Sự sống lại—Một triển vọng huy hoàng
Sự sống lại—Một triển vọng huy hoàng
NIỀM tin về sự sống lại rất phổ biến. Sách thánh của Hồi Giáo, Kinh Qur’ân dành trọn một chương nói về sự sống lại. Sûrah 75 có phần trích đoạn như sau: “TA thề bởi Ngày Phục Sinh... Phải chăng con người nghĩ TA (Allah) không tập hợp được xương cốt của y hay sao?... Y hỏi: ‘Lúc nào sẽ xảy ra Ngày Phục Sinh?’ Há Đấng (Tạo Hóa) đó không có đủ Quyền Năng Phục Sinh được người chết hay sao?”—Sûrah 75:1-6, 40.
Cuốn The New Encyclopædia Britannica (Tân Bách Khoa Tự Điển Anh Quốc) nhận xét: “Bái Hỏa Giáo tin có trận đánh cuối cùng để chinh phục Cái Ác, sự sống lại nói chung, Sự Phán Xét Sau Cùng, và sự phục hồi một thế giới được tẩy sạch dành cho người công bình”.
Cuốn Encyclopaedia Judaica (Bách Khoa Tự Điển Do Thái) định nghĩa sự sống lại là “niềm tin cho rằng cuối cùng người chết sẽ được phục sinh bằng xương bằng thịt và sống ở trên đất”. Cũng chính sách này bình luận rằng Do Thái Giáo đã tiếp nhận niềm tin con người có một linh hồn bất tử, do đó dẫn đến một vấn đề nan giải. Sách cho biết: “Về cơ bản, niềm tin về sự sống lại và linh hồn bất tử mâu thuẫn nhau”.
Ấn Độ Giáo dạy rằng con người trải qua nhiều kiếp tái sinh, hoặc đầu thai. Nếu điều này là đúng, sau khi chết con người phải có một linh hồn tiếp tục sống. Kinh Bhagavad Gita của Ấn Độ Giáo nói: “Cái thâm nhập khắp cơ thể thì không diệt được. Không ai có thể hủy diệt linh hồn bất tử”.
Khác với Ấn Độ Giáo, Phật Giáo không tin có linh hồn bất tử. Tuy vậy, ngày nay nhiều tín đồ Phật Giáo ở Viễn Đông tin vào sự luân hồi của linh hồn bất tử. *
Sự dạy dỗ về sự sống lại trở nên tối nghĩa
Các bài kinh trong lễ tang của tôn giáo xưng theo Đấng Christ thường đề cập đến sự sống lại lẫn việc linh hồn tiếp tục sống sau khi thể xác chết. Chẳng hạn, mục sư Anh Giáo thường đọc: “Vì điều đẹp lòng Chúa Toàn Năng có lòng thương xót cả thể là đem linh hồn người anh em thân yêu của chúng ta đến cùng Ngài, nên chúng ta tiễn thân xác anh trở về lòng đất; đất trở về đất, tro trở về tro, bụi trở về bụi; với hy vọng chắc chắn về Sự Sống Lại để sống mãi mãi, qua Chúa Giê-su Ky-tô, Chúa chúng ta”.—Sách kinh The Book of Common Prayer.
Lời này có lẽ khiến một người thắc mắc không biết Kinh Thánh dạy về sự sống lại hay dạy về linh hồn bất tử. Tuy nhiên, hãy lưu ý lời bình luận của giáo sư người Pháp
theo đạo Tin Lành, Oscar Cullmann. Trong cuốn Immortality of the Soul or Resurrection of the Dead? (Có linh hồn bất tử hay có sự sống lại?), ông viết: “Có sự khác biệt rõ ràng giữa niềm tin của tín đồ Đấng Christ về sự sống lại và niềm tin của người Hy Lạp về linh hồn bất tử... Dù sau này đạo Đấng Christ đã hòa nhập hai niềm tin này với nhau, và ngày nay người tín đồ bình thường lẫn lộn hoàn toàn giữa hai niềm tin đó, tôi thấy không có lý do gì để che giấu điều mà tôi và đa số các học giả xem là thật... Nội dung chính của Tân Ước hoàn toàn dựa vào niềm tin về sự sống lại... Cả con người đã chết thật sự sẽ được sống lại nhờ hành động sáng tạo mới của Đức Chúa Trời”.Không lạ gì khi người ta nói chung hiểu mơ hồ về sự chết và sự sống lại. Để làm sáng tỏ vấn đề này chúng ta phải tìm hiểu trong Kinh Thánh, cuốn sách cho biết lẽ thật từ Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa của con người. Kinh Thánh đưa ra bằng chứng về sự sống lại của một số người. Trong số những lời tường thuật này, chúng ta hãy xét bốn trường hợp và xem chúng cho biết điều gì.
