“Đem tin tốt về phước-lành”
“Đem tin tốt về phước-lành”
“Những kẻ... đem tin tốt về phước-lành,... chân của những kẻ ấy trên các núi xinh-đẹp là dường nào!”—Ê-SAI 52:7.
1, 2. (a) Những điều khủng khiếp nào đang xảy ra hàng ngày? (b) Nhiều người cảm thấy thế nào khi liên tục nghe những tin xấu?
NGÀY NAY nhiều người trên khắp thế giới cảm thấy choáng ngợp bởi những tin buồn. Mở đài phát thanh thì họ nghe những bản tin đáng sợ về nhiều dịch bệnh gây tử vong lan tràn khắp đất. Xem tin tức trên truyền hình, họ thấy những hình ảnh khó quên về trẻ em đói ăn van xin sự giúp đỡ. Cầm nhật báo lên đọc, họ thấy những vụ nổ bom phá hủy các tòa nhà, giết hại nhiều người vô tội.
2 Thật vậy, nhiều điều khủng khiếp đang xảy ra hàng ngày. Hình trạng thế gian này rõ ràng đang thay đổi và ngày càng tồi tệ hơn. (1 Cô-rinh-tô 7:31) Một tạp chí Tây Âu đã ghi nhận rằng có lúc cả thế giới dường như “sắp nổ tung”. Không lạ gì khi ngày càng có nhiều người cảm thấy lo âu! Trong cuộc thăm dò ý kiến ở Hoa Kỳ về chương trình tin tức trên truyền hình, lời phát biểu của một khán giả hẳn đã phản ánh đúng tâm trạng của hàng triệu người: ‘Sau khi xem tin tức tôi hết sức nản lòng. Toàn là tin xấu. Nó làm tôi cảm thấy bất lực’.
Tin tức mà mọi người cần nghe
3. (a) Kinh Thánh công bố tin mừng nào? (b) Tại sao bạn quý trọng tin mừng về Nước Trời?
3 Trong một thế gian ảm đạm như thế, có thể nào tìm thấy tin mừng không? Có! Thật an ủi cho chúng ta khi biết Kinh Thánh công bố tin mừng. Đó là tin Nước Trời sẽ chấm dứt bệnh tật, đói kém, tội ác, chiến tranh và mọi hình thức áp bức. (Thi-thiên 46:9; 72:12) Chẳng phải đó là tin tức mà mọi người cần được nghe sao? Nhân Chứng Giê-hô-va chắc chắn nghĩ như thế. Vì vậy, khắp nơi họ được biết đến qua những nỗ lực không ngừng để chia sẻ tin mừng về Nước Đức Chúa Trời cho mọi dân.—Ma-thi-ơ 24:14.
4. Những khía cạnh nào của công việc rao giảng được xem xét trong bài này và bài tới?
4 Nhưng chúng ta có thể làm gì để tiếp tục rao giảng tin mừng hầu được vui mừng và mãn nguyện—ngay cả tại những nơi mà người ta ít hưởng ứng? (Lu-ca 8:15) Xem qua ba khía cạnh quan trọng của công việc rao giảng chắc chắn sẽ giúp chúng ta làm được như thế. Đó là (1) động lực, tức lý do tại sao chúng ta rao giảng; (2) thông điệp, tức chúng ta rao giảng về điều gì; và (3) phương pháp, tức chúng ta rao giảng như thế nào. Bằng cách giữ động lực đúng đắn, thông điệp rõ ràng và phương pháp hữu hiệu, chúng ta sẽ giúp nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội có cơ hội đón nhận tin mừng tốt nhất—tin mừng về Nước Đức Chúa Trời. *
Tại sao chúng ta tham gia rao giảng tin mừng
5. (a) Động lực trên hết thúc đẩy chúng ta đi rao giảng là gì? (b) Tại sao có thể nói việc tuân theo mệnh lệnh đi rao giảng là bày tỏ tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời?
