Bị thù ghét vô cớ
Bị thù ghét vô cớ
“Họ ghét ta vô cớ”.—GIĂNG 15:25.
1, 2. (a) Tại sao một số người thấy khó hiểu khi tín đồ Đấng Christ bị người ta nói xấu, nhưng tại sao chúng ta không nên ngạc nhiên trước những lời vu khống? (b) Chúng ta sẽ xem xét nghĩa nào của từ ngữ “ghét” trong bài này? (Xem cước chú).
NHÂN CHỨNG GIÊ-HÔ-VA gắng sức sống theo những nguyên tắc trong Lời Đức Chúa Trời. Do đó, họ được tiếng tốt ở nhiều xứ. Tuy nhiên, đôi lúc họ bị xuyên tạc. Thí dụ, một viên chức chính quyền thành phố St. Petersburg, Nga, nhớ lại: “Có người bảo chúng tôi rằng Nhân Chứng Giê-hô-va là một loại giáo phái hoạt động bí mật trong bóng tối, giết con cái và tự giết mình”. Nhưng sau khi hợp tác với Nhân Chứng Giê-hô-va trong việc tổ chức một đại hội quốc tế, viên chức nói trên nhận xét: “Giờ đây tôi thấy họ là những người bình thường, tươi cười... Họ hiền hòa, điềm đạm, và rất yêu thương nhau”. Ông nói thêm: “Tôi thật không hiểu tại sao người ta nói gian về họ”.—1 Phi-e-rơ 3:16.
2 Tôi tớ Đức Chúa Trời không thích bị vu khống là người ác, song họ không ngạc nhiên khi người ta nói xấu họ. Chúa Giê-su báo trước cho các môn đồ biết: “Ví bằng người đời ghét các ngươi, thì hãy biết rằng họ đã ghét ta trước các ngươi... Dường ấy, để cho ứng-nghiệm lời đã chép trong luật-pháp họ rằng: Họ ghét ta vô cớ”. * (Giăng 15:18-20, 25; Thi-thiên 35:19; 69:4) Trước đó ít lâu, ngài bảo các môn đồ: “Nếu người ta đã gọi chủ nhà là Bê-ên-xê-bun, phương chi là người nhà!” (Ma-thi-ơ 10:25) Tín đồ Đấng Christ hiểu rằng việc chịu đựng điều sỉ nhục như thế là một phần trong sự gian khổ mà họ chấp nhận khi trở thành môn đồ của Đấng Christ.—Ma-thi-ơ 16:24.
3. Những người thờ phượng thật bị bắt bớ đến tầm mức nào?
3 Lịch sử sự bắt bớ những người thờ phượng thật đã có từ lâu, bắt đầu từ thời “A-bên là người công-bình”. (Ma-thi-ơ 23:34, 35) Sự bắt bớ ấy không chỉ giới hạn trong vài trường hợp lẻ tẻ. Chúa Giê-su nói rằng môn đồ ngài sẽ bị “thiên-hạ ghen-ghét” vì danh ngài. (Ma-thi-ơ 10:22) * Ngoài ra, sứ đồ Phao-lô viết rằng mọi tôi tớ của Đức Chúa Trời—kể cả mỗi người chúng ta—nên dự kiến là sẽ bị bắt bớ. (2 Ti-mô-thê 3:12) Đâu là nguyên nhân của sự bắt bớ này?
