Không còn sống cho chính mình nữa
Không còn sống cho chính mình nữa
“[Đấng Christ] đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa”.—2 CÔ-RINH-TÔ 5:15.
1, 2. Điều răn nào trong Kinh Thánh đã thúc đẩy các tín đồ của Chúa Giê-su trong thế kỷ thứ nhất cố khắc phục tính ích kỷ?
ĐÓ LÀ đêm cuối cùng Chúa Giê-su sống trên đất. Chỉ trong vài giờ nữa, ngài sẽ hy sinh mạng sống vì lợi ích của tất cả những ai thực hành đức tin nơi ngài. Vào đêm đó, Chúa Giê-su cho các sứ đồ trung thành biết nhiều điều quan trọng. Một trong những điều đó là mệnh lệnh liên quan đến đức tính mà sẽ trở thành nét đặc trưng của các tín đồ ngài. Ngài nói: “Ta ban cho các ngươi một điều-răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên-hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn-đồ ta”.—Giăng 13:34, 35.
2 Tín đồ chân chính của Đấng Christ phải biểu lộ tình yêu thương quên mình đối với nhau và đặt hạnh phúc của các anh em đồng đạo lên trên hạnh phúc cá nhân. Họ không nên do dự dù phải “vì bạn-hữu mà phó sự sống mình”. (Giăng 15:13) Tín đồ Đấng Christ thời ban đầu đáp ứng điều răn mới này như thế nào? Trong tác phẩm nổi tiếng “Biện giải tôn giáo” (Apology), tác giả Tertullian sống vào thế kỷ thứ hai trích dẫn lời của những người khác nói về tín đồ Đấng Christ: ‘Kìa, xem họ yêu thương nhau biết bao, thậm chí họ còn sẵn sàng chết cho nhau’.
3, 4. (a) Tại sao chúng ta phải cưỡng lại tính ích kỷ? (b) Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài này?
3 Chúng ta cũng phải “mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy... sẽ làm trọn luật-pháp của Đấng Christ”. (Ga-la-ti 6:2) Tuy nhiên, tính ích kỷ là một trong những trở ngại lớn nhất cho việc vâng phục luật pháp của Đấng Christ và ‘hết lòng, hết linh-hồn, hết ý mà yêu-mến Chúa, là Đức Chúa Trời chúng ta và yêu kẻ lân-cận như mình’. (Ma-thi-ơ 22:37-39) Vì bất toàn, chúng ta có khuynh hướng vị kỷ. Thêm vào đó là sự căng thẳng của cuộc sống hằng ngày, môi trường ganh đua tại trường học hoặc sở làm, nỗ lực để kiếm sống, và kết quả là khuynh hướng bẩm sinh này càng mạnh mẽ hơn. Khuynh hướng ích kỷ này không hề suy giảm. Sứ đồ Phao-lô cảnh báo: “Trong ngày sau-rốt,... người ta đều tư-kỷ”.—2 Ti-mô-thê 3:1, 2.
4 Vào giai đoạn cuối của thánh chức trên đất, Chúa Giê-su đưa ra cho môn đồ một phương pháp gồm ba bước có thể giúp họ khắc phục tính ích kỷ. Đó là phương pháp nào, và chúng ta có thể được lợi ích như thế nào từ chỉ thị của ngài?
Thuốc giải hiệu nghiệm!
5. Trong lúc rao giảng ở miền bắc Ga-li-lê, Chúa Giê-su bộc lộ cho các môn đồ biết điều gì, và tại sao điều đó làm họ sửng sốt?
5 Chúa Giê-su đang rao giảng gần Sê-sa-rê Phi-líp, nằm phía bắc Ga-li-lê. Vùng xinh đẹp thơ mộng này có lẽ thích hợp cho việc hưởng nhàn thay vì tự hạn chế. Tuy nhiên, trong thời gian ở đó, Chúa Giê-su bắt đầu bộc lộ cho môn đồ biết ngài “phải đi đến thành Giê-ru-sa-lem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn-khổ bởi những người trưởng-lão, thầy tế-lễ cả, cùng thầy thông-giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại”. (Ma-thi-ơ 16:21) Điều này hẳn gây bao sửng sốt cho môn đồ Chúa Giê-su, vì đến lúc đó họ vẫn mong đợi Đấng Lãnh Đạo của họ thành lập Nước Trời trên đất!—Lu-ca 19:11; Công-vụ 1:6.
