Đức Giê-hô-va gìn giữ những ai trông đợi Ngài
Đức Giê-hô-va gìn giữ những ai trông đợi Ngài
“Nguyện sự nhân-từ và sự chân-thật của Ngài gìn-giữ tôi luôn luôn”.—THI-THIÊN 40:11.
1. Vua Đa-vít đã cầu xin Đức Giê-hô-va điều gì, và lời ấy hiện nay được nhậm như thế nào?
VUA ĐA-VÍT của nước Y-sơ-ra-ên xưa tha thiết “trông-đợi Đức Giê-hô-va” và ông được thôi thúc nói rằng Ngài “nghiêng qua nghe tiếng kêu-cầu của [ông]”. (Thi-thiên 40:1) Ông đã nhiều lần trực tiếp thấy cách Đức Giê-hô-va gìn giữ những người yêu mến Ngài. Thế nên, Đa-vít cầu xin được Ngài gìn giữ luôn luôn. (Thi-thiên 40:11) Được kể trong số những người đàn ông và đàn bà trung thành có lời hứa “được sự sống lại tốt hơn”, hiện nay Đa-vít được gìn giữ trong ký ức của Đức Giê-hô-va, ông là người sẽ nhận phần thưởng ấy. (Hê-bơ-rơ 11:32-35) Do đó, tương lai ông được đảm bảo cách tốt nhất. Tên của ông được ghi trong “sách để ghi-nhớ” của Đức Giê-hô-va.—Ma-la-chi 3:16.
2. Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu như thế nào về ý nghĩa của việc được Đức Giê-hô-va gìn giữ?
2 Dù những người trung thành được đề cập nơi Hê-bơ-rơ chương 11 đã sống trước thời Chúa Giê-su Christ xuống thế, nhưng lối sống của họ hòa hợp với sự dạy dỗ của ngài: “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất đi, ai ghét sự sống mình trong đời nầy thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời”. (Giăng 12:25) Thế nên, rõ ràng được Đức Giê-hô-va gìn giữ không có nghĩa là được miễn trừ sự đau khổ hoặc ngược đãi. Đó có nghĩa là một người được che chở về thiêng liêng để có thể giữ một vị thế tốt trước mắt Đức Chúa Trời.
3. Chúng ta có bằng chứng nào về việc Chúa Giê-su Christ được Đức Giê-hô-va gìn giữ, kết quả là gì?
3 Chúa Giê-su chính là đối tượng của sự ngược đãi và sỉ nhục tàn nhẫn. Cuối cùng kẻ thù đã làm cho ngài chết một cách nhục nhã và vô cùng đau đớn. Nhưng điều này không mâu thuẫn với lời Đức Chúa Trời hứa là Ngài sẽ gìn giữ Đấng Mê-si. (Ê-sai 42:1-6) Việc Chúa Giê-su sống lại vào ngày thứ ba sau cái chết nhục nhã chứng tỏ Đức Giê-hô-va đã nghe tiếng Chúa Giê-su kêu cầu—cũng như Ngài đã nghe tiếng kêu cầu của Đa-vít. Ngài đáp lời bằng cách ban sức mạnh để Chúa Giê-su giữ lòng trung kiên. (Ma-thi-ơ 26:39) Nhờ sự gìn giữ này, Chúa Giê-su nhận được sự sống bất tử ở trên trời, và hàng triệu người thực hành đức tin nơi giá chuộc có triển vọng sống đời đời.
4. Những tín đồ Đấng Christ được xức dầu và “chiên khác” có sự đảm bảo nào?
Gia-cơ 1:17) Một số ít anh em được xức dầu của Chúa Giê-su vẫn còn sống trên đất có thể tin cậy nơi lời Đức Giê-hô-va hứa: “Cơ-nghiệp không hư đi, không ô-uế, không suy-tàn, để dành trong các từng trời cho anh em, là kẻ bởi đức-tin nhờ quyền-phép của Đức Chúa Trời giữ cho, để được sự cứu-rỗi gần hiện ra trong kỳ sau-rốt”. (1 Phi-e-rơ 1:4, 5) Tương tự như vậy, “chiên khác” là những người có hy vọng sống trên đất, có thể đặt tin cậy nơi Đức Chúa Trời và lời hứa của Ngài qua người viết Thi-thiên: “Hỡi các thánh [“kẻ thành tín”, Nguyễn Thế Thuấn] của Đức Giê-hô-va, hãy yêu-mến Ngài. Đức Giê-hô-va gìn-giữ những người thành-tín”.—Giăng 10:16; Thi-thiên 31:23 (Thánh Vịnh 31:24, NTT).
