Theo sát gương mẫu Chúa Giê-su
Theo sát gương mẫu Chúa Giê-su
“Ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi”.—GIĂNG 13:15.
1. Tại sao Chúa Giê-su là một gương mẫu cho các tín đồ noi theo?
TRONG toàn bộ lịch sử nhân loại, chỉ có một nhân vật suốt đời không hề phạm lỗi. Đó là Chúa Giê-su. Ngoài ngài, “không có người nào chẳng phạm tội”. (1 Các Vua 8:46; Rô-ma 3:23) Chính vì thế, các tín đồ chân chính của Đấng Christ xem ngài là gương mẫu hoàn hảo để noi theo. Vào ngày 14 Nisan năm 33 CN, chẳng bao lâu trước khi chết, chính Chúa Giê-su cũng bảo các môn đồ noi theo ngài. Ngài nói: “Ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi”. (Giăng 13:15) Trong đêm cuối cùng đó, ngài đã đề cập đến những cách mà họ nên cố gắng noi gương ngài. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét một số cách.
Cần khiêm nhường
2, 3. Chúa Giê-su là gương khiêm nhường tuyệt hảo ra sao?
2 Khi khuyến giục các môn đồ noi theo gương ngài, Chúa Giê-su đặc biệt có ý nói đến sự khiêm nhường. Đã nhiều lần ngài khuyên các môn đồ phải khiêm nhường và vào đêm 14 Nisan, ngài đã cho thấy tính khiêm nhường của ngài bằng cách rửa chân cho các sứ đồ. Rồi ngài phán: “Nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau”. (Giăng 13:14) Tiếp đó, ngài bảo các sứ đồ hãy noi theo gương ngài. Thật là một gương khiêm nhường tuyệt hảo!
3 Sứ đồ Phao-lô cho biết Chúa Giê-su “có hình Đức Chúa Trời” trước khi xuống thế. Tuy nhiên, ngài đã tự bỏ mình đi, trở thành con người hèn mọn. Hơn thế nữa, ngài “tự hạ mình xuống, vâng-phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập-tự”. (Phi-líp 2:6-8) Hãy suy nghĩ về điều đó. Chúa Giê-su, nhân vật lớn thứ hai trong vũ trụ, đã chấp nhận mang thân phận thấp hèn hơn thiên sứ, chịu sanh ra như một em bé không khả năng tự vệ, lớn lên phải phục tùng cha mẹ bất toàn, rồi cuối cùng chịu chết như một tội phạm bị khinh bỉ. (Cô-lô-se 1:15, 16; Hê-bơ-rơ 2:6, 7) Một sự khiêm nhường cao quý biết bao! Chúng ta có thể noi theo “tâm-tình” đó và trau dồi tính khiêm nhường thể ấy không? (Phi-líp 2:3-5) Có, nhưng không phải dễ.
4. Điều gì thường khiến người ta kiêu ngạo, nhưng tại sao tính kiêu ngạo lại nguy hiểm?
Châm-ngôn 6:16-19) Chính sự kiêu ngạo đã đẩy Sa-tan vào con đường diệt vong. (1 Ti-mô-thê 3:6) Tính cách này dễ châm rễ trong lòng con người và một khi đã bắt rễ thì khó loại bỏ đi. Người ta thường tự hào về quốc gia, chủng tộc, tài sản, trình độ học vấn, sự thành đạt, địa vị, ngoại diện, năng khiếu thể thao và những điều đại loại như thế. Nhưng tất cả những thứ này không có ý nghĩa gì đối với Đức Giê-hô-va. (1 Cô-rinh-tô 4:7) Nếu chúng ta tự kiêu về những điều đó, mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ bị tổn hại. “Dầu Đức Giê-hô-va cao-cả, thì cũng đoái đến những người hèn-hạ; còn kẻ kiêu-ngạo, Ngài nhận-biết từ xa”.—Thi-thiên 138:6; Châm-ngôn 8:13.
4 Trái với khiêm nhường là kiêu ngạo. (Khiêm nhường đối với anh em
5. Tại sao các trưởng lão cần phải khiêm nhường?
5 Chúng ta không nên kiêu hãnh ngay cả về những đóng góp và thành quả của mình trong việc phụng sự Đức Giê-hô-va, hoặc về những trách nhiệm được giao trong hội thánh. (1 Sử-ký 29:14; 1 Ti-mô-thê 6:17, 18) Thực tế, càng có trách nhiệm quan trọng bao nhiêu, chúng ta càng cần khiêm nhường bấy nhiêu. Sứ đồ Phi-e-rơ khuyên các trưởng lão không nên ‘quản-trị [“làm chúa trên”, Nguyễn Thế Thuấn] phần trách-nhiệm chia cho họ, song làm gương tốt cho cả bầy’. (1 Phi-e-rơ 5:3) Các trưởng lão được bổ nhiệm để hầu việc và làm gương, chứ không phải để làm chúa hay làm chủ.—Lu-ca 22:24-26; 2 Cô-rinh-tô 1:24.