Nguồn của sự thù ghét vô lý
4. Kinh Thánh tiết lộ thế nào về nguồn của mọi sự thù ghét vô lý?
4 Lời Đức Chúa Trời cho biết rằng từ đầu đã có một kẻ chủ mưu vô hình. Hãy xét trường hợp A-bên, người đầu tiên có đức tin đã bị anh là Ca-in giết chết một cách tàn bạo. Kinh Thánh nói rằng Ca-in “thuộc về ma-quỉ”, tức Sa-tan. (1 Giăng 3:12) Ca-in đã bộc lộ tâm tính của Sa-tan, và Ma-quỉ dùng ông ta để thực hiện ý đồ gian ác. Kinh Thánh cũng vạch rõ vai trò của Sa-tan trong việc dã man hãm hại Gióp và Chúa Giê-su Christ. (Gióp 1:12; 2:6, 7; Giăng 8:37, 44; 13:27) Sách Khải-huyền vạch rõ nguồn của sự bắt bớ các môn đồ Chúa Giê-su như sau: “Ma-quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử-thách”. (Khải-huyền 2:10) Đúng, Sa-tan là nguồn của mọi sự thù ghét vô lý đối với dân của Đức Chúa Trời.
5. Tại sao Sa-tan thù ghét những người thờ phượng thật?
5 Tại sao Sa-tan thù ghét những người thờ phượng thật? Qua một mưu đồ bộc lộ lòng tự 1 Ti-mô-thê 1:17; 3:6) Hắn cho rằng sự cai trị của Đức Chúa Trời quá gò bó và không ai phụng sự Đức Giê-hô-va với động cơ trong sạch, mà chỉ phụng sự vì lợi ích riêng. Sa-tan cho rằng nếu để cho hắn thử thách con người, hắn có thể khiến mọi người từ bỏ sự thờ phượng Đức Chúa Trời. (Sáng-thế Ký 3:1-6; Gióp 1:6-12; 2:1-7) Bằng cách vu khống Đức Giê-hô-va là kẻ áp bức, nói dối và thất bại, Sa-tan tự lập mình làm kẻ cai trị đối địch. Vậy, sở dĩ hắn giận dữ với tôi tớ Đức Chúa Trời là vì tham vọng muốn được người ta thờ phượng.—Ma-thi-ơ 4:8, 9.
phụ cực độ, Sa-tan đã thách thức “Vua muôn đời”, Giê-hô-va Đức Chúa Trời. (6. (a) Cá nhân chúng ta liên quan thế nào đến vấn đề về quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va? (b) Hiểu rõ vấn đề này giúp chúng ta như thế nào trong việc giữ vẹn lòng trung kiên? (Xem khung nơi trang 16).
6 Bạn có thấy vấn đề này liên quan thế nào đến đời sống bạn không? Là tôi tớ của Đức Giê-hô-va, rất có thể bạn nhận thấy rằng tuy làm theo ý định của Đức Chúa Trời đòi hỏi phải gắng công, nhưng các lợi ích nhận được vượt xa nỗ lực bỏ ra. Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh trong đời gây khó khăn, thậm chí đau đớn cho bạn khi tiếp tục vâng theo luật pháp và nguyên tắc của Đức Giê-hô-va, bạn sẽ phản ứng thế nào? Và nếu dường như bạn không nhận được lợi ích nào khi phụng sự Ngài thì sao? Bạn sẽ kết luận rằng tiếp tục phụng sự Đức Giê-hô-va thì không đáng công chăng? Hay là tình yêu thương đối với Đức Giê-hô-va và lòng trân trọng các đức tính tuyệt hảo của Ngài sẽ thôi thúc bạn tiếp tục bước đi trong mọi đường lối Ngài? (Phục-truyền Luật-lệ Ký 10:12, 13) Khi cho phép Sa-tan gây một mức độ khó khăn nào đó cho chúng ta, Đức Giê-hô-va tạo cho mỗi người chúng ta cơ hội trả lời sự thách đố của Sa-tan.—Châm-ngôn 27:11.
Khi “người ta mắng-nhiếc... các ngươi”
7. Đâu là một thủ đoạn mà Ma-quỉ sử dụng để cố làm chúng ta bỏ Đức Giê-hô-va?
