Hãy can đảm như Giê-rê-mi
Hãy can đảm như Giê-rê-mi
“Hãy trông-đợi Đức Giê-hô-va; hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông-đợi Đức Giê-hô-va”.—THI-THIÊN 27:14.
1. Nhân Chứng Giê-hô-va được những ân phước dồi dào nào?
NHÂN CHỨNG GIÊ-HÔ-VA ở trong một địa đàng thiêng liêng. (Ê-sai 11:6-9) Giữa thế gian đầy xáo trộn này, họ cùng hưởng một môi trường thiêng liêng độc nhất vô nhị với anh em tín đồ Đấng Christ, những người hòa thuận với Giê-hô-va Đức Chúa Trời và với anh em khác. (Thi-thiên 29:11; Ê-sai 54:13) Và địa đàng thiêng liêng của họ đang rộng lớn thêm. Tất cả những người hết lòng “làm theo ý-muốn Đức Chúa Trời” góp phần nới rộng địa đàng đó. (Ê-phê-sô 6:6) Bằng cách nào? Bằng cách sống theo nguyên tắc Kinh Thánh và dạy người khác cũng sống theo, làm thế chúng ta mời họ dự phần vào những ân phước dồi dào của địa đàng đó.—Ma-thi-ơ 28:19, 20; Giăng 15:8.
2, 3. Các tín đồ thật của Đấng Christ phải chịu đựng điều gì?
2 Tuy nhiên, việc sống trong địa đàng thiêng liêng không có nghĩa là chúng ta không phải chịu đựng thử thách. Chúng ta vẫn còn bất toàn và chịu đau đớn vì bệnh tật, già nua rồi cuối cùng chết. Hơn nữa, chúng ta đang chứng kiến sự ứng nghiệm của những lời tiên tri nói về “ngày sau-rốt”. (2 Ti-mô-thê 3:1) Chiến tranh, tội ác, bệnh tật, đói kém và những khó khăn trầm trọng khác đang làm khổ nhân loại, và Nhân Chứng Giê-hô-va cũng chịu lây.—Mác 13:3-10; Lu-ca 21:10, 11.
3 Ngoài những điều ấy, chúng ta biết rõ rằng ở ngoài môi trường ấm áp của địa đàng thiêng liêng có sự ngược đãi gay gắt. Chúa Giê-su cảnh báo môn đồ ngài: “Vì các ngươi không thuộc về thế-gian và ta đã lựa-chọn các ngươi giữa thế-gian, bởi cớ đó người đời ghét các ngươi. Hãy nhớ lời ta đã nói cùng các ngươi: Đầy-tớ chẳng lớn hơn chủ mình. Nếu họ đã bắt-bớ ta, ắt cũng bắt-bớ các ngươi”. (Giăng 15:18-21) Ngày nay mọi việc cũng như vậy. Hầu hết người ta vẫn không hiểu hoặc xem trọng hình thức thờ phượng của chúng ta. Một số người chỉ trích, chế nhạo, hay thậm chí—như Chúa Giê-su đã cảnh báo—ghen ghét chúng ta. (Ma-thi-ơ 10:22) Thường thì qua phương tiện truyền thông đại chúng, họ đưa ra những thông tin sai lầm và lời tuyên truyền độc ác nhắm vào chúng ta. (Thi-thiên 109:1-3) Đúng vậy, tất cả chúng ta đều đương đầu với hoàn cảnh khó khăn, và một số người có thể bị nản chí. Làm sao chúng ta có thể chịu đựng?
4. Chúng ta trông cậy vào đâu để giúp mình chịu đựng?
4 Đức Giê-hô-va sẽ giúp chúng ta. Người viết Thi-thiên được soi dẫn để viết: “Người công-bình bị nhiều tai-họa, nhưng Đức Giê-hô-va cứu người khỏi hết”. (Thi-thiên 34:19; 1 Cô-rinh-tô 10:13) Nhiều người trong vòng chúng ta có thể chứng thực rằng khi đặt trọn niềm tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng bất cứ sự gian khổ nào. Tình yêu thương của chúng ta đối với Ngài và niềm vui đã đặt trước mặt mình sẽ giúp chúng ta chống lại sự chán nản và sợ hãi. (Hê-bơ-rơ 12:2) Do đó, bất kể những khó khăn chúng ta tiếp tục đứng vững.
Lời Đức Chúa Trời làm vững lòng Giê-rê-mi
5, 6. (a) Chúng ta có những gương nào về những người thờ phượng thật đã có thể nhịn nhục? (b) Giê-rê-mi phản ứng thế nào khi được gọi làm tiên tri?