6. Tính khiêm nhường cần thiết trong những khía cạnh nào của đời sống tín đồ Đấng Christ?
6 Không chỉ các trưởng lão mới cần khiêm nhường. Viết cho những người trẻ, vốn có khuynh hướng tự hào về sự lanh trí và sức khỏe dồi dào của họ so với những người lớn tuổi, sứ đồ Phi-e-rơ khuyên: “Phải trang-sức bằng khiêm-nhường; vì Đức Chúa Trời chống-cự kẻ kiêu-ngạo, mà ban ơn cho kẻ khiêm-nhường”. (1 Phi-e-rơ 5:5) Vâng, tất cả mọi người đều cần trau dồi tính khiêm nhường của Đấng Christ. Có khiêm nhường chúng ta mới có thể rao truyền tin mừng, đặc biệt là khi gặp phải sự chống đối hoặc lãnh đạm. Có khiêm nhường chúng ta mới chấp nhận sự sửa trị hoặc đơn giản hóa đời sống để nới rộng thánh chức. Ngoài ra, có khiêm nhường, đức tin cùng sự can đảm, chúng ta mới có thể chịu đựng những lời tuyên truyền xuyên tạc, những cuộc tấn công dựa trên pháp lý hay sự bắt bớ gay gắt.—1 Phi-e-rơ 5:6.
7, 8. Chúng ta có thể vun trồng tính khiêm nhường qua một vài cách nào?
7 Làm thế nào một người có thể khắc phục được tính kiêu ngạo và tỏ ra “khiêm-nhường, coi người khác như tôn-trọng hơn mình”? (Phi-líp 2:3) Người đó cần xem mình theo cách Đức Giê-hô-va xem. Chúa Giê-su cho biết thái độ đúng mà một người nên có: “Các ngươi cũng vậy, khi làm xong việc truyền phải làm, thì hãy nói rằng: Chúng tôi là đầy-tớ vô-ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm”. (Lu-ca 17:10) Hãy nhớ rằng những gì mình làm được chẳng đáng gì so với những công việc Chúa Giê-su đã thực hiện. Thế nhưng Chúa Giê-su vẫn khiêm nhường.
Thi-thiên 119:66) Đức Giê-hô-va sẽ giúp chúng ta vun trồng cái nhìn thăng bằng và phải lẽ về chính mình, và Ngài sẽ ban phước cho thái độ khiêm nhường của chúng ta. (Châm-ngôn 18:12) Chúa Giê-su nói: “Kẻ nào tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống, còn kẻ nào hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên”.—Ma-thi-ơ 23:12.
8 Ngoài ra, chúng ta có thể cầu xin Đức Giê-hô-va giúp để vun trồng cái nhìn đúng về mình. Như người viết Thi-thiên, chúng ta có thể cầu nguyện: “Xin hãy dạy tôi lẽ phải và sự hiểu-biết, vì tôi tin các điều-răn Chúa”. (Quan điểm đúng về điều thiện điều ác
9. Chúa Giê-su có quan điểm nào về điều thiện và điều ác?
9 Dù sống 33 năm với những người bất toàn, Chúa Giê-su vẫn “chẳng phạm tội”. (Hê-bơ-rơ 4:15) Thật thế, khi tiên tri về Đấng Mê-si, người viết Thi-thiên đã nói: “Chúa ưa sự công-bình, và ghét điều gian-ác”. (Thi-thiên 45:7; Hê-bơ-rơ 1:9) Tín đồ Đấng Christ cũng gắng noi theo ngài về phương diện này. Họ không chỉ biết phân biệt điều thiện điều ác, mà còn ghét điều ác và yêu điều thiện. (A-mốt 5:15) Điều này giúp họ chống lại khuynh hướng tội lỗi bẩm sinh.—Sáng-thế Ký 8:21; Rô-ma 7:21-25.
