Bạn sẽ bước đi với Đức Chúa Trời không?
Bạn sẽ bước đi với Đức Chúa Trời không?
“Bước đi cách khiêm-nhường với Đức Chúa Trời ngươi”.—MI-CHÊ 6:8.
1, 2. Có thể so sánh cảm nghĩ của Đức Giê-hô-va về chúng ta với việc cha mẹ tập cho con đi như thế nào?
MỘT em bé đứng chưa vững, vươn tới cánh tay đang dang rộng của cha mẹ và chập chững những bước đi đầu tiên. Dường như đó chỉ là chuyện bình thường, nhưng đối với cha mẹ thì lại là một bước quan trọng, một giây phút đầy hứa hẹn cho tương lai. Cha mẹ háo hức trông chờ ngày họ nắm tay dẫn dắt con mình trong những năm tháng sắp đến. Họ mong muốn nuôi dưỡng và hướng dẫn con về nhiều phương diện cho đến tận sau này.
2 Giê-hô-va Đức Chúa Trời có cảm nghĩ tương tự đối với con cái của Ngài trên đất. Có lần Ngài nói về dân Ngài là Y-sơ-ra-ên, tức Ép-ra-im: “Ta đã dạy Ép-ra-im bước đi, lấy cánh tay mà nâng-đỡ nó... Ta đã dùng dây nhân-tình, dùng xích yêu-thương kéo chúng nó đến”. (Ô-sê 11:3, 4) Trong câu này, Đức Giê-hô-va miêu tả Ngài như người cha đầy yêu thương, kiên nhẫn tập cho con đi, có lẽ dang tay ra đỡ khi con ngã. Là người Cha tốt nhất, Đức Giê-hô-va mong muốn dạy chúng ta biết cách bước đi. Ngài cũng vui thích đi cùng chúng ta khi chúng ta tiếp tục tiến bộ. Như câu Kinh Thánh chủ đề của bài cho thấy, chúng ta có thể bước đi với Đức Chúa Trời! (Mi-chê 6:8) Nhưng bước đi với Đức Chúa Trời nghĩa là gì? Tại sao chúng ta cần bước đi với Ngài? Làm thế nào thực hiện được việc này? Bước đi với Đức Chúa Trời mang lại ân phước nào? Chúng ta hãy xem xét từng câu hỏi.
Bước đi với Đức Chúa Trời nghĩa là gì?
3, 4. (a) Có điểm gì đáng chú ý về cách miêu tả việc bước đi với Đức Chúa Trời? (b) Bước đi với Đức Chúa Trời có nghĩa gì?
3 Tất nhiên, con người bằng xương bằng thịt không thể cùng bước đi theo nghĩa đen với Đức Giê-hô-va, một Đấng trong thể thần linh. (Xuất Ê-díp-tô Ký 33:20; Giăng 4:24) Vì thế, khi nói con người bước đi với Đức Chúa Trời, Kinh Thánh nói theo nghĩa bóng. Đó là một cách miêu tả rất đáng chú ý, vượt qua mọi giới hạn về văn hóa và dân tộc, thậm chí cả thời gian. Thật thế, có nơi nào hoặc thời đại nào mà người ta không thể hiểu được khái niệm người này cùng đi với người khác? Cách miêu tả này chẳng phải truyền đạt sự nồng ấm và thân mật hay sao? Cảm xúc đó giúp chúng ta hiểu phần nào về việc bước đi với Đức Chúa Trời có nghĩa gì. Dù vậy, chúng ta hãy xem xét một cách cụ thể hơn.