6. Tại sao Chúa Giê-su đã quở trách Phi-e-rơ?
6 Phi-e-rơ “bèn đem [Chúa Giê-su] riêng ra, mà can rằng: Hỡi Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó sẽ không xảy đến cho Chúa đâu!” Chúa Giê-su đáp lại thế nào? “Ngài xây mặt lại mà phán cùng Phi-e-rơ rằng: Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Ngươi làm gương xấu cho ta; vì ngươi chẳng nghĩ đến việc Đức Chúa Trời, song nghĩ đến việc người ta”. Hai quan điểm thật trái ngược nhau! Chúa Giê-su sẵn lòng chấp nhận lối sống hy sinh mà Đức Chúa Trời đã định cho ngài—lối sống mà sẽ dẫn đến cái chết trên cây khổ hình trong vài tháng nữa. Phi-e-rơ thì đề nghị đường lối thoải mái dễ chịu. “Đức Chúa Trời nào nỡ vậy”, ông nói. Phi-e-rơ hẳn có ý tốt. Thế nhưng Chúa Giê-su quở trách ông vì vào dịp đó ông đã để cho mình bị ảnh hưởng của Sa-tan. Phi-e-rơ không có “tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”.—Ma-thi-ơ 16:22, 23; T òa T ổng Giám Mục.
7. Như ghi nơi Ma-thi-ơ 16:24, Chúa Giê-su nêu ra đường lối nào cho môn đồ ngài?
7 Ngày nay chúng ta có thể nghe thấy những lời tương tự như của Phi-e-rơ. Thế gian thường thôi thúc người ta ‘hãy dễ dãi với bản thân’ hoặc ‘hãy chọn đường lối dễ nhất’. Ngược lại, Chúa Giê-su khuyên phải có một thái độ hoàn toàn khác. Ngài bảo các môn đồ: “Ai muốn theo ta thì phải quên mình, vác cây khổ hình mình và theo ta”. (Ma-thi-ơ 16:24, NW) Theo cuốn The New Interpreter’s Bible, “những lời này không phải là lời kêu gọi những người ngoài để trở thành môn đồ, mà là lời khuyến khích những người đã đáp ứng lời mời của Đấng Christ để suy ngẫm về ý nghĩa của việc làm môn đồ”. Ba bước mà Chúa Giê-su nêu ra, như được ghi trong câu Kinh Thánh trên, là dành cho các tín đồ. Chúng ta hãy xem xét từng bước một.
8. Hãy giải thích quên mình nghĩa là gì.
8 Trước hết, chúng ta phải quên mình. Từ Hy Lạp dịch là “quên mình” biểu thị sự sẵn lòng từ bỏ những ham muốn riêng tư hoặc 1 Cô-rinh-tô 6:19, 20) Thay vì chỉ chú tâm vào bản thân, đời sống chúng ta tập trung vào việc phụng sự Đức Chúa Trời. Quên mình bao hàm sự quyết tâm thực thi ý muốn của Đức Chúa Trời dù phải làm ngược lại khuynh hướng bất toàn của chúng ta. Chúng ta cho thấy mình hiến thân phụng sự chỉ một mình Đức Chúa Trời khi chúng ta dâng mình cho Ngài và làm báp têm. Từ đó cho đến suốt đời, chúng ta cố gắng sống đúng với sự dâng mình.
tiện nghi cá nhân. Quên mình không chỉ có nghĩa là thỉnh thoảng bỏ qua những thú vui nào đó; cũng không có nghĩa là sống khổ hạnh hoặc tự hủy hoại thân xác. Chúng ta “chẳng phải thuộc về chính mình” nữa, nghĩa là chúng ta sẵn lòng hiến dâng trọn đời sống và mọi thứ trong cuộc sống cho Đức Giê-hô-va. (9. (a) Vào thời Chúa Giê-su, cây khổ hình tượng trưng cho điều gì? (b) Chúng ta vác cây khổ hình của mình như thế nào?
