Hy vọng về sự sống lại có ý nghĩa gì đối với bạn?
Hy vọng về sự sống lại có ý nghĩa gì đối với bạn?
“Chúa xòe tay ra, làm cho thỏa nguyện mọi loài sống”.—THI-THIÊN 145:16.
1-3. Một số người nuôi hy vọng nào về tương lai? Hãy kể một ví dụ.
CẬU BÉ Christopher chín tuổi cùng với anh trai, cậu mợ, và hai anh em họ, dành buổi sáng để đi rao giảng từng nhà ở gần Manchester, Anh Quốc. Tạp chí Tỉnh Thức!, song hành với tạp chí này, cho biết chuyện đã xảy ra. “Vào buổi chiều, họ cùng đi tham quan thị trấn Blackpool, một khu nghỉ mát ven biển gần đó. Cả sáu người này đã thiệt mạng cùng sáu người khác trong một tai nạn giao thông trên xa lộ. Theo như lời của viên cảnh sát, đây là ‘một tai nạn khủng khiếp’ ”.
2 Buổi tối trước ngày xảy ra bi kịch ấy, gia đình em đã tham dự Buổi Học Cuốn Sách và chủ đề thảo luận của bài hôm đó nói về sự chết. Cha em kể lại: “Christopher luôn là một cậu bé sâu sắc. Tối đó, cháu phát biểu rõ ràng về một thế giới mới và hy vọng của cháu trong tương lai. Rồi đang buổi thảo luận, Christopher thình lình nói: ‘Cái hay của việc trở thành một Nhân Chứng Giê-hô-va là dù sự chết gây đau lòng nhưng chúng ta biết mình sẽ gặp lại nhau trên đất trong một ngày gần đây’. Không ai trong chúng tôi ngờ rằng những lời ấy trở nên đáng nhớ đến thế”. *
3 Nhiều năm trước, năm 1940, anh Franz, một Nhân Chứng người Áo, biết mình sẽ phải bị lên máy chém vì không muốn bất trung với Đức Giê-hô-va. Từ trại giam trung tâm ở Berlin, anh Franz đã viết thư cho mẹ: “Theo sự hiểu biết của con, nếu tuyên thệ [với quân đội] thì con đã phạm một tội đáng chết. Đối với con, điều đó thật tồi tệ. Con sẽ không được sự sống lại.... Và giờ đây, mẹ yêu quý và các anh chị em của con, hôm nay con đã bị kết án, nhưng mọi người đừng hốt hoảng, đó là án tử hình. Con sẽ bị hành hình vào sáng mai. Con có được sức mạnh từ Đức Chúa Trời, giống như tất cả các tín đồ chân chính thời xưa của Đấng Christ cũng được sức mạnh ấy... Nếu mẹ và các anh chị em vững vàng cho đến chết, chúng ta sẽ gặp lại nhau khi được sống lại... Hẹn gặp lại mọi người”. *
4. Những kinh nghiệm vừa kể tác động thế nào đến bạn, và tiếp theo chúng ta sẽ xem xét điều gì?
4 Hy vọng về sự sống lại rất có ý nghĩa với em Christopher lẫn anh Franz. Điều đó đối với họ là thật. Hẳn hai câu chuyện này gây xúc động biết bao! Để vun trồng lòng biết ơn sâu đậm đối với Đức Giê-hô-va và củng cố niềm tin nơi hy vọng về sự sống lại, chúng ta hãy xem xét tại sao sẽ có sự sống lại và điều này nên tác động thế nào đến mỗi người chúng ta.
Hiện thấy về sự sống lại trên đất
5, 6. Lời sứ đồ Giăng tường thuật về sự hiện thấy được ghi nơi Khải-huyền 20:12, 13 cho biết điều gì?
5 Trong một sự hiện thấy về những biến cố trong Triều Đại Một Ngàn Năm của Chúa Giê-su Christ, sứ đồ Giăng thấy sự sống lại diễn ra trên đất. Ông tường thuật: “Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ... Biển đem trả những người chết mình chứa; Sự chết và Âm-phủ cũng đem trả những người chết mình có”. (Khải-huyền 20:12, 13). Dù ở địa vị nào—“lớn” hay “nhỏ”—tất cả những người bị giữ trong âm phủ, tức mồ mả chung của nhân loại, sẽ được giải thoát. Lúc ấy những người mất mạng dưới biển cũng sẽ được sống lại. Sự kiện tuyệt diệu này nằm trong ý định của Đức Giê-hô-va.
