Bạn vâng lời ai—Đức Chúa Trời hay loài người?
Bạn vâng lời ai—Đức Chúa Trời hay loài người?
“Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta”.—CÔNG-VỤ 5:29.
1. (a) Câu Kinh Thánh chủ đề của bài học này là gì? (b) Tại sao các sứ đồ lại bị bắt giữ?
CÁC quan án của tòa tối cao Do Thái hẳn rất tức giận. Những người bị bắt giữ không còn trong ngục. Những người này là các sứ đồ của Chúa Giê-su Christ, đấng mà tòa án tối cao đã kết án tử hình vài tuần trước đó. Giờ đây tòa án sắp xét xử những môn đồ thân cận của ngài. Nhưng khi lính đến ngục để điệu họ thì thấy ngục trống rỗng mặc dù cửa khóa. Lính canh chẳng mấy chốc biết được các sứ đồ đang ở đền thờ Giê-ru-sa-lem, dạn dĩ giảng dạy cho dân chúng về Chúa Giê-su Christ—chính công việc khiến họ bị bắt! Lính canh đi thẳng đến đền thờ, bắt giữ các sứ đồ và giải họ đến tòa.—Công-vụ 5:17-27.
2. Thiên sứ ra lệnh cho các sứ đồ làm gì?
2 Một thiên sứ đã giải thoát các sứ đồ ra khỏi tù. Phải chăng để họ không bị bắt bớ nữa? Không phải vậy. Lý do là để dân thành Giê-ru-sa-lem được nghe tin mừng về Chúa Giê-su Christ. Thiên sứ dặn các sứ đồ hãy “rao-giảng cho dân-chúng mọi lời nầy của sự sống”. (Công-vụ 5:19, 20) Đúng như thế, khi những người canh giữ đền thờ tìm được các sứ đồ thì thấy họ đang thi hành mệnh lệnh đó.
3, 4. (a) Khi được lệnh phải ngưng rao giảng, Phi-e-rơ và Giăng phản ứng ra sao? (b) Những sứ đồ khác đã phản ứng thế nào?
3 Hai người ngoan cường đó là sứ đồ Phi-e-rơ và Giăng. Họ đã từng ra tòa, như Công-vụ 5:28) Cai-phe lẽ ra không nên ngạc nhiên khi thấy Phi-e-rơ và Giăng trở lại tòa án. Lần đầu khi được lệnh phải ngưng rao giảng, hai vị sứ đồ này đã trả lời: “Chính các ông hãy suy-xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng? Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe”. Giống như nhà tiên tri Giê-rê-mi thời xưa, Phi-e-rơ và Giăng không thể không thi hành sứ mệnh rao giảng.—Công-vụ 4:18-20; Giê-rê-mi 20:9.
chánh án Cai-phe (Joseph Caiaphas) đã nghiêm nghị nhắc họ về điều đó: “Chúng ta đã cấm nhặt các ngươi, không cho lấy danh [Giê-su] mà dạy-dỗ, song các ngươi lại làm cho thành Giê-ru-sa-lem đầy-dẫy đạo-giáo mình”. (4 Giờ đây, không chỉ riêng Phi-e-rơ và Giăng mà còn tất cả các sứ đồ—kể cả sứ đồ mới được chọn là Ma-thia—đều có cơ hội công bố trước tòa án lập trường của mình. (Công-vụ 1:21-26) Khi tòa ra lệnh phải ngưng rao giảng, họ cũng mạnh dạn trả lời: “Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta”.—Công-vụ 5:29.
Vâng lời Đức Chúa Trời hay vâng lời loài người?
5, 6. Tại sao các sứ đồ không tuân theo lệnh của tòa án?
5 Các sứ đồ là những người tôn trọng luật pháp, thường không cãi án lệnh. Tuy nhiên, dù có thế lực đến đâu, không người nào được quyền ra lệnh cho người khác làm trái mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Đức Giê-hô-va là “Đấng Chí-Cao trên khắp trái đất”. (Thi-thiên 83:18) Ngài không những là “Đấng đoán-xét toàn thế-gian” mà còn là Đấng Lập Luật Tối Cao và Vua muôn đời. Bất cứ án lệnh nào cố gạt đi mệnh lệnh của Đức Chúa Trời đều không có hiệu lực theo quan điểm của Ngài.—Sáng-thế Ký 18:25; Ê-sai 33:22.