7 Giờ đây chúng ta hãy xem xét kỹ hơn một trong những mánh khóe xảo quyệt mà Sa-tan dùng: lời sỉ nhục gian trá, hòng chứng minh lập trường của hắn. Chúa Giê-su gọi Sa-tan là “cha sự nói dối”. (Giăng 8:44) Cái tên Ma-quỉ có tính cách miêu tả, nghĩa là “kẻ vu khống”, nhận diện hắn là kẻ dẫn đầu trong việc vu khống Đức Chúa Trời, lời tốt lành và danh thánh của Ngài. Ma-quỉ dùng những lời bóng gió, lời cáo gian và dối trá trắng trợn để nêu nghi vấn về quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va. Hắn cũng dùng những thủ đoạn như thế để vu khống tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời. Bằng cách không ngừng sỉ nhục Nhân Chứng, hắn có thể làm cho sự thử thách vốn đã gay go lại càng thêm khó chịu đựng.
8. Sa-tan đã gây sỉ nhục cho Gióp như thế nào, và điều này ảnh hưởng đến ông ra sao?
8 Hãy xem tai họa giáng xuống Gióp, tên ông có nghĩa là “đối tượng của sự thù nghịch”. Ngoài việc làm cho Gióp mất phương kế sinh nhai, con cái và sức khỏe, Sa-tan còn làm Gióp bị xem như một người tội lỗi đang bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Mặc dù trước đó rất được người khác kính trọng, Gióp trở thành người bị khinh bỉ, thậm chí cả người thân thích và bạn hữu thân thiết của ông cũng khinh khi ông. (Gióp 19:13-19; 29:1, 2, 7-11) Thêm vào đó, qua những người an ủi giả dối, Sa-tan cố ‘lấy lời giảng-luận khiến Gióp cực-nhọc’, hay “đay nghiến” Gióp, theo bản dịch Tòa Tổng Giám Mục. Trước tiên là nói bóng gió rằng ông chắc đã phạm tội trọng và kế đó trực tiếp kết án ông là người phạm tội. (Gióp 4:6-9; 19:2; 22:5-10) Điều ấy chắc đã làm Gióp nản lòng biết bao!
9. Sa-tan đã làm gì khiến Chúa Giê-su bị xem như người phạm tội?
9 Với tư cách là người dẫn đầu ủng hộ quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va, Con Đức Chúa Trời trở thành đối tượng chính bị Sa-tan thù nghịch. Như đã cố làm trong trường hợp của Gióp, Sa-tan cũng tìm cách làm Chúa Giê-su nhơ nhuốc về thiêng liêng khi Ngài sống trên đất, bằng cách làm cho Ngài bị xem như kẻ phạm tội. (Ê-sai 53:2-4; Giăng 9:24) Người ta gọi ngài là người ham ăn mê uống và nói rằng ngài “bị quỉ ám”. (Ma-thi-ơ 11:18, 19; Giăng 7:20; 8:48; 10:20) Ngài bị vu cáo về tội phạm thượng. (Ma-thi-ơ 9:2, 3; 26:63-66; Giăng 10:33-36) Điều này làm Chúa Giê-su đau đớn vì biết rằng Cha ngài chịu tiếng xấu vô cớ. (Lu-ca 22:41-44) Cuối cùng, Chúa Giê-su bị đóng đinh như một tội phạm đáng nguyền rủa. (Ma-thi-ơ 27:38-44) Khi giữ vẹn lòng trung thành, Chúa Giê-su đã chịu đựng nhiều “sự đối-nghịch của [những] kẻ tội-lỗi”.—Hê-bơ-rơ 12:2, 3.
