Hôn nhân có thể thành công trong xã hội ngày nay
Hôn nhân có thể thành công trong xã hội ngày nay
“Phải mặc lấy lòng yêu-thương, vì là dây liên-lạc của sự trọn-lành”.—Cô-lô-se 3:14.
1, 2. (a) Có sự kiện khích lệ nào khi nói về hội thánh tín đồ Đấng Christ? (b) Thế nào là một cuộc hôn nhân thành công?
NHÌN vào hội thánh tín đồ Đấng Christ, chẳng phải chúng ta cảm thấy ấm lòng sao khi thấy nhiều cặp vợ chồng đã chung thủy với nhau suốt 10, 20, 30 năm hoặc nhiều hơn nữa? Họ đã khăng khít với nhau bất chấp mọi khó khăn.—Sáng-thế Ký 2:24.
2 Phần lớn thừa nhận là hôn nhân của họ cũng trải qua thử thách. Một nhà nghiên cứu về hôn nhân viết: “Những cuộc hôn nhân hạnh phúc cũng có những lo lắng. Có thời kỳ hạnh phúc, cũng có thời kỳ khó khăn... Nhưng dù thế nào chăng nữa... những cặp này vẫn gắn bó với nhau bất chấp [tình trạng lộn xộn] của cuộc sống hiện đại”. Những cặp vợ chồng thành công trong hôn nhân đã học được cách ứng phó với những cơn giông bão và khủng hoảng không thể tránh được do áp lực của cuộc sống, đặc biệt nếu họ đã nuôi dạy con cái. Kinh nghiệm dạy họ biết rằng tình yêu chân chính “chẳng hề hư-mất”.—1 Cô-rinh-tô 13:8.
3. Số liệu thống kê cho thấy gì về hôn nhân và ly dị, và điều này dẫn đến những câu hỏi nào?
3 Ngược lại, hàng triệu cuộc hôn nhân đã tan vỡ. Một báo cáo cho biết: “Phân nửa những cuộc hôn nhân ở Hoa Kỳ ngày nay được tiên đoán là sẽ kết thúc bằng việc ly dị. Và phân nửa những cuộc ly dị đó sẽ xảy ra trong vòng 7,8 năm đầu chung sống... Trong số 75% những người tái hôn, 60% lại sẽ ly dị lần nữa”. Thậm chí tại những nước trước đây tỉ lệ ly dị tương đối thấp nay cũng có chiều hướng gia tăng. Chẳng hạn như ở Nhật, tỉ lệ ly dị gần như tăng gấp đôi trong những năm gần đây. Một số áp lực dẫn đến tình trạng này là gì, những áp lực mà đôi khi cũng có ngay cả trong hội thánh tín đồ Đấng Christ? Điều gì là cần thiết để xây dựng một hôn nhân thành công bất chấp những nỗ lực của Sa-tan nhằm làm suy yếu sự sắp đặt này?
Những cạm bẫy phải tránh
4. Một số nhân tố nào có thể làm suy yếu hôn nhân?
4 Lời Đức Chúa Trời giúp chúng ta hiểu những nhân tố có thể làm suy yếu mối quan hệ hôn nhân. Chẳng hạn, hãy xem xét những lời của sứ đồ Phao-lô liên quan đến tình trạng đang xảy ra trong những ngày cuối cùng này: “Hãy biết rằng trong ngày sau-rốt, sẽ có những thời-kỳ khó-khăn. Vì người ta đều tư-kỷ, tham tiền, khoe-khoang, xấc-xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội-bạc, không tin-kính, vô-tình, khó hòa-thuận, hay phao-vu, không tiết-độ, dữ-tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu-ngạo, ưa-thích sự vui chơi hơn là yêu-mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân-đức, nhưng chối-bỏ quyền-phép của nhân-đức đó. Những kẻ thể ấy, con hãy lánh xa đi”.—2 Ti-mô-thê 3:1-5.
