Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Niềm tin làm hài lòng Thượng Đế

Niềm tin làm hài lòng Thượng Đế

Niềm tin làm hài lòng Thượng Đế

ĐỂ DÂN CƯ trên đất biết niềm tin nào đúng, làm hài lòng Thượng Đế, Ngài phải mặc khải tư tưởng mình cho loài người. Ngài cũng phải làm sao để sự mặc khải ấy có thể đến với mọi người. Bằng không, làm thế nào con người có thể biết quan điểm được Thượng Đế chấp nhận về phương diện giáo lý, cách thờ phượng và hạnh kiểm của tín đồ? Thượng Đế có tiết lộ những thông tin này không? Nếu có thì dưới hình thức nào?

Với đời sống chỉ kéo dài vài thập niên, liệu có ai có thể làm sứ giả của Thượng Đế để thông tri với từng người trong nhân loại không? Không có ai. Nhưng lời được viết ra còn tồn tại mãi thì có thể làm được điều này. Vì vậy, sự mặc khải của Thượng Đế dưới hình thức một cuốn sách không là điều thích hợp sao? Một trong những cuốn sách cổ nhất thừa nhận do Thượng Đế soi dẫn là Kinh Thánh. Một trong những người viết Kinh Thánh nói: “Cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích cho sự dạy-dỗ, bẻ-trách, sửa-trị, dạy người trong sự công-bình”. (2 Ti-mô-thê 3:16) Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn cuốn Kinh Thánh và tìm hiểu đó có phải là nguồn của niềm tin đúng hay không.

Có từ thời nào?

Trong số các sách chính về tôn giáo, Kinh Thánh là một trong những sách cổ nhất. Những phần đầu của Kinh Thánh được viết ra khoảng 3.500 năm trước đây. Sách này được hoàn tất vào năm 98 CN. * Dù đã được khoảng 40 người viết trong thời gian 1.600 năm, Kinh Thánh là một bộ sách có nội dung hòa hợp. Sở dĩ có được điều đó vì Tác Giả thật của sách ấy là Đức Chúa Trời.

Kinh Thánh là sách được dịch ra và lưu hành rộng rãi nhất trong lịch sử. Mỗi năm, toàn bộ hoặc một phần Kinh Thánh được phát hành khoảng 60 triệu bản. Toàn bộ hoặc một phần Kinh Thánh đã được dịch ra hơn 2.300 ngôn ngữ và phương ngữ. Toàn bộ hoặc ít nhất một phần Kinh Thánh có trong tiếng mẹ đẻ của hơn 90 phần trăm gia đình nhân loại. Sách này đã vượt qua các biên giới quốc gia, sự chia rẽ chủng tộc và hàng rào sắc tộc.

Được sắp xếp thế nào?

Nếu có một cuốn Kinh Thánh, sao bạn không mở ra xem nó được sắp xếp thế nào? * Trước tiên, hãy giở đến bảng mục lục. Hầu hết các cuốn Kinh Thánh có bảng mục lục ở trang đầu, liệt kê tên từng sách và số trang để có thể tìm. Bạn sẽ nhận thấy rằng Kinh Thánh thật ra là một bộ sưu tập lớn gồm nhiều sách, mỗi sách có một tên riêng. Sách đầu tiên là Sáng-thế Ký, và sách cuối cùng là Khải-huyền. Các sách được tập hợp thành hai phần. Phần đầu có 39 sách, được gọi là phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ, vì đa số các sách này được viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ. Phần sau có 27 sách được viết bằng tiếng Hy Lạp, gọi là phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp. Một số người gọi hai phần này là Cựu Ước và Tân Ước.

Các sách trong Kinh Thánh được chia thành chương và câu để dễ tham khảo. Trong tạp chí này, khi các câu Kinh Thánh được viện dẫn thì sau tên của sách, số đầu tiên chỉ chương và số tiếp theo chỉ câu. Thí dụ, câu Kinh Thánh được viện dẫn ghi “2 Ti-mô-thê 3:16” có nghĩa là sách Ti-mô-thê thứ nhì, chương 3, câu 16. Hãy thử xem bạn có thể tìm ra câu ấy trong Kinh Thánh không.