6 Điều này đã được một số luật gia lỗi lạc thừa nhận. Chẳng hạn, nhà luật học người Anh nổi tiếng vào thế kỷ 18 là William Blackstone viết rằng không luật pháp nào của loài người được phép mâu thuẫn với “luật thiên khải” như được ghi trong Kinh Thánh. Vì thế, Tòa Công Luận đã vượt quá quyền hạn khi ra lệnh cho các sứ đồ ngưng rao giảng. Các sứ đồ không thể nào tuân theo lệnh đó.
7. Tại sao công việc rao giảng lại khiến các thầy tế lễ cả bực tức?
7 Khi thấy các sứ đồ kiên quyết tiếp tục rao giảng, các thầy tế lễ cả rất bực tức. Một số thầy tế lễ, kể cả Cai-phe, là người Sa-đu-sê, những người không tin có sự sống lại. (Công-vụ 4:1, 2; 5:17) Thế mà các sứ đồ cứ nhất quyết là Chúa Giê-su đã được sống lại. Ngoài ra, một số thầy tế lễ cả đã làm mọi điều để cầu cạnh ân huệ của các nhà cầm quyền La Mã. Trong cuộc xét xử Chúa Giê-su, khi các thầy tế lễ cả được cho cơ hội để chấp nhận ngài là vua, họ còn gạt qua: “Chúng tôi không có vua khác, chỉ Sê-sa mà thôi”. (Giăng 19:15) * Các sứ đồ chẳng những khẳng định Chúa Giê-su đã sống lại mà còn dạy rằng ngoài danh ngài ra thì “chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu”. (Công-vụ 2:36; 4:12) Nếu dân chúng bắt đầu trông cậy vào Chúa Giê-su phục sinh là Đấng Lãnh Đạo của họ, các thầy tế lễ lo sợ rằng quân La Mã sẽ đến và những người lãnh đạo Do Thái có thể mất địa vị và ‘cả nước họ nữa’.—Giăng 11:48.
8. Ga-ma-li-ên đưa ra lời khuyên khôn ngoan nào cho Tòa Công Luận?
8 Tương lai có vẻ u ám cho các sứ đồ của Chúa Giê-su Christ. Các quan án Tòa Công Luận nhất định xử tử họ. (Công-vụ 5:33) Tuy nhiên, sự việc chuyển hướng bất ngờ. Một chuyên gia về Luật Pháp là Ga-ma-li-ên đứng lên và cảnh báo đồng sự không nên hành động hấp tấp. Ông khôn ngoan nhận xét: “Vì nếu mưu-luận và công-cuộc nầy ra bởi người ta, thì sẽ tự hư đi; nhưng nếu bởi Đức Chúa Trời ra, thì các ngươi phá-diệt những người đó chẳng nổi”. Lời tiếp theo sau của Ga-ma-li-ên có ý nghĩa quan trọng: “Và lại là liều mình đánh giặc cùng Đức Chúa Trời”.—Công-vụ 5:34, 38, 39.
9. Điều gì chứng tỏ công việc của các sứ đồ là bởi Đức Chúa Trời?
9 Thật không ngờ, tòa án chấp nhận lời khuyên của Ga-ma-li-ên. Tòa Công Luận “đòi các sứ-đồ trở vào, sai đánh đòn, rồi cấm không được lấy danh Đức Chúa Jêsus mà giảng-dạy; đoạn, tha ra”. Tuy nhiên, các sứ đồ chẳng những không sợ mà còn quyết tâm vâng theo mệnh lệnh của thiên sứ là rao giảng. Vì thế, sau khi được thả ra, “ngày nào cũng vậy, tại trong đền-thờ hoặc từng nhà, sứ-đồ cứ dạy-dỗ rao-truyền mãi về Tin-lành của Đức Chúa Jêsus, tức là Đấng Christ”. (Công-vụ 5:40, 42) Đức Giê-hô-va ban phước cho các nỗ lực của họ. Đến độ nào? “Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn-đồ tại thành Giê-ru-sa-lem thêm lên nhiều lắm”. Trên thực tế, “cũng có rất nhiều thầy tế-lễ vâng-theo đạo nữa”. (Công-vụ 6:7) Điều đó chắc hẳn làm các thầy tế lễ cả thất vọng biết bao! Ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy: Công việc của các sứ đồ quả thật là bởi Đức Chúa Trời!