5 Qua suốt lịch sử, tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va đã tìm được niềm vui bất kể Rô-ma 15:4) Thí dụ, hãy xem trường hợp của Giê-rê-mi.
hoàn cảnh khó khăn. Một số người sống trong những thời kỳ mà Đức Giê-hô-va phán xét người bất trung. Trong số những người thờ phượng trung thành có Giê-rê-mi và một ít những người đương thời, cũng như các tín đồ Đấng Christ thế kỷ thứ nhất. Những gương lịch sử đó được ghi lại trong Kinh Thánh để khích lệ chúng ta, và chúng ta có thể rút tỉa được nhiều điều khi học hỏi những gương ấy. (6 Lúc còn nhỏ tuổi, Giê-rê-mi được giao sứ mệnh tiên tri trong nước Giu-đa. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nhiều người thờ thần giả. Giô-si-a làm vua khi Giê-rê-mi bắt đầu thi hành thánh chức, vua là người trung thành nhưng tất cả những vua kế tiếp đều bất trung, và hầu hết những người có trách nhiệm dạy dỗ dân chúng—các tiên tri và thầy tế lễ—đã không đứng về phía lẽ thật. (Giê-rê-mi 1:1, 2; 6:13; 23:11) Thế thì Giê-rê-mi cảm thấy như thế nào khi Đức Giê-hô-va gọi ông làm tiên tri? Hẳn nhiên là sợ hãi! (Giê-rê-mi 1:8, 17) Giê-rê-mi nhớ lại phản ứng đầu tiên của mình: “Tôi thưa rằng: Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va, nầy tôi chẳng biết nói chi, vì tôi là con trẻ”.—Giê-rê-mi 1:6.
7. Giê-rê-mi gặp phản ứng nào trong khu vực, và ông đã phản ứng ra sao?
7 Phần đông những người trong khu vực của Giê-rê-mi không đáp ứng, và ông thường gặp sự chống đối dữ dội. Có lần thầy tế lễ Pha-sua đã đánh đòn ông và cùm lại. Giê-rê-mi ghi lại cảm nghĩ lúc ấy: “Tôi nói: Tôi sẽ chẳng nói đến Ngài [Đức Giê-hô-va] nữa; tôi sẽ chẳng nhân danh Ngài mà nói nữa”. Có lẽ đôi khi bạn cảm thấy giống như vậy—muốn bỏ cuộc. Hãy lưu ý điều gì đã giúp Giê-rê-mi bền chí. Ông nói: “Lời Ngài [tức thông điệp] cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt. Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được!” (Giê-rê-mi 20:9, Tòa Tổng Giám Mục) Lời Đức Chúa Trời có tác dụng như thế đối với bạn không?
Những người bạn của Giê-rê-mi
8, 9. (a) Nhà tiên tri U-ri biểu lộ sự yếu kém nào, và hậu quả là gì? (b) Tại sao Ba-rúc chán nản, và ông đã được giúp đỡ như thế nào?
8 Giê-rê-mi không làm công việc tiên tri một mình. Ông có bạn, và điều đó hẳn đã khuyến khích ông. Nhưng đôi khi bạn của ông không hành động khôn ngoan. Thí dụ, một người bạn cùng làm tiên tri là U-ri bận rộn rao truyền thông điệp cảnh báo Giê-ru-sa-lem và Giu-đa “y theo mọi lời của Giê-rê-mi”. Tuy nhiên, khi Vua Giê-hô-gia-kim ra lệnh xử tử U-ri, nhà tiên tri này sợ trốn qua Ai Cập. Điều đó đã không giúp ông giữ được mạng sống. Những người của vua đã đuổi theo bắt sống ông và đem về Giê-ru-sa-lem, nơi ông bị giết. Quả là một điều làm cho Giê-rê-mi sửng sốt!—Giê-rê-mi 26:20-23.