Có lẽ bạn cũng đồng ý rằng cách tốt nhất để quen thuộc với Kinh Thánh là đều đặn đọc sách ấy, phải không? Một số người nhận thấy có ích khi đọc phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp trước, bắt đầu với sách Ma-thi-ơ. Bằng cách đọc từ ba đến năm chương mỗi ngày, bạn có thể đọc toàn bộ cuốn Kinh Thánh trong một năm. Nhưng làm thế nào bạn có thể tin chắc rằng điều bạn đọc trong Kinh Thánh thật sự là do Đức Chúa Trời soi dẫn?

Kinh Thánh có đáng tin cậy không?

Chẳng phải cuốn sách được Đức Chúa Trời soi dẫn cho mọi người hẳn phải chứa những lời khuyên có giá trị vượt thời gian cho cuộc sống, hay sao? Kinh Thánh phản ánh một sự hiểu biết đúng về bản chất con người dù ở thế hệ nào, và ngày nay các nguyên tắc của Kinh Thánh vẫn thiết thực y như lúc ban đầu được viết ra. Điều này có thể thấy rõ trong bài giảng nổi tiếng của Chúa Giê-su Christ, người sáng lập đạo Đấng Christ, được ghi lại nơi Ma-thi-ơ chương 5 đến chương 7. Lời giảng này được gọi là Bài Giảng trên Núi, cho thấy không những làm thế nào chúng ta tìm được hạnh phúc thật mà còn biết làm sao giải quyết những mối bất hòa, cầu nguyện như thế nào, có quan điểm nào về nhu cầu vật chất, và nhiều hơn thế nữa. Trong bài giảng này và suốt các trang Kinh Thánh, sách chỉ rõ những điều chúng ta phải làm và không nên làm hầu được đẹp lòng Đức Chúa Trời và cải thiện đời sống.

Một lý do khác để bạn đặt niềm tin cậy nơi Kinh Thánh là khi bàn về các vấn đề khoa học, những gì cuốn sách cổ này nói đều chính xác. Chẳng hạn, vào thời hầu hết mọi người tin rằng trái đất bằng phẳng, Kinh Thánh nói đến “vòng trái đất [hoặc quả cầu]”. * (Ê-sai 40:22) Và hơn 3.000 năm trước khi nhà bác học nổi tiếng, Sir Isaac Newton, giải thích rằng các hành tinh được giữ trong khoảng không bởi trọng lực thì Kinh Thánh đã miêu tả một cách thi vị rằng trái đất được “treo... trong khoảng không-không”. (Gióp 26:7) Cũng hãy xem xét chu trình của nước trên trái đất đã được miêu tả cách thi vị khoảng 3.000 năm trước: “Sông đổ mãi vào biển nhưng biển chẳng hề đầy; hơi nước bay về nguồn, nước trở lại với dòng sông, sông lại đổ vào biển”. (Truyền-đạo 1:7, Bản Diễn Ý) Đúng vậy, Đấng Tạo Hóa của vũ trụ cũng là Tác Giả của Kinh Thánh.

Sự chính xác của Kinh Thánh về mặt lịch sử xác nhận Kinh Thánh là do Đức Chúa Trời soi dẫn. Những sự kiện trong Kinh Thánh không phải là các chuyện thần thoại. Chúng gắn liền với ngày tháng, nhân vật và địa danh cụ thể. Chẳng hạn, Lu-ca 3:1 dựa trên sự kiện có thật nhắc đến “năm thứ mười lăm đời Sê-sa Ti-be-rơ,—khi Bôn-xơ Phi-lát làm quan tổng-đốc xứ Giu-đê, Hê-rốt làm vua chư-hầu xứ Ga-li-lê”.

Dù các sử gia xưa hầu như chỉ luôn ghi lại thành công và tính tốt của những người cai trị, các người viết Kinh Thánh thì trung thực, thẳng thắn thừa nhận sai lầm của chính mình. Chẳng hạn, Vua Đa-vít của Y-sơ-ra-ên thú nhận: “Tôi làm như vậy, thật là đã phạm tội rất nặng... Tôi có làm cách ngu-dại quá”. Lời phát biểu này được ghi lại cách trung thực trong Kinh Thánh. (2 Sa-mu-ên 24:10) Và một người viết Kinh Thánh là Môi-se cũng đích thân ghi lại sự việc ông đã không biểu lộ lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời thật.—Dân-số Ký 20:12.