4 Hãy nhớ lại hai người trung thành là Hê-nóc và Nô-ê. Tại sao họ được miêu tả là đồng đi cùng Đức Chúa Trời? (Sáng-thế Ký 5:24; 6:9) Trong Kinh Thánh, từ “đi” thường có nghĩa là làm theo một đường lối nào đó. Hê-nóc và Nô-ê đã chọn một lối sống phù hợp với ý muốn của Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Khác với người xung quanh trong thế gian, họ trông mong Đức Giê-hô-va hướng dẫn, và làm theo sự chỉ dạy của Ngài. Họ tin cậy Ngài. Phải chăng điều này có nghĩa là Đức Giê-hô-va quyết định giùm họ trong mọi việc? Không. Đức Giê-hô-va phú cho loài người sự tự do ý chí, và Ngài muốn chúng ta sử dụng món quà đó một cách “phải lẽ” tức là phải dùng khả năng suy luận. (Rô-ma 12:1; NW) Tuy nhiên, khi quyết định điều gì, chúng ta khiêm nhường để cho ý tưởng vô cùng cao siêu của Đức Giê-hô-va hướng dẫn khả năng suy luận của mình. (Châm-ngôn 3:5, 6; Ê-sai 55:8, 9) Như thế có thể nói rằng trong cuộc sống này, chúng ta cùng bước đi với Đức Giê-hô-va.
5. Tại sao Chúa Giê-su nói về việc thêm một cu-đê vào đời của một người?
5 Kinh Thánh thường ví đời sống như một cuộc hành trình hoặc đi bộ. Trong một số trường hợp, đây là cách so sánh trực tiếp, nhưng trong những trường hợp khác thì ý này chỉ được hiểu ngầm. Chẳng hạn, Chúa Giê-su nói: “Có ai trong vòng các ngươi lo-lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc [nghĩa đen: cu-đê] không?” (Ma-thi-ơ 6:27) Tại sao Chúa Giê-su nói về việc thêm “một cu-đê”, một đơn vị đo khoảng cách, vào “đời” của một người, thường được đo bằng đơn vị thời gian? * Chúa Giê-su hẳn đang mô tả đời sống như một cuộc hành trình. Thật vậy, ngài dạy rằng sự lo lắng sẽ không giúp bạn làm cho đường đời dài thêm dù chỉ một bước ngắn. Tuy nhiên, chúng ta có nên kết luận rằng mình không thể làm gì để kéo dài cuộc hành trình đó không? Chắc chắn không nên kết luận như thế! Điều này đưa chúng ta đến câu hỏi thứ hai: Tại sao chúng ta cần bước đi với Đức Chúa Trời?
Tại sao chúng ta cần bước đi với Đức Chúa Trời?
6, 7. Con người bất toàn rất cần điều gì, và tại sao chúng ta nên trông cậy Đức Giê-hô-va đáp ứng nhu cầu đó?
6 Một lý do khiến chúng ta cần bước đi với Giê-hô-va Đức Chúa Trời được giải thích nơi Giê-rê-mi 10:23: “Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết đường của loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn-đưa bước của mình”. Vậy loài người chúng ta không có khả năng và cũng không có quyền dẫn đưa hay điều khiển cuộc đời mình. Chúng ta rất cần sự hướng dẫn. Những ai nhất định đi theo đường riêng của mình, độc lập với Đức Chúa Trời, đều phạm cùng lỗi lầm như A-đam và Ê-va. Cặp vợ chồng đầu tiên cho rằng họ có quyền tự quyết định điều thiện và điều ác. (Sáng-thế Ký 3:1-6) Chúng ta tuyệt nhiên “chẳng có quyền” để định đoạt điều đó.
7 Bạn có cảm thấy cần sự hướng dẫn trên đường đời không? Hàng ngày chúng ta đứng trước những quyết định lớn nhỏ. Một số điều khó quyết định và có thể ảnh hưởng đến tương lai chúng ta—cũng như tương lai của người thân yêu. Nhưng hãy thử nghĩ, có một người cao niên và khôn ngoan hơn chúng ta gấp bội, sẵn lòng cho chúng ta sự hướng dẫn đầy yêu thương để giúp chúng ta quyết định! Điều đáng buồn là đa số người ta ngày nay thích tin cậy nơi khả năng phán đoán của chính mình và muốn tự chọn bước đi của mình. Họ lờ đi sự thật ghi nơi Châm-ngôn 28:26: “Kẻ nào tin-cậy nơi lòng mình là kẻ ngu-muội; còn ai ăn-ở cách khôn-ngoan sẽ được cứu-rỗi”. Đức Giê-hô-va muốn chúng ta thoát khỏi những hậu quả tai hại của việc tin cậy nơi lòng dối trá của mình. (Giê-rê-mi 17:9) Ngài muốn chúng ta ăn ở cách khôn ngoan, tin cậy nơi Ngài là Đấng Hướng Dẫn và Đấng Dạy Dỗ khôn ngoan. Khi làm thế, chúng ta sẽ được yên tâm, vừa ý và thỏa nguyện trên đường đời.
