Thế giới đang đi về đâu?
Thế giới đang đi về đâu?
THẾ GIỚI HỢP NHẤT, một ý tưởng nghe thật hấp dẫn. Có ai không thích chăng? Đúng, người ta từng nói nhiều về sự hợp nhất. Các nhà lãnh đạo thế giới liên tiếp hội họp nhắm vào đề tài này. Vào tháng 8 năm 2000, hơn 1.000 nhà lãnh đạo tôn giáo nhóm lại tại Liên Hiệp Quốc ở New York để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hòa Bình Thế Giới Thiên Niên Kỷ Mới. Họ thảo luận về giải pháp cho các xung đột trên thế giới. Tuy nhiên, chính hội nghị của họ cũng phản ánh tình trạng tranh chấp sôi nổi của thế giới. Một giáo sĩ Hồi Giáo ở Giê-ru-sa-lem từ chối tham dự vì sự có mặt của một thầy ra-bi người Do Thái. Những phái đoàn khác thì bực bội vì người ta không mời Dalai Lama đến dự hai ngày đầu của hội nghị bởi sợ chọc giận Trung Quốc.
Vào tháng 10 năm 2003, vấn đề an ninh của thế giới đã được các nước ven Thái Bình Dương thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á–Thái Bình Dương (APEC) tổ chức ở Thái Lan. Hai mươi mốt nước có mặt đưa ra lời cam kết giải giới các nhóm khủng bố và đồng ý về các phương cách nhằm tăng cường an ninh toàn cầu. Thế nhưng, trong hội nghị, một số đại biểu bực bội về lời phát biểu của một vị thủ tướng mà
người ta nói là một sự tấn công đầy thù nghịch vào người Do Thái.Tại sao không có sự hợp nhất?
Mặc dù người ta nói nhiều về việc làm cho thế giới hợp nhất, chúng ta thấy ít kết quả cụ thể. Dù đã có sự cố gắng thành thật của nhiều người, tại sao thế giới hợp nhất vẫn tiếp tục nằm ngoài tầm tay của con người cho đến thế kỷ 21?
Một phần câu trả lời nằm trong lời bình luận của một vị thủ tướng tham dự hội nghị APEC. Ông phát biểu: “Có sự kiện này, được gọi là tinh thần tự hào quốc gia”. Đúng vậy, chủ nghĩa quốc gia đã ăn sâu vào xã hội con người. Quốc gia và nhóm sắc tộc nào cũng bị chi phối bởi ước muốn tự quyết. Chủ quyền quốc gia cộng với tinh thần cạnh tranh và tham lam đã khiến cho tình trạng càng dễ bùng nổ. Trong nhiều trường hợp, khi có sự xung đột về quyền lợi quốc tế, thì quyền lợi quốc gia luôn luôn thắng thế.
Chủ nghĩa quốc gia được người viết Thi-thiên diễn tả một cách thích hợp là “dịch-lệ độc-hại”. (Thi-thiên 91:3) Nó giống như một tai họa cho nhân loại, mang lại không biết bao nhiêu đau khổ. Chủ nghĩa quốc gia với hậu quả là thù ghét dân tộc khác đã hiện hữu từ nhiều thế kỷ. Ngày nay, chủ nghĩa quốc gia tiếp tục thổi bùng ngọn lửa chia rẽ, và các nhà cai trị không có khả năng dập tắt được.
Nhiều chính phủ công nhận chủ nghĩa quốc gia và quyền lợi quốc gia là nguồn gốc của những vấn đề trên thế giới. Chẳng hạn, cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc U Thant nhận xét: “Biết bao nhiêu vấn đề mà ngày nay chúng ta phải đương đầu đều đến từ những thái độ sai lầm... Trong số đó có ý niệm quốc gia chủ nghĩa hẹp hòi—‘Đúng hay sai, vẫn là quốc gia của tôi’ ”. Tuy vậy, các nước ngày nay, vốn đặt nặng quyền lợi quốc gia, càng ngày càng lên tiếng ầm ĩ đòi chủ quyền riêng. Nước nào có lợi thế đều không muốn từ bỏ chủ quyền dù là một chút ít. Chẳng hạn, tờ International Herald Tribune nhận xét như sau về Liên Minh Châu Âu: “Sự kình địch và bất tín nhiệm lẫn nhau vẫn còn là đường lối chung trong đời sống chính trị của Âu Châu. Phần lớn các nước hội viên trong Liên Minh Châu Âu đều không muốn một hội viên nào trong Liên Minh có ảnh hưởng lớn hơn hoặc dẫn đầu”.