Những kẻ chống lại Đức Chúa Trời không thể thành công
10. Theo quan điểm loài người, có lẽ tại sao Cai-phe cảm thấy an toàn trong địa vị của mình, nhưng tại sao ông đã đặt lòng tin sai chỗ?
10 Trong thế kỷ thứ nhất, các thầy tế lễ thượng phẩm Do Thái thường do các nhà cầm quyền La Mã bổ nhiệm. Người giàu có Cai-phe đã được Valerius Gratus cử vào chức vị, và Cai-phe giữ chức đó lâu hơn nhiều người tiền nhiệm của ông. Cai-phe có lẽ cho rằng thành tích này là do tài ngoại giao và mối quan hệ bạn bè với Phi-lát thay vì do ý Đức Chúa Trời. Dù thế nào, ông đã đặt lòng tin sai chỗ. Chỉ ba năm sau khi các sứ đồ ra trước Tòa Công Luận, Cai-phe không còn được lòng nhà cầm quyền La Mã và bị truất phế chức vụ thầy tế lễ thượng phẩm.
11. Kết cục nào xảy đến cho Bôn-xơ Phi-lát và hệ thống Do Thái, và bạn rút ra kết luận nào qua điều này?
11 Người ra lệnh cách chức Cai-phe là Lucius Vitellius, quan tổng đốc xứ Sy-ri, cấp trên của Phi-lát. Dù là bạn thân của Cai-phe, Phi-lát cũng không thể làm gì để ngăn cản điều này. Trên thực tế, chỉ một năm sau khi Cai-phe mất chức, chính Phi-lát cũng bị cách chức và triệu về Rô-ma để chịu trách nhiệm về những lời buộc tội nghiêm trọng. Còn những lãnh tụ Do Thái đặt lòng tin nơi Sê-sa thì đã mất địa vị khi người La Mã đến ‘diệt cả nước họ’. Sự kiện này xảy ra vào năm 70 CN khi quân La Mã san bằng thành Giê-ru-sa-lem, kể cả đền thờ và Tòa Công Luận. Lời của người viết Thi-thiên thật đúng thay trong trường hợp này: “Chớ nhờ-cậy nơi các vua-chúa, cũng đừng nhờ-cậy nơi con loài người, là nơi không có sự tiếp-trợ”!—12. Làm thế nào trường hợp của Chúa Giê-su chứng tỏ việc vâng lời Đức Chúa Trời là đường lối khôn ngoan?
12 Ngược lại, Đức Chúa Trời bổ nhiệm Chúa phục sinh Giê-su Christ làm Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của đền thờ thiêng liêng vĩ đại. Không người nào có thể bác bỏ sự bổ nhiệm của Ngài. Thật vậy, Chúa Giê-su “giữ lấy chức tế-lễ không hề đổi-thay”. (Hê-bơ-rơ 2:9; 7:17, 24; 9:11) Đức Chúa Trời cũng bổ nhiệm Chúa Giê-su làm Đấng Xét Đoán người sống lẫn kẻ chết. (1 Phi-e-rơ 4:5) Trong vai trò đó, Chúa Giê-su sẽ quyết định Cai-phe và Bôn-xơ Phi-lát có được sống trong tương lai hay không.—Ma-thi-ơ 23:33; Công-vụ 24:15.
Những người can đảm rao giảng về Nước Trời ngày nay
13. Trong thời hiện đại, công việc nào chứng tỏ là bởi loài người, và công việc nào là bởi Đức Chúa Trời? Làm sao bạn biết được?
13 Thời nay cũng giống như thời thế kỷ thứ nhất, có nhiều kẻ “đánh giặc cùng Đức Chúa Trời”. (Công-vụ 5:39) Chẳng hạn, khi Nhân Chứng Giê-hô-va ở Đức từ chối tôn vinh Adolf Hitler là Lãnh Tụ, Hitler đã thề tận diệt họ. (Ma-thi-ơ 23:10) Bộ máy giết người của hắn dường như dư sức thực hiện điều đó. Quốc Xã đã thành công trong việc vây bắt hàng ngàn Nhân Chứng và đày họ vào những trại tập trung. Quốc Xã thậm chí giết chết một số Nhân Chứng. Nhưng họ không lay chuyển được lòng kiên quyết của các Nhân Chứng là chỉ thờ phượng một mình Đức Chúa Trời mà thôi, và Quốc Xã không diệt được tập thể các tôi tớ Đức Chúa Trời. Công việc của các tín đồ Đấng Christ này là bởi Đức Chúa Trời, chứ không bởi loài người, và công việc Ngài thì không ai phá diệt nổi. Sáu mươi năm sau, những người trung thành sống sót những trại tập trung của Hitler vẫn đang “hết lòng, hết linh-hồn, hết ý” phụng sự Đức Giê-hô-va trong khi Hitler và đảng Quốc Xã của hắn chỉ còn là một quá khứ ô nhục.—Ma-thi-ơ 22:37.