5. Tại sao một người “tư-kỷ” gây nguy hiểm cho hôn nhân của mình, và Kinh Thánh cho lời khuyên nào về phương diện này?
5 Khi phân tích những lời của Phao-lô, chúng ta thấy nhiều sự việc ông liệt kê có thể làm tan vỡ mối quan hệ hôn nhân. Chẳng hạn, những người “tư-kỷ” thì lúc nào cũng chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân và thiếu quan tâm đến người khác. Những người làm chồng hay làm vợ có tính ích kỷ thì cương quyết theo ý riêng. Họ không nhân nhượng, không chịu thay đổi ý kiến. Liệu thái độ như thế có góp phần xây dựng một hôn nhân hạnh phúc không? Chắc chắn không. Sứ đồ Phao-lô đã khôn ngoan khuyên tín đồ Đấng Christ, kể cả những cặp vợ chồng: “Chớ làm sự chi vì lòng tranh-cạnh hoặc vì hư-vinh, nhưng hãy khiêm-nhường, coi người khác như tôn-trọng hơn mình. Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa”.—Phi-líp 2:3, 4.
6. Sự tham tiền làm suy yếu mối quan hệ hôn nhân như thế nào?
6 Sự tham tiền có thể gây chia rẽ giữa vợ chồng. Phao-lô cảnh báo: “Kẻ muốn nên giàu-có, ắt sa vào sự cám-dỗ, mắc bẫy-dò, ngã trong nhiều sự tham-muốn vô-lý thiệt-hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy-diệt hư-mất. Bởi chưng sự tham tiền-bạc là cội-rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo-đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau-đớn”. (1 Ti-mô-thê 6:9, 10) Đáng buồn thay, những điều Phao-lô cảnh báo đã thành hiện thực trong nhiều cuộc hôn nhân ngày nay. Trong việc theo đuổi sự giàu sang, nhiều người chồng hoặc vợ lờ đi nhu cầu của người hôn phối, kể cả nhu cầu căn bản là sự nâng đỡ về mặt tình cảm và luôn có tình bạn nồng ấm đối với nhau.
7. Trong một số trường hợp, cách cư xử nào dẫn đến sự thiếu chung thủy trong hôn nhân?
7 Phao-lô cũng nói rằng trong những ngày cuối cùng này một số người sẽ “không tin-kính [“bất nghĩa”, Nguyễn Thế Thuấn], vô-tình, khó hòa-thuận”. Lời thề hôn nhân là một lời hứa nghiêm túc đúng ra sẽ dẫn đến sự kết hợp lâu bền, không phải là sự giả dối. (Ma-la-chi 2:14-16) Nhưng, một số người đã chuyển hướng tình yêu say đắm của họ sang người khác, không phải là người hôn phối. Một chị tuổi ngoài 30 bị chồng bỏ giải thích rằng ngay cả trước khi chia tay, anh ta đã có hành vi quá thân thiện, quá âu yếm đối với phụ nữ khác. Anh ta không chịu nhận rằng tư cách đó không thích hợp với một người đàn ông đã kết hôn. Chị hết sức đau lòng khi thấy điều này xảy ra và cố cảnh báo một cách tế nhị về việc anh đang theo con đường nguy hiểm. Nhưng, anh đã sa vào tội ngoại tình. Mặc dù đã được ân cần cảnh báo, người có lỗi vẫn không muốn để ý đến. Anh ta đã đâm đầu vào bẫy.—Châm-ngôn 6:27-29.
8. Điều gì có thể dẫn đến tội ngoại tình?
8 Kinh Thánh cảnh báo thật rõ ràng về tội ngoại tình! Lời Đức Chúa Trời nói: “Kẻ nào phạm tội ngoại-tình với người đàn-bà, tất vô-tâm vô-trí: Ai làm như vậy, khiến cho linh-hồn mình bị hư-mất”. (Châm-ngôn 6:32) Thông thường, ngoại tình không phải là hành vi bốc đồng, xảy ra thình lình. Như Gia-cơ là người viết Kinh Thánh chỉ rõ, một tội như sự ngoại tình thường chỉ xảy ra sau khi ý tưởng được hình thành và ấp ủ trong tâm trí. (Gia-cơ 1:14, 15) Người có lỗi dần dần không còn chung thủy với người hôn phối mà họ đã thề nguyền gắn bó suốt đời. Chúa Giê-su nói: “Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà-dâm. Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn-bà mà động tình tham-muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà-dâm cùng người rồi”.—Ma-thi-ơ 5:27, 28.
9. Nơi Châm-ngôn 5:18-20 có lời khuyên khôn ngoan nào?
9 Thế nên, đường lối khôn ngoan và trung thành là đường lối được khuyến khích nơi sách Châm-ngôn: “Nguyện nguồn-mạch con được phước; con hãy lấy làm vui-thích nơi vợ con cưới buổi đang-thì, như nai cái đáng thương, và hoàng-dương có duyên tốt, nguyện nương-long nàng làm thỏa lòng con luôn luôn, và ái-tình nàng khiến cho con say-mê mãi mãi. Hỡi con, lẽ nào con mê-mệt người dâm-phụ, và nâng-niu lòng của người ngoại?”—Châm-ngôn 5:18-20.