Truyền-đạo 8:9) Bằng cách chia nhỏ thế giới thành những lãnh địa riêng, nhiều nhóm người cũng như cá nhân đã nghiệm được sự thật của nguyên tắc Kinh Thánh này: “ Kẻ nào ở riêng cách tìm điều chính mình ưa-thích; nó cãi-cọ với những sự khôn-ngoan thật”.—Châm-ngôn 18:1.
Kinh Thánh, Lời Đức Chúa Trời, miêu tả thật đúng hậu quả sự cai trị của con người: “Người nầy cai-trị trên người kia mà làm tai hại cho người ấy”. (Đấng Tạo Hóa, vốn biết điều gì là tốt nhất cho chúng ta, không bao giờ có ý định để loài người tự thiết lập chính phủ và tự cai trị lấy. Khi làm thế, con người đã lờ đi ý định của Đức Chúa Trời và không nhận biết mọi sự đều thuộc Ngài. Thi-thiên 95:3-5 nói: “Giê-hô-va là Đức Chúa Trời rất lớn, là Vua cao-cả trên hết các thần. Các vực sâu của đất đều ở nơi tay Ngài; những đỉnh núi cũng thuộc về Ngài. Biển thuộc về Ngài, vì chính Ngài đã làm nó; còn đất khô, tay Ngài cũng đã nắn nên nó”. Đức Chúa Trời là Đấng Cai Trị chính đáng mà mọi người phải chấp nhận. Khi theo đuổi chủ quyền riêng, các nước đi nghịch lại ý định của Ngài.—Thi-thiên 2:2.
Cần điều gì?
Cách duy nhất để thế giới trở thành hợp nhất là có một chính quyền toàn cầu lo cho quyền lợi của tất cả mọi người. Nhiều người biết suy nghĩ ý thức nhu cầu này. Tuy nhiên, họ thường tìm kiếm không đúng chỗ. Chẳng hạn, nhiều nhà bình luận, gồm cả những nhà lãnh đạo tôn giáo, đã kêu gọi dân chúng trông cậy vào Liên Hiệp Quốc để có thế giới hợp nhất. Tuy nhiên, các tổ chức của con người, dù có lý tưởng cao thượng đến đâu, cũng chưa từng có khả năng giải quyết được các vấn đề có tính cách quốc tế của nhân loại. Thay vì thế, hầu hết các tổ chức này chỉ phản ánh tình trạng chia rẽ giữa các nước.
Kinh Thánh khuyên chớ trông mong các tổ chức loài người đưa ra giải pháp khi nói: “Chớ nhờ-cậy nơi các vua-chúa, cũng đừng nhờ-cậy nơi con loài người, là nơi không có sự tiếp-trợ”. (Thi-thiên 146:3) Phải chăng điều này có nghĩa là chúng ta không còn hy vọng gì về một thế giới hợp nhất? Không phải vậy. Có cách khác.
Nhiều người không biết rằng Đức Chúa Trời đã thành lập xong một chính phủ có khả năng hợp nhất thế giới. Kinh Thánh nói về Giê-hô-va Đức Chúa Trời: “Dầu vậy, ta đã lập Vua ta trên Si-ôn là núi thánh ta. Hãy cầu ta, ta sẽ ban cho Con các ngoại-bang làm cơ-nghiệp, và các đầu cùng đất làm của-cải”. (Thi-thiên 2:6, 8) Hãy lưu ý rằng Kinh Thánh cho biết Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã ‘lập vua của Ngài’ và trong câu 7, Ngài gọi vua ấy là “Con ta”. Vua này không ai khác hơn là Con thần linh cao cả nhất của Đức Chúa Trời tức Chúa Giê-su Christ, đấng được ban cho quyền cai trị tất cả các dân tộc.