8. Tội lỗi và sự bất toàn đương nhiên đưa loài người về đâu, nhưng Đức Giê-hô-va có ý định nào cho chúng ta?
8 Lý do khác khiến chúng ta cần bước đi với Truyền-đạo 12:5 nói: “Người đi đến nơi ở đời đời của mình, còn những kẻ tang-chế đều đi vòng-quanh các đường-phố”. “Nơi ở đời đời” này là gì? Đó là mồ mả, nơi mà tội lỗi và sự bất toàn đưa chúng ta đến. (Rô-ma 6:23) Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va không muốn chúng ta chỉ có một cuộc hành trình ngắn ngủi khó nhọc từ khi chào đời đến lúc nhắm mắt xuôi tay. (Gióp 14:1) Chỉ bằng cách cùng đi với Đức Chúa Trời chúng ta mới có thể hy vọng được bước đi lâu dài như Ngài đã định—đó là mãi mãi. Chẳng phải đó là điều bạn mong muốn hay sao? Vậy rõ ràng bạn cần bước đi với Cha mình.
Đức Chúa Trời có liên quan đến việc chúng ta muốn bước đi bao lâu trong cuộc hành trình đó. Kinh Thánh cho biết một sự thật rất bi quan. Có thể nói rằng tất cả loài người bất toàn đều đang đi đến cùng một nơi. Miêu tả những khó khăn của tuổi già,Làm thế nào bước đi với Đức Chúa Trời?
9. Tại sao đôi khi dân sự không được thấy Đức Giê-hô-va, nhưng theo câu Ê-sai 30:20, Ngài bảo đảm điều gì?
9 Câu hỏi thứ ba trong cuộc thảo luận này đáng chú ý hơn hết. Đó là: Làm thế nào bước đi với Đức Chúa Trời? Chúng ta tìm được câu trả lời nơi Ê-sai 30:20, 21: “Đấng dạy dỗ ngươi sẽ không còn lánh mặt, và mắt ngươi sẽ thấy Đấng dạy dỗ ngươi. Khi ngươi lưỡng lự không biết quẹo phải hay trái, tai ngươi sẽ được nghe một tiếng nói từ phía sau: ‘Đây là đường, cứ đi theo đó!’ ” (Tòa Tổng Giám Mục) Trong đoạn Kinh Thánh khích lệ này, lời Đức Giê-hô-va ghi nơi câu 20 nhắc cho dân Ngài nhớ rằng khi họ phản nghịch thì không được thấy Ngài vì Ngài lánh mặt họ. (Ê-sai 1:15; 59:2) Thế nhưng, câu này miêu tả Đức Giê-hô-va không lánh mặt, mà đứng ngay trước mắt những người trung thành với Ngài. Chúng ta có thể liên tưởng đến hình ảnh một thầy giáo đứng trước mặt học sinh, giải thích những gì ông muốn dạy.