“Có người đàn-bà đã được người nhà mình chết sống lại”
Trong lá thư gởi cho những người Do Thái trở thành tín đồ Đấng Christ, sứ đồ Phao-lô nói rằng những phụ nữ trung thành “đã được người nhà mình chết sống lại”. (Hê-bơ-rơ 11:35) Một trong số những phụ nữ này sống ở Sa-rép-ta—một thị trấn ở Phê-ni-xi, gần Si-đôn thuộc ven biển Địa Trung Hải. Ấy là một bà góa đã tỏ lòng hiếu khách tiếp đãi ông Ê-li, nhà tiên tri của Đức Chúa Trời và cho ông ăn dù xứ đang trong thời kỳ đói kém trầm trọng. Buồn thay, con trai của bà bị bệnh và qua đời. Nhà tiên tri Ê-li liền bồng em lên gác, nơi ông ở, và nài xin Đức Giê-hô-va làm cho em sống lại. Một phép lạ xảy ra, em đã “sống lại”. Ê-li giao em cho mẹ và nói: “Hãy xem, con nàng sống”. Bà ấy phản ứng thế nào? Bà sung sướng nói: “Bây giờ tôi nhìn-biết ông là một người của Đức Chúa Trời, và lời phán của Đức Giê-hô-va ở trong miệng ông là thật”.—1 Các Vua 17:22-24.
Cách Sa-rép-ta khoảng 100 kilômét về phía nam, một cặp vợ chồng có lòng rộng rãi đã chăm sóc người kế vị Ê-li, nhà tiên tri Ê-li-sê. Người vợ là một phụ nữ giàu có ở xứ Su-nem, quê hương của bà. Vợ chồng bà đồng ý để Ê-li-sê trọ trên gác nhà họ. Nỗi buồn vì không con biến thành niềm vui khi người vợ sinh một con trai. Khi đứa trẻ lớn lên, em thường theo cha và những người gặt lúa ra ruộng. Rồi một ngày kia bi kịch ập đến. Đứa bé kêu rằng em nhức đầu. Một người đầy tớ vội đưa em về nhà. Mẹ bế em ngồi trong lòng, nhưng rồi dần dần em chết. Người mẹ quẫn trí quyết định nhờ Ê-li-sê giúp đỡ. Bà cùng một người đầy tớ đi về hướng tây bắc đến Núi Cạt-mên, nơi Ê-li-sê trú ngụ.
Đáp lại lời yêu cầu, nhà tiên tri sai tôi tớ mình là Ghê-ha-xi đi trước và người đầy tớ thấy đứa trẻ quả đã chết. Ê-li-sê và người đàn bà theo sau, nhưng cuối cùng khi họ đến 2 Các Vua 4:32-37 cho biết: “Khi Ê-li-sê vào nhà, thấy đứa trẻ đã chết, nằm sải trên giường. Ê-li-sê vào trong phòng, đóng cửa lại, có đứa trẻ và mình ở trong, rồi cầu-nguyện cùng Đức Giê-hô-va. Đoạn, người leo lên giường, nằm trên đứa trẻ; đặt miệng mình trên miệng nó, mắt mình trên mắt nó, và tay mình trên tay nó. Người nằm ấp trên mình nó, xác đứa trẻ bèn ấm lại. Ê-li-sê trở xuống, đi qua đi lại trong phòng; đoạn leo lên giường, nằm ấp trên mình đứa trẻ nữa. Rốt lại, nó nhảy mũi bảy lần, và mở mắt ra. Ê-li-sê liền gọi Ghê-ha-xi mà biểu rằng: Hãy gọi người đàn-bà Su-nem. Ghê-ha-xi gọi người. Khi nàng chạy đến, Ê-li-sê nói với nàng rằng: Hãy ẵm lấy con ngươi. Nàng bèn lại gần, sấp mình xuống dưới chân người và lạy; đoạn ẵm lấy con mình và đi ra”.
Su-nem thì chuyện gì xảy ra? Lời tường thuật nơiNhư người đàn bà góa ở Sa-rép-ta, người đàn bà xứ Su-nem biết rằng điều đã xảy ra là nhờ quyền lực của Đức Chúa Trời. Cả hai phụ nữ này đã cảm nghiệm được niềm vui khôn tả khi Đức Chúa Trời làm cho con họ sống lại.