6 Sự cai trị trong một ngàn năm của Đấng Christ khởi đầu bằng việc xiềng Sa-tan và quăng hắn xuống vực sâu. Những người được sống lại và những người được sống sót qua hoạn nạn lớn sẽ không ai bị Sa-tan làm cho lầm lạc, vì hắn không được hoạt động trong thời kỳ này. (Khải-huyền 20:1-3) Đối với bạn, một ngàn năm có vẻ là một thời gian dài, nhưng trái lại Đức Giê-hô-va xem đó “như một ngày”.—2 Phi-e-rơ 3:8.
7. Điều gì sẽ là cơ sở cho sự phán xét trong Triều Đại Một Ngàn Năm của Đấng Christ?
7 Theo sự hiện thấy đó, Triều Đại Một Ngàn Năm của Đấng Christ sẽ là thời kỳ phán xét. Sứ đồ Giăng viết: “Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử-đoán tùy công-việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy... Mỗi người trong bọn đó bị xử-đoán tùy công-việc mình làm”. (Khải-huyền 20:12, 13) Hãy lưu ý rằng cơ sở cho sự phán xét này không tùy thuộc vào những gì một người đã làm hay không làm trước khi chết. (Rô-ma 6:7) Đúng hơn, sự phán xét đó liên quan đến “các sách” được mở ra. Hành động của một người sau khi học những điều được ghi trong các sách sẽ là cơ sở để quyết định tên của người đó được ghi vào “sách sự sống” hay không.
“Sống lại để được sống” hay “sống lại để bị xét-đoán”
8. Có thể sẽ có hai kết cuộc nào cho những người được sống lại?
8 Trong sự hiện thấy trước đó của Giăng, Chúa Giê-su được miêu tả là đấng “cầm chìa-khóa của sự chết và Âm-phủ”. (Khải-huyền 1:18) Ngài phụng sự với tư cách là “Chúa của sự sống”, được Đức Giê-hô-va ban quyền đoán xét “kẻ sống và kẻ chết”. (Công-vụ 3:15; 2 Ti-mô-thê 4:1) Ngài sẽ làm điều này như thế nào? Bằng cách làm sống lại những người đang yên nghỉ nơi mồ mả. Chúa Giê-su nói với đám đông đang nghe ngài giảng: “Chớ lấy điều đó làm lạ; vì giờ đến, khi mọi người ở trong mồ-mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi”. Đoạn, ngài nói thêm: “Ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét-đoán”. (Giăng 5:28-30) Vậy, tương lai nào chờ đón những người đàn ông và đàn bà trung thành thời xưa?
9. (a) Khi sống lại, nhiều người chắc hẳn sẽ học biết những gì? (b) Chương trình giáo dục qui mô nào sẽ được thực hiện?
9 Khi những người trung thành thời xưa được sống lại, họ sẽ sớm nhận thấy rằng những lời hứa mà họ tin cậy giờ đây thành sự thật. Khi biết ai là Dòng Dõi người nữ của Đức Chúa Trời mà lời tiên tri đầu tiên của Kinh Thánh đề cập nơi Sáng-thế Ký 3:15, họ sẽ thích thú biết bao! Họ sẽ vui mừng xiết bao khi nghe rằng Đấng Mê-si mà Đức Chúa Trời đã hứa là Chúa Giê-su đã trung thành cho đến chết, qua đó ngài phó sự sống mình làm giá chuộc! (Ma-thi-ơ 20:28) Khi họ sống lại, những người đón tiếp sẽ có niềm vui lớn trong việc giúp họ hiểu sự cung cấp giá chuộc này là một biểu hiện về ân điển và lòng thương xót của Đức Giê-hô-va. Khi những người được sống lại biết Nước Trời đang thực hiện những gì nhằm hoàn thành ý định của Đức Giê-hô-va đối với trái đất, hẳn lòng họ sẽ đầy dẫy những lời ngợi khen Ngài. Họ sẽ có nhiều cơ hội để biểu lộ lòng tin kính với Cha yêu thương trên trời và với Con Ngài. Những người sống sẽ vui thích tham gia vào chương trình giáo dục qui mô cần thiết nhằm giáo huấn hàng tỉ người từ mồ mả trở về, là những người cũng cần phải chấp nhận sự sắp đặt của Đức Chúa Trời về giá chuộc.
