Ý nghĩa của Mùa Giáng Sinh là gì?
Ý nghĩa của Mùa Giáng Sinh là gì?
ĐỐI VỚI hàng triệu người, mùa lễ là thời gian cho gia đình và bạn bè, và là dịp để thắt chặt tình thân. Nhiều người khác thì xem đó là lúc để suy nghiệm về sự giáng sinh của Chúa Giê-su cùng vai trò của ngài trong việc cứu rỗi nhân loại. Khác với nhiều nước khác, ở Nga, việc cử hành Lễ Giáng Sinh không phải lúc nào cũng dễ dàng như thời nay. Mặc dù những người theo Chính Thống Giáo Nga từng được tự do cử hành Lễ Giáng Sinh trong nhiều thế kỷ, nhưng điều đó đã bị cấm trong hầu như suốt thế kỷ 20. Vì sao có sự thay đổi đó?
Không bao lâu sau cuộc cách mạng năm 1917, chính quyền Xô Viết chủ trương đường lối vô thần cứng rắn trong cả nước. Toàn bộ mùa Lễ Giáng Sinh với màu sắc tôn giáo không được chính quyền ủng hộ. Nhà nước bắt đầu tuyên truyền chống lại việc cử hành Lễ Giáng Sinh và mừng Năm Mới. Những biểu tượng của mùa lễ ở địa phương, như cây Noel và hình Ded Moroz, tức Ông Già Tuyết hay Ông Già Noel của Nga, cũng bị phê phán trước dư luận.
Vào năm 1935, có một biến chuyển khác làm thay đổi hoàn toàn cách người Nga ăn mừng mùa lễ. Chính quyền Xô Viết phục hồi các biểu tượng Ông Già Tuyết, cây Noel và việc mừng Năm Mới, nhưng với một ý nghĩa khác. Ông Già Tuyết vẫn đi phát quà, nhưng không phải vào dịp Giáng Sinh mà là vào ngày đầu Năm Mới. Cũng thế, cây Noel không còn nữa nhưng thế vào đó là cây Năm Mới! Vì thế dưới thời Liên Bang Xô Viết, ý nghĩa của mùa lễ đã thay đổi. Trên thực tế, việc mừng Năm Mới đã chiếm chỗ của Lễ Giáng Sinh.
Mùa Giáng Sinh trở thành một lễ hội hoàn toàn mất tính chất tôn giáo, mọi ý nghĩa tôn giáo đều bị chính thức loại bỏ. Cây Năm Mới được trang hoàng không phải bằng những vật trang trí mang ý nghĩa tôn giáo, mà là bằng những vật hoặc hình ảnh mô tả sự tiến bộ của Liên Bang Xô Viết. Nhật báo Nga Vokrug Sveta (Vòng Quanh Thế Giới) viết: “Có thể tìm lại được lịch sử hình thành của một xã hội vô thần qua những vật trang trí cây Năm Mới trong những năm thời Xô Viết. Bên cạnh những chú thỏ con, dây kim tuyến và các ổ bánh mì tròn truyền thống là những vật trang trí hình liềm, búa và máy cày. Những vật này sau đó được thay thế bằng hình thợ mỏ, phi hành gia, dàn khoan dầu, tên lửa và xe chạy trên mặt trăng”.
Còn ngày Lễ Giáng Sinh thì sao? Tất nhiên, lễ này không được công nhận. Trái lại, chính quyền Xô Viết còn hạ nó xuống thành một ngày làm việc bình thường. Những người muốn cử hành Lễ Giáng Sinh theo nghi thức tôn giáo phải làm điều đó một cách kín đáo, chấp nhận nguy cơ gặp rắc rối với chính quyền cùng những hậu quả không hay. Thật vậy, ở nước Nga vào thế kỷ 20, ý nghĩa tôn giáo của mùa lễ hoàn toàn không còn nữa.