Ngoài ra, Kinh Thánh còn có chứng cớ khác về sự soi dẫn của Đức Chúa Trời. Đó là sự ứng nghiệm của các lời tiên tri—lịch sử được báo trước. Một số những lời tiên tri này liên quan đến Chúa Giê-su Christ. Chẳng hạn, hơn 700 năm trước khi Chúa Giê-su được sinh ra, phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ đã báo trước cách chính xác rằng Đấng mà Đức Chúa Trời đã hứa sẽ được sinh ra “tại thành Bết-lê-hem, xứ Giu-đê”.—Ma-thi-ơ 2:1-6; Mi-chê 5:1.

Hãy xem xét thêm một ví dụ khác. Nơi 2 Ti-mô-thê 3:1-5, Kinh Thánh nói: “Trong ngày sau-rốt, sẽ có những thời-kỳ khó-khăn. Vì người ta đều tư-kỷ, tham tiền, khoe-khoang, xấc-xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội-bạc, không tin-kính, vô-tình, khó hòa-thuận, hay phao-vu, không tiết-độ, dữ-tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu-ngạo, ưa-thích sự vui chơi hơn là yêu-mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân-đức, nhưng chối-bỏ quyền-phép của nhân-đức đó”. Chẳng phải thái độ của người ta trong thế hệ này đúng với lời miêu tả trên sao? Thế mà, những lời này đã được viết ra vào năm 65 CN, cách nay hơn 1.900 năm!

Kinh Thánh dạy chúng ta điều gì?

Khi đọc thông điệp của Kinh Thánh, dần dần bạn sẽ nhận biết cuốn sách này là nguồn của sự khôn ngoan tột bậc. Kinh Thánh giải đáp thỏa đáng những câu hỏi như: Đức Chúa Trời là ai? Ma-quỉ có thật không? Chúa Giê-su Christ là ai? Tại sao có sự đau khổ? Điều gì xảy ra sau khi chết? Bạn sẽ nhận nhiều câu trả lời khác nhau tùy niềm tin và phong tục của người được hỏi. Nhưng Kinh Thánh tiết lộ sự thật về những vấn đề này và nhiều vấn đề khác. Hơn nữa, về phương diện hạnh kiểm, thái độ ứng xử với người đồng loại và với nhà cầm quyền, sự hướng dẫn của Kinh Thánh vượt trội hơn hết. *

Kinh Thánh tiết lộ gì về ý định của Đức Chúa Trời đối với trái đất và con người? Kinh Thánh hứa: “Một chút nữa kẻ ác không còn... Song người hiền-từ sẽ nhận được đất làm cơ-nghiệp, và được khoái-lạc về bình-yên dư-dật”. (Thi-thiên 37:10, 11) “Chính Đức Chúa Trời sẽ ở với [loài người]. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than-khóc, kêu-ca, hay là đau-đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi”. (Khải-huyền 21:3, 4) “Người công-bình sẽ nhận được đất, và ở tại đó đời đời”.—Thi-thiên 37:29.

Kinh Thánh cũng báo trước, không bao lâu nữa chiến tranh, tội ác, bạo lực và sự gian ác sẽ chấm dứt. Bệnh tật, tuổi già và sự chết sẽ không còn. Sự sống vĩnh cửu trong một địa đàng sẽ thành hiện thực. Thật là một triển vọng huy hoàng! Tất cả những điều này cho thấy Đức Chúa Trời yêu thương loài người biết bao!

Bạn sẽ làm gì?

Kinh Thánh là món quà tuyệt vời đến từ Đấng Tạo Hóa. Bạn nên đáp ứng thế nào? Một người đàn ông gốc Ấn Độ Giáo tin rằng để cho sự mặc khải của Đức Chúa Trời mang lại lợi ích cho mọi người, hẳn phải có từ thời sơ khai của nền văn minh nhân loại. Khi biết một số phần của Kinh Thánh xưa hơn những bản kinh cổ nhất của Ấn Độ Giáo, Kinh Vệ Đà, ông quyết định đọc và xem xét nội dung Kinh Thánh. * Một giảng sư đại học ở Hoa Kỳ cũng nhận thấy rằng ông cần phải đọc Kinh Thánh, cuốn sách được phát hành rộng rãi nhất trên thế giới, trước khi có nhận xét về sách ấy.