14. (a) Những kẻ chống đối đã làm gì để nói xấu các tôi tớ Đức Chúa Trời, và kết quả ra sao? (b) Những hành động đó sẽ gây tổn hại lâu dài cho dân Đức Chúa Trời không? (Hê-bơ-rơ 13:5, 6)
14 Trong những năm sau nỗ lực của Quốc Xã, những thành phần khác đã lao vào cuộc chiến vô hiệu chống lại Đức Giê-hô-va và dân Ngài. Trong một số quốc gia ở Âu Châu, những thành phần chính trị và tôn giáo xảo quyệt đã cố gán cho Nhân Chứng Giê-hô-va là một ‘giáo phái nguy hiểm’, giống như trường hợp của các tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ Công-vụ 28:22) Sự thật là Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu đã công nhận Nhân Chứng Giê-hô-va là một tôn giáo chứ không phải một giáo phái cực đoan. Những kẻ chống đối hẳn đã biết điều này. Thế nhưng, họ vẫn khăng khăng nói xấu Nhân Chứng. Vì sự xuyên tạc đó, một số tín đồ Đấng Christ tại những nước này bị đuổi việc. Trẻ em Nhân Chứng bị quấy nhiễu ở trường học. Nhiều chủ nhà đã sợ hãi hủy bỏ hợp đồng cho mướn những tòa nhà mà Nhân Chứng đã từ lâu dùng làm nơi hội họp. Trong một số trường hợp, các cơ quan chính phủ thậm chí từ chối không cho phép một số người nhập tịch chỉ vì họ là Nhân Chứng Giê-hô-va! Tuy vậy, các Nhân Chứng không nao núng.
nhất. (15, 16. Nhân Chứng Giê-hô-va ở Pháp phản ứng thế nào khi công việc tín đồ Đấng Christ bị chống đối, và tại sao họ tiếp tục rao giảng?
15 Thí dụ, dân Pháp nói chung có tính phải lẽ và không thành kiến. Tuy nhiên, một số người chống đối đã vận động để thông qua những dự luật nhằm làm tê liệt công việc Nước Trời. Nhân Chứng Giê-hô-va ở đó phản ứng như thế nào? Họ tăng cường hoạt động rao giảng hơn bao giờ hết và đạt được kết quả rất phấn khích. (Gia-cơ 4:7) Chỉ trong sáu tháng, số người học hỏi Kinh Thánh trong nước gia tăng đến mức đáng ngạc nhiên là 33 phần trăm! Ma-quỉ hẳn rất bực tức khi thấy những người có lòng thành ở Pháp hưởng ứng tin mừng. (Khải-huyền 12:17) Các anh em tín đồ Đấng Christ ở Pháp tin chắc rằng lời của nhà tiên tri Ê-sai sẽ đúng trong trường hợp họ: “Phàm binh-khí chế ra nghịch cùng ngươi sẽ chẳng thạnh-lợi, và ngươi sẽ định tội mọi lưỡi dấy lên để xét-đoán ngươi”.—Ê-sai 54:17.
16 Nhân Chứng Giê-hô-va không thích bị ngược đãi. Tuy nhiên, vì muốn vâng theo mệnh lệnh mà Đức Chúa Trời ban cho tất cả các tín đồ Đấng Christ, họ không thể và sẽ không ngưng nói về những điều họ đã nghe. Họ cố gắng là những công dân tốt. Thế nhưng, khi có sự mâu thuẫn giữa luật pháp Đức Chúa Trời và luật pháp của loài người thì họ phải vâng lời Đức Chúa Trời.