Chuyển biến gần đây hơn
Năm 1991, Liên Bang Xô Viết tan rã và người dân được tự do hơn. Chính sách vô thần không còn. Nhiều quốc gia tự trị mới có cơ cấu nhà nước tách rời
với tôn giáo. Những người mộ đạo giờ đây cảm thấy họ có thể sống theo tín ngưỡng của mình. Và theo họ, một cách để làm điều này là cử hành Lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên, nhiều người đã vô cùng thất vọng. Tại sao?Mùa lễ ngày càng mang nặng tính thương mại. Thật vậy, giống như ở phương Tây, mùa Giáng Sinh đã trở thành mùa hốt bạc của các nhà sản xuất, các nhà buôn bán sỉ và lẻ. Các gian hàng được trang hoàng lộng lẫy cho Lễ Giáng Sinh. Nhạc và các bài hát Giáng Sinh của phương Tây, trước đây không hề được biết đến ở Nga, nay vang lên khắp nơi từ các cửa tiệm. Nhiều người bán hàng rong mang những chiếc bao lớn đựng những vật trang trí linh tinh cho mùa Giáng Sinh lên bán trên tàu điện và các phương tiện di chuyển công cộng. Đó là những điều bạn có thể nhìn thấy ngày nay.
Ngay cả những người không cảm thấy phiền lòng với tính thương mại trắng trợn này cũng có thể cảm thấy khó chịu với một đặc điểm khác của mùa lễ—việc chè chén, với những hậu quả tai hại của nó. Một bác sĩ cấp cứu tại một bệnh viện ở Moscow cho biết: “Đối với các bác sĩ, việc mừng Năm Mới cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều bệnh nhân với đủ loại thương tích, từ sưng bầm cho tới bị đâm chém hoặc bị bắn, phần lớn là do bạo hành trong gia đình, ẩu đả lúc say và tai nạn xe cộ”. Một khoa học gia cao cấp ở một chi nhánh của Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga nói: “Số người chết do rượu tăng vọt, đặc biệt là vào năm 2000. Số vụ tự sát và giết người cũng gia tăng”.
Điều không may là còn có một yếu tố khác khiến tình trạng đó càng trở nên tồi tệ hơn. Dưới đầu đề “Người Nga mừng Giáng Sinh hai lần”, tờ Izvestiya viết: “Hầu như cứ 10 người Nga thì có 1 người ăn mừng Lễ Giáng Sinh hai lần. Một cuộc thăm dò của trung tâm khảo sát ROMIR cho thấy 8 phần trăm những người trả lời phỏng vấn thừa nhận rằng họ ăn mừng Đêm Giáng Sinh cả vào ngày 24 tháng 12, theo lịch Công Giáo, và vào ngày 7 tháng Giêng, theo Chính Thống Giáo... Đối với một số người, dường như ý nghĩa tôn giáo của Lễ Giáng Sinh không quan trọng bằng dịp để tiệc tùng”. *
Những tập quán hiện nay có tôn vinh Chúa Giê-su?
Rõ ràng, mùa lễ thường kèm theo nhiều hành vi luông tuồng. Dù bức xúc về điều này, một số người cảm thấy họ vẫn nên cử hành lễ để tỏ lòng tôn kính Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su. Lòng ao ước làm đẹp lòng Đức Chúa Trời của họ thật đáng khen. Nhưng Đức
Chúa Trời và Chúa Giê-su có hài lòng về Lễ Giáng Sinh không? Chúng ta hãy tìm hiểu nguồn gốc của lễ này.Dù có quan điểm nào về thái độ của chính quyền Xô Viết đối với Lễ Giáng Sinh, một người cũng khó mà bài bác được những sự kiện lịch sử sau được ghi trong cuốn Great Soviet Encyclopedia (Đại Bách Khoa Tự Điển Xô Viết): “Lễ Giáng Sinh... bắt nguồn từ phong tục thờ các vị thần ‘từ cõi chết sống lại’ có trước thời đạo Đấng Christ, đặc biệt phổ biến trong những dân sống bằng nghề nông, là những người từng cử hành ‘sinh nhật’ hàng năm cho Thần Cứu Tinh, vị thần đánh thức thiên nhiên, vào những ngày đông chí từ 21-25 tháng 12”.
Cuốn bách khoa tự điển trên còn chứa đựng một thông tin xác thực mà có lẽ bạn cũng thấy rất ý nghĩa: “Ky-tô Giáo vào những thế kỷ đầu không hề biết đến Lễ Giáng Sinh... Đến giữa thế kỷ thứ tư, Giáo Hội du nhập phong tục mừng đông chí từ đạo thờ thần Mithra, biến nó thành lễ mừng Chúa Giáng Sinh. Những người đầu tiên cử hành Lễ Giáng Sinh là các tín đồ ở La Mã. Vào thế kỷ thứ mười, Lễ Giáng Sinh cùng với Ky-tô Giáo xâm nhập vào nước Nga và được dung hòa với phong tục thờ tổ tiên của người Slav xưa được cử hành vào mùa đông”.