10. Những người xức dầu còn lại thời nay là mục tiêu của Sa-tan như thế nào?
10 Ngày nay, những môn đồ được xức dầu còn sót lại của Đấng Christ cũng trở thành đối tượng thù ghét của Ma-quỉ. Kinh Thánh miêu tả Sa-tan là “kẻ kiện-cáo anh em [Đấng Christ], kẻ ngày đêm kiện-cáo [họ] trước mặt Đức Chúa Trời”. (Khải-huyền 12:9, 10) Từ khi bị đánh đuổi ra khỏi trời và bị giới hạn trong vùng phụ cận của trái đất, Sa-tan đã gia tăng nỗ lực nhằm làm người ta xem các anh em của Đấng Christ như những kẻ bị ruồng bỏ đáng khinh. (1 Cô-rinh-tô 4:13) Ở một số nước, họ bị vu khống là giáo phái nguy hiểm, cũng tương tự như việc tín đồ Đấng Christ trong thế kỷ thứ nhất bị gọi là “phe-đảng”. (Công-vụ 24:5, 14; 28:22) Như đã nói từ đầu, họ đã bị vu khống qua lời tuyên truyền dối trá. Song, “dầu vinh dầu nhục, dầu mang tiếng xấu, dầu được tiếng tốt”, các anh em được xức dầu của Đấng Christ, với sự ủng hộ của các bạn đồng đạo thuộc lớp “chiên khác”, vẫn khiêm nhường cố gắng “giữ các điều-răn của Đức Chúa Trời và lời chứng của Đức Chúa Jêsus”.—2 Cô-rinh-tô 6:8; Giăng 10:16; Khải-huyền 12:17.
11, 12. (a) Điều gì có thể là nguyên nhân gây ra một số sỉ nhục mà tín đồ Đấng Christ phải chịu? (b) Một tín đồ Đấng Christ có thể chịu sự bất công vì đức tin qua những cách nào?
11 Tất nhiên, không phải mọi sỉ nhục mà mỗi tôi tớ của Đức Chúa Trời trải qua đều là “vì sự công-bình”. (Ma-thi-ơ 5:10) Một số vấn đề có thể là do sự bất toàn của chính mình. Không có gì đáng khen nếu chúng ta “làm điều ác, bị đánh mà hay nhịn-chịu”. Tuy nhiên, nếu tín đồ Đấng Christ “vì nhân cớ lương-tâm đối với Đức Chúa Trời, mà chịu khốn-nạn trong khi bị oan-ức, ấy là một ơn phước” trước mặt Đức Giê-hô-va. (1 Phi-e-rơ 2:19, 20) Điều này có thể xảy ra trong những tình huống nào?
12 Một số đã bị ngược đãi vì họ từ chối, không chịu tham gia vào những phong tục tang chế phản Kinh Thánh. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 14:1) Vì tuân thủ những tiêu chuẩn đạo đức của Đức Giê-hô-va, các Nhân Chứng trẻ thường xuyên bị châm chọc. (1 Phi-e-rơ 4:4) Một số cha mẹ theo đạo Đấng Christ bị vu cáo là “thờ ơ, vô trách nhiệm” hoặc “ngược đãi” con cái vì họ tìm cách chữa trị không dùng máu cho con. (Công-vụ 15:29) Tín đồ Đấng Christ đã bị họ hàng và xóm giềng xa lánh chỉ vì họ trở thành tôi tớ Đức Giê-hô-va. (Ma-thi-ơ 10:34-37) Tất cả những người này noi theo gương của chính Chúa Giê-su và các nhà tiên tri về việc chịu đựng bất công.—Ma-thi-ơ 5:11, 12; Gia-cơ 5:10; 1 Phi-e-rơ 2:21.
Sẵn lòng chịu đựng sự sỉ nhục
13. Điều gì có thể giúp chúng ta duy trì sự thăng bằng thiêng liêng khi bị sỉ nhục nặng nề?