Thế giới hợp nhất sẽ hình thành như thế nào?
Hầu hết người ta không nhận biết chính quyền cai trị từ trời mà Đức Chúa Trời đã thiết lập. Các nước vẫn ngoan cố bám chặt lấy chủ quyền mà họ tưởng thuộc về mình. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời sẽ không khoan dung những kẻ từ chối nhận biết quyền tối thượng của Ngài và chính quyền mà Ngài đã thiết lập. Về những ai từ chối chấp nhận sự sắp đặt này, Thi-thiên 2:9 nói: “Con [Chúa Giê-su Christ] sẽ dùng cây gậy sắt mà đập bể chúng nó; con sẽ làm vỡ-nát chúng nó khác nào bình gốm”. Dù có ý thức hay không, các nước hiện đang trên con đường dẫn đến sự xung đột với Đức Chúa Trời. Sách cuối cùng của Kinh Thánh nói về “các vua trên khắp thế-gian” đang nhóm nhau lại để “chiến-tranh trong ngày lớn của Đức Chúa Trời toàn-năng”. (Khải-huyền 16:14) Các nước cũng như đường lối chia rẽ của họ sẽ bị dẹp bỏ. Điều này sẽ mở đường cho chính phủ của Đức Chúa Trời điều hành mà không bị cản trở gì.
Là Chúa Tối Thượng Hoàn Vũ, Giê-hô-va Đức Chúa Trời qua Con Ngài sẽ sử dụng quyền lực một cách khôn ngoan để thay đổi những gì cần thiết hầu hợp nhất thế giới. Chính phủ của Đức Chúa Trời sẽ mang lại sự hợp nhất Thi-thiên 72 trong quyển Kinh Thánh của bạn. Nơi đây cho thấy một hình ảnh có tính cách tiên tri về những gì mà sự cai trị của Con Đức Chúa Trời sẽ mang lại cho loài người. Người ta sẽ được hưởng thế giới hợp nhất thật sự và thấy tất cả những vấn đề—đàn áp, bạo động, nghèo khó, v.v...—sẽ không còn nữa.
thật sự và sẽ ban phước cho tất cả những người yêu mến sự công bình. Hãy dành ra vài phút để đọc bàiTrong thế giới đầy chia rẽ ngày nay, nhiều người nghĩ rằng một hy vọng như thế là không thực tế. Nhưng nghĩ vậy là không đúng. Đức Chúa Trời chưa từng thất hứa và sẽ không bao giờ thất hứa. (Ê-sai 55:10, 11) Bạn có muốn được thấy sự thay đổi này không? Bạn có thể được thấy. Thật vậy, đã có một dân đang chuẩn bị cho thời kỳ ấy. Họ ra từ đủ các nước, nhưng thay vì tranh chiến họ hiện hợp nhất phục tùng quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. (Ê-sai 2:2-4) Họ là những ai vậy? Họ được biết đến là Nhân Chứng Giê-hô-va. Bạn nên nhận lời mời đến thăm nơi nhóm họp của họ. Bạn hẳn sẽ vui thích được kết hợp lành mạnh với những người có thể giúp bạn phục tùng quyền tối thượng của Đức Chúa Trời và hưởng được sự hợp nhất không bao giờ chấm dứt.
[Các hình nơi trang 7]
Người từ các nước đang chuẩn bị sống trong một thế giới hợp nhất
[Nguồn tư liệu nơi trang 4]
Saeed Khan/AFP/Getty Images
[Nguồn tư liệu nơi trang 5]
Người đàn bà đang đau buồn: Igor Dutina/AFP/Getty Images; những người chống đối: Said Khatib/AFP/Getty Images; xe bọc sắt: Joseph Barrak/AFP/Getty Images