Bạn có chấp nhận sự giúp đỡ của Đức Giê-hô-va không?
Bạn có chấp nhận sự giúp đỡ của Đức Giê-hô-va không?
“Chúa giúp-đỡ tôi, tôi không sợ chi hết”.—HÊ-BƠ-RƠ 13:6.
1, 2. Tại sao chấp nhận sự giúp đỡ và hướng dẫn của Đức Giê-hô-va trong đời sống là điều quan trọng?
HÃY hình dung bạn đi bộ dọc theo một đường mòn trên núi. Song bạn không đơn độc vì có một người thạo đường nhất đã đề nghị hướng dẫn và đi chung với bạn. Người đó có kinh nghiệm và sức chịu đựng vượt xa bạn, nhưng kiên nhẫn đi cạnh bạn. Người ấy để ý thấy đôi lúc bạn bị vấp. Quan tâm đến sự an toàn của bạn, người ấy đưa tay ra giúp bạn đi qua một chỗ đặc biệt nguy hiểm. Bạn có từ chối sự giúp đỡ của người đó không? Tất nhiên không! Vì sự an toàn của bạn bị đe dọa.
2 Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta đi trên một con đường đầy thử thách. Chúng ta có phải đi trên con đường chật hẹp đó một mình không? (Ma-thi-ơ 7:14) Không, Kinh Thánh cho thấy rằng Nguồn Hướng Dẫn tốt nhất là Giê-hô-va Đức Chúa Trời cho phép con người đồng đi với Ngài. (Sáng-thế Ký 5:24; 6:9) Đức Giê-hô-va có giúp tôi tớ Ngài trong con đường họ đi không? Ngài nói: “Ta, là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, sẽ nắm tay hữu ngươi, và phán cùng ngươi rằng: Đừng sợ, ta sẽ giúp-đỡ ngươi”. (Ê-sai 41:13) Giống như người hướng dẫn trong minh họa trên, Đức Giê-hô-va sẵn lòng giúp đỡ và làm bạn với những ai cố gắng bước đi với Ngài. Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn từ chối sự tiếp trợ của Ngài!
3. Chúng ta sẽ xem xét những câu hỏi nào trong cuộc thảo luận này?
3 Trong bài trước, chúng ta thảo luận bốn cách mà Đức Giê-hô-va giúp đỡ dân Ngài vào thời xưa. Ngài có giúp dân Ngài bằng những cách đó ngày nay không? Và làm sao chúng ta có thể chắc chắn mình chấp nhận bất cứ sự giúp đỡ nào của Ngài? Chúng ta hãy xem xét những câu hỏi đó. Làm thế, chúng ta có thể vững lòng hơn mà tin rằng Đức Giê-hô-va quả là Đấng giúp đỡ chúng ta.—Hê-bơ-rơ 13:6.
Sự giúp đỡ qua thiên sứ
4. Tại sao các tôi tớ Đức Chúa Trời ngày nay có thể tin chắc là có sự giúp đỡ của thiên sứ?
4 Thiên sứ có giúp các tôi tớ thời nay của Đức Giê-hô-va không? Có. Ngày nay họ quả không hiện ra để giải cứu những người thờ phượng thật khỏi sự nguy hiểm. Ngay cả trong thời Kinh Thánh, thiên sứ cũng hiếm khi can thiệp bằng cách đó. Phần lớn những gì họ làm loài người không thấy được, và ngày nay cũng vậy. Tuy nhiên, khi biết được rằng thiên sứ sẵn sàng trợ giúp họ, các tôi tớ Đức Chúa Trời cảm thấy rất được khích lệ. (2 Các Vua 6:14-17) Chúng ta cũng có lý do vững chắc để cảm thấy như thế.