10. Nếu “làm ác” mà không ăn năn, chúng ta bày tỏ thái độ nào?
10 Chúa Giê-su nói với người Pha-ri-si tên là Ni-cô-đem như sau: “Phàm ai làm ác thì ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, e rằng công-việc của mình phải trách-móc chăng. Nhưng kẻ nào làm theo lẽ thật thì đến cùng sự sáng, hầu cho các việc của mình được bày-tỏ ra, vì đã làm trong Đức Chúa Trời”. (Giăng 3:20, 21) Hãy suy nghĩ điều này: sứ đồ Giăng xác nhận Chúa Giê-su là “sự sáng thật,... soi-sáng mọi người”. (Giăng 1:9, 10) Còn Chúa Giê-su nói rằng nếu chúng ta “làm ác”—những điều sai quấy không được Đức Chúa Trời chấp nhận—là chúng ta ghét sự sáng. Bạn có bao giờ nghĩ rằng mình ghét Chúa Giê-su và các tiêu chuẩn của ngài không? Nhưng người nào phạm tội mà không ăn năn chính là người ghét ngài. Có lẽ họ không nghĩ thế, nhưng rõ ràng Chúa Giê-su cho là thế.
Làm thế nào vun trồng quan điểm giống Chúa Giê-su về điều thiện điều ác
11. Chúng ta cần phải làm gì nếu muốn vun trồng quan điểm của Chúa Giê-su về điều thiện và điều ác?
11 Chúng ta cần hiểu rõ cái gì là thiện, cái gì là ác theo quan điểm của Đức Giê-hô-va. Sự hiểu biết đó chỉ có thể đạt được nhờ học hỏi Lời Đức Chúa Trời, Kinh Thánh. Trong khi theo đuổi việc học hỏi này, chúng ta cần cầu nguyện như người viết Thi-thiên: “Hỡi Đức Giê-hô-va, xin cho tôi biết các đường-lối Ngài, và dạy-dỗ tôi các nẻo-đàng Ngài”. (Thi-thiên 25:4) Tuy nhiên, hãy nhớ rằng Sa-tan là kẻ lừa dối. (2 Cô-rinh-tô 11:14) Hắn có thể che đậy điều ác, biến nó thành điều như có vẻ chấp nhận được đối với những tín đồ thiếu cảnh giác. Vì thế, chúng ta cần suy ngẫm kỹ những gì mình học và cẩn thận nghe theo lời khuyên của lớp “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”. (Ma-thi-ơ 24:45-47) Học hỏi, cầu nguyện và suy ngẫm những gì học được sẽ giúp chúng ta tiến tới thành thục và trở nên người “hay dụng tâm-tư luyện-tập mà phân-biệt điều lành và dữ”. (Hê-bơ-rơ 5:14) Khi đó, chúng ta sẽ bắt đầu ghét điều ác và yêu điều thiện.
12. Lời khuyên nào trong Kinh Thánh giúp chúng ta tránh làm điều ác?
12 Nếu ghét điều ác, chúng ta sẽ không để 1 Giăng 2:15, 16.
những ham muốn xấu bén rễ trong lòng mình. Nhiều năm sau khi Chúa Giê-su chết, sứ đồ Giăng viết: “Chớ yêu thế-gian, cũng đừng yêu các vật ở thế-gian nữa; nếu ai yêu thế-gian, thì sự kính-mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi sự trong thế-gian, như sự mê-tham của xác-thịt, mê-tham của mắt, và sự kiêu-ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế-gian mà ra”.—13, 14. (a) Tại sao yêu những vật trong thế gian lại nguy hiểm cho tín đồ Đấng Christ? (b) Làm thế nào chúng ta có thể tránh yêu những vật trong thế gian?
13 Một số người có lẽ lý luận rằng không phải cái gì trong thế gian cũng xấu hoặc ác. Đành vậy, nhưng thế gian và những hấp dẫn của nó có thể dễ dàng khiến chúng ta chểnh mảng trong việc phụng sự Đức Giê-hô-va. Thế gian không tạo ra bất cứ điều gì nhằm giúp chúng ta đến gần Đức Chúa Trời. Do đó, nếu chúng ta bắt đầu thấy yêu những vật trong thế gian, dù là những thứ không có gì hại, thì chúng ta đang trên bờ vực thẳm. (1 Ti-mô-thê 6:9, 10) Ngoài ra, nhiều thứ trong thế gian thật sự là xấu và có thể làm chúng ta tha hóa. Nếu xem những phim hoặc chương trình truyền hình đầy cảnh bạo động, tình dục vô luân hoặc đề cao vật chất, chúng ta có thể từ từ quen mắt và rồi thấy thích những thứ đó. Nếu giao tiếp nhiều với những người chỉ ham nâng cao đời sống hoặc tìm cơ hội kinh doanh, chúng ta cũng có thể dần dần coi những điều đó là quan trọng nhất đối với mình.—Ma-thi-ơ 6:24; 1 Cô-rinh-tô 15:33.