10. Bạn có thể “nghe một tiếng nói từ phía sau” của Đấng Dạy Dỗ Vĩ Đại theo nghĩa nào?
10 Câu 21 dùng một hình ảnh minh họa khác, miêu tả Đức Giê-hô-va bước đi phía sau dân Ngài và hướng dẫn họ đi theo con đường đúng. Theo các học giả Kinh Thánh, lời miêu tả này có lẽ dựa vào cách một người chăn đôi khi đi theo chiên, gọi lớn tiếng để hướng dẫn và giúp chúng đi đúng đường. Hình ảnh này áp dụng cho chúng ta như thế nào? Khi muốn tìm sự hướng dẫn nơi Lời Đức Chúa Trời, chúng ta đọc những lời được ghi lại cách đây nhiều ngàn năm. Như thế có thể nói những lời đó đến từ phía sau chúng ta. Tuy vậy, chúng vẫn thích hợp vào ngày nay cũng như thời xưa. Lời khuyên của Kinh Thánh có thể hướng dẫn chúng ta trong những quyết định hàng ngày, và có thể giúp chúng ta hoạch định cuộc sống tương lai. (Thi-thiên 119:105) Khi chúng ta nghiêm túc tìm kiếm và áp dụng lời khuyên đó thì có nghĩa Đức Giê-hô-va là Đấng Hướng Dẫn chúng ta. Chúng ta đang bước đi với Đức Chúa Trời.
11. Theo Giê-rê-mi 6:16, Đức Giê-hô-va dùng hình ảnh nào để kêu gọi dân Ngài, nhưng họ phản ứng ra sao?
Giê-rê-mi 6:16) Câu này có thể khiến chúng ta liên tưởng đến một người đi đường ngừng lại ở một giao lộ để hỏi đường. Theo nghĩa thiêng liêng, dân Y-sơ-ra-ên phản nghịch Đức Giê-hô-va cũng cần làm giống như thế. Họ cần tìm lại “những đường-lối cũ”. “Đường tốt” đó chính là con đường mà các tổ phụ trung thành của họ đã đi nhưng họ lại dại dột từ bỏ. Điều đáng buồn là dân Y-sơ-ra-ên tỏ ra ương ngạnh trước lời nhắc nhở ân cần này của Đức Giê-hô-va. Câu Kinh Thánh trên nói tiếp: “Nhưng chúng nó đáp rằng: Chúng tôi không khứng đi đường ấy”. Tuy nhiên, ngày nay dân Đức Chúa Trời có phản ứng khác trước lời khuyên đó.
11 Chúng ta có thật sự để cho Lời Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta từng chút như thế không? Thỉnh thoảng chúng ta nên dành thì giờ để thành thật tự xét mình. Hãy xem một câu Kinh Thánh giúp chúng ta làm điều này: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Hãy đứng trên các đường cái và nhìn-xem; tra-xét những đường-lối cũ, xem thử đường tốt ở đâu: Hãy đi đường ấy, thì các ngươi sẽ được sự an-nghỉ cho linh-hồn mình”. (12, 13. (a) Các tín đồ Đấng Christ được xức dầu đáp ứng lời khuyên nơi Giê-rê-mi 6:16 như thế nào? (b) Chúng ta có thể tự xét mình như thế nào về cách chúng ta bước đi ngày nay?
12 Kể từ cuối thế kỷ 19, các tín đồ Đấng Christ được xức dầu đã áp dụng lời khuyên nơi Giê-rê-mi 6:16 cho chính mình. Là một lớp người nói chung, họ đã dẫn đầu trong việc hết lòng trở lại “những đường-lối cũ”. Khác với những tôn giáo bội đạo xưng theo Đấng Christ, họ trung thành theo sát “mẫu-mực của các sự dạy-dỗ có ích” do Chúa Giê-su lập ra và được các tín đồ trung thành thời thế kỷ thứ nhất gìn giữ. (2 Ti-mô-thê 1:13) Cho đến nay, những người được xức dầu đã giúp lẫn nhau cũng như giúp các bạn đồng hành thuộc nhóm “chiên khác” theo đuổi lối sống lành mạnh, bổ ích mà khối đạo xưng theo Đấng Christ đã từ bỏ.—Giăng 10:16.