Những sự sống lại trong thời gian Chúa Giê-su thi hành thánh chức
Khoảng 900 năm sau, một trường hợp sống lại đã diễn ra ở bên ngoài thành Na-in, cách xứ Su-nem một quãng ngắn về phía bắc. Khi Chúa Giê-su Christ và các môn đồ từ thành Ca-bê-na-um đến gần cổng thành Na-in, họ gặp một đám đưa tang, và Chúa Giê-su thấy một bà góa bị mất người con trai duy nhất. Ngài bảo bà đừng khóc nữa. Lu-ca, người thầy thuốc, miêu tả chuyện xảy ra sau đó: “Đoạn, Ngài lại gần, rờ quan-tài, thì kẻ khiêng dừng lại. Ngài bèn phán rằng: Hỡi người trẻ kia, ta biểu ngươi chờ dậy. Người chết vùng ngồi dậy và khởi-sự nói. Đức Chúa Jêsus giao người lại cho mẹ”. (Lu-ca 7:14, 15) Những người chứng kiến phép lạ này đều ngợi khen Đức Chúa Trời. Tin tức về sự sống lại lan đến tận xứ Giu-đê ở miền nam và những vùng lân cận. Điều đáng chú ý là các môn đồ của Giăng Báp-tít nghe về phép lạ này và kể lại cho Giăng. Ông lại sai họ đi tìm Chúa Giê-su và hỏi ngài có phải là Đấng Mê-si mà dân chúng đang mong đợi không. Chúa Giê-su bảo họ: “Hãy về báo cho Giăng sự các ngươi đã thấy và đã nghe: kẻ đui được sáng, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, Tin-lành đã rao-giảng cho kẻ nghèo”.—Lu-ca 7:22.
Phép lạ về sự sống lại được nhiều người biết đến, nhất là phép lạ mà Chúa Giê-su làm cho La-xa-rơ, bạn thân của ngài. Trong Giăng 11:39) Dù xác của La-xa-rơ đã bắt đầu bị phân hủy nhưng điều này không cản trở sự sống lại của ông. Theo lệnh Chúa Giê-su, “người chết đi ra, chân tay buộc bằng vải liệm và mặt thì phủ khăn”. Phản ứng sau đó của những kẻ thù địch với Chúa Giê-su chứng tỏ rằng La-xa-rơ đã thật sự sống lại.—Giăng 11:43, 44; 12:1, 9-11.
trường hợp này, có một khoảng thời gian giữa lúc La-xa-rơ chết và lúc Chúa Giê-su đến nơi. Cuối cùng, khi Chúa Giê-su đến làng Bê-tha-ni thì La-xa-rơ chết đã bốn ngày rồi. Khi Chúa Giê-su bảo lăn hòn đá chận cửa mộ, Ma-thê phản đối: “Lạy Chúa, đã có mùi, vì người nằm đó bốn ngày rồi”. (Chúng ta kết luận gì qua bốn lời tường thuật về sự sống lại này? Người được sống lại chính là con người trước đây. Người ngoài, cũng như những người thân thuộc nhất đều nhận ra họ. Không ai trong số họ kể về những gì xảy ra trong thời gian ngắn họ chết. Không ai nói về cuộc hành trình đi đến thế giới khác. Dường như, tất cả đều khỏe mạnh khi sống lại. Đối với họ, chết như thể ngủ một giấc ngắn rồi thức dậy, đúng như Chúa Giê-su đã ngụ ý. (Giăng 11:11) Tuy nhiên, sau một thời gian những người này lại chết.
Gặp lại người thân yêu—Một triển vọng huy hoàng
Một thời gian ngắn sau cái chết thảm khốc của bé Owen được đề cập ở bài trước, cha bé đến nhà một người hàng xóm. Trên bàn, ông thấy một tờ giấy mời thông báo bài diễn văn công cộng của Nhân Chứng Giê-hô-va. Tựa đề bài diễn văn, “Người chết ở đâu?”, đã thu hút ông. Đó chính là câu hỏi luôn ở trong trí ông. Ông đã đến nghe bài diễn văn và tìm được nguồn an ủi thật sự từ Kinh Thánh. Ông được biết rằng người chết không đau đớn. Thay vì phải chịu hành phạt trong lửa địa ngục hoặc được Chúa cất lên trời để trở thành thiên thần, người chết, kể cả bé Owen, chờ đợi trong mồ cho đến lúc được đánh thức để sống lại.—Truyền-đạo 9:5, 10; Ê-xê-chi-ên 18:4.
Có bao giờ bi kịch ập đến cho gia đình bạn không? Như trường hợp của cha bé Owen, bạn có thắc mắc người thân yêu vừa qua đời hiện đang ở đâu, và có thể nào gặp lại họ không? Nếu có, chúng tôi mời bạn xem xét Kinh Thánh dạy thêm điều gì về sự sống lại. Có lẽ bạn tự hỏi: ‘Khi nào có sự sống lại? Cụ thể là ai sẽ được sống lại?’ Mời bạn đọc các bài tiếp để biết thêm về những điều này và những thắc mắc khác.
[Chú thích]
^ đ. 6 Xem sách Mankind’s Search for God, trang 150-154, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
[Hình nơi trang 5]
Qua Ê-li-sê, Đức Giê-hô-va làm cho con trai người đàn bà Su-nem sống lại
[Hình nơi trang 5]
Ê-li nài xin Đức Giê-hô-va làm cho một em trai sống lại
[Hình nơi trang 6]
Chúa Giê-su làm sống lại con trai của bà góa ở thành Na-in
[Hình nơi trang 7]
Sự sống lại sẽ giúp những người thân yêu gặp lại nhau