5. Làm thế nào Kinh Thánh cho thấy các thiên sứ có phần trong công việc rao giảng ngày nay?
5 Thiên sứ của Đức Giê-hô-va đặc biệt chú ý đến một công việc mà chúng ta tham gia. Công việc nào? Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời nơi Khải-huyền 14:6: “Tôi thấy một vị thiên-sứ khác bay giữa trời, có Tin-lành đời đời, đặng rao-truyền cho dân-cư trên đất, cho mọi nước, mọi chi-phái, mọi tiếng, và mọi dân-tộc”. “Tin-lành đời đời” này rõ ràng liên kết với ‘tin-lành về nước Đức Chúa Trời’, là tin mà Chúa Giê-su báo trước “sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân” trước khi hệ thống này kết thúc. (Ma-thi-ơ 24:14) Tất nhiên, thiên sứ không trực tiếp rao giảng. Chúa Giê-su giao sứ mệnh quan trọng này cho con người. (Ma-thi-ơ 28:19, 20) Chẳng phải chúng ta phấn khởi vì biết rằng khi thi hành sứ mệnh đó, chúng ta có sự hỗ trợ của các thiên sứ thánh, các tạo vật thần linh mạnh mẽ và khôn ngoan?
6, 7. (a) Điều gì cho thấy thiên sứ hỗ trợ công việc rao giảng của chúng ta? (b) Làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các thiên sứ của Đức Giê-hô-va?
6 Có nhiều bằng chứng đáng kể về sự hỗ trợ của thiên sứ trong công việc của chúng ta. Thí dụ, chúng ta thường nghe rằng trong khi đi rao giảng, Nhân Chứng Giê-hô-va gặp một người trước đó không lâu đã cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ để biết lẽ thật. Có rất nhiều trường hợp như thế nên không thể xem đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhờ sự giúp đỡ đó của thiên sứ, ngày càng có nhiều người học tập điều mà vị Khải-huyền 14:7.
‘thiên-sứ bay giữa trời’ công bố: “Hãy kính-sợ Đức Chúa Trời, và tôn-vinh Ngài”.—7 Bạn có mong mỏi có được sự hỗ trợ của các thiên sứ mạnh mẽ của Đức Giê-hô-va không? Vậy hãy cố gắng hết sức để nhiệt tình tham gia thánh chức. (1 Cô-rinh-tô 15:58) Khi hết lòng thi hành sứ mệnh đặc biệt này do Đức Giê-hô-va giao phó, chúng ta có thể trông mong vào sự giúp đỡ của thiên sứ Ngài.
Sự giúp đỡ từ Thiên Sứ Trưởng
8. Chúa Giê-su giữ địa vị cao trọng nào trên trời, và tại sao điều đó khiến chúng ta vững lòng?
8 Đức Giê-hô-va cũng cho chúng ta một sự giúp đỡ khác qua thiên sứ. Khải-huyền 10:1 miêu tả một vị ‘thiên-sứ mạnh’ rất đáng sợ, “mặt người giống như mặt trời”. Thiên sứ trong sự hiện thấy này hiển nhiên tượng trưng Chúa Giê-su Christ vinh hiển trong uy quyền trên trời. (Khải-huyền 1:13, 16) Chúa Giê-su có đúng là một thiên sứ không? Đúng, vì ngài được gọi là thiên sứ lớn. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16) Thiên sứ lớn có nghĩa là gì? Cụm từ này nghĩa là “thiên sứ chính”, hoặc “thiên sứ trưởng”. Chúa Giê-su là đấng mạnh nhất trong tất cả các con thần linh của Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va đã ban cho Chúa Giê-su quyền chỉ huy tất cả các thiên binh. Thiên sứ trưởng này quả là nguồn giúp đỡ rất mạnh mẽ. Qua những cách nào?
9, 10. (a) Chúa Giê-su thực hiện vai trò “Đấng cầu thay” như thế nào khi chúng ta phạm tội? (b) Gương Chúa Giê-su có thể giúp chúng ta như thế nào?
