Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Cây Đón Năm Mới—Tập tục của người Nga? Hay của tín đồ Đấng Christ?

Cây Đón Năm Mới—Tập tục của người Nga? Hay của tín đồ Đấng Christ?

Cây Đón Năm Mới—Tập tục của người Nga? Hay của tín đồ Đấng Christ?

“VÀO đầu thập niên 1830, cây thông xanh vẫn được người ta xem là ‘một ý niệm rất hay của người Đức’. Đến cuối thập niên đó, nó đã ‘trở thành tục lệ’ trong nhà của giới thượng lưu ở St. Petersburg... Trong thế kỷ 19, chỉ trong nhà của giới giáo phẩm và trong các túp lều của nông dân mới không chịu ảnh hưởng của tập tục này...

“Trước đó, cây thông... không được ưa chuộng cho lắm. Theo truyền thống của người Nga thì nó được xem là biểu tượng của sự chết và liên kết với ‘cõi âm ty’; họ cũng có tập tục trưng cây thông trên nóc quán rượu. Nhưng đến giữa thế kỷ 19 thì người ta thay đổi hẳn quan điểm... Điều hoàn toàn dễ hiểu là trong quá trình tiếp nhận tục lệ đó, truyền thống ngoại quốc này bắt đầu mang cùng ý nghĩa với cây Noel Tây Phương, liên hệ với đề tài Giáng Sinh...

“Quá trình Ki-tô hóa cây thông ở Nga gặp nhiều khó khăn vì bị Giáo Hội Chính Thống phản đối. Hàng giáo phẩm xem lễ hội mới này là ‘hoạt động của ma quỉ’, một truyền thống ngoại giáo chẳng dính dáng gì đến sự ra đời của Chúa Cứu Thế, và hơn nữa lại là truyền thống của Tây Phương”.—Giáo sư Yelena V. Dushechkina, tiến sĩ khoa học ngữ văn của Đại Học Quốc Gia St. Petersburg.

[Nguồn tư liệu nơi trang 32]

Hình: Nikolai Rakhmanov