Bạn có lẽ tự hỏi: ‘Lời Đức Chúa Trời, tức Kinh Thánh, nói gì về việc Chúa Giê-su sinh ra vào ngày 25 tháng 12?’ Thực tế, Kinh Thánh không ghi cụ thể Chúa Giê-su sinh ngày nào và ngay cả Chúa Giê-su cũng không đề cập đến ngày đó, chứ đừng nói chi đến việc ngài ra chỉ thị ăn mừng. Tuy nhiên, Kinh Thánh giúp chúng ta xác định khoảng thời gian ngài sinh ra.
Theo Phúc Âm Ma-thi-ơ chương 26 và 27, Chúa Giê-su chịu hành hình vào ngày 14 tháng Nisan, tức vào cuối ngày Lễ Vượt Qua của người Do Thái đã bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 năm 33 CN. Còn qua Phúc Âm Lu-ca, chúng ta biết rằng Chúa Giê-su khoảng 30 tuổi khi ngài chịu báp têm và bắt đầu thi hành sứ mạng rao giảng. (Lu-ca 3:21-23) Sứ mạng của ngài kéo dài ba năm rưỡi. Vì thế, ngài chết khoảng 33 tuổi rưỡi. Lẽ ra ngài đã bước qua tuổi 34 vào khoảng ngày 1 tháng 10 năm 33 CN. Theo lời tường thuật của Lu-ca, khi ngài giáng sinh, những người chăn chiên đang “trú ngoài đồng, thức đêm canh-giữ bầy chiên”. (Lu-ca 2:8) Những người chăn cừu hẳn đã không đưa bầy của họ ra ngoài giữa cái rét của tháng 12, khi mà những vùng quanh Bết-lê-hem có thể có tuyết. Nhưng họ có thể đã làm thế vào khoảng ngày 1 tháng 10, là thời điểm mà các bằng chứng cho thấy Chúa Giê-su đã sinh ra.
Còn việc mừng Năm Mới thì sao? Như chúng ta đã thấy, kỳ lễ này đầy những hành vi luông tuồng. Dù người ta đã cố xóa đi tính tôn giáo của kỳ lễ, nó vẫn có nguồn gốc đáng ngờ.
Rõ ràng, với những dữ kiện trên về mùa lễ thì những biểu ngữ như ‘Chúa Giê-su là linh hồn của mùa lễ’ chẳng có ý nghĩa gì. Nếu bạn
đau lòng trước xu hướng thương mại hóa và hạnh kiểm luông tuồng của người ta trong mùa Giáng Sinh, cũng như nguồn gốc ngoại giáo khó chấp nhận của nó, đừng nản lòng. Chúng ta có cách thích đáng để biểu lộ lòng tôn kính đúng mức đối với Đức Chúa Trời và tôn vinh Chúa Giê-su, đồng thời thắt chặt tình gia đình.Cách tốt hơn để tôn vinh Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su
Kinh Thánh cho biết Chúa Giê-su đã đến để “phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều Ma-thi-ơ 20:28) Ngài chấp nhận chịu hành hình và sẵn sàng chết vì tội lỗi chúng ta. Một số người muốn tôn vinh Chúa Giê-su nghĩ họ có thể làm điều đó trong mùa Giáng Sinh. Nhưng như chúng ta đã thấy, Lễ Giáng Sinh và Năm Mới có nguồn gốc ngoại giáo và hầu như không có liên quan gì đến Chúa Giê-su. Hơn nữa, mùa Giáng Sinh dù rất hấp dẫn đối với một số người nhưng mang nặng tính thương mại. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng ngày Giáng Sinh gắn liền với những cuộc ăn chơi trác táng không đẹp lòng Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su.
người”. (Một người muốn đẹp lòng Đức Chúa Trời sẽ làm gì trong trường hợp này? Thay vì bám vào những truyền thống có thể thỏa mãn phần nào lòng mộ đạo của họ nhưng trái với Kinh Thánh, một người thành thật hẳn sẽ tìm kiếm cách thức đúng đắn để tôn vinh Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su. Cách thức đó là gì và chúng ta nên làm gì?