5 Hãy xem xét khía cạnh thứ nhất—động Giăng 14:31; Thi-thiên 40:8) Trước hết, chúng ta được thôi thúc bởi tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời. (Ma-thi-ơ 22:37, 38) Kinh Thánh cho thấy mối liên hệ giữa thánh chức và tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời khi nói: “Nầy là sự yêu-mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng-giữ điều-răn Ngài”. (1 Giăng 5:3; Giăng 14:21) Điều răn Ngài có bao hàm mệnh lệnh “đi dạy-dỗ muôn-dân” không? (Ma-thi-ơ 28:19) Có. Tuy đó là lời của Chúa Giê-su nhưng thật ra bắt nguồn từ Đức Giê-hô-va. Tại sao lại như vậy? Chúa Giê-su giải thích: “Ta không tự mình làm điều gì, nhưng nói điều Cha ta đã dạy ta”. (Giăng 8:28; Ma-thi-ơ 17:5) Vì thế, khi tuân theo mệnh lệnh đi rao giảng, chúng ta bày tỏ tình yêu thương đối với Đức Giê-hô-va.
lực của chúng ta. Tại sao chúng ta rao giảng tin mừng? Vì cùng lý do như Chúa Giê-su. Ngài nói: “Ta yêu-mến Cha”. (6. Tại sao tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời thúc đẩy chúng ta rao giảng?
6 Ngoài ra, tình yêu thương đối với Đức Giê-hô-va cũng thúc đẩy chúng ta rao giảng vì chúng ta muốn bác bỏ lời nói dối mà Sa-tan rêu rao nghịch lại Ngài. (2 Cô-rinh-tô 4:4) Sa-tan đặt nghi vấn về tính chính đáng của quyền cai trị của Đức Chúa Trời. (Sáng-thế Ký 3:1-5) Là Nhân Chứng Giê-hô-va, chúng ta muốn góp phần vạch trần lời xuyên tạc của hắn và làm thánh danh Ngài trước toàn thể nhân loại. (Ê-sai 43:10-12) Hơn nữa, khi biết về những đức tính và đường lối của Đức Giê-hô-va, chúng ta cảm thấy gần Ngài và mong muốn nói cho người khác cũng biết về Ngài. Thật thế, đường lối ngay thẳng và lòng tốt của Ngài khiến chúng ta vui mừng đến nỗi không thể nào ngưng nói về Ngài. (Thi-thiên 145:7-12) Chúng ta cảm thấy được thôi thúc ngợi khen và rao truyền mãi về “nhân-đức” của Ngài.—1 Phi-e-rơ 2:9; Ê-sai 43:21.
7. Ngoài tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời, còn lý do quan trọng nào nữa khiến chúng ta tham gia công việc rao giảng?
7 Còn một lý do quan trọng khác nữa để tiếp tục tham gia thánh chức: Chúng ta thành thật muốn mang niềm an ủi đến cho những ai buồn nản bởi những tin xấu dồn dập trên thế giới, và cho những ai đau khổ vì lý do nào đó. Làm thế, chúng ta cố gắng noi theo Chúa Giê-su. Chẳng hạn hãy xem lời tường thuật trong sách Mác chương 6.
8. Lời tường thuật trong sách Mác chương 6 cho biết gì về tình cảm của Chúa Giê-su đối với đoàn dân?
8 Các sứ đồ trở về sau một chuyến rao giảng và thuật lại với Chúa Giê-su tất cả những gì họ đã làm và dạy. Nhận thấy các sứ đồ mệt mỏi, ngài bảo họ cùng ngài đi “nghỉ-ngơi một chút”. Vì vậy, họ lên thuyền đến một nơi yên tĩnh. Nhưng dân chúng lại chạy theo họ dọc bờ biển và chẳng bao lâu thì đuổi kịp. Chúa Giê-su phản ứng thế nào? Kinh Thánh nói: “Thấy đoàn dân đông lắm, thì Ngài động lòng thương-xót đến, vì như chiên không có người chăn; Ngài bèn khởi-sự dạy-dỗ họ nhiều điều”. (Mác 6:31-34) Bất kể sự mệt mỏi, Chúa Giê-su đã tiếp tục chia sẻ tin mừng vì thương xót người ta. Rõ ràng, ngài quan tâm sâu sắc đến đoàn dân này. Ngài cảm thương họ.
9. Chúng ta học được gì từ lời tường thuật nơi sách Mác chương 6 về động lực đúng trong công việc rao giảng?
1 Ti-mô-thê 2:4) Tuy nhiên, chúng ta thi hành thánh chức không phải chỉ vì ý thức trách nhiệm nhưng còn vì cảm thương người khác. Nếu thành thật thương xót người ta như Chúa Giê-su, chúng ta sẽ muốn làm tất cả những gì có thể để tiếp tục chia sẻ tin mừng với họ. (Ma-thi-ơ 22:39) Những động lực đúng đắn như thế đối với việc tham gia thánh chức sẽ thúc đẩy chúng ta không ngớt rao giảng tin mừng.