14 Trái lại, nếu chúng ta ham thích Lời Đức Giê-hô-va thì “sự mê-tham của xác-thịt, mê-tham của mắt, và sự kiêu-ngạo của đời” sẽ không còn sức lôi cuốn chúng ta. Ngoài ra, nếu làm bạn với những người đặt quyền lợi Nước Trời trước hết, chúng ta sẽ trở nên giống họ, yêu những gì họ yêu và tránh những gì họ tránh.—Thi-thiên 15:4; Châm-ngôn 13:20.
15. Giống như Chúa Giê-su, việc yêu sự công bình và ghét điều ác thêm sức cho chúng ta như thế nào?
15 Việc ghét điều ác và yêu điều công bình giúp Chúa Giê-su luôn chú tâm vào “sự vui-mừng đã đặt trước mặt mình”. (Hê-bơ-rơ 12:2) Với chúng ta cũng vậy. Chúng ta biết rằng “thế-gian với sự tham-dục nó đều qua đi”. Những vui thú mà thế gian mang lại chỉ là tạm thời mà thôi. Nhưng “ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời”. (1 Giăng 2:17) Nhờ làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su đã mở ra cho nhân loại con đường dẫn đến sự sống vĩnh cửu. (1 Giăng 5:13) Mong sao tất cả chúng ta đều noi theo gương ngài và được lợi ích nhờ sự trung thành của ngài.
Đương đầu với sự bắt bớ
16. Tại sao Chúa Giê-su khuyến giục môn đồ yêu thương nhau?
16 Chúa Giê-su cũng nêu ra một phương diện khác mà các môn đồ nên noi theo ngài: “Điều-răn của ta đây nầy: Các ngươi hãy yêu nhau, cũng như ta đã yêu các ngươi”. (Giăng 15:12, 13, 17) Tín đồ Đấng Christ có nhiều lý do để yêu thương lẫn nhau. Khi nói những lời trên, Chúa Giê-su đặc biệt nghĩ đến sự thù ghét họ sẽ gặp phải trong thế gian. Ngài nói: “Ví bằng người đời ghét các ngươi, thì hãy biết rằng họ đã ghét ta trước các ngươi... Đầy-tớ chẳng lớn hơn chủ mình. Nếu họ đã bắt-bớ ta, ắt cũng bắt-bớ các ngươi”. (Giăng 15:18, 20) Thật vậy, ngay cả trong sự bắt bớ, các tín đồ Đấng Christ cũng không khác gì Thầy họ. Họ cần xây đắp một mối dây yêu thương mạnh mẽ để giúp nhau đứng vững trước sự thù ghét đó.
17. Tại sao thế gian ghét các tín đồ thật của Đấng Christ?
17 Tại sao thế gian thù ghét các tín đồ Đấng Christ? Bởi vì giống như Chúa Giê-su, họ “không thuộc về thế-gian”. (Giăng 17:14, 16) Họ trung lập trong các vấn đề quân sự cũng như chính trị, đồng thời vâng phục các nguyên tắc Kinh Thánh, trong đó có việc tôn trọng sự thánh khiết của sự sống và giữ các tiêu chuẩn đạo đức cao. (Công-vụ 15:28, 29; 1 Cô-rinh-tô 6:9-11) Họ đặt mục tiêu thiêng liêng lên hàng đầu, chứ không phải vật chất. Dù sống trong thế gian nhưng như Phao-lô viết, họ không “tận hưởng” của cải thế gian. (1 Cô-rinh-tô 7:31, NTT) Đúng là cũng có trường hợp Nhân Chứng Giê-hô-va được khen ngợi vì tiêu chuẩn đạo đức cao. Nhưng Nhân Chứng Giê-hô-va không hòa giải để được khen hoặc được chấp nhận. Vì lẽ đó, hầu như mọi người trong thế gian không hiểu họ và nhiều người còn ghét họ.
18, 19. Noi theo gương Chúa Giê-su, tín đồ Đấng Christ đương đầu với sự chống đối và bắt bớ như thế nào?