13 Bằng cách cung cấp đồ-ăn thiêng liêng đúng giờ, lớp đầy tớ trung tín đã giúp hàng triệu người tìm được “những đường-lối cũ” và bước đi với Đức Chúa Trời. (Ma-thi-ơ 24:45-47) Bạn có mặt trong số hàng triệu người đó không? Nếu có, bạn có thể làm gì để tránh bị trôi lạc và theo đuổi đường lối riêng? Điều khôn ngoan là thường xuyên xem xét cách bạn bước đi trong đời sống. Nếu kiên trì đọc Kinh Thánh cũng như các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh và tham dự các chương trình dạy dỗ do lớp người được xức dầu cung cấp ngày nay, thì bạn đang được rèn luyện để bước đi với Đức Chúa Trời. Và khi khiêm nhường áp dụng lời khuyên nhận được, bạn quả thật đang bước đi với Đức Chúa Trời, theo “những đường-lối cũ”.
Bước đi như thể “thấy Đấng không thấy được”
14. Nếu Đức Giê-hô-va có thật đối với chúng ta, thì điều đó phản ánh thế nào trong những quyết định riêng của chúng ta?
14 Nếu chúng ta muốn bước đi với Đức Giê-hô-va, Ngài phải có thật đối với chúng ta. Hãy nhớ rằng Đức Giê-hô-va bảo đảm với những người trung thành ở Y-sơ-ra-ên xưa là Ngài không lánh mặt họ. Ngày nay, Ngài cũng tỏ rõ là Đấng Dạy Dỗ Vĩ Đại đối với dân Ngài. Đức Giê-hô-va có thật đối với bạn, như thể Ngài đang đứng trước mặt bạn để dạy dỗ bạn không? Đó là loại đức tin chúng ta cần có nếu muốn bước đi với Đức Chúa Trời. Môi-se có đức tin như thế, “vì người đứng vững như thấy Đấng không thấy được”. (Hê-bơ-rơ 11:27) Nếu Đức Giê-hô-va có thật đối với chúng ta, thì chúng ta sẽ quan tâm đến cảm nghĩ của Ngài khi quyết định điều gì. Chẳng hạn, chúng ta thậm chí không nghĩ đến việc làm điều sai trái rồi cố giấu tội lỗi không cho trưởng lão hoặc gia đình biết. Thay vì thế, chúng ta cố gắng bước đi với Đức Chúa Trời ngay cả khi không ai thấy. Chúng ta hãy quyết tâm như Vua Đa-vít thời xưa: “Tôi sẽ lấy lòng trọn-vẹn mà ăn-ở trong nhà tôi”.—Thi-thiên 101:2.
15. Làm thế nào việc kết hợp với anh chị em tín đồ Đấng Christ sẽ giúp chúng ta thấy Đức Giê-hô-va có thật?
15 Đức Giê-hô-va hiểu rằng chúng ta là tạo vật xác thịt và bất toàn nên đôi khi chúng ta thấy khó tin vào những gì không thấy được. (Thi-thiên 103:14) Ngài giúp chúng ta rất nhiều để vượt qua nhược điểm này. Chẳng hạn, Ngài đã chọn ra từ mọi dân tộc trên đất “một dân để dâng cho danh Ngài”. (Công-vụ 15:14) Khi hợp nhất phụng sự Ngài, chúng ta thêm sức cho nhau. Và khi nghe Đức Giê-hô-va đã giúp một anh hay chị khắc phục nhược điểm hoặc thử thách gay go nào đó thì chúng ta càng thấy Đức Chúa Trời có thật hơn.—1 Phi-e-rơ 5:9.
16. Làm thế nào việc tìm hiểu về Chúa Giê-su sẽ giúp chúng ta bước đi với Đức Chúa Trời?
16 Trên hết mọi sự, Đức Giê-hô-va đã ban cho chúng ta gương của Con Ngài. Chúa Giê-su nói: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”. (Giăng 14:6) Tìm hiểu kỹ về đời sống trên đất của Chúa Giê-su là một trong những cách tốt nhất giúp chúng ta cảm thấy Đức Giê-hô-va có thật hơn nữa. Tất cả những gì Chúa Giê-su đã nói hay làm đều hoàn toàn phản ánh cá tính và đường lối của Cha trên trời. (Giăng 14:9) Khi quyết định điều gì, chúng ta cần suy nghĩ kỹ xem Chúa Giê-su sẽ xử trí ra sao trong trường hợp đó. Nếu những quyết định ấy cho thấy chúng ta đã cầu nguyện và suy nghĩ kỹ tức là chúng ta đang noi dấu chân Đấng Christ. (1 Phi-e-rơ 2:21) Như thế là chúng ta bước đi với Đức Chúa Trời.