4 Chúng ta có thể tin chắc Đức Giê-hô-va sẵn sàng và có thể gìn giữ các tôi tớ Ngài ngày nay như Ngài đã làm vào thời của Đa-vít và Chúa Giê-su. (Được gìn giữ về thiêng liêng
5, 6. (a) Dân của Đức Chúa Trời được gìn giữ như thế nào trong thời hiện đại? (b) Những người được xức dầu có mối quan hệ nào với Đức Giê-hô-va, còn những ai có hy vọng sống trên đất thì sao?
5 Trong thời hiện đại, Đức Giê-hô-va có những sắp đặt để gìn giữ dân Ngài về phương diện thiêng liêng. Dù không che chở họ khỏi sự ngược đãi hoặc những khó khăn và thảm họa thông thường trong cuộc sống, Ngài trung tín ban cho họ sự giúp đỡ và khích lệ cần thiết để gìn giữ mối quan hệ mật thiết với Ngài. Nền tảng để xây dựng mối quan hệ này là đức tin của họ nơi giá chuộc mà Đức Chúa Trời yêu thương cung cấp. Một số tín đồ Đấng Christ trung thành này được thánh linh Đức Chúa Trời xức dầu để trở thành người đồng cai trị với Đấng Christ ở trên trời. Họ được xưng công bình, trở thành con cái thiêng liêng của Đức Chúa Trời, và những lời này được áp dụng cho họ: “Ngài đã giải-thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối-tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu-dấu Ngài, trong Con đó chúng ta có sự cứu-chuộc, là sự tha tội”.—Cô-lô-se 1:13, 14.
6 Hàng triệu tín đồ Đấng Christ trung thành khác được đảm bảo là họ cũng nhận lợi ích qua sự sắp đặt của Đức Chúa Trời về giá chuộc. Chúng ta đọc: “Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người”. (Mác 10:45) Các tín đồ Đấng Christ ấy mong đợi đến kỳ được “dự phần trong sự tự-do vinh-hiển của con-cái Đức Chúa Trời”. (Rô-ma 8:21) Trong thời gian chờ đợi, họ quý trọng tình bạn riêng với Đức Chúa Trời và cố gắng củng cố mối quan hệ ấy một cách chân thành.
7. Ngày nay, Đức Giê-hô-va gìn giữ sự an toàn về thiêng liêng của dân Ngài qua những cách nào?
7 Một cách mà Đức Chúa Trời gìn giữ sự an toàn về thiêng liêng của dân Ngài là sắp đặt một chương trình huấn luyện hữu hiệu. Chương Ma-thi-ơ 24:45.
trình này giúp họ đạt được sự hiểu biết ngày càng chính xác hơn về lẽ thật. Đức Giê-hô-va cũng ban sự hướng dẫn liên tục qua Lời Ngài, tổ chức và thánh linh của Ngài. Dưới sự hướng dẫn của “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”, dân Đức Chúa Trời trên khắp thế giới giống như một gia đình quốc tế. Lớp đầy tớ chăm sóc nhu cầu thiêng liêng và khi cần, ngay cả nhu cầu vật chất cho gia đình của các tôi tớ Đức Giê-hô-va, bất luận nguồn gốc quốc gia hay địa vị.—8. Đức Giê-hô-va tin chắc điều gì nơi những người thành tín, và Ngài bảo đảm gì với họ?
8 Về phương diện thể chất, vì Đức Giê-hô-va đã không che chở Chúa Giê-su khỏi sự tấn công dã man của kẻ thù, cũng thể ấy Ngài không che chở tín đồ Đấng Christ ngày nay. Nhưng như vậy không có nghĩa là Ngài phật lòng. Không phải thế! Trái lại, điều đó cho thấy rõ rằng Đức Chúa Trời tin chắc họ sẽ đứng về phía Ngài trong cuộc tranh chấp quan trọng trong hoàn vũ. (Gióp 1:8-12; Châm-ngôn 27:11) Đức Giê-hô-va sẽ không bao giờ từ bỏ những ai trung thành với Ngài “vì Đức Giê-hô-va chuộng sự công-bình, không từ-bỏ người thánh [“thành tín”, NTT ] của Ngài; họ được Ngài gìn-giữ đời đời”.—Thi-thiên 37:28.
Được gìn giữ nhờ sự nhân từ và sự chân thật
9, 10. (a) Sự chân thật của Đức Giê-hô-va gìn giữ dân Ngài như thế nào? (b) Kinh Thánh cho thấy, nhờ sự nhân từ của Đức Giê-hô-va, những người trung thành của Ngài được gìn giữ như thế nào?