13 Khi bị sỉ nhục nặng nề vì đức tin mình, chúng ta có thể bị nản lòng như nhà tiên tri Giê-rê-mi, và nghĩ rằng chúng ta không thể tiếp tục phụng sự Đức Chúa Trời. (Giê-rê-mi 20:7-9) Điều gì có thể giúp chúng ta duy trì sự thăng bằng thiêng liêng? Cố gắng nhìn vấn đề theo quan điểm của Đức Giê-hô-va. Ngài xem những người giữ vẹn lòng trung thành dù bị thử thách là những người chiến thắng, chứ không phải là nạn nhân. (Rô-ma 8:37) Hãy cố gắng hình dung những người đã ủng hộ quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va bất chấp mọi sỉ nhục mà Ma-quỉ gây ra cho họ—những người gồm cả nam lẫn nữ như A-bên, Gióp, Ma-ri mẹ của Chúa Giê-su và những người trung thành khác vào thời xưa, cũng như những tôi tớ thời nay. (Hê-bơ-rơ 11:35-37; 12:1) Hãy suy ngẫm về sự trung kiên của họ. Đám mây rất lớn gồm những người trung thành đang mời gọi chúng ta cùng đứng với họ trên đài chiến thắng dành riêng cho những ai thắng thế gian bằng đức tin.—1 Giăng 5:4.
14. Lời cầu nguyện tha thiết có thể thêm sức cho chúng ta như thế nào để tiếp tục trung thành?
14 Nếu “tư-tưởng bộn-bề trong lòng”, chúng ta có thể đến với Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện tha thiết; Ngài sẽ an ủi và thêm sức cho chúng ta. (Thi-thiên 50:15; 94:19) Ngài sẽ ban cho chúng ta sự khôn ngoan để đối phó với thử thách và giúp chúng ta luôn nhớ đến vấn đề trọng đại, đó là quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va, vấn đề đằng sau sự thù ghét vô lý mà các tôi tớ Ngài phải chịu. (Gia-cơ 1:5) Đức Giê-hô-va cũng có thể ban cho “sự bình-an của Đức Chúa Trời vượt-quá mọi sự hiểu-biết”. (Phi-líp 4:6, 7) Sự bình an này giúp chúng ta tiếp tục bình tĩnh và kiên quyết trước áp lực nặng nề, không nghi ngờ hay sợ hãi. Qua thánh linh, Đức Giê-hô-va có thể nâng đỡ chúng ta vượt qua bất cứ thử thách nào mà Ngài cho phép xảy ra cho chúng ta.—1 Cô-rinh-tô 10:13.
15. Điều gì có thể giúp chúng ta tránh trở nên cay đắng khi chịu đau khổ?
15 Điều gì có thể giúp chúng ta không trở nên cay đắng đối với những người thù ghét chúng ta vô cớ? Hãy nhớ rằng những kẻ thù chính của chúng ta là Sa-tan và các quỉ. (Ê-phê-sô 6:12) Mặc dù một số người chủ tâm cố tình bắt bớ chúng ta, nhưng nhiều người chống đối dân sự Đức Chúa Trời chỉ vì thiếu hiểu biết hoặc bị người khác giật dây. (Đa-ni-ên 6:4-16; 1 Ti-mô-thê 1:12, 13) Đức Giê-hô-va muốn “mọi người” có cơ hội “được cứu-rỗi và hiểu-biết lẽ thật”. (1 Ti-mô-thê 2:4) Quả thật, một số người trước kia đã chống đối hiện nay lại là anh em tín đồ Đấng Christ của chúng ta vì đã nhận thấy hạnh kiểm chúng ta không chỗ chê trách được. (1 Phi-e-rơ 2:12) Ngoài ra, chúng ta có thể rút ra bài học từ gương của Giô-sép, con trai Gia-cốp. Mặc dù chịu nhiều đau khổ dưới tay các anh cùng cha khác mẹ của mình, Giô-sép không hề nuôi lòng oán hận. Tại sao thế? Vì ông nhận biết có bàn tay của Đức Giê-hô-va điều khiển sự việc để hoàn thành ý định Ngài. (Sáng-thế Ký 45:4-8) Tương tự như thế, Đức Giê-hô-va có thể làm cho bất cứ sự bất công nào mà chúng ta phải chịu, cuối cùng mang lại vinh hiển cho danh Ngài.—1 Phi-e-rơ 4:16.