9 Một người bạn khác của Giê-rê-mi là Ba-rúc, thư ký của ông. Ba-rúc là người giúp đỡ đắc lực cho Giê-rê-mi, nhưng có lần Ba-rúc cũng không tập trung vào những điều thiêng liêng. Ông bắt đầu than phiền, nói rằng: “Khốn nạn cho ta, vì Đức Giê-hô-va Giê-rê-mi 45:1-5) Thật khích lệ cho Giê-rê-mi biết bao khi Ba-rúc phục hồi sự thăng bằng về thiêng liêng!
thêm sự buồn-rầu cho sự đau-đớn ta; ta mệt-nhọc vì than-thở, chẳng được nghỉ-ngơi!” Ba-rúc buồn chán và không còn quý trọng những điều thiêng liêng. Nhưng Đức Giê-hô-va đã nhân từ cho Ba-rúc lời khuyên khôn ngoan, và ông đã điều chỉnh lại lối suy nghĩ. Rồi Ngài trấn an rằng ông sẽ được sống sót qua sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem. (Đức Giê-hô-va nâng đỡ tiên tri của Ngài
10. Đức Giê-hô-va đã hứa giúp Giê-rê-mi điều gì?
10 Quan trọng hơn hết là Đức Giê-hô-va đã không bỏ Giê-rê-mi. Ngài hiểu nhà tiên tri cảm thấy thế nào và cho ông sức mạnh và sự nâng đỡ mà ông cần. Thí dụ, khi bắt đầu thánh chức, Giê-rê-mi nghi ngờ về khả năng của mình, Đức Giê-hô-va nói với ông: “Đừng sợ vì cớ chúng nó; vì ta ở với ngươi đặng giải-cứu ngươi, Đức Giê-hô-va phán vậy”. Rồi sau khi cho biết thông tin về nhiệm vụ của nhà tiên tri, Đức Giê-hô-va phán: “Họ sẽ đánh nhau với ngươi, nhưng không thắng ngươi; vì ta ở cùng ngươi đặng giải-cứu ngươi, Đức Giê-hô-va phán vậy”. (Giê-rê-mi 1:8, 19) Lời ấy quả là an ủi biết bao! Và Đức Giê-hô-va đã giữ lời của Ngài.
11. Làm sao chúng ta biết rằng Đức Giê-hô-va đã làm tròn lời hứa giúp đỡ Giê-rê-mi?
11 Vì vậy, sau khi bị bắt vào cùm và bị dân chúng chế nhạo, Giê-rê-mi đã tin tưởng nói: “Đức Giê-hô-va ở với tôi như một tay anh-hùng đáng khiếp; nên những kẻ bắt-bớ tôi sẽ vấp-ngã, sẽ chẳng thắng hơn... [Họ] sẽ chịu sỉ-nhục rất lớn”. (Giê-rê-mi 20:11) Trong những năm sau này khi người ta mưu toan giết Giê-rê-mi, Đức Giê-hô-va tiếp tục ở với ông, và như Ba-rúc, Giê-rê-mi đã sống sót qua sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem và không còn bị giam giữ nữa trong khi những người bắt bớ ông và những người lờ đi lời cảnh báo đã bị hủy diệt hoặc là bị bắt đi làm phu tù ở Ba-by-lôn.
12. Bất chấp những nguyên nhân làm nản lòng, chúng ta nên nhớ điều gì?
12 Giống Giê-rê-mi, ngày nay nhiều Nhân Chứng Giê-hô-va chịu đựng sự khốn khổ. Như nói trên, một số những sự khốn khổ này là do sự bất toàn riêng của mình, còn những sự khốn khó khác gây ra bởi sự hỗn loạn của thế gian, hoặc là do những người chống đối công việc của chúng ta. Những sự khốn khổ đó có thể làm mình nản lòng. Như Giê-rê-mi, chúng ta có thể nản đến độ tự hỏi mình còn có thể tiếp tục nữa không. Quả thật, chúng ta biết là đôi khi sẽ bị nản lòng. Sự nản lòng là một thử thách để xem chúng ta yêu Đức Giê-hô-va đến độ nào. Vậy chúng ta hãy cương quyết đừng để sự nản lòng làm chúng ta bỏ công việc của Đức Giê-hô-va như U-ri. Ngược lại, chúng ta hãy noi theo Giê-rê-mi và tin tưởng nơi sự nâng đỡ của Đức Giê-hô-va.
Làm sao chống lại sự nản lòng?