9 Trong lời cầu nguyện được ghi nơi bài Thi-thiên 40, Đa-vít đã nài xin được gìn giữ nhờ sự nhân từ và sự chân thật của Đức Giê-hô-va. Vì Đức Giê-hô-va chân thật và chuộng sự công bình nên Ngài cho biết trước một cách rõ ràng những tiêu chuẩn của Ngài. Những ai sống theo các tiêu chuẩn này được gìn giữ ở mức độ cao, vì họ có thể tránh được nhiều nỗi đau khổ, lo sợ và các vấn đề mà những kẻ lờ đi các tiêu chuẩn ấy thường gặp phải. Chẳng hạn, chúng ta có thể tự bảo vệ mình và những người thân yêu khỏi các vấn đề đau lòng nếu tránh dùng ma túy, uống rượu quá độ, lang chạ trong tình dục, và có lối sống hung bạo. Và ngay cả những người đi trệch đường lối chân thật của Đức Giê-hô-va—như trường hợp Đa-vít có lần đã phạm—có sự bảo đảm rằng Đức Chúa Trời vẫn là “nơi ẩn-núp” cho người biết ăn năn. Những người ấy có thể hân hoan kêu lên: “Chúa bảo-hộ tôi khỏi sự gian-truân”. (Thi-thiên 32:7) Thật cảm kích thay sự nhân từ của Đức Chúa Trời!
10 Một điển hình khác về sự nhân từ của Đức Chúa Trời là Ngài cảnh báo các tôi tớ phải giữ mình tách biệt khỏi thế gian hung ác mà không bao lâu nữa Ngài sẽ hủy diệt. Chúng ta đọc: “Chớ yêu thế-gian, cũng đừng yêu các vật ở thế-gian nữa; nếu ai yêu thế-gian, thì sự kính-mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi sự trong thế-gian, như sự mê-tham của xác-thịt, mê-tham của mắt, và sự kiêu-ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến nhưng từ thế-gian mà ra”. Bằng cách để ý đến và hành động hòa hợp với lời cảnh báo này, chúng ta có thể 1 Giăng 2:15-17.
gìn giữ sự sống mình theo nghĩa đen cho đến muôn đời, vì câu Kinh Thánh nói tiếp: “Vả thế-gian với sự tham-dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời”.—Được gìn giữ nhờ óc thận trọng, trí hiểu biết và sự khôn ngoan
11, 12. Hãy giải thích làm thế nào óc thận trọng, trí hiểu biết và sự khôn ngoan gìn giữ chúng ta.
11 Về những người mong được Đức Chúa Trời chấp nhận, Sa-lô-môn là con trai Đa-vít được soi dẫn để viết: “Óc thận trọng sẽ giữ gìn con, trí hiểu biết sẽ như người bảo vệ”. Ông cũng khuyến giục: “Khôn ngoan, con hãy mua hãy sắm... Con chớ bao giờ lìa bỏ khôn ngoan, thì khôn ngoan sẽ giữ gìn con mãi. Hãy yêu-mến khôn ngoan, khôn ngoan sẽ chở che bảo vệ”.—Châm-ngôn 2:11; 4:5, 6, Tòa Tổng Giám Mục.
12 Nếu suy ngẫm về những điều học được trong Lời Đức Chúa Trời là chúng ta vận dụng óc thận trọng. Làm thế giúp chúng ta phát huy thêm trí hiểu biết, nhờ vậy có thể đặt ra những thứ tự hợp lý trong đời sống. Điều này thật trọng yếu, vì đa số chúng ta đều biết—có lẽ qua kinh nghiệm—khi người ta hoặc cố ý hoặc vô tình đề ra những thứ tự ưu tiên thiếu khôn ngoan thì các vấn đề nảy sinh. Thế gian của Sa-tan đặt trước mắt chúng ta những mục tiêu như của cải vật chất, sự thăng tiến, uy quyền, trong khi Đức Giê-hô-va nhấn mạnh đến những giá trị thiêng liêng quan trọng hơn. Nếu đảo lộn thứ tự ưu tiên, điều đó có thể gây ra tình trạng gia đình tan rã, tình bạn đổ vỡ và những mục tiêu thiêng liêng mờ dần. Hậu quả là một người có thể không còn gì ngoài thực trạng đáng buồn như được nói đến qua lời của Chúa Giê-su: “Người nào nếu được cả thiên-hạ mà mất linh-hồn mình, thì có ích gì?” (Mác 8:36) Sự khôn ngoan đòi hỏi chúng ta phải để ý đến lời khuyên của Chúa Giê-su: “Trước hết, hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công-bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa”.—Ma-thi-ơ 6:33.