9 Sứ đồ lão thành Giăng viết: “Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus-Christ, tức là Đấng công-bình”. (1 Giăng 2:1) Tại sao sứ đồ Giăng nói rằng Chúa Giê-su là “Đấng cầu thay” nhất là khi chúng ta “phạm tội”? Chúng ta phạm tội hàng ngày, và tội lỗi dẫn đến sự chết. (Truyền-đạo 7:20; Rô-ma 6:23) Tuy nhiên, Chúa Giê-su hy sinh mạng sống để làm của-lễ chuộc tội chúng ta. Và ngài ở bên cạnh Cha đầy thương xót để cầu xin cho chúng ta. Mỗi người chúng ta đều cần sự giúp đỡ như thế. Chúng ta có thể chấp nhận sự giúp đỡ đó như thế nào? Chúng ta cần ăn năn tội lỗi mình và tìm sự tha thứ dựa trên sự hy sinh của Chúa Giê-su. Chúng ta cũng cần tránh tái phạm những lỗi lầm đó.
10 Ngoài việc hy sinh mạng sống, Chúa Giê-su còn nêu gương hoàn hảo cho chúng ta. (1 Phi-e-rơ 2:21) Gương của Ngài hướng dẫn để chúng ta biết trước con đường mình đi hầu có thể tránh tội lỗi nghiêm trọng và làm hài lòng Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Chẳng phải chúng ta vui mừng có được sự giúp đỡ đó hay sao? Chúa Giê-su hứa với môn đồ ngài là sẽ có một nguồn giúp đỡ khác nữa.
Sự giúp đỡ của thánh linh
11, 12. Thánh linh Đức Giê-hô-va là gì, mạnh mẽ như thế nào, và tại sao ngày nay chúng ta cần thánh linh?
11 Chúa Giê-su hứa: “Ta lại sẽ nài-xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên-ủi [“nguồn giúp đỡ”, NW] khác, để ở với các ngươi đời đời, tức là Thần lẽ thật, mà thế-gian không thể nhận-lãnh được”. (Giăng 14:16, 17) “Thần lẽ thật” này, tức thánh linh, không phải là một cá thể mà là một lực—sinh hoạt lực của chính Đức Giê-hô-va. Lực đó vô cùng mạnh mẽ. Đó là lực mà Đức Giê-hô-va dùng để sáng tạo vũ trụ, để thực hiện những phép lạ kỳ diệu, và để tiết lộ ý muốn Ngài qua sự hiện thấy. Vì Đức Giê-hô-va không dùng thánh linh theo những cách đó ngày nay, phải chăng điều này có nghĩa là chúng ta không cần thánh linh?
2 Ti-mô-thê 3:1) Thánh linh làm chúng ta vững mạnh để chịu đựng thử thách, giúp chúng ta vun trồng những đức tính tuyệt hảo nhờ đó chúng ta gần gũi hơn với Đức Giê-hô-va và với anh chị em thiêng liêng. (Ga-la-ti 5:22) Vậy, chúng ta có thể được lợi ích qua sự giúp đỡ tuyệt diệu này của Đức Giê-hô-va như thế nào?
12 Không, mà còn ngược lại! Trong “những thời-kỳ khó-khăn” này, chúng ta cần thánh linh Đức Giê-hô-va hơn bao giờ hết. (13, 14. (a) Tại sao chúng ta có thể chắc chắn rằng Đức Giê-hô-va sẵn lòng ban thánh linh cho dân Ngài? (b) Qua hành động nào chúng ta cho thấy mình không thật sự chấp nhận thánh linh?
13 Trước hết, chúng ta cần cầu xin có được thánh linh. Chúa Giê-su nói: “Vậy nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con-cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh-Linh cho người xin Ngài!” (Lu-ca 11:13) Đúng thế, Đức Giê-hô-va là người Cha yêu thương nhất mà chúng ta có thể mong ước. Nếu bằng đức tin chúng ta thành tâm cầu xin Ngài ban thánh linh thì không khi nào Ngài từ chối. Vậy câu hỏi là: Chúng ta có cầu xin điều đó không? Chúng ta nên làm thế khi cầu nguyện hàng ngày.