13. Chúng ta có thể noi theo gương của Giê-rê-mi và Đa-vít như thế nào?
13 Giê-rê-mi thường xuyên liên lạc với Giê-hô-va Đức Chúa Trời, cho Ngài biết cảm nghĩ sâu kín nhất của mình và nài xin Ngài ban sức mạnh. Đó là gương mẫu tốt để noi theo. Đa-vít thuở xưa, người trông cậy nơi Nguồn sức mạnh ấy, đã viết: “Hỡi Đức Giê-hô-va, xin lắng tai nghe lời tôi, xem-xét sự suy-gẫm tôi. Hỡi Vua tôi, Đức Chúa Trời tôi, xin hãy nghe tiếng kêu của tôi, vì tôi cầu-nguyện cùng Chúa”. (Thi-thiên 5:1, 2) Lời tường thuật được soi dẫn về đời sống của Đa-vít cho thấy rằng Đức Giê-hô-va nhiều lần nhậm lời cầu xin sự giúp đỡ của ông. (Thi-thiên 18:1, 2; 21:1-5) Tương tự như vậy, khi gặp áp lực nặng nề hoặc những vấn đề có vẻ không vượt qua được, chúng ta đến với Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện và thổ lộ nỗi lòng với Ngài quả là điều khiến chúng ta cảm thấy an ủi nhiều nhất. (Phi-líp 4:6, 7; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:16-18) Đức Giê-hô-va không từ chối lắng nghe chúng ta. Thay vì vậy, Ngài trấn an rằng ‘Ngài hay săn-sóc chúng ta’. (1 Phi-e-rơ 5:6, 7) Tuy nhiên, nếu cầu nguyện với Đức Giê-hô-va và rồi không nghe lời Ngài nói, quả là không hợp lý phải không?
14. Lời Đức Giê-hô-va có tác dụng nào đối với Giê-rê-mi?
14 Đức Giê-hô-va nói với chúng ta bằng cách nào? Hãy xem lại trường hợp của Giê-rê-mi. Vì Giê-rê-mi là nhà tiên tri, Đức Giê-hô-va đã liên lạc trực tiếp với ông. Giê-rê-mi miêu tả tác dụng của lời Đức Chúa Trời đối với ông: “Tôi vừa nghe những lời Ngài, thì đã ăn lấy rồi; lời Ngài là sự vui-mừng hớn-hở của lòng tôi vậy. Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn-quân, vì tôi được xưng bằng danh Ngài!” (Giê-rê-mi 15:16) Đúng vậy, Giê-rê-mi đã vui mừng trước sự kiện là ông được mang danh Đức Chúa Trời, và lời của Ngài là quý giá đối với ông. Vì vậy, như sứ đồ Phao-lô, Giê-rê-mi đã sốt sắng tuyên bố thông điệp đã được giao phó cho ông.—Rô-ma 1:15, 16.
15. Chúng ta có thể ghi khắc lời Đức Giê-hô-va vào lòng như thế nào, và xem xét những điều gì sẽ giúp chúng ta cương quyết không lặng im?
15 Đức Giê-hô-va không liên lạc trực tiếp với người nào ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta có lời Ngài qua các trang Kinh Thánh. Vì thế, nếu chúng ta nghiêm chỉnh học hỏi Kinh Thánh và suy ngẫm sâu xa về những gì chúng ta học, lời Đức Chúa Trời cũng sẽ trở thành “sự vui-mừng hớn-hở” cho lòng chúng ta. Và chúng ta có thể thích thú mang danh Đức Giê-hô-va khi chia sẻ lời của Ngài với người khác. Chúng ta chớ bao giờ quên sự kiện là không có dân tộc nào trên thế giới ngày nay công bố danh của Đức Giê-hô-va. Chỉ có Nhân Chứng của Ngài thông báo tin mừng về Nước Trời đã được thành lập và dạy dỗ những người hiền từ để trở thành môn đồ của Chúa Giê-su Christ. (Ma-thi-ơ 28:19, 20) Quả là niềm vinh hạnh biết bao! Nghĩ đến những gì Đức Giê-hô-va đã yêu thương giao phó cho mình, làm sao chúng ta có thể im hơi lặng tiếng?
Hãy xem chừng những sự giao tiếp của chúng ta
16, 17. Giê-rê-mi nghĩ gì về những sự giao tiếp, và chúng ta có thể noi gương ông như thế nào?
16 Giê-rê-mi ghi lại một điều khác đã giúp ông can đảm. Ông nói: “Tôi chẳng ngồi trong đám hội kẻ vui-chơi mừng-rỡ; nhưng tôi ngồi một mình vì tay Ngài; vì Ngài đã làm cho tôi đầy sự giận”. (Giê-rê-mi 15:17) Giê-rê-mi thích ở một mình hơn là bị những bạn bè xấu làm bại hoại. Ngày nay chúng ta cũng có quan điểm giống như vậy. Chúng ta chớ bao giờ quên lời cảnh báo của sứ đồ Phao-lô là “bạn-bè xấu làm hư thói-nết tốt”, ngay cả những thói nết tốt đã có nhiều năm qua.—1 Cô-rinh-tô 15:33.