9 Bước thứ hai là chúng ta phải vác cây khổ hình của mình. Trong thế kỷ thứ nhất, cây khổ hình tượng trưng cho sự đau khổ, nỗi nhục và cái chết. Thông thường chỉ những tội phạm mới bị hành quyết trên cây khổ hình hoặc xác của họ bị treo trên cây cột. Qua nhóm từ này, Chúa Giê-su cho thấy rằng một tín đồ phải sẵn sàng chấp nhận sự ngược đãi, khinh miệt, thậm chí cái chết, vì không thuộc về thế gian. (Giăng 15:18-20) Các tiêu chuẩn đạo Đấng Christ khiến chúng ta khác biệt, vì vậy thế gian “gièm-chê” chúng ta. (1 Phi-e-rơ 4:4) Điều này có thể xảy ra tại trường học, nơi làm việc, hoặc ngay cả trong gia đình. (Lu-ca 9:23) Tuy nhiên, chúng ta sẵn lòng chịu đựng sự khinh miệt vì chúng ta không còn sống cho chính mình nữa. Chúa Giê-su nói: “Khi nào vì cớ ta mà người ta mắng-nhiếc, bắt-bớ, và lấy mọi điều dữ nói vu cho các ngươi, thì các ngươi sẽ được phước. Hãy vui-vẻ, và nức lòng mừng-rỡ, vì phần thưởng các ngươi ở trên trời sẽ lớn lắm”. (Ma-thi-ơ 5:11, 12) Thật vậy, có được ân huệ của Đức Chúa Trời là điều quan trọng hơn hết.
10. Việc theo Chúa Giê-su bao gồm điều gì?
10 Thứ ba, Chúa Giê-su nói chúng ta phải theo ngài. Câu 1 Giăng 2:6 ghi: “Ai nói mình ở trong [Đức Chúa Trời], thì cũng phải làm theo như chính [Đấng Christ] đã làm”. Chúa Giê-su đã “làm [“sống”, Bản Dịch Mới]” như thế nào? Chứa chan tình yêu thương đối với Cha trên trời và các môn đồ, Chúa Giê-su không hề sống ích kỷ. Sứ đồ Phao-lô viết: ‘Đấng Christ không làm cho đẹp lòng mình’. (Rô-ma 15:3) Ngay cả khi mệt mỏi hoặc đói, Chúa Giê-su cũng nghĩ đến nhu cầu người khác trước. (Mác 6:31-34) Ngài cũng gắng hết sức trong công việc rao giảng và dạy dỗ về Nước Trời. Chẳng phải chúng ta cần noi theo gương ngài khi sốt sắng thi hành sứ mệnh ‘đi dạy-dỗ muôn-dân, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà Chúa Giê-su đã truyền’ sao? (Ma-thi-ơ 28:19, 20) Trong tất cả những điều này, Đấng Christ để lại cho chúng ta một gương, và chúng ta phải “noi dấu chân Ngài”.—1 Phi-e-rơ 2:21.
11. Tại sao quên mình, vác cây khổ hình, và theo Chúa Giê-su là thiết yếu?
11 Việc quên mình, vác cây khổ hình và theo Đấng Gương Mẫu của chúng ta là thiết yếu. Khi làm thế, chúng ta vô hiệu hóa tính ích kỷ—một chướng ngại lớn cho việc biểu lộ tình yêu thương bất vị kỷ. Hơn nữa, Chúa Giê-su nói: “Ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mà mất sự sống thì sẽ được lại. Người nào nếu được cả thiên-hạ mà mất linh-hồn mình, thì có ích gì? Vậy thì người lấy chi mà đổi linh-hồn mình lại?”—Ma-thi-ơ 16:25, 26.
Chúng ta không thể làm tôi hai chủ
12, 13. (a) Viên quan trẻ, người đã xin lời khuyên của Chúa Giê-su, quan tâm về điều gì? (b) Chúa Giê-su cho người trẻ đó lời khuyên nào, và tại sao?
12 Vài tháng sau khi Chúa Giê-su cho môn đồ thấy rõ về việc cần phải quên mình, một viên quan trẻ giàu có đến gặp ngài và hỏi: “Thưa thầy, tôi phải làm việc lành chi cho được sự sống đời đời?” Chúa Giê-su bảo anh Ma-thi-ơ 19:16-21.
