Sự thịnh vượng thật trong thế giới mới của Đức Chúa Trời
Sự thịnh vượng thật trong thế giới mới của Đức Chúa Trời
ANH Danh, * một tín đồ Đấng Christ có gia đình, nghĩ rằng anh đã làm điều tốt nhất khi đi Hoa Kỳ lập nghiệp. Dù không muốn để lại vợ con nơi quê nhà nhưng anh tin chắc rằng mình sẽ đem lại một cuộc sống tốt cho gia đình nếu có nhiều tiền hơn. Vì thế, anh nghe theo họ hàng đi New York và ít lâu sau tìm được việc làm.
Tuy nhiên, với thời gian sự lạc quan của anh Danh bắt đầu giảm dần. Anh chỉ còn chút ít thời gian cho những sinh hoạt thiêng liêng. Có lúc anh gần như mất đức tin nơi Đức Chúa Trời. Đến khi phạm tội vô luân thì anh mới thật sự thức tỉnh. Vì chỉ nghĩ đến việc làm giàu, anh dần dần quên đi những gì thật sự quan trọng đối với mình. Anh cảm thấy cần phải thay đổi.
Giống như anh Danh, hàng năm nhiều người đi di cư để tránh cảnh nghèo khổ nơi quê nhà với hy vọng cải thiện đời sống của mình. Tuy nhiên, thường thì họ bị mất mát nhiều về thiêng liêng. Một số người thắc mắc: “Một người có thể nào vừa theo đuổi của cải Lu-ca 12:21) Những người viết sách và những mục sư nổi tiếng cho rằng cả hai điều này có thể đạt được. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của anh Danh và một số người khác thì khó mà đạt được cả hai.—Lu-ca 18:24.
vật chất lại vừa giàu có nơi Đức Chúa Trời không?” (Tiền bạc không phải là xấu
Hiển nhiên tiền bạc do con người đặt ra. Như những phát minh khác, tiền bạc không phải xấu. Thật ra, tiền chỉ là một phương tiện để trao đổi. Vì thế, dùng tiền đúng cách là một điều tốt. Chẳng hạn, Kinh Thánh nhìn nhận rằng “tiền-bạc che thân”, đặc biệt khi gặp phải những vấn đề liên quan đến tình trạng túng quẫn. (Truyền-đạo 7:12) Nhưng dường như một số người tin rằng “có tiền mua tiên cũng được”.—Truyền-đạo (Giáo sĩ) 10:19, Trần Đức Huân.
Kinh Thánh lên án tính lười biếng nhưng khuyến khích tính siêng năng. Chúng ta cần phải chu cấp cho gia đình, và nếu để ra được chút ít thì chúng ta nên “giúp cho kẻ thiếu-thốn”. (Ê-phê-sô 4:28; 1 Ti-mô-thê 5:8) Ngoài ra, thay vì cổ vũ sự quên mình, Kinh Thánh khuyến khích chúng ta vui hưởng những gì mình có và “nhận-lãnh kỷ-phần” mình cũng như hưởng kết quả của công lao mình. (Truyền-đạo 5:18-20) Thật thế, trong Kinh Thánh có nhiều thí dụ về những người vừa trung thành vừa giàu có.
Những người trung thành giàu có
Áp-ra-ham, một tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời, có nhiều súc vật, vàng, bạc và hàng trăm tôi tớ. (Sáng-thế Ký 12:5; 13:2, 6, 7) Người công bình Gióp cũng giàu sang, có nhiều đàn súc vật, tôi tớ, vàng và bạc. (Gióp 1:3; 42:11, 12) Những người này thuộc thành phần giàu có ngay cả theo tiêu chuẩn thời nay, nhưng họ cũng giàu có nơi Đức Chúa Trời.
Sứ đồ Phao-lô gọi Áp-ra-ham là “cha hết thảy những kẻ tin”. Áp-ra-ham không phải là người keo kiệt và khư khư giữ của. (Rô-ma 4:11; Sáng-thế Ký 13:9; 18:1-8) Đức Chúa Trời cũng nói Gióp là người “trọn-vẹn và ngay-thẳng”. (Gióp 1:8) Ông luôn luôn sẵn sàng giúp những ai nghèo khó và đau khổ. (Gióp 29:12-16) Cả Áp-ra-ham và Gióp không hề tin cậy nơi của cải mình có nhưng tin cậy nơi Đức Chúa Trời.—Sáng-thế Ký 14:22-24; Gióp 1:21, 22; Rô-ma 4:9-12.
Một trường hợp khác là Vua Sa-lô-môn. Với tư cách người kế vị trên ngôi của Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem, không những ông được ban sự khôn ngoan mà luôn cả giàu sang vinh hiển. (1 Các Vua 3:4-14) Ông trung thành gần trọn cuộc đời, nhưng đến cuối đời, lòng Sa-lô-môn “chẳng vâng theo Đức Giê-hô-va cách trọn-lành”. (1 Các Vua 11:1-8) Kinh nghiệm đáng buồn của ông cho thấy một số cạm bẫy thường do tiền tài vật chất gây ra. Chúng ta hãy xem xét một số cạm bẫy đó.