16, 17. Tại sao chúng ta không nên lo lắng trước nỗ lực của những kẻ chống đối nhằm cản trở công việc rao giảng?
16 Chúng ta không cần phải lo lắng thái quá nếu những kẻ chống đối dường như cản trở được sự tiến triển của tin mừng trong một thời gian. Đức Giê-hô-va hiện đang làm rúng động các nước bằng công việc làm chứng toàn cầu, và những sự đáng ao ước đang vào nhà Ngài. (A-ghê 2:7) Chúa Giê-su Christ, Đấng Chăn Hiền Lành, nói: “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta. Ta ban cho nó sự sống đời đời;... và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta”. (Giăng 10:27-29) Các thiên sứ thánh cũng tham gia vào mùa gặt thiêng liêng lớn. (Ma-thi-ơ 13:39, 41; Khải-huyền 14:6, 7) Vì vậy, không điều gì mà những kẻ chống đối nói hoặc làm có thể phá hỏng được ý định của Đức Chúa Trời.—Ê-sai 54:17; Công-vụ 5:38, 39.
17 Các nỗ lực của những kẻ chống đối thường phản tác dụng. Trong một cộng đồng nọ ở Phi Châu, nhiều tin đồn rất dối trá về
Nhân Chứng Giê-hô-va đã lan truyền ra, kể cả lời vu khống họ thờ Ma-quỉ. Vì vậy, bất cứ khi nào Nhân Chứng ghé qua, chị Grace đều chạy trốn ra đằng sau nhà cho đến khi họ đi khỏi. Một ngày kia, mục sư trong nhà thờ của chị Grace giơ cao một ấn phẩm của chúng ta và bảo tất cả những người hiện diện đừng đọc vì nó sẽ làm họ bỏ đức tin. Điều này gợi tính hiếu kỳ của Grace. Lần kế tiếp khi Nhân Chứng ghé qua, chị không trốn tránh mà nói chuyện với họ và nhận ấn phẩm nói trên. Chị bắt đầu học hỏi Kinh Thánh, và làm báp têm năm 1996. Hiện nay Grace đang tận dụng thời giờ tìm kiếm những người có thể đã ngộ nhận về Nhân Chứng Giê-hô-va.Hãy củng cố đức tin của bạn ngay bây giờ
18. Tại sao cần củng cố đức tin trước khi gặp thử thách gay go, và chúng ta có thể làm thế bằng cách nào?
18 Bởi lẽ Sa-tan có thể dùng sự thù ghét vô cớ để đột ngột tấn công bất cứ lúc nào, điều thiết yếu là chúng ta củng cố đức tin mình ngay bây giờ. Bằng cách nào? Bản báo cáo từ một nước nơi mà dân của Đức Giê-hô-va đã bị bắt bớ, có lời nhận xét như sau: “Một điều rất hiển nhiên: Những ai có thói quen thiêng liêng tốt và lòng trân trọng sâu xa đối với lẽ thật trong Kinh Thánh thì không gặp trở ngại trong việc đứng vững khi thử thách đến. Nhưng những người tuy ‘gặp thời’ mà vẫn vắng mặt ở các buổi họp, rao giảng không đều đặn và thỏa hiệp trong những vấn đề nhỏ, thường ngã trước thử thách gay gắt”. (2 Ti-mô-thê 4:2) Nếu bạn thấy mình có những chỗ cần sửa chữa, hãy cố gắng sửa ngay, chớ chậm trễ.—Thi-thiên 119:60.