14 Thứ hai, chúng ta chấp nhận sự ban cho đó bằng cách hành động phù hợp theo. Để minh họa: Giả sử một tín đồ Đấng Christ phấn đấu chống lại khuynh hướng xem tài liệu khiêu dâm. Anh đã cầu xin có thánh linh để giúp anh cưỡng lại tật ô uế này. Anh đã tìm lời khuyên của các trưởng lão đạo Đấng Christ, và họ khuyên anh phải hành động dứt khoát, thậm chí tránh xa những tài liệu làm mất phẩm giá con người. (Ma-thi-ơ 5:29) Nếu anh lờ đi lời khuyên của họ và cứ để mình bị cám dỗ thì sao? Anh có đang hành động phù hợp với lời cầu xin được thánh linh giúp đỡ không? Hay là anh đặt mình vào tình thế có thể “làm buồn” thánh linh Đức Chúa Trời và mất đặc ân nhận được sự ban cho này? (Ê-phê-sô 4:30) Quả thật, tất cả chúng ta cần cố gắng hết sức để bảo đảm mình tiếp tục nhận được sự giúp đỡ tuyệt diệu này từ Đức Giê-hô-va.
Sự giúp đỡ từ Lời Đức Chúa Trời
15. Làm sao chúng ta cho thấy rằng mình không xem thường Kinh Thánh?
15 Qua nhiều thế kỷ, Kinh Thánh là một nguồn giúp đỡ cho các tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va. Nhưng thay vì xem đó chỉ là một cuốn sách thông thường, chúng ta cần nhớ Kinh Thánh là nguồn giúp đỡ mạnh mẽ như thế nào. Chấp nhận sự giúp đỡ đó đòi hỏi phải nỗ lực. Đọc Kinh Thánh phải là một thói quen đều đặn của chúng ta.
16, 17. (a) Thi-thiên 1:2, 3 miêu tả thế nào về phần thưởng của việc đọc luật pháp Đức Chúa Trời? (b) Thi-thiên 1:3 miêu tả sự cần mẫn làm việc qua hình ảnh nào?
16 Thi-thiên 1:2, 3 nói về người tin kính: “[Người] lấy làm vui-vẻ về luật-pháp của Đức Giê-hô-va, và suy-gẫm luật-pháp ấy ngày và đêm. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, sanh bông-trái theo thì-tiết, lá nó cũng chẳng tàn-héo; mọi sự người làm đều sẽ thạnh-vượng”. Bạn có thấy ý của câu đó không? Đọc câu này một người dễ kết luận rằng những lời đó chỉ miêu tả một cảnh thanh bình đẹp mắt—một cây che bóng mát mọc gần bờ sông. Ngủ trưa dưới bóng cây đó thì thật thích thú biết bao! Nhưng câu Thi-thiên này không có ý đề nghị chúng ta nghĩ đến việc nghỉ ngơi, mà mô tả một hình ảnh khác hẳn, gợi ý làm việc cần mẫn. Như vậy là thế nào?
17 Hãy lưu ý rằng cây ở đây không chỉ là cây che bóng mát ngẫu nhiên mọc bên dòng sông, mà là cây ăn quả, được “trồng” ở nơi đã được suy tính trước—“gần dòng nước”. Trong một
vườn cây ăn quả, chủ vườn có lẽ đào hào rãnh để đưa nước đến rễ các cây quý giá của mình. À, bây giờ chúng ta hiểu được ý câu này! Nói theo nghĩa thiêng liêng, nếu chúng ta phát triển giống như cây đó, ấy là vì có nhiều nỗ lực đã được thực hiện để giúp chúng ta. Chúng ta kết hợp với một tổ chức đem nước lẽ thật tinh khiết đến tận tay chúng ta, nhưng chúng ta phải làm phần mình. Chúng ta phải sẵn sàng hấp thu nước quý báu này, suy ngẫm và nghiên cứu để đưa lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời vào trí và lòng. Như thế, chúng ta cũng sẽ sinh kết quả tốt.18. Cần phải làm gì để tìm được trong Kinh Thánh những giải đáp cho các câu hỏi của chúng ta?