17 Qua những sự giao tiếp xấu, tinh thần thế gian có thể làm ô uế lối suy nghĩ của chúng ta. (1 Cô-rinh-tô 2:12; Ê-phê-sô 2:2; Gia-cơ 4:4) Vậy thì chúng ta hãy rèn luyện khả năng nhận thức để nhìn thấy những sự giao tiếp tai hại và hoàn toàn tránh xa. (Hê-bơ-rơ 5:14) Nếu Phao-lô sống trên đất ngày nay, bạn nghĩ ông sẽ nói gì với một tín đồ xem những phim ảnh vô luân, bạo động hay chương trình thể thao hung bạo? Ông sẽ khuyên một anh như thế nào khi anh ấy cứ giao tiếp với những người hoàn toàn xa lạ trên Internet? Ông nghĩ gì về một tín đồ dành nhiều thì giờ để chơi những trò chơi điện tử hoặc xem truyền hình mà không có những thói quen học hỏi cá nhân tốt?—2 Cô-rinh-tô 6:14b; Ê-phê-sô 5:3-5, 15, 16.
Tiếp tục ở trong địa đàng thiêng liêng
18. Điều gì sẽ giúp chúng ta giữ vững về thiêng liêng?
18 Chúng ta quý trọng địa đàng thiêng liêng. Không có gì trong thế gian ngày nay giống như địa đàng ấy. Ngay cả những người không tin đạo đã khen về tình yêu thương, lòng quan tâm và nhân hậu của các tín đồ Đấng Christ đối với nhau. (Ê-phê-sô 4:31, 32) Dù vậy, hơn bao giờ hết, đây là lúc chúng ta cần chống lại sự nản lòng. Sự giao tiếp lành mạnh, cầu nguyện, và thói quen học hỏi tốt có thể giúp chúng ta giữ vững về thiêng liêng. Những điều đó sẽ củng cố chúng ta có được niềm tin trọn vẹn nơi Đức Giê-hô-va khi đối phó với bất cứ thử thách nào.—2 Cô-rinh-tô 4:7, 8.
19, 20. (a) Điều gì sẽ giúp chúng ta chịu đựng? (b) Bài tới nói với ai, và cũng rất đáng chú ý cho những ai?
19 Đừng bao giờ để cho những người ghét thông điệp Kinh Thánh khiến chúng ta sợ hãi và làm lung lay đức tin chúng ta. Như những kẻ thù ngược đãi Giê-rê-mi, những người ngày nay chống đối chúng ta là họ chống đối Đức Chúa Trời. Họ sẽ không thắng. Đức Giê-hô-va, Đấng mạnh hơn tất cả những kẻ thù chúng ta, nói: “Hãy trông-đợi Đức Giê-hô-va; hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông-đợi Đức Giê-hô-va”. (Thi-thiên 27:14) Với niềm trông cậy nơi Đức Giê-hô-va ăn sâu trong lòng, mong rằng chúng ta kiên quyết không bỏ việc làm lành. Mong rằng chúng ta có niềm tin tưởng như Giê-rê-mi và Ba-rúc là chúng ta sẽ gặt nếu không mỏi mệt.—Ga-la-ti 6:9.
20 Chống lại sự nản lòng là một phấn đấu không ngừng cho nhiều tín đồ Đấng Christ. Tuy nhiên, những người trẻ gặp những thử thách đặc biệt, nhưng họ cũng có nhiều cơ hội tuyệt vời. Bài tới trực tiếp nói với các bạn trẻ trong vòng chúng ta. Bài này cũng rất đáng chú ý cho các bậc cha mẹ và những người trưởng thành đã dâng mình trong hội thánh, vì bằng lời nói, gương mẫu và sự nâng đỡ trực tiếp, họ có thể giúp những người trẻ trong hội thánh.
Bạn trả lời ra sao?
• Tại sao chúng ta biết có thể gặp những hoàn cảnh nản lòng, và chúng ta nên trông cậy sự giúp đỡ của ai?
• Bất kể nhiệm vụ khó khăn, Giê-rê-mi thắng sự nản lòng như thế nào?
• Điều gì làm lòng chúng ta “vui-mừng hớn-hở” ngay cả trong sự khó khăn?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 9]
Giê-rê-mi nghĩ mình quá trẻ và thiếu kinh nghiệm để làm tiên tri
[Hình nơi trang 10]
Dù bị ngược đãi, Giê-rê-mi biết Đức Giê-hô-va ở với ông “như một tay anh-hùng đáng khiếp”