Chính Chúa Giê-su cho chúng ta biết: “Sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus-Christ, là Đấng Cha đã sai đến”. (Giăng 17:3) Thật vậy, những người có lòng thành thật sẽ cố gắng tiếp thu sự hiểu biết chính xác về cách tôn vinh Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su. Và họ sẽ sống theo sự hiểu biết ấy không chỉ vào một thời điểm nào đó trong năm, mà là mỗi ngày trong đời sống. Đức Chúa Trời chắc chắn hài lòng với những nỗ lực chân thành đó, là điều có thể mang lại sự sống vĩnh cửu.
Bạn có muốn gia đình mình nằm trong số những người thành thật tôn vinh Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su theo cách phù hợp với Kinh Thánh không? Nhân Chứng Giê-hô-va đã giúp hàng triệu gia đình trên thế giới tiếp thu sự hiểu biết quan trọng trong Kinh Thánh. Chúng tôi nồng nhiệt mời bạn liên hệ với Nhân Chứng Giê-hô-va trong vùng, hoặc viết thư về một trong các địa chỉ của họ nơi trang 2 của tạp chí này.
[Chú thích]
^ đ. 11 Trước cách mạng tháng 10 năm 1917, Nga vẫn dùng lịch Julius cũ trong khi phần lớn các nước khác đã chuyển sang dùng lịch Gregory (tức Tây lịch). Vào năm 1917, lịch Julius chậm hơn lịch Gregory 13 ngày. Sau cách mạng, chính quyền Xô Viết bắt đầu dùng lịch Gregory để hòa hợp với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, Giáo Hội Chính Thống vẫn cử hành các ngày lễ theo lịch Julius gọi đó là lịch “kiểu cũ”. Có lẽ bạn đã nghe nói Lễ Giáng Sinh được cử hành vào ngày 7 tháng Giêng ở Nga. Nhưng hãy nhớ rằng ngày 7 tháng Giêng lịch Gregory chính là ngày 25 tháng 12 theo lịch Julius. Vì thế, nhiều người Nga ăn mừng lễ như sau: ngày 25 tháng 12, Lễ Giáng Sinh phương Tây; ngày 1 tháng Giêng, Năm Mới lịch Gregory; ngày 7 tháng Giêng, Lễ Giáng Sinh Chính Thống Giáo; ngày 14 tháng Giêng, Năm Mới “kiểu cũ”.
[Khung/Hình nơi trang 7]
Nguồn gốc của việc mừng Năm Mới
Một tu sĩ Chính Thống Giáo người Georgia đã mạnh dạn phát biểu
“Việc mừng Năm Mới bắt nguồn từ một số ngày lễ ngoại giáo của La Mã cổ đại. Ngày 1 tháng Giêng là ngày lễ của thần ngoại giáo Janus, và tên của vị thần này được dùng để gọi tháng Giêng [trong một số ngôn ngữ]. Ảnh tượng của thần Janus có hai mặt nhìn về hai phía đối nhau, với ý nghĩa là thần nhìn thấy cả quá khứ lẫn hiện tại. Người ta nói rằng nếu bắt đầu ngày 1 tháng Giêng với việc cười đùa, vui chơi và ăn uống no say thì cả năm sẽ được hạnh phúc, thịnh vượng. Nhiều đồng bào chúng ta cũng mừng Năm Mới với những niềm tin mê tín như thế... Trong một số ngày lễ ngoại giáo thời xưa, người ta dâng người để tế hình tượng. Một số ngày lễ còn nổi tiếng vì những cuộc vui chơi trác táng, tà dâm và ngoại tình. Vào những dịp khác, như ngày lễ mừng thần Janus chẳng hạn, thì người ta ăn uống quá độ, say sưa và làm đủ thứ trò bậy bạ. Nếu nhìn lại cách chính chúng ta ăn mừng Năm Mới trong những năm qua, phải thừa nhận rằng tất cả chúng ta đều đã tham gia mừng lễ ngoại giáo này”.—Trích một tờ báo ở Georgia.
[Hình nơi trang 6]
Khối đạo xưng theo Đấng Christ đã du nhập phong tục của đạo thờ thần Mithra
[Nguồn tư liệu]
Bảo tàng Wiesbaden
[Hình nơi trang 7]
Những người chăn cừu hẳn đã không đưa bầy ra ngoài giữa cái rét của tháng 12