18 Kinh Thánh không có lợi gì cả nếu chỉ nằm đóng bụi trên kệ không dùng đến. Nó cũng không phải là bùa thiêng—như thể chúng ta cứ việc nhắm mắt, để Kinh Thánh mở ra ở bất cứ trang nào, rồi chờ đợi câu trả lời cho câu hỏi của mình hiện ra ngay trên trang đó. Khi phải quyết định chuyện gì, chúng ta cần đào sâu vào “điều tri-thức của Đức Chúa Trời” như thể tìm bửu vật ẩn bí. (Châm-ngôn 2:1-5) Thông thường cần phải siêng năng và cẩn thận nghiên cứu mới tìm ra lời khuyên Kinh Thánh nói về nhu cầu cụ thể của chúng ta. Có nhiều ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh để giúp chúng ta nghiên cứu tìm tòi. Khi dùng những tài liệu này để đào lên những điều khôn ngoan quý giá trong Lời Đức Chúa Trời, chúng ta thật sự đang tiếp nhận sự giúp đỡ của Đức Giê-hô-va.
Sự giúp đỡ qua các anh em đồng đạo
19. (a) Tại sao những bài Tháp Canh và Tỉnh Thức! được xem là sự giúp đỡ qua các anh em đồng đạo? (b) Bạn đã được giúp như thế nào qua một bài nào đó trong tạp chí của chúng ta?
19 Các tôi tớ trên đất của Đức Giê-hô-va luôn là nguồn giúp đỡ cho nhau. Về khía cạnh này, Đức Giê-hô-va có thay đổi không? Tuyệt nhiên không. Chắc chắn mỗi người chúng ta có thể nghĩ đến những trường hợp mình nhận được sự giúp đỡ cần thiết và đúng lúc từ anh chị em đồng đạo. Thí dụ, bạn có thể nhớ lại một bài trong Tháp Canh hoặc Tỉnh Thức! đã khích lệ bạn vào lúc bạn cần, hoặc đã giúp bạn giải quyết một vấn đề hay đối phó với thử thách về đức tin không? Đức Giê-hô-va ban sự giúp đỡ đó qua lớp “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”, những người được giao nhiệm vụ cung cấp “đồ-ăn đúng giờ”.—Ma-thi-ơ 24:45-47.
20. Qua những cách nào các trưởng lão đạo Đấng Christ chứng tỏ là “các ơn cho loài người”?
20 Tuy nhiên, thông thường thì chúng ta được anh chị em đồng đạo giúp đỡ trực tiếp. Một trưởng lão đạo Đấng Christ nói một bài giảng tác động đến lòng chúng ta, hoặc qua cuộc thăm chiên, anh giúp chúng ta đối phó với một giai đoạn khó khăn, hoặc anh ân cần cho lời khuyên giúp chúng ta nhận ra và vượt qua một nhược điểm. Với lòng biết ơn, một tín đồ Đấng Christ viết về sự giúp đỡ của một trưởng lão: Ê-phê-sô 4:8.
“Trong lúc đi rao giảng, anh ấy dành thời giờ để gợi cho tôi nói ra cảm nghĩ của mình. Ngay đêm trước đó, tôi đã cầu nguyện với Đức Giê-hô-va, xin có người nào đó để tôi có thể bày tỏ nỗi niềm. Ngay ngày hôm sau, anh này đã biểu lộ lòng trắc ẩn khi nói chuyện với tôi. Anh ấy giúp tôi thấy được Đức Giê-hô-va đã giúp tôi như thế nào trong những năm qua. Tôi tạ ơn Đức Giê-hô-va đã phái trưởng lão này đến nói chuyện với tôi”. Qua mọi cách đó, các trưởng lão đạo Đấng Christ cho thấy họ là “các ơn cho loài người”, do Đức Giê-hô-va ban qua Chúa Giê-su Christ để giúp chúng ta bền chí trên con đường dẫn đến sự sống.—21, 22. (a) Khi những người trong hội thánh áp dụng lời khuyên nơi Phi-líp 2:4 thì có kết quả nào? (b) Tại sao cả những nghĩa cử nhỏ cũng quan trọng?