9 Chúng ta học được gì từ lời tường thuật này? Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta cảm thấy có bổn phận rao giảng tin mừng và đào tạo môn đồ. Chúng ta ý thức rằng mình có trách nhiệm công bố tin mừng, vì ý muốn Đức Chúa Trời là cho “mọi người được cứu-rỗi”. (Thông điệp của chúng ta—Tin mừng về Nước Đức Chúa Trời
10, 11. (a) Ê-sai mô tả thế nào về thông điệp chúng ta rao giảng? (b) Chúa Giê-su đã truyền “tin tốt về phước-lành” như thế nào, và các tôi tớ Đức Chúa Trời thời nay noi gương ngài ra sao?
10 Còn khía cạnh thứ hai trong thánh chức, tức thông điệp của chúng ta thì sao? Chúng ta rao giảng về điều gì? Nhà tiên tri Ê-sai mô tả cách bóng bẩy thông điệp chúng ta rao truyền như sau: “Những kẻ đem tin tốt, rao sự bình-an, đem tin tốt về phước-lành, rao sự cứu-chuộc, bảo Si-ôn rằng: Đức Chúa Trời ngươi trị-vì, chân của những kẻ ấy trên các núi xinh-đẹp là dường nào!”—Ê-sai 52:7.
11 Cụm từ chủ yếu trong câu Kinh Thánh này, “Đức Chúa Trời ngươi trị-vì”, nhắc chúng ta nhớ thông điệp phải công bố là tin mừng về Nước Đức Chúa Trời. (Mác 13:10) Cũng hãy lưu ý, câu này cho thấy rõ tính tích cực của thông điệp. Ê-sai dùng những từ như “sự cứu-chuộc”, “tin tốt”, “sự bình-an” và “phước-lành”. Nhiều thế kỷ sau thời Ê-sai, vào thế kỷ thứ nhất CN, Chúa Giê-su Christ đã làm ứng nghiệm cách tuyệt vời lời tiên tri này bằng cách nêu gương sốt sắng trong việc rao truyền tin tốt về phước lành, đó là Nước Trời sắp đến. (Lu-ca 4:43) Thời nay, đặc biệt từ năm 1919, Nhân Chứng Giê-hô-va noi gương Chúa Giê-su bằng cách sốt sắng rao truyền tin mừng về Nước Đức Chúa Trời đã thành lập, và về những ân phước Nước ấy sẽ mang lại.
12. Tin mừng về Nước Trời mang lại điều gì cho những người chấp nhận thông điệp ấy?
12 Tin mừng về Nước Trời mang lại điều gì cho những ai chấp nhận thông điệp ấy? Ngày nay, cũng như thời của Chúa Giê-su, tin mừng mang lại niềm hy vọng và sự yên ủi. (Rô-ma 12:12; 15:4) Tin mừng cũng mang lại hy vọng cho những người có lòng thành thật vì họ biết có lý do vững chắc để tin rằng một thời kỳ tốt đẹp hơn đang chờ đón họ. (Ma-thi-ơ 6:9, 10; 2 Phi-e-rơ 3:13) Niềm hy vọng đó giúp nhiều cho những người kính sợ Đức Chúa Trời duy trì một cái nhìn lạc quan về tương lai. Người viết Thi-thiên nói họ thậm chí “không sợ cái tin hung”.—Thi-thiên 112:1, 7.
Thông điệp “rịt những kẻ vỡ lòng”
13. Nhà tiên tri Ê-sai mô tả thế nào về những lợi ích mà những người chấp nhận tin mừng nhận được ngay bây giờ?
13 Hơn nữa, những ai chấp nhận tin mừng nhận được niềm an ủi và lợi ích ngay bây giờ. Như thế nào? Một số những lợi ích đó đã được nhà tiên tri Ê-sai báo trước: “Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta, đặng giảng tin-lành cho kẻ khiêm-nhường. Ngài đã sai ta đến đặng rịt những kẻ vỡ lòng, đặng rao cho kẻ phu-tù được tự-do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục; đặng rao năm ban ơn của Đức Giê-hô-va, và ngày báo-thù của Đức Chúa Trời chúng ta; đặng yên-ủi mọi kẻ buồn-rầu”.—Ê-sai 61:1, 2; Lu-ca 4:16-21.
14. (a) Cụm từ “rịt những kẻ vỡ lòng” cho biết gì về thông điệp Nước Trời? (b) Làm thế nào chúng ta phản chiếu lòng quan tâm của Đức Giê-hô-va đối với những người có lòng đau thương?