Có được ân phước nào?
17. Nếu bước đi trong đường của Đức Giê-hô-va, chúng ta sẽ tìm được “sự bình an thư thái” nào?
17 Bước đi với Giê-hô-va Đức Chúa Trời là một lối sống đầy ân phước. Hãy nhớ Đức Giê-hô-va đã hứa gì với dân Ngài về việc tìm kiếm “đường tốt”. Ngài nói: “Hãy đi đường ấy, thì các ngươi sẽ được sự an-nghỉ [“bình an thư thái”, TTGM] cho linh-hồn mình”. (Giê-rê-mi 6:16) “Sự an-nghỉ” hay “bình an thư thái” đó có nghĩa gì? Một đời sống an nhàn hưởng thụ chăng? Không. Đức Giê-hô-va cung cấp một điều tốt hơn nhiều, điều mà người giàu có nhất trong nhân gian hiếm khi tìm được. Có được sự bình an thư thái tức là trong nội tâm cảm thấy bình an, vui mừng, vừa lòng và thỏa nguyện về thiêng liêng. Có sự bình an thư thái đó thì bạn có thể tin chắc mình đã chọn lối sống tốt nhất. Sự bình an nội tâm là ân phước hiếm thấy trong thế gian nhiễu nhương này!
18. Đức Giê-hô-va muốn cho bạn hưởng ân phước nào, và bạn quyết tâm làm gì?
18 Tất nhiên, sự sống tự nó là ân phước lớn. Ngay cả một cuộc sống ngắn ngủi vẫn tốt hơn không được sống ngày nào. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va không hề định là đường đời của bạn chỉ là một cuộc hành trình ngắn từ tuổi trẻ đầy sinh lực đến tuổi già ốm yếu. Không phải vậy, Đức Giê-hô-va muốn bạn có được ân phước lớn nhất. Ngài muốn bạn bước đi với Ngài mãi mãi! Điều này được diễn đạt rõ nơi Mi-chê 4:5: “Mọi dân-tộc ai nấy bước theo danh của thần mình; và chúng ta sẽ bước theo danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta đời đời vô-cùng!” Liệu bạn có trân trọng nắm giữ ân phước đó không? Bạn muốn có được cuộc sống mà Đức Giê-hô-va gọi một cách thu hút là “sự sống thật” không? (1 Ti-mô-thê 6:19) Thế thì bạn hãy quyết tâm bước đi với Đức Giê-hô-va hôm nay, ngày mai và mãi mãi về sau!
[Chú thích]
^ đ. 5 Như bản Kinh Thánh tiếng Việt dùng ở đây, một số bản dịch khác cũng đổi từ “cu-đê” trong câu này sang một đơn vị thời gian, chẳng hạn như “một giờ” (Bản Diễn Ý) hoặc “một khoảnh khắc” (Bản Dịch Mới). Tuy nhiên, từ dùng trong câu nguyên ngữ chắc chắn nghĩa là một cu-đê, dài khoảng 45 centimét.
Bạn trả lời ra sao?
• Bước đi với Đức Chúa Trời nghĩa là gì?
• Tại sao bạn cảm thấy cần phải bước đi với Đức Chúa Trời?
• Điều gì sẽ giúp bạn bước đi với Đức Chúa Trời?
• Những người bước đi với Đức Chúa Trời nhận được ân phước nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 23]
Qua Kinh Thánh, chúng ta nghe tiếng Đức Giê-hô-va nói từ phía sau: “Đây là đường”
[Hình nơi trang 25]
Tại các buổi họp, chúng ta nhận được đồ ăn thiêng liêng đúng giờ