Đừng sợ họ
17. Tại sao chúng ta không cần sợ kẻ thù? (b) Chúng ta nên có thái độ nào đối với những người bắt bớ mình?
17 Kẻ thù chúng ta đang ở trong tình thế rất nguy hiểm. Họ đang chống lại Đức Chúa Trời. Vì thế, phù hợp với mệnh lệnh của Chúa Giê-su, thay vì sợ họ, chúng ta cầu nguyện cho những người bắt bớ chúng ta. (Ma-thi-ơ 5:44) Chúng ta cầu nguyện rằng nếu có ai chống lại Đức Chúa Trời vì thiếu hiểu biết, như trường hợp của Sau-lơ người Tạt-sơ, Đức Giê-hô-va sẽ nhân từ mở mắt họ để họ nhận ra sự thật. (2 Cô-rinh-tô 4:4) Sau-lơ đã trở thành sứ đồ Phao-lô của đạo Đấng Christ và ông chịu rất nhiều gian khổ dưới tay các nhà cầm quyền thời bấy giờ. Tuy vậy, ông vẫn nhắc nhở các anh em đồng đạo “phải vâng-phục những bậc cầm quyền chấp-chánh, phải vâng lời các bậc ấy, sẵn-sàng làm mọi việc lành, chớ nói xấu ai [ngay cả những kẻ ngược đãi hung hăng nhất], chớ tranh-cạnh, hãy dung-thứ, đối với mọi người tỏ ra một cách mềm-mại trọn-vẹn”. (Tít 3:1, 2) Nhân Chứng Giê-hô-va ở Pháp cũng như ở những nơi khác cố gắng áp dụng lời khuyên này.
18. (a) Đức Giê-hô-va có thể giải cứu dân Ngài bằng những cách nào? (b) Kết cục sẽ là gì?
18 Đức Chúa Trời phán với nhà tiên tri Giê-rê-mi: “Ta ở với ngươi đặng giải-cứu ngươi”. Giê-rê-mi 1:8) Ngày nay, Đức Giê-hô-va có thể giải cứu như thế nào khi chúng ta bị ngược đãi? Ngài có thể dấy lên một thẩm phán không thiên vị như Ga-ma-li-ên. Hoặc Ngài có thể dàn xếp để một quan chức tha hóa hoặc đối lập được thay thế bất ngờ bằng một người có tính phải lẽ hơn. Tuy nhiên, đôi khi Đức Giê-hô-va để cho dân Ngài chịu sự ngược đãi. (2 Ti-mô-thê 3:12) Nếu Đức Chúa Trời để cho chúng ta bị ngược đãi thì Ngài sẽ luôn luôn ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. (1 Cô-rinh-tô 10:13) Và dù Đức Chúa Trời cho phép điều gì xảy ra đi nữa, chúng ta cũng không nghi ngờ kết cục này: Những kẻ chống đối dân Đức Chúa Trời tức là chống đối Ngài, và kẻ chống Ngài sẽ không thắng được.
(19. Câu Kinh Thánh cho năm 2006 là gì, và tại sao câu này thích hợp?
19 Chúa Giê-su bảo các môn đồ là họ sẽ gặp hoạn nạn. (Giăng 16:33) Vì vậy, lời ghi nơi Công-vụ 5:29 đúng lúc hơn bao giờ hết: “Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta”. Do đó, những lời phấn khích này đã được chọn làm câu Kinh Thánh của Nhân Chứng Giê-hô-va cho năm 2006. Mong sao trong suốt năm tới và mãi mãi về sau, chúng ta quyết tâm vâng lời Đức Chúa Trời bằng bất cứ giá nào!
[Chú thích]
^ đ. 7 “Sê-sa”, người mà các thầy tế lễ cả công khai ủng hộ vào dịp đó chính là Hoàng Đế La Mã Ti-be-rơ, một kẻ đáng khinh, đạo đức giả và chuyên giết người. Người ta cũng nói rằng ông có những thực hành tính dục đồi bại.—Đa-ni-ên 11:15, 21.
Bạn có thể trả lời không?
• Qua cách đương đầu với sự chống đối, các sứ đồ nêu gương khích lệ nào cho chúng ta?
• Tại sao chúng ta nên luôn luôn vâng lời Đức Chúa Trời thay vì loài người?
• Những kẻ chống đối chúng ta thật ra đang chống đối ai?
• Chúng ta có thể trông đợi kết cục nào cho những người chịu đựng sự ngược đãi?
[Câu hỏi thảo luận]
[Câu nổi bật nơi trang 23]
Câu Kinh Thánh cho năm 2006 sẽ là: “Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta”.—Công-vụ 5:29.
[Hình nơi trang 19]
“Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta”
[Hình nơi trang 21]
Cai-phe tin cậy loài người thay vì Đức Chúa Trời