14 Theo lời tiên tri này, bằng việc rao giảng tin mừng, Chúa Giê-su sẽ “rịt những kẻ vỡ lòng”. Từ ngữ Ê-sai dùng thật gợi tả! Một tự điển Kinh Thánh cho biết từ “rịt” trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ “thường dùng để chỉ việc ‘quấn’ băng nhằm điều trị và chữa lành người bị thương”. Một y tá tận tâm có thể quấn băng vải hoặc băng gạc quanh chỗ bị thương của nạn nhân để che chắn vết thương. Cũng thế, khi rao giảng thông điệp Nước Trời, những người công bố tận tâm mang lại sự an ủi cho tất cả những ai đang bị tổn thương. Khi làm thế, họ phản chiếu sự quan tâm của Đức Giê-hô-va. (Ê-xê-chi-ên 34:15, 16) Người viết Thi-thiên nói: “[Đức Chúa Trời] chữa lành người có lòng đau-thương, và bó vít của họ”.—Thi-thiên 147:3.
Tác động của thông điệp Nước Trời
15, 16. Những kinh nghiệm có thật nào cho thấy thông điệp Nước Trời nâng đỡ và thêm sức cho những người đau buồn?
15 Nhiều kinh nghiệm có thật cho thấy làm thế nào thông điệp Nước Trời nâng đỡ và thêm sức cho những người có lòng đau thương. Hãy xem trường hợp của cụ Oreanna ở Nam Mỹ, một phụ nữ lớn tuổi chán đời được một chị Nhân Chứng Giê-hô-va viếng thăm và đọc Kinh Thánh cùng Sách kể chuyện Kinh-thánh * cho nghe. Lúc đầu với tâm trạng chán nản, bà cụ vẫn nằm nhắm mắt trên giường khi nghe đọc, đôi khi còn thở dài. Nhưng chẳng bao lâu sau, bà cố gắng ngồi dậy trên giường để nghe. Kế tiếp, bà ra phòng khách ngồi chờ người dạy Kinh Thánh đến. Sau đó, bà bắt đầu tham dự các buổi họp đạo Đấng Christ tại Phòng Nước Trời. Những điều học được tại đó khiến bà hào hứng đến độ bà bắt đầu phân phát các ấn phẩm dạy Kinh Thánh cho bất cứ ai đi ngang qua nhà mình. Vào tuổi 93, bà đã báp têm trở thành Nhân Chứng Giê-hô-va. Thông điệp Nước Trời đã giúp bà yêu đời trở lại.—Châm-ngôn 15:30; 16:24.
16 Thông điệp Nước Trời là sự nâng đỡ đặc biệt ngay cả đối với những người biết sức khỏe không cho phép họ sống bao lâu nữa. Đơn cử là trường hợp của chị Maria ở Tây Âu. Chị mắc bệnh nan y và cảm thấy tuyệt vọng. Chị đang ở trong tâm trạng vô cùng chán nản khi tiếp xúc với Nhân Chứng Giê-hô-va. Tuy nhiên, khi học biết ý định của Đức Chúa Trời, chị cảm thấy đời sống vẫn có ý nghĩa. Chị chịu phép báp têm và rất tích cực trong công việc rao giảng. Trong suốt hai năm cuối của đời mình, mắt chị vẫn luôn ánh lên niềm vui và hy vọng. Chị đã qua đời với hy vọng vững chắc về sự sống lại.—Rô-ma 8:38, 39.
17. (a) Thông điệp Nước Trời có tác động nào trên đời sống của những người đón nhận? (b) Cá nhân bạn có kinh nghiệm nào về việc Đức Giê-hô-va “sửa ngay lại mọi người cong-khom”?
1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13) Những người sống trong cảnh nghèo khó và phải vất vả kiếm sống để nuôi gia đình tìm được lòng tự trọng và can đảm nhờ học biết rằng Đức Giê-hô-va sẽ không bao giờ bỏ rơi họ nếu như họ trung thành với Ngài. (Thi-thiên 37:28) Với sự giúp đỡ của Ngài, nhiều người bị trầm cảm đã dần dần lấy lại nghị lực để đương đầu với căn bệnh, và có khi còn chiến thắng được bệnh tật. (Thi-thiên 40:1, 2) Đúng vậy, bằng sức mạnh của Lời Ngài, ngay từ bây giờ Đức Giê-hô-va đang “sửa ngay lại mọi người cong-khom”. (Thi-thiên 145:14) Khi xem xét cách tin mừng Nước Trời mang lại sự an ủi cho những người có lòng đau thương trong khu vực rao giảng và trong hội thánh, chúng ta luôn được nhắc nhở là mình đang có tin tốt nhất!—Thi-thiên 51:17.