Đừng vội kết hôn
10. Tại sao dành thời gian để tìm hiểu người hôn phối tương lai là khôn ngoan?
10 Những vấn đề trong hôn nhân có thể xảy ra khi một cặp vội kết hôn. Có lẽ họ quá trẻ và thiếu kinh nghiệm. Hoặc có lẽ họ không dành thời gian để tìm hiểu nhau—những điều họ thích và ghét, mục tiêu trong đời sống, gốc gác gia đình. Điều khôn ngoan là tập kiên nhẫn, dành thời gian để tìm hiểu người hôn phối tương lai. Hãy nghĩ đến Gia-cốp, con trai của Y-sác. Ông đã phải làm việc cho cha vợ tương lai bảy năm trước khi được phép kết hôn với Ra-chên. Ông sẵn sàng làm điều đó bởi vì tình cảm của ông dựa trên tình yêu chân chính, chứ không chỉ sức quyến rũ của vẻ bề ngoài.—Sáng-thế Ký 29:20-30.
11. (a) Hôn nhân là sự kết hợp giữa những điều gì? (b) Tại sao dùng lời nói cách khôn ngoan là thiết yếu trong hôn nhân?
11 Hôn nhân không chỉ là một mối quan hệ lãng mạn, nhưng còn hơn thế nữa. Hôn nhân kết hợp hai con người khác nhau về nguồn gốc gia đình, với nhân cách, trạng thái tâm lý riêng biệt, và thường khác nhau về trình độ học vấn. Đôi khi hôn nhân là sự kết nối của hai nền văn hóa, thậm chí hai ngôn ngữ. Dù sao đi nữa, ít nhất hôn nhân vẫn là sự kết hợp của hai con người với hai tiếng nói, hai khả năng phát biểu quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề. Hai tiếng nói này là yếu tố đích thực của hôn nhân—có thể là lời chỉ trích và than phiền liên miên, hoặc lời khích lệ nồng ấm và xây dựng. Đúng thế, bằng lời nói chúng ta có thể làm tổn thương hoặc an ủi người hôn phối. Lời nói không kiềm chế có thể làm cho hôn nhân rất căng thẳng.—Châm-ngôn 12:18; 15:1, 2; 16:24; 21:9; 31:26.
12, 13. Nên có quan niệm thực tế nào về hôn nhân?
12 Vì thế, điều khôn ngoan là dành thời gian để thật sự tìm hiểu người hôn phối tương lai. Một chị tín đồ Đấng Christ đã kết hôn nhiều năm có lần cho biết: “Khi bạn nhắm vào một người để tiến tới hôn nhân, hãy nghĩ đến khoảng mười điều kiện căn bản mà bạn muốn thấy nơi người đó. Nếu bạn chỉ tìm thấy bảy thôi thì hãy tự hỏi: ‘Tôi có sẵn sàng bỏ qua ba Lu-ca 6:41.
điều mà người đó thiếu sót không? Hàng ngày tôi có thể chịu đựng được những thiếu sót này không?’ Nếu bạn phân vân thì hãy dừng lại và suy nghĩ thêm”. Dĩ nhiên, bạn cần phải thực tế. Nếu muốn kết hôn, nên biết rằng bạn không bao giờ tìm được một người bạn đời hoàn hảo. Nhưng hãy ý thức rằng người mà cuối cùng bạn kết hôn cũng không tìm được người bạn đời hoàn hảo!—13 Hôn nhân đòi hỏi phải hy sinh. Phao-lô nhấn mạnh điều này khi ông nói: “Tôi muốn anh em được thong-thả chẳng phải lo-lắng gì. Ai không cưới vợ thì chăm lo việc Chúa, tìm phương cho Chúa đẹp lòng. Song ai cưới vợ rồi thì chăm lo việc đời nầy, tìm cách cho vợ mình thỏa dạ. Người nữ có chồng và đồng-trinh cũng khác nhau như vậy: ai không chồng thì chăm lo việc Chúa, đặng cho thân-thể và tinh-thần đều được thánh; nhưng ai có chồng thì chăm lo các việc đời nầy, tìm cách cho đẹp lòng chồng mình”.—1 Cô-rinh-tô 7:32-34.
Tại sao một số hôn nhân thất bại
14, 15. Điều gì có thể làm suy yếu mối quan hệ hôn nhân?
14 Một nữ tín đồ Đấng Christ gần đây bị chấn thương tinh thần vì vụ ly dị, khi người chồng bỏ chị sau 12 năm chung sống và bắt đầu đi theo người đàn bà khác. Chị có thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào trước khi đổ vỡ không? Chị giải thích: “Anh ấy yếu đến mức không còn cầu nguyện nữa. Anh tìm cớ để bỏ các buổi nhóm và không đi rao giảng. Anh nói rằng anh quá bận hoặc quá mệt nên không có thì giờ cho tôi. Anh không còn muốn nói chuyện với tôi nữa. Chúng tôi xa cách nhau về thiêng liêng. Thật là điều đáng buồn! Anh không còn là người mà trước đây tôi kết hôn”.
15 Những người khác cũng ghi nhận những dấu hiệu tương tự, bao gồm việc sao lãng học hỏi Kinh Thánh cá nhân, cầu nguyện, hoặc tham dự nhóm họp. Nói cách khác, nhiều người sau này bỏ người hôn phối đã để cho mối quan hệ đối với Đức Giê-hô-va yếu đi. Và kết quả là tầm nhìn thiêng liêng của họ cũng mờ dần. Trước mắt họ, Đức Giê-hô-va không còn là Đức Chúa Trời hằng sống. Thế giới mới công bình mà Đức Chúa Trời hứa không còn thật nữa. Trong một số trường hợp, sự suy yếu về thiêng liêng xảy ra ngay cả trước khi người hôn phối không chung thủy bắt đầu dan díu với người khác.—Hê-bơ-rơ 10:38, 39; 11:6; 2 Phi-e-rơ 3:13, 14.
16. Điều gì làm vững mạnh hôn nhân?
16 Ngược lại, một cặp vợ chồng hạnh phúc cho biết hôn nhân của họ thành công là nhờ những mối ràng buộc thiêng liêng mạnh mẽ. Họ cầu nguyện với nhau và cùng nhau học hỏi. Người chồng nói: “Chúng tôi đọc Kinh Thánh với nhau. Chúng tôi đi rao giảng với nhau. Chúng tôi vui thích sinh hoạt chung với nhau”. Bài học thật rõ ràng: Gìn giữ mối quan hệ tốt đối với Đức Giê-hô-va sẽ góp phần rất lớn cho một hôn nhân vững mạnh.
Hãy thực tế và trò chuyện
17. (a) Hai điều nào góp phần vào sự thành công của hôn nhân? (b) Phao-lô miêu tả tình yêu thương tín đồ Đấng Christ như thế nào?
17 Có hai điều khác nữa góp phần cho cuộc hôn nhân thành công: tình yêu thương tín đồ Đấng Christ và sự trò chuyện. Khi hai người yêu nhau say đắm, họ có khuynh hướng không để ý đến khuyết điểm của nhau. Cả hai có thể bước vào hôn nhân với những mong đợi quá mức, có lẽ dựa trên những gì họ đọc trong tiểu thuyết hoặc thấy trên phim ảnh. Tuy nhiên, cuối cùng cả hai phải đối mặt với thực tế. Bấy giờ những lỗi nhỏ hoặc những thói quen gây khó chịu đôi chút có thể trở nên những vấn đề lớn. Nếu điều đó xảy ra, tín đồ Đấng Christ cần thể hiện trái của thánh linh, một khía cạnh của trái ấy là tình yêu thương. (Ga-la-ti 5:22) Thật thế, tình yêu thương rất mạnh mẽ—không phải thứ tình yêu lãng mạn nhưng là tình yêu thương tín đồ Đấng Christ. Phao-lô miêu tả tình yêu thương tín đồ Đấng Christ, khi nói rằng: “Tình yêu thương hay nhịn-nhục... hay nhân-từ... chẳng kiếm tư-lợi, chẳng nóng-giận, chẳng nghi-ngờ sự dữ... hay dung-thứ mọi sự, tin mọi sự, trông-cậy mọi sự, nín-chịu mọi sự”. (1 Cô-rinh-tô 13:4-7) Rõ ràng, tình yêu chân thật khoan dung những yếu đuối của con người. Nói một cách thực tế, tình yêu thương không đòi hỏi sự hoàn toàn.—Châm-ngôn 10:12.
18. Sự trò chuyện có thể làm vững mạnh mối quan hệ giữa hai vợ chồng như thế nào?
18 Trò chuyện cũng thiết yếu. Dù đã chung sống bao nhiêu năm, những người hôn phối nên trò chuyện cùng nhau và thật sự lắng nghe nhau. Một người chồng nói: “Chúng tôi cởi mở bày tỏ hết nỗi lòng cùng nhau một cách thân thiện”. Với kinh nghiệm, người chồng hoặc người vợ học lắng nghe không những điều được nói ra mà còn hiểu được những điều không nói. Nói cách khác, theo thời gian, một cặp vợ chồng hạnh phúc học nhận thức những tư tưởng thầm kín hoặc những cảm xúc không được diễn tả bằng lời. Một số người vợ nói rằng chồng họ không thật sự lắng nghe họ. Một số người chồng phàn nàn rằng vợ họ hình như muốn nói chuyện vào những lúc không thuận tiện nhất. Trò chuyện bao hàm lòng trắc ẩn và sự cảm thông. Một cuộc trò chuyện hữu hiệu đem lại lợi ích cho cả hai vợ chồng.—Gia-cơ 1:19.
19. (a) Tại sao lại khó xin lỗi? (b) Điều gì thúc đẩy chúng ta xin lỗi?
19 Đôi khi trò chuyện bao hàm việc xin lỗi. Điều đó không phải lúc nào cũng dễ. Một người cần có sự khiêm nhường để nhận lỗi. Nhưng, nếu làm được điều đó thì hôn nhân sẽ tốt hơn biết bao! Lời xin lỗi chân thành có thể xua tan nguy cơ xung đột sau này và mở đường cho việc thật lòng tha thứ và giải quyết được vấn đề. Phao-lô nói: “Nếu một người trong anh em có sự gì phàn-nàn với kẻ khác, thì hãy nhường-nhịn nhau và tha-thứ nhau: như Chúa đã tha-thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha-thứ thể ấy. Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu-thương, vì là dây liên-lạc của sự trọn-lành”.—Cô-lô-se 3:13, 14.
20. Một tín đồ Đấng Christ nên cư xử thế nào với người hôn phối trong cuộc sống riêng cũng như trước mặt người khác?
20 Sự nâng đỡ lẫn nhau cũng thiết yếu trong hôn nhân. Một người chồng hoặc vợ là tín đồ Đấng Christ phải làm thế nào để có thể tin cậy lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Không nên hạ thấp hoặc bằng cách nào đó làm giảm lòng tự tin của người kia. Chúng ta Châm-ngôn 31:28b) Chắc chắn chúng ta không muốn hạ phẩm giá người hôn phối bằng cách đem họ ra làm đề tài trong những câu chuyện đùa vớ vẩn và vô ý thức. (Cô-lô-se 4:6) Thường xuyên bày tỏ lòng trìu mến làm vững mạnh sự nâng đỡ lẫn nhau. Một cử chỉ hoặc một lời trìu mến kín đáo như thể nói rằng: “Anh vẫn yêu em. Anh sung sướng có em bên cạnh”. Điều này tất nhiên cũng áp dụng cho người vợ. Đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai vợ chồng và giúp hôn nhân được thành công trong xã hội ngày nay. Còn có những yếu tố khác, bài tiếp theo sẽ đề cập thêm những hướng dẫn từ Kinh Thánh cho biết làm thế nào để giúp hôn nhân thành công. *
yêu thương khen người bạn đời; không gay gắt chỉ trích người đó. ([Chú thích]
^ đ. 20 Muốn biết thêm chi tiết, xin xem sách Bí quyết giúp gia đình hạnh phúc, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
Bạn có thể giải thích không?
• Một số nhân tố nào có thể làm suy yếu hôn nhân?
• Tại sao vội đi đến kết hôn là thiếu khôn ngoan?
• Tình trạng thiêng liêng ảnh hưởng thế nào đến hôn nhân?
• Những yếu tố nào giúp ổn định hôn nhân?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 12]
Hôn nhân không chỉ là một mối quan hệ lãng mạn
[Các hình nơi trang 14]
Có mối quan hệ tốt với Đức Giê-hô-va giúp một cặp vợ chồng thành công trong hôn nhân