ta hãy “giữ các điều-răn” rồi ngài nêu ra một số điều. Người trẻ này nói: “Tôi đã giữ đủ các điều nầy”. Anh ta có lẽ thành tâm và đã làm những gì mình có thể làm để vâng theo những điều răn của Luật Pháp. Vì thế anh hỏi: “Còn thiếu chi cho tôi nữa?” Đáp lời người trẻ này, Chúa Giê-su đưa ra một lời mời rất đặc biệt: “Nếu ngươi muốn được trọn-vẹn, hãy đi bán hết gia-tài mà bố-thí cho kẻ nghèo-nàn, thì ngươi sẽ có của quí ở trên trời; rồi hãy đến mà theo ta”.—13 Chúa Giê-su nhận thấy rằng nếu muốn phụng sự Đức Giê-hô-va hết lòng, viên quan đó cần phải dẹp bỏ chướng ngại lớn trong đời sống—tài sản của mình. Một tín đồ chân chính của Đấng Christ không thể làm tôi hai chủ. Người ấy “không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn [“tiền tài”, BDM] nữa”. (Ma-thi-ơ 6:24) Người ấy cần có ‘con mắt sáng-sủa’ tức con mắt tập trung vào việc thiêng liêng. (Ma-thi-ơ 6:22) Dẹp bỏ gia tài bằng cách bố thí cho người nghèo là một hành động hy sinh. Thay vào sự hy sinh vật chất này, Chúa Giê-su cho viên quan trẻ cơ hội có được đặc ân quý báu là tích trữ của cải ở trên trời—thứ của cải sẽ mang lại sự sống vĩnh cửu cho anh ta cũng như triển vọng cùng Đấng Christ cai trị ở trên trời. Người đó chưa sẵn sàng quên mình. ‘Người trẻ đi, bộ buồn-bực; vì chàng có của-cải nhiều lắm’. (Ma-thi-ơ 19:22) Tuy nhiên, những môn đồ khác của Chúa Giê-su thì không phản ứng như viên quan ấy.
14. Bốn người đánh cá phản ứng ra sao khi Chúa Giê-su mời họ theo ngài?
14 Trước đó khoảng hai năm, Chúa Giê-su đưa ra lời mời tương tự cho bốn người đánh cá tên là Phi-e-rơ, Anh-rê, Gia-cơ và Giăng. Lúc bấy giờ hai người trong số đó đang đánh cá, còn hai người kia thì đang vá lưới. Chúa Giê-su bảo họ: “Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người”. Cả bốn người cuối cùng bỏ nghề đánh cá và từ đó về sau theo Chúa Giê-su.—Ma-thi-ơ 4:18-22.
15. Một Nhân Chứng thời nay của Đức Giê-hô-va đã hy sinh những gì để theo Chúa Giê-su?
15 Nhiều tín đồ Đấng Christ ngày nay đã noi theo gương của bốn người đánh cá đó thay vì gương của viên quan trẻ tuổi. Họ đã hy sinh của cải và cơ hội thành đạt trong thế gian này để phụng sự Đức Giê-hô-va. Chị Deborah nói: “Năm 22 tuổi, tôi phải quyết định một điều hệ trọng. Tôi đã học Kinh Thánh được sáu tháng, và muốn dâng đời sống mình cho Đức Giê-hô-va, nhưng gia đình chống đối mạnh mẽ. Họ giàu có bạc triệu, và họ cảm thấy rằng việc tôi trở thành một Nhân Chứng là một sỉ nhục cho gia đình. Họ cho tôi 24 giờ để quyết định—chọn đời sống xa hoa hay lẽ thật. Nếu không cắt đứt mọi liên lạc với Nhân Chứng, tôi sẽ mất quyền thừa kế. Đức Giê-hô-va giúp tôi có quyết định đúng và cho tôi nghị lực để thực hiện điều đó. Hơn 42 năm qua tôi đã phụng sự trong thánh chức trọn thời gian, và tôi không hề hối tiếc. Khi từ bỏ một lối sống vị kỷ chỉ nhắm vào khoái lạc, tôi thoát được
sự trống rỗng và đau buồn mà những người trong gia đình tôi phải chịu. Tôi và chồng đã giúp hơn một trăm người học biết lẽ thật. Đối với tôi, những người con thiêng liêng này quý giá hơn gấp bội bất cứ của cải vật chất nào”. Hàng triệu Nhân Chứng khác của Đức Giê-hô-va cũng có cùng cảm nghĩ đó. Còn bạn thì sao?16. Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy chúng ta không còn sống cho chính mình nữa?
16 Ước muốn sống quên mình đã thúc đẩy hàng ngàn Nhân Chứng Giê-hô-va phụng sự với tư cách người tiên phong, tức người công bố Nước Trời trọn thời gian. Những người khác, tuy hoàn cảnh không cho phép tham gia thánh chức trọn thời gian, cũng vun trồng tinh thần tiên phong và cố gắng hết khả năng để ủng hộ công việc rao giảng về Nước Trời. Các bậc cha mẹ thể hiện tinh thần đó khi dành nhiều thì giờ và hy sinh quyền lợi cá nhân để dạy dỗ con cái về thiêng liêng. Bằng cách này hay cách khác, tất cả chúng ta đều có thể cho thấy Nước Trời là quan trọng nhất trong đời sống chúng ta.—Ma-thi-ơ 6:33.