10, 11. (a) Triều Đại Một Ngàn Năm sẽ cho tất cả những người sống trên đất cơ hội nào? (b) Điều này nên tác động thế nào đến chúng ta?
10 Áp-ra-ham sau khi sống lại sẽ cảm thấy rất thỏa nguyện khi thật sự được sống dưới sự cai trị của “thành” mà ông hằng trông đợi. (Hê-bơ-rơ 11:10) Gióp, người trung thành thời xưa, hẳn sẽ vui sướng biết bao khi biết rằng lối sống mình đã giúp những tôi tớ khác của Đức Giê-hô-va vững mạnh khi họ đương đầu với thử thách về lòng trung kiên! Và Đa-ni-ên sẽ mong muốn xiết bao được biết về sự ứng nghiệm của những lời tiên tri mà ông được soi dẫn để viết!
11 Thật vậy, tất cả những ai được sống trong thế giới mới công bình, dù với tư cách là người được sống lại hay là người sống sót qua cơn đại nạn, sẽ phải học hỏi nhiều về ý định của Đức Giê-hô-va đối với trái đất và dân cư trên đó. Triển vọng sống mãi mãi và ngợi khen Đức Giê-hô-va tới muôn đời chắc chắn sẽ làm cho chương trình giáo dục của Triều Đại Một Ngàn Năm trở nên thật sự lý thú. Tuy nhiên, hành động của mỗi cá nhân chúng ta sau khi học những điều được ghi trong các sách sẽ được xem là quan trọng nhất. Liệu chúng ta có áp dụng những điều mình học không? Chúng ta có suy ngẫm và khắc ghi vào lòng những chỉ dẫn quan trọng giúp chúng ta vững mạnh để cưỡng lại nỗ lực cuối cùng của Sa-tan nhằm làm chúng ta xa rời lẽ thật không?
12. Điều gì sẽ giúp mỗi người tham gia trọn vẹn vào chương trình giáo dục và biến đổi trái đất thành địa đàng?
12 Đừng quên rằng việc áp dụng những lợi ích từ sự hy sinh làm giá chuộc của Đấng Christ mang lại ân phước tuyệt vời. Những người được sống lại sẽ không mắc bệnh hay tàn tật như hiện nay. (Ê-sai 33:24) Nhờ có một cơ thể khỏe mạnh và triển vọng có sức khỏe hoàn hảo, mọi cư dân trong thế giới mới có thể tham gia trọn vẹn vào chương trình giáo dục nhằm hướng dẫn hàng tỉ người được phục sinh về đường lối dẫn đến sự sống. Những cư dân ấy cũng sẽ tham gia vào công trình vĩ đại chưa từng thấy trên đất—biến toàn thể hành tinh thành một địa đàng để ca ngợi Đức Giê-hô-va.
13, 14. Khi được thả ra để thực hiện sự thử thách cuối cùng, mục tiêu của Sa-tan là gì, và mỗi người chúng ta có thể sẽ nhận kết cuộc nào?
13 Khi Sa-tan được thả ra khỏi vực sâu để thực hiện sự thử thách cuối cùng, hắn sẽ lại cố dụ dỗ loài người. Theo Khải-huyền 20:7-9, tất cả các ‘dân bị dỗ-dành’, tức những nhóm người rơi vào ảnh hưởng gian ác của Sa-tan sẽ lãnh án hủy diệt: “Lửa từ trên trời rơi xuống thiêu-diệt chúng nó”. Trong số những người này có người đã được sống lại trong Triều Đại Một Ngàn Năm, sự hủy diệt đó sẽ chứng tỏ họ đã sống lại để bị xét đoán. Trái lại, những người sống lại giữ được lòng trung kiên sẽ nhận phần thưởng sự sống đời đời. Đúng vậy, họ sẽ “sống lại để được sống”.—Giăng 5:29.
14 Ngay cả thời nay, làm thế nào hy vọng về sự sống lại có thể an ủi chúng ta? Thật vậy, chúng ta phải làm gì để chắc chắn nhận được những lợi ích trong tương lai?