21 Ngoài các trưởng lão, mỗi tín đồ trung thành của Đấng Christ cũng nên áp dụng mệnh lệnh được soi dẫn là “chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa”. (Phi-líp 2:4) Khi những người trong hội thánh áp dụng lời khuyên đó, chúng ta sẽ thấy những nghĩa cử cao đẹp được thể hiện. Chẳng hạn, một gia đình thình lình bị tai họa dồn dập. Người cha đã đi đến một cửa tiệm, mang theo đứa con gái nhỏ. Trên đường về, họ gặp tai nạn xe hơi. Đứa con chết; người cha bị thương nặng. Khi ra khỏi nhà thương, lúc đầu vì tàn tật anh không tự lực làm gì được. Vợ anh quá đau đớn không thể một mình chăm sóc cho anh. Vì thế một cặp vợ chồng trong hội thánh đưa họ về nhà để chăm sóc trong nhiều tuần.
22 Tất nhiên, không phải nghĩa cử nhân từ nào cũng có liên hệ đến tai họa và sự hy sinh cá nhân. Một số sự giúp đỡ mà chúng ta nhận được ở phạm vi nhỏ hơn nhiều. Nhưng dù nghĩa cử đó nhỏ đến đâu, chúng ta cũng cảm kích, phải không? Bạn có thể nghĩ đến những lúc mà một lời tử tế hoặc một cử chỉ ân cần của một anh chị nào đó đã cho bạn đúng sự giúp đỡ mình cần không? Đức Giê-hô-va thường chăm sóc chúng ta như thế.—Châm-ngôn 17:17; 18:24.
23. Đức Giê-hô-va nghĩ sao khi chúng ta cố gắng giúp đỡ nhau?
23 Bạn có muốn được Đức Giê-hô-va dùng để giúp người khác không? Đặc ân đó mở ra cho bạn. Quả thật, Đức Giê-hô-va xem trọng nỗ lực đó. Lời Ngài nói: “Ai thương-xót kẻ nghèo, tức cho Đức Giê-hô-va vay-mượn; ngài sẽ báo lại việc ơn-lành ấy cho người”. (Châm-ngôn 19:17) Chúng ta nhận được niềm vui lớn khi quên mình vì anh chị em. (Công-vụ 20:35) Những ai tự tách biệt thì sẽ không cảm nghiệm được niềm vui trong việc giúp đỡ người khác, và cũng không nhận được sự khích lệ từ việc được người khác giúp đỡ. (Châm-ngôn 18:1) Vì thế, chúng ta hãy trung thành nhóm lại với nhau tại các buổi họp đạo Đấng Christ để có thể khuyến khích lẫn nhau.—Hê-bơ-rơ 10:24, 25.
24. Tại sao chúng ta không nên cảm thấy thiếu thốn vì không được chứng kiến những phép lạ kỳ diệu của Đức Giê-hô-va vào thời xưa?
24 Chẳng phải chúng ta vui thích khi suy ngẫm về những cách mà Đức Giê-hô-va giúp chúng ta hay sao? Mặc dù không sống vào một thời mà Đức Giê-hô-va thực hiện những phép lạ kỳ diệu để tiến hành ý định Ngài, chúng ta không nên cảm thấy thiếu thốn. Điều thật sự quan trọng là Đức Giê-hô-va cho chúng ta mọi sự giúp đỡ cần thiết để tiếp tục trung thành. Và nếu cùng nhau kiên trì trong đức tin, chúng ta sẽ sống để thấy những việc làm tuyệt diệu và lẫy lừng nhất của Đức Giê-hô-va trong suốt lịch sử! Chúng ta hãy quyết tâm chấp nhận và tận dụng sự giúp đỡ đầy yêu thương của Ngài để mình cũng có thể nói lời của câu Kinh Thánh cho năm 2005: “Sự tiếp-trợ tôi đến từ Đức Giê-hô-va”.—Thi-thiên 121:2.
Bạn nghĩ sao?
Ngày nay, Đức Giê-hô-va cung cấp sự giúp đỡ như thế nào—
• qua thiên sứ?
• qua thánh linh?
• bằng Lời được Ngài soi dẫn?
• qua các anh em đồng đạo?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 18]
Thật khích lệ khi biết rằng thiên sứ đang hỗ trợ công việc rao giảng
[Hình nơi trang 21]
Đức Giê-hô-va có khi dùng một anh chị em đồng đạo để an ủi chúng ta