Cạm bẫy của tiền tài vật chất
Điều nguy hiểm nhất là sự ham mê tiền bạc và những gì mà tiền bạc đem lại. Tiền tài làm một số người sinh lòng tham muốn đến nỗi không bao giờ có thể thỏa mãn được. Lúc mới lên ngôi, Sa-lô-môn để ý thấy một số người có khuynh hướng này. Ông viết: “Kẻ tham tiền-bạc chẳng hề chán-lắc tiền-bạc; kẻ ham của-cải chẳng hề chán về huê-lợi. Điều đó cũng là sự hư-không”. (Truyền-đạo 5:10) Về sau, cả Chúa Giê-su lẫn sứ đồ Phao-lô cũng cảnh báo tín đồ Đấng Christ về sự mê đắm này.—Mác 4:18, 19; 2 Ti-mô-thê 3:2.
Khi tiền bạc trở thành cứu cánh thay vì chỉ là phương tiện thì chúng ta dễ vướng vào đủ loại cạm bẫy về đạo đức, kể cả nói dối, trộm cắp và phản bội. Giu-đa Ích-ca-ri-ốt, một sứ đồ của Đấng Christ đã phản bội ngài chỉ vì 30 miếng bạc. (Mác 14:11; Giăng 12:6) Khi quá ham mê tiền bạc, một số người còn thờ thần tài thay vì thờ Đức Chúa Trời. (1 Ti-mô-thê 6:10) Vì vậy, tín đồ Đấng Christ luôn luôn nên thành thật xem xét động lực của mình trong việc kiếm thêm tiền.—Hê-bơ-rơ 13:5.
Việc đeo đuổi tiền tài vật chất gây ra những mối nguy hiểm khác khó thấy được. Trước tiên, khi có nhiều của cải, người ta thường dựa vào khả năng của mình. Chúa Giê-su đề cập đến cả điều này khi nói về “sự lừa dối của giàu có”. (Ma-thi-ơ 13:22, Ghi-đê-ôn) Tương tự thế, người viết Kinh Thánh là Gia-cơ cũng cảnh giác tín đồ Đấng Christ chớ quên Đức Chúa Trời khi có những dự tính về công việc làm ăn. (Gia-cơ 4:13-16) Đối với những người giàu, tiền bạc dường như cho họ tự do làm nhiều điều mong muốn, nhưng mối nguy hiểm ngấm ngầm là họ sẽ tin cậy vào tiền bạc thay vì Đức Chúa Trời.—Châm-ngôn 30:7-9; Công-vụ 8:18-24.
Kế đến, như trường hợp của anh Danh nói trên, việc theo đuổi sự giàu có thường chiếm quá nhiều thì giờ và năng lực khiến một người dần dần ngừng theo đuổi điều thiêng liêng. (Lu-ca 12:13-21) Người giàu luôn bị cám dỗ hưởng thụ những gì mình có hoặc theo đuổi mục tiêu cá nhân.
Phải chăng tình trạng thiêng liêng của Sa-lô-môn yếu đi một phần là vì ông đã để cho lối sống xa hoa làm mờ lý trí? (Lu-ca 21:34) Ông biết Đức Chúa Trời ra chỉ thị cấm làm sui gia với người ngoại bang. Dù vậy, sau cùng ông đã có đến một ngàn vợ. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 7:3) Vì muốn làm vui lòng những người vợ ngoại bang, ông cố dàn xếp một hình thức hòa đồng tôn giáo. Như đã nói trên, dần dần lòng của Sa-lô-môn xa lìa Đức Giê-hô-va.
Rõ ràng, những trường hợp này cho thấy lời khuyên của Chúa Giê-su thật xác thực: “Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn [“tiền tài”, Bản Dịch Mới] nữa”. (Ma-thi-ơ 6:24) Thế thì, làm sao một người có thể thành công khi đương đầu với những thách đố về kinh tế mà đa số người ta ngày nay gặp phải? Quan trọng hơn nữa, chúng ta có hy vọng nhận được một cuộc sống tốt hơn trong tương lai không?
Sự thịnh vượng thật sắp đến
Không như tộc trưởng Áp-ra-ham, Gióp và dân tộc Y-sơ-ra-ên, những môn đồ Chúa Giê-su có sứ mạng “dạy-dỗ muôn-dân”. (Ma-thi-ơ 28:19, 20) Để làm tròn sứ mạng này, một người cần thời gian và nỗ lực, thay vì dùng những điều đó để theo đuổi mục tiêu đời này. Vì thế, bí quyết thành công là làm theo lời Chúa Giê-su dạy: “Nhưng trước hết, hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công-bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa”.—Ma-thi-ơ 6:33.
Cuối cùng, khi gia đình gần tan hoang, và khi sắp mất đức tin nơi Đức Chúa