Bài học cho chúng ta ngày nay
15. Niềm tin về sự sống lại có thể giúp bạn như thế nào ngay từ bây giờ?
15 Có lẽ trong thời gian gần đây bạn vừa mất một người thân, và sự mất mát nặng nề ấy khiến bạn phải đối phó với một thay đổi lớn. Hy vọng về sự sống lại giúp bạn có sự bình an nội tâm và sức mạnh mà những ai không biết lẽ thật không có được. Phao-lô an ủi những anh em ở thành Tê-sa-lô-ni-ca: “Chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn-rầu như người khác không có sự trông-cậy”. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13) Bạn có hình dung mình ở trong thế giới mới, tận mắt thấy sự sống lại không? Hãy tìm nguồn an ủi ngay từ bây giờ qua việc suy ngẫm về triển vọng gặp lại người thân yêu.
16. Hẳn bạn cảm thấy thế nào khi được sống lại?
16 Có lẽ hiện nay bạn phải chịu đựng tình trạng bệnh tật nghiêm trọng, là hậu quả sự phản nghịch của A-đam. Đừng để nỗi khổ này khiến bạn quên đi viễn cảnh vui mừng là chính bạn được làm cho sống lại với sức khỏe và năng lực dồi dào trong thế giới mới. Bấy giờ, khi mở mắt ra và thấy những gương mặt hân hoan chào đón bạn được sống lại, hẳn
bạn sẽ không quên ca ngợi lòng yêu thương nhân từ của Đức Chúa Trời.17, 18. Hai bài học quan trọng nào chúng ta nên ghi khắc vào lòng?
17 Trong khi chờ đợi, hãy xem xét hai bài học chúng ta nên ghi khắc vào lòng. Bài học thứ nhất là tầm quan trọng của việc hết lòng phụng sự Đức Giê-hô-va ngay từ bây giờ. Noi gương Thầy của chúng ta, Chúa Giê-su Christ, chúng ta cho thấy tình yêu thương của mình với Đức Giê-hô-va và người lân cận qua đời sống với tinh thần hy sinh. Nếu sự chống đối hay ngược đãi làm chúng ta mất kế sinh nhai hay tự do, chúng ta vẫn quyết tâm đứng vững trong đức tin, bất chấp mọi thử thách có thể gặp. Nếu sự sống của chúng ta bị những kẻ chống đối đe dọa, lúc ấy hy vọng về sự sống lại an ủi và giúp chúng ta vững mạnh hầu giữ lòng trung thành với Đức Giê-hô-va và Nước Trời. Đúng vậy, lòng sốt sắng trong công việc rao giảng về Nước Trời và đào tạo môn đồ giúp chúng ta có triển vọng nhận ân phước vĩnh cửu mà Đức Giê-hô-va dành sẵn cho những người công bình.
18 Bài học thứ nhì liên quan đến việc chúng ta đối phó thế nào với những cám dỗ của xác thịt bất toàn. Sự hiểu biết về hy vọng sống lại và lòng biết ơn đối với những ân điển của Đức Giê-hô-va củng cố quyết tâm của chúng ta nhằm giữ vững đức tin. Sứ đồ Giăng cảnh báo: “Chớ yêu thế-gian, cũng đừng yêu các vật ở thế-gian nữa; nếu ai yêu thế-gian, thì sự kính-mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi sự trong thế-gian, như sự mê-tham của xác-thịt, mê-tham của mắt, và sự kiêu-ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế-gian mà ra. Vả thế-gian với sự tham-dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời”. (1 Giăng 2:15-17) Sự hấp dẫn của thế gian qua chủ nghĩa duy vật sẽ không thu hút được chúng ta khi so sánh nó với “sự sống thật”. (1 Ti-mô-thê 6:17-19) Nếu bị cám dỗ phạm sự vô luân, chúng ta sẽ kiên quyết cưỡng lại. Chúng ta biết rằng nếu tiếp tục cách ăn ở không làm hài lòng Đức Giê-hô-va, và vì lý do nào đó mà chết trước ngày Ha-ma-ghê-đôn thì chúng ta có thể ở trong số những kẻ không có triển vọng về sự sống lại.
19. Chúng ta không nên quên đặc ân vô giá nào?
Châm-ngôn 27:11) Việc chúng ta trung thành cho đến chết hay giữ lòng trung kiên cho đến khi hệ thống gian ác này kết thúc cho Đức Giê-hô-va thấy lập trường của chúng ta về vấn đề quyền tối thượng trong vũ trụ. Sau đó, quả là một niềm vui khi được sống trong Địa Đàng nhờ sống sót qua cơn đại nạn hoặc được sống lại cách kỳ diệu!