Trở nên vị kỷ—Một mối nguy hiểm
13, 14. Vị kỷ nghĩa là gì, và tại sao điều đó là thiếu khôn ngoan?
13 Bản chất của con người là nghĩ đến mình. Tuy nhiên, khi đặt những ước muốn và lợi ích cá nhân lên hàng đầu trong đời sống thì sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại. Thế nên, để giữ tình bạn với Ngài, Đức Giê-hô-va dạy chúng ta tránh vị kỷ. Từ này có nghĩa là “chỉ biết chăm lo đến lợi ích của cá nhân mình”. Miêu tả ấy không đúng với nhiều người ngày nay sao? Điều đáng chú ý là Kinh Thánh báo trước “trong ngày sau-rốt” 2 Ti-mô-thê 3:1, 2.
của hệ thống ác của Sa-tan, “người ta đều tư-kỷ”.—14 Tín đồ Đấng Christ hiểu rằng việc tuân theo luật lệ Kinh Thánh dạy phải biết quan tâm đến người khác và yêu thương họ như bản thân là điều khôn ngoan. (Lu-ca 10:27; Phi-líp 2:4) Nói chung người ta có thể cho rằng quan điểm này thiếu thực tế, song đó là điều trọng yếu nếu chúng ta muốn có một hôn nhân thành công, mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình và tình bằng hữu thân thiết. Do đó, tôi tớ thật của Đức Giê-hô-va không bao giờ để cho khuynh hướng nghĩ đến bản thân lấn át những mục tiêu quan trọng hơn trong đời sống. Trong số đó điều quan trọng nhất là quyền lợi của Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời mà họ thờ phượng.
15, 16. (a) Thái độ vị kỷ dẫn đến điều gì, như ai được kể để làm ví dụ? (b) Trên thực tế, một người làm gì khi vội đoán xét người khác?
15 Thái độ vị kỷ cũng có thể dẫn đến việc một người tự cho mình là công bình, rồi người ấy có thể trở nên hẹp hòi, tự phụ. Kinh Thánh đúng khi nói rằng: “Hỡi người kia, ngươi là ai mặc lòng, hễ đoán-xét kẻ khác thì không thể chữa mình được; vì trong khi đoán-xét họ, ngươi cũng lên án cho chính mình ngươi nữa, bởi ngươi đoán-xét họ, mà cũng làm các việc như họ”. (Rô-ma 2:1; 14:4, 10) Những nhà lãnh đạo tôn giáo vào thời Chúa Giê-su đã trở nên quá tự phụ về sự công bình riêng đến mức họ tự cho mình có quyền lên án Chúa Giê-su và các môn đồ. Khi làm thế, họ tự đặt mình vào địa vị của người đoán xét. Khi không nhận ra những thiếu sót của bản thân, thật ra là họ đã tự kết án mình.
16 Giu-đa, kẻ theo Chúa Giê-su và phản bội ngài, đã tự cho mình có quyền đoán xét người khác. Vào dịp nọ tại thành Bê-tha-ni, khi Ma-ri dùng dầu thơm xức cho Chúa Giê-su, Giu-đa phản đối gay gắt. Hắn lên giọng phẫn nộ nói: “Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đơ-ni-ê đặng bố-thí cho kẻ nghèo?” Nhưng lời tường thuật tiếp theo cho biết: “Người nói vậy, chẳng phải lo cho kẻ nghèo đâu, song vì người vốn là tay trộm-cắp, và giữ túi bạc, trộm lấy của người ta để ở trong”. (Giăng 12:1-6) Chúng ta đừng bao giờ trở nên giống như Giu-đa hoặc những nhà lãnh đạo tôn giáo, kẻ vội đoán xét người khác, làm thế chỉ chuốc lấy sự đoán xét cho chính mình mà thôi.