19. Lòng trung kiên của tôi tớ Đức Chúa Trời bất chấp sự thù ghét vô lý thực hiện được gì?
19 Lòng trung kiên của những người thờ Hê-bơ-rơ 11:16, 38.
phượng thật bất chấp sự thù ghét của Sa-tan, là bằng chứng sống về tính chính đáng, xứng đáng và công bình của quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va. Sự trung thành của họ làm cho lòng Đức Chúa Trời vui mừng. Mặc dù người ta có thể không ngớt sỉ nhục họ, nhưng Đấng có địa vị cao trọng hơn cả trời và đất “không hổ-thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của họ”. Thật vậy, về những người trung thành như thế, có thể nói một cách thích hợp rằng: “Thế-gian không xứng-đáng cho họ ở”.—[Chú thích]
^ đ. 2 Trong Kinh Thánh, từ ngữ “ghét” mang những sắc thái nghĩa khác nhau. Trong một số văn cảnh, nó chỉ có nghĩa là yêu ở mức độ ít hơn. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 21:15, 16) “Ghét” cũng có thể biểu thị cảm giác không ưa thích nhưng không có ý hại đối tượng mà chỉ tìm cách tránh tiếp xúc vì cảm thấy ghê tởm. Tuy nhiên, từ ngữ “ghét” cũng có thể biểu thị sự thù nghịch gay gắt, mối ác cảm dai dẳng thường kèm theo ác ý; nghĩa này của từ ngữ “ghét” sẽ được thảo luận trong bài.
Bạn có thể giải thích không?
• Tại sao Sa-tan thù ghét những người thờ phượng thật một cách vô cớ?
• Sa-tan dùng sự sỉ nhục như thế nào để cố phá vỡ lòng trung kiên của Gióp và Chúa Giê-su?
• Đức Giê-hô-va thêm sức cho chúng ta như thế nào để đứng vững trước sự thù ghét của Sa-tan?
[Câu hỏi thảo luận]
[Khung/Hình nơi trang 16]
Họ nhận biết được thực chất của vấn đề
Một Nhân Chứng Giê-hô-va ở Ukraine, nơi công việc rao giảng về Nước Trời bị cấm đoán hơn 50 năm, đã nhận xét: “Không nên nhận định tình hình chỉ căn cứ trên quan hệ giữa chính quyền và Nhân Chứng Giê-hô-va.... Đa số những viên chức ấy chỉ thi hành phận sự của họ. Khi chính thể thay đổi, lòng trung thành của các viên chức cũng thay đổi, nhưng chúng tôi vẫn giữ vững lập trường. Chúng tôi hiểu rõ rằng Kinh Thánh cho biết nguyên nhân thật sự đã gây khó khăn cho chúng tôi.
“Chúng tôi không xem mình đơn thuần là những nạn nhân vô tội của những con người áp bức. Điều đã giúp chúng tôi chịu đựng là sự hiểu biết rõ ràng về vấn đề nêu lên trong vườn Ê-đen—vấn đề về quyền cai trị của Đức Chúa Trời.... Chúng tôi ủng hộ một vấn đề không những liên quan đến quyền lợi riêng của con người mà còn liên quan đến quyền lợi của Chúa Tối Thượng hoàn vũ. Chúng tôi có sự hiểu biết rất cao quý về thực chất của vấn đề liên quan đến quyền tối thượng. Điều này làm chúng tôi vững mạnh và giúp chúng tôi giữ vẹn lòng trung thành ngay cả trong những tình huống cùng quẫn nhất”.
[Hình]
Victor Popovych, bị bắt giữ năm 1970
[Hình nơi trang 13]
Kẻ nào gây ra sự sỉ nhục mà Chúa Giê-su phải chịu?
[Các hình nơi trang 15]
Gióp, Ma-ri, và những tôi tớ thời nay của Đức Chúa Trời, chẳng hạn như Stanley Jones, đã ủng hộ quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va
[Chú thích]
^ đ. 3 Trong bài này, chúng tôi có viết nghiêng một số từ ngữ trong các câu Kinh Thánh.