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu-dấu của Ngài, hãy có lòng thương-xót. Hãy mặc lấy sự nhân-từ, khiêm-nhượng, mềm-mại, nhịn-nhục”.—Cô-lô-se 3:12.
Bạn còn nhớ không?
• Điều gì khiến cho một tín đồ Đấng Christ thấy khó tỏ lòng nhân từ?
• Tại sao biểu lộ lòng nhân từ trong gia đình là quan trọng?
• Một số thử thách nào khiến khó thể thiện lòng nhân từ tại trường học, nơi làm việc và đối với hàng xóm?
• Hãy giải thích làm thế nào tín đồ Đấng Christ có thể biểu lộ lòng nhân từ trong thánh chức rao giảng.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 18]
Mọi người trong gia đình thể hiện lòng nhân từ sẽ phát huy sự đoàn kết và hợp tác
[Hình nơi trang 19]
Bạn có thể tỏ lòng nhân từ khi đồng nghiệp hay người trong gia đình họ bị bệnh
[Hình nơi trang 20]
Đức Giê-hô-va nâng đỡ những ai trung thành biểu lộ lòng nhân từ dù bị chế giễu
[Hình nơi trang 21]
Sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm lúc họ gặp khó khăn là một hành động nhân từ
[Chú thích]
^ đ. 3 Câu này ghi: “Bị áp bức, người khôn hóa dại, của biếu xén làm hư hỏng lòng người”.