17. Hãy minh họa mối nguy hiểm tiềm ẩn của tính khoe khoang hay quá tự tin.
17 Đáng buồn thay, một số tín đồ Đấng Christ thời ban đầu mặc dù không trộm cắp như Giu-đa nhưng đã vướng vào tính kiêu ngạo, trở nên kẻ khoe khoang. Gia-cơ viết về họ: “Anh em lấy những lời kiêu-ngạo mà khoe mình!” Đoạn ông nói thêm: “Phàm khoe-khoang như vậy là xấu”. (Gia-cơ 4:16) Khoe khoang về những việc chúng ta đã làm hay về những đặc ân trong việc phụng sự Đức Giê-hô-va là tự chuốc lấy sự thất bại. (Châm-ngôn 14:16) Chúng ta nhớ lại chuyện xảy ra cho sứ đồ Phi-e-rơ, là người trong lúc quá tự tin đã khoe khoang: “Dầu mọi người vấp-phạm vì cớ thầy, song tôi chắc không bao giờ vấp-phạm vậy... Dầu tôi phải chết với thầy đi nữa, tôi chẳng chối thầy đâu”. Trên thực tế, chúng ta chẳng có gì đáng để khoe khoang. Mọi điều chúng ta có đều là nhờ sự nhân từ của Đức Giê-hô-va. Ghi nhớ điều này sẽ giữ chúng ta không trở thành người khoe khoang.—Ma-thi-ơ 26:33-35, 69-75.
18. Đức Giê-hô-va nghĩ thế nào về tính kiêu ngạo?
18 Chúng ta được dạy: “Sự kiêu-ngạo đi trước, sự bại-hoại theo sau, và tánh tự-cao đi trước sự sa-ngã”. Tại sao vậy? Đức Giê-hô-va nói: “Ta ghét sự kiêu-ngạo, xấc-xược”. (Châm-ngôn 8:13; 16:18) Không ngạc nhiên gì khi Đức Giê-hô-va nổi giận trước “lòng kiêu-ngạo và sự vinh-hiển của con mắt ngó cao của vua A-si-ri”! (Ê-sai 10:12) Ngài đã phạt ông. Chẳng bao lâu, thế gian của Sa-tan cùng những kẻ lãnh đạo kiêu ngạo, tự cao—hữu hình và vô hình—cũng sẽ bị phạt. Mong sao chúng ta không bao giờ có thái độ ngoan cố như những kẻ thù của Đức Giê-hô-va!
19. Dân Đức Chúa Trời hãnh diện nhưng khiêm nhường về khía cạnh nào?
19 Tín đồ thật của Đấng Christ có đủ mọi lý do để hãnh diện là tôi tớ của Đức Giê-hô-va. (Giê-rê-mi 9:24) Đồng thời họ cũng có đủ mọi lý do để khiêm nhường. Tại sao? Bởi vì “mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh-hiển của Đức Chúa Trời”. (Rô-ma 3:23) Vì vậy, để giữ vị thế là tôi tớ của Đức Giê-hô-va, chúng ta phải có thái độ như sứ đồ Phao-lô, là người nói rằng: “Chúa Jêsus-Christ đã đến trong thế-gian để cứu-vớt kẻ có tội”. Ông nói thêm: “Trong những kẻ có tội đó ta là đầu”.—1 Ti-mô-thê 1:15.
20. Ngày nay Đức Giê-hô-va gìn giữ dân Ngài như thế nào, và trong tương lai thì sao?
20 Vì dân Đức Giê-hô-va sẵn lòng đặt quyền lợi của Ngài lên trên lợi ích cá nhân, chúng ta tin chắc rằng Đức Giê-hô-va sẽ tiếp tục gìn giữ họ về thiêng liêng. Chúng ta cũng được đảm bảo rằng khi hoạn nạn lớn ập đến, Đức Giê-hô-va sẽ gìn giữ dân Ngài không những về phương diện thiêng liêng mà còn về thể chất. Lúc bước vào thế giới mới của Đức Chúa Trời, họ sẽ có thể lớn tiếng kêu: “Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta; chúng ta đã mong-đợi Ngài, và Ngài sẽ cứu chúng ta. Ấy là Đức Giê-hô-va; chúng ta đã mong-đợi Ngài, chúng ta sẽ nức lòng mừng-rỡ và đồng vui về sự cứu-rỗi của Ngài!”—Ê-sai 25:9.
Bạn có nhớ không?
• Vua Đa-vít và Chúa Giê-su Christ đã được gìn giữ như thế nào?
• Ngày nay dân của Đức Giê-hô-va được gìn giữ ra sao?
• Tại sao chúng ta nên tránh thái độ vị kỷ?
• Tại sao chúng ta có thể vừa hãnh diện lại vừa khiêm nhường?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 9]
Đức Giê-hô-va đã gìn giữ Đa-vít và Chúa Giê-su như thế nào?
[Các hình nơi trang 10, 11]
Ngày nay dân Đức Chúa Trời được gìn giữ về thiêng liêng qua những cách nào?
[Các hình nơi trang 12]
Dù hãnh diện phụng sự Đức Giê-hô-va, chúng ta phải luôn khiêm nhường