Đọc và áp dụng những dạy dỗ của Kinh Thánh sẽ mang lại cho bạn ân phước dồi dào. Kinh Thánh nói: “Phước cho người nào... vui-vẻ về luật-pháp của Đức Giê-hô-va, và suy-gẫm luật-pháp ấy ngày và đêm. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, sanh bông-trái theo thì-tiết, lá nó cũng chẳng tàn-héo; mọi sự người làm đều sẽ thạnh-vượng”. * (Thi-thiên 1:1-3) Học và suy ngẫm những điều Kinh Thánh nói sẽ mang lại hạnh phúc vì nhu cầu tâm linh của bạn sẽ được thỏa mãn. (Ma-thi-ơ 5:3) * Kinh Thánh sẽ chỉ cho bạn làm thế nào để có một đời sống hữu ích và đối phó thành công với các vấn đề. Thật vậy, “ai gìn-giữ lấy [luật pháp của Đức Chúa Trời ghi trong Kinh Thánh], được phần thưởng lớn thay”. (Thi-thiên 19:11) Ngoài ra, đặt tin cậy nơi lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ mang lại ân phước cho bạn ngay từ bây giờ và sẽ cho bạn hy vọng ngời sáng cho tương lai.

Kinh Thánh khuyến khích chúng ta: “Hãy ham-thích sữa thiêng-liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy”. (1 Phi-e-rơ 2:2) Sự lớn lên của con trẻ tùy thuộc vào thức ăn dinh dưỡng và trẻ sẽ đòi hỏi cho đến khi nhu cầu ấy được đáp ứng đầy đủ. Tương tự thế, chúng ta thật sự tùy thuộc vào sự hiểu biết đến từ Đức Chúa Trời. Thế nên, “hãy ham-thích”, hay ước muốn mãnh liệt về Lời của Ngài. Kinh Thánh là cuốn sách dạy niềm tin đúng đến từ Đức Chúa Trời. Hãy đặt mục tiêu là học hỏi Kinh Thánh đều đặn. Nhân Chứng Giê-hô-va trong cộng đồng bạn sẽ vui lòng giúp bạn đạt lợi ích tối đa trong việc tìm hiểu. Chúng tôi nhiệt thành mời bạn liên lạc với họ. Hoặc bạn có thể viết thư cho nhà xuất bản tạp chí này.

[Chú thích]

^ đ. 5 CN là “Công Nguyên”, thường được gọi là A.D., tức Anno Domini, có nghĩa là “trong năm của Chúa chúng ta”. TCN là “Trước Công Nguyên”.

^ đ. 8 Nếu bạn không có riêng một cuốn Kinh Thánh, Nhân Chứng Giê-hô-va sẽ vui lòng giúp bạn.

^ đ. 13 Từ nguyên ngữ được dịch là “vòng” nơi Ê-sai 40:22 cũng có thể dịch là “quả cầu”. Trong một số bản Kinh Thánh, từ này được dịch là “quả địa cầu” (Bản Douay Version) và “quả đất”.—Bản Moffatt.

^ đ. 19 Những đề tài này được bàn trong sách Sự hiểu biết dẫn đến sự sống đời đời, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.

^ đ. 23 Người ta tin rằng những thánh ca xưa nhất của Kinh Vệ Đà được sáng tác và truyền miệng gần 3.000 năm trước đây. Trong sách A History of India (Lịch sử Ấn Độ), ông P. K. Saratkumar cho biết: “Chỉ đến thế kỷ 14 CN, Kinh Vệ Đà mới được ghi lại”.

^ đ. 24 Giê-hô-va là danh của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Trong nhiều bản dịch, danh này có thể tìm thấy nơi Thi-thiên 83:18.

[Hình nơi trang 7]

“Hãy ham-thích” Lời Đức Chúa Trời. Học Kinh Thánh đều đặn

[Nguồn tư liệu nơi trang 5]

Hình NASA

[Chú thích]

^ đ. 24 “Phước cho những người ý thức về nhu cầu thiêng liêng vì nước thiên đàng thuộc những người đó”.—Ma-thi-ơ 5:3, NW.