17 Những kinh nghiệm trên chứng thực tác động của thông điệp Nước Trời trên đời sống của những người khao khát lẽ thật Kinh Thánh. Những ai đau buồn vì mất người thân yêu tìm thấy nghị lực mới nhờ học biết hy vọng về sự sống lại. (‘Tôi vì họ cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời’
18. Việc người Do Thái từ chối tin mừng ảnh hưởng thế nào đến Phao-lô, và tại sao?
18 Tuy thông điệp của chúng ta chứa đựng tin tốt nhất nhưng nhiều người vẫn từ chối đón nhận. Thái độ của họ có thể ảnh hưởng thế nào đến chúng ta? Chúng ta có thể cảm thấy như sứ đồ Phao-lô. Ông thường rao giảng cho người Do Thái nhưng phần đông đều từ chối thông điệp cứu rỗi. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến ông. Ông thừa nhận: “Tôi buồn-bực lắm, lòng tôi hằng đau-đớn”. (Rô-ma 9:2) Phao-lô cảm thương những người Do Thái mà ông giảng cho. Việc họ khước từ tin mừng khiến ông buồn lòng.
19. (a) Tại sao việc đôi khi chúng ta cảm thấy chán nản là điều dễ hiểu? (b) Điều gì giúp Phao-lô tiếp tục rao giảng?
19 Chúng ta cũng rao giảng tin mừng với lòng cảm thương. Vì thế, việc chúng ta cảm thấy chán nản khi nhiều người từ chối thông điệp Nước Trời là điều dễ hiểu. Phản ứng đó cho thấy chúng ta thành thật quan tâm đến lợi ích thiêng liêng của những người mình rao giảng. Tuy nhiên, chúng ta nên ghi nhớ gương của sứ đồ Phao-lô. Điều gì đã giúp ông tiếp tục rao giảng? Tuy ông buồn và đau đớn vì người Do Thái từ chối Rô-ma 10:1.
tin mừng, nhưng Phao-lô không mất hết hy vọng nơi dân đó và bỏ họ. Ông vẫn hy vọng có những cá nhân sẽ chấp nhận Đấng Christ. Vì thế, ông đã viết về cảm xúc của mình đối với một số người Do Thái như sau: “Sự ước-ao trong lòng tôi và lời tôi vì dân Y-sơ-ra-ên cầu-nguyện cùng Đức Chúa Trời, ấy là cho họ được cứu”.—20, 21. (a) Làm thế nào chúng ta noi gương Phao-lô trong thánh chức? (b) Bài tiếp theo sẽ bàn về khía cạnh nào của công việc rao giảng?
20 Hãy lưu ý hai điều mà Phao-lô đề cập tới. Đó là ông ao ước cho một số cá nhân được cứu và cầu nguyện về điều này. Ngày nay, noi theo gương Phao-lô, chúng ta luôn thành thật mong muốn tìm kiếm những cá nhân có lòng hướng tới tin mừng, và tiếp tục cầu xin Đức Giê-hô-va giúp gặp những người như thế hầu chúng ta có thể giúp họ đi theo đường lối dẫn đến sự cứu rỗi.—Châm-ngôn 11:30; Ê-xê-chi-ên 33:11; Giăng 6:44.
21 Tuy nhiên, để mang thông điệp Nước Trời đến cho nhiều người, chúng ta không chỉ cần chú ý đến động lực và thông điệp mình giảng mà cả đến phương pháp nữa. Đề tài này sẽ được bàn đến trong bài tiếp theo.
[Chú thích]
^ đ. 4 Bài này sẽ bàn về hai khía cạnh đầu. Bài tiếp theo nói về khía cạnh thứ ba.
^ đ. 15 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
Bạn học được gì?
• Chúng ta tham gia thánh chức vì những lý do nào?
• Thông điệp chính mà chúng ta rao giảng là gì?
• Những người chấp nhận thông điệp Nước Trời được những lợi ích nào?
• Điều gì giúp chúng ta tiếp tục rao giảng?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 18]
Thông điệp Nước Trời thêm sức cho người có lòng đau thương
[Các hình nơi trang 20]
Cầu nguyện giúp chúng ta kiên trì trong thánh chức