18 Các sứ đồ đã chứng kiến sự thù ghét dữ dội của thế gian khi Chúa Giê-su bị bắt và bị hành hình. Họ cũng được nhìn thấy cách ngài đương đầu với sự thù ghét đó. Trong vườn Ghết-sê-ma-nê, khi lính của các thầy thông giáo đến bắt ngài, Phi-e-rơ đã cố dùng gươm bảo vệ ngài, nhưng Chúa Giê-su bảo ông: “Hãy nạp gươm vào vỏ; vì hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết vì gươm”. (Ma-thi-ơ 26:52; Lu-ca 22:50, 51) Thời xưa, dân Y-sơ-ra-ên phải tranh chiến với kẻ thù bằng gươm giáo. Giờ đây, mọi chuyện đã thay đổi. Nước Đức Chúa Trời “chẳng phải thuộc về thế-gian” và không có biên giới cần được bảo vệ. (Giăng 18:36) Chẳng bao lâu nữa, Phi-e-rơ sẽ là thành viên của một nước thiêng liêng mà trong đó mọi thành viên đều là công dân trên trời. (Ga-la-ti 6:16; Phi-líp 3:20, 21) Vì thế, từ đó trở đi, môn đồ Chúa Giê-su phải đối phó với sự thù ghét và bắt bớ theo cách ngài đã làm—không sợ hãi nhưng hiền hòa. Họ tin tưởng phó thác mọi sự trong tay Đức Giê-hô-va và cậy sức Ngài để chịu đựng.—Lu-ca 22:42.
19 Nhiều năm sau đó, Phi-e-rơ viết: “Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài;... Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề ngăm-dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử-đoán công-bình”. (1 Phi-e-rơ 2:21-23) Đúng như Chúa Giê-su đã cảnh báo, tín đồ Đấng Christ đã trải qua nhiều sự bắt bớ gay gắt. Vào thế kỷ thứ nhất cũng như trong thời chúng ta, họ đã theo gương ngài và tạo được một thành tích xuất sắc về sự trung thành và chịu đựng, chứng tỏ là những người giữ lòng trung kiên cách hiền hòa. (Khải-huyền 2:9, 10) Mong sao mỗi người trong chúng ta cũng sẽ làm vậy khi bị bắt bớ.—2 Ti-mô-thê 3:12.
“Hãy mặc lấy Đức Chúa Jêsus-Christ”
20-22. Tín đồ Đấng Christ “mặc lấy Đức Chúa Jêsus-Christ” qua cách nào?
20 Phao-lô viết cho hội thánh ở Rô-ma: “Hãy mặc lấy Đức Chúa Jêsus-Christ, chớ chăm-nom về xác-thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó”. (Rô-ma 13:14) Nói cách ví von, tín đồ Đấng Christ mặc lấy Chúa Giê-su giống như mặc một bộ trang phục. Họ cố gắng noi theo các đức tính và hành động của Thầy họ đến mức có thể phản chiếu nhân cách ngài, dù không thể hoàn toàn giống ngài.—1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:6.
21 Chúng ta có thể thành công “mặc lấy Đức Chúa Jêsus-Christ” nếu am hiểu đời sống của ngài và gắng noi theo gương ngài. Chúng ta noi theo ngài về đức khiêm nhường, yêu sự công bình, ghét điều gian ác, yêu anh em, giữ mình không thuộc về thế gian và kiên nhẫn chịu đựng sự ngược đãi. Chúng ta không “chăm-nom về xác-thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó”, tức không đặt sự thành đạt trong xã hội hoặc ham muốn xác thịt lên hàng đầu trong đời sống. Thay vì thế, khi quyết định hay giải quyết một việc gì, chúng ta sẽ tự hỏi: ‘Chúa Giê-su sẽ làm gì trong hoàn cảnh này? Ngài muốn tôi hành động thế nào?’
22 Cuối cùng, chúng ta theo gương Chúa Giê-su khi bận rộn rao giảng tin mừng. (Ma-thi-ơ 4:23; 1 Cô-rinh-tô 15:58) Trong công việc này, tín đồ Đấng Christ cũng noi theo mẫu mực ngài để lại và bài tiếp theo sẽ cho biết cách thực hiện điều đó.
Bạn có thể giải thích không?
• Tại sao tín đồ Đấng Christ cần khiêm nhường?
• Làm sao vun trồng quan điểm đúng về điều thiện và điều ác?
• Làm thế nào tín đồ Đấng Christ noi theo ngài khi đương đầu với sự chống đối và bắt bớ?
• Bằng cách nào “mặc lấy Đức Chúa Jêsus-Christ”?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 7]
Chúa Giê-su là gương tuyệt hảo về sự khiêm nhường
[Hình nơi trang 8]
Mọi khía cạnh của đời sống tín đồ Đấng Christ, kể cả việc rao giảng, đều đòi hỏi sự khiêm nhường
[Hình nơi trang 9]
Sa-tan có thể biến những trò giải trí không lành mạnh thành có vẻ chấp nhận được đối với tín đồ Đấng Christ
[Hình nơi trang 10]
Tình yêu thương của anh em thêm sức cho chúng ta chịu đựng sự chống đối