19 Trên hết, chúng ta đừng bao giờ quên đặc ân vô giá là làm Đức Giê-hô-va vui lòng từ bây giờ cho đến mãi mãi. (Làm cho thỏa nguyện mọi mong ước của chúng ta
20, 21. Điều gì sẽ giúp chúng ta giữ sự trung thành dù có nhiều câu hỏi về sự sống lại vẫn chưa được giải đáp? Hãy giải thích.
20 Cuộc thảo luận của chúng ta về sự sống lại còn vài câu hỏi chưa được giải đáp. Đức Giê-hô-va sẽ có sự sắp đặt nào cho những người đã là vợ chồng trước khi chết? (Lu-ca 20:34, 35) Phải chăng người ta chết ở đâu thì sống lại ở đó? Những người chết sẽ được sống lại gần nơi cư ngụ của thân nhân họ không? Vô số câu hỏi khác về những sắp đặt cho sự sống lại vẫn chưa được giải đáp. Dầu vậy, chúng ta phải ghi nhớ lời của Giê-rê-mi: “Đức Giê-hô-va ban sự nhân-từ cho những kẻ trông-đợi Ngài, cho linh-hồn tìm-cầu Ngài. Thật tốt cho người trông-mong và yên-lặng đợi-chờ sự cứu-rỗi của Đức Giê-hô-va”. (Ca-thương 3:25, 26) Đến kỳ Đức Giê-hô-va định, tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp thỏa đáng cho chúng ta. Tại sao chúng ta có thể chắc chắn về điều này?
21 Hãy suy ngẫm về những lời của người viết Thi-thiên được soi dẫn khi ông hát về Đức Giê-hô-va: “Chúa xòe tay ra, làm cho thỏa nguyện mọi loài sống”. (Thi-thiên 145:16) Theo thời gian, những mong ước của chúng ta thay đổi. Điều mà ngày còn bé chúng ta trông mong nay không còn là niềm mơ ước của chúng ta nữa. Kinh nghiệm cũng như những hy vọng làm thay đổi nhân sinh quan của chúng ta. Dầu vậy, bất cứ mong ước chính đáng nào của chúng ta trong thế giới mới, Đức Giê-hô-va chắc chắn sẽ làm cho thỏa nguyện.
22. Tại sao chúng ta có lý do vững chắc để ca ngợi Đức Giê-hô-va?
22 Điều mà mỗi người chúng ta quan tâm hiện nay là phải trung thành. “Cái điều người ta trông-mong nơi người quản-trị là phải trung-thành”. (1 Cô-rinh-tô 4:2) Chúng ta là những người quản lý tin mừng tuyệt diệu về Nước của Đức Chúa Trời. Việc chúng ta siêng năng rao truyền tin mừng này cho mọi người giúp chúng ta có triển vọng nhận được sự sống. Đừng quên một điều là “thời thế và sự bất trắc” xảy đến cho mọi người. (Truyền đạo 9:11, NW) Để giảm bớt những lo âu thái quá do cuộc sống bấp bênh gây ra, hãy giữ chặt hy vọng tuyệt vời về sự sống lại. Hãy biết rằng dù phải chết trước khi Triều Đại Một Ngàn Năm của Đấng Christ bắt đầu, bạn có thể được an ủi với niềm tin chắc là sẽ được sống lại. Đến đúng kỳ định của Đức Giê-hô-va, bạn sẽ lặp lại lời của Gióp nói với Đấng Tạo Hóa: “Chúa sẽ gọi, tôi sẽ thưa lại”. Đức Giê-hô-va đáng ca ngợi thay, Ngài mong muốn làm sống lại tất cả những ai được Ngài ghi trong ký ức!—Gióp 14:15.
[Chú thích]
^ đ. 2 Xem Tỉnh Thức! (Anh Ngữ) ngày 8-7-1988, trang 10, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
^ đ. 3 Jehovah’s Witnesses—Proclaimers of God’s Kingdom, trang 662, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
Bạn có nhớ không?
• Trong Triều Đại Một Ngàn Năm, người ta sẽ chịu sự phán xét dựa trên cơ sở nào?
• Tại sao một số người sẽ “sống lại để được sống” và những người khác “sống lại để bị xét-đoán”?
• Làm thế nào hy vọng về sự sống lại có thể an ủi chúng ta ngày nay?
• Những lời nơi Thi-thiên 145:16 giúp chúng ta như thế nào đối với những câu hỏi về sự sống lại chưa được giải đáp?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 21]
Niềm tin về sự sống lại có thể giúp chúng ta như thế nào ngay từ bây giờ?