Tình yêu thương của ai thôi thúc chúng ta?
17. Điều gì thúc đẩy chúng ta hy sinh quyền lợi cá nhân?
17 Thể hiện tình yêu thương quên mình không phải là lối sống dễ theo. Nhưng hãy thử nghĩ xem điều gì thôi thúc chúng ta. Sứ đồ Phao-lô viết: “Tình yêu-thương của Đấng Christ cảm-động [“thôi thúc”, TTGM] chúng tôi, và chúng tôi tưởng rằng nếu có một người chết vì mọi người,... lại Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình”. (2 Cô-rinh-tô 5:14, 15) Tình yêu thương của Đấng Christ chính là điều thôi thúc để chúng ta không còn sống cho chính mình nữa. Đó quả là một động cơ thúc đẩy mạnh mẽ! Vì Đấng Christ đã chết cho chúng ta, chẳng phải chúng ta cũng nên ý thức bổn phận phải sống cho ngài hay sao? Thật vậy, lòng biết ơn đối với tình yêu thương sâu đậm của Đức Chúa Trời và Đấng Christ đã thôi thúc chúng ta dâng đời sống mình cho Đức Chúa Trời và trở thành tín đồ Đấng Christ.—Giăng 3:16; 1 Giăng 4:10, 11.
18. Tại sao lối sống quên mình là đáng công?
18 Không còn sống cho chính mình nữa, có đáng công không? Sau khi viên quan trẻ giàu có khước từ lời mời của Đấng Christ và bỏ đi, Phi-e-rơ hỏi Chúa Giê-su: “Nầy, chúng tôi đã bỏ mọi sự mà theo thầy; vậy thì chúng tôi sẽ được chi?” (Ma-thi-ơ 19:27) Phi-e-rơ và các sứ đồ khác đã thật sự quên mình. Phần thưởng của họ là gì? Trước tiên Chúa Giê-su nói đến đặc ân họ sẽ có là được cùng ngài cai trị ở trên trời. (Ma-thi-ơ 19:28) Vào dịp đó, Chúa Giê-su đề cập đến các ân phước mà mỗi môn đồ ngài có thể hưởng. Ngài nói: “Chẳng một người nào vì ta và Tin-lành từ-bỏ nhà-cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con-cái, đất-ruộng, mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn... và sự sống đời đời trong đời sau”. (Mác 10:29, 30) Chúng ta nhận được nhiều ân phước hơn gấp trăm lần những gì chúng ta đã hy sinh. Chẳng phải cha mẹ, anh chị em và con cái thiêng liêng đáng quý hơn gấp bội bất cứ điều gì chúng ta đã từ bỏ vì Nước Trời hay sao? Ai đã có đời sống thỏa nguyện nhất—Phi-e-rơ hay viên quan trẻ giàu có?
19. (a) Hạnh phúc thật sự tùy thuộc vào điều gì? (b) Chúng ta sẽ thảo luận điều gì trong bài tới?
Ma-thi-ơ 20:28; Công-vụ 20:35) Khi chúng ta không còn sống cho chính mình nữa mà theo Đấng Christ, chúng ta có được đời sống rất thỏa nguyện ngay bây giờ và có triển vọng sống vĩnh cửu trong tương lai. Tất nhiên, khi quên mình, chúng ta thuộc về Đức Giê-hô-va và trở thành tôi tớ của Ngài. Tại sao việc làm tôi tớ Đức Chúa Trời rất thỏa lòng? Việc này ảnh hưởng thế nào đến các quyết định của chúng ta trong đời sống? Bài tới sẽ trả lời những câu hỏi này.
19 Bằng lời nói và hành động, Chúa Giê-su cho thấy rằng một đời sống hạnh phúc là bởi cho đi và phục vụ, chứ không bởi tính ích kỷ. (Bạn có nhớ không?
• Tại sao chúng ta phải cưỡng lại khuynh hướng ích kỷ?
• Quên mình, vác cây khổ hình và theo Chúa Giê-su, có nghĩa gì?
• Điều gì thúc đẩy chúng ta không còn sống cho chính mình nữa?
• Tại sao lối sống quên mình là đáng công?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 11]
“Hỡi Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy!”
[Hình nơi trang 13]
Điều gì cản trở viên quan trẻ đi theo Chúa Giê-su?
[Các hình nơi trang 15]
Tình yêu thương thôi thúc Nhân Chứng Giê-hô-va phụng sự với tư cách những người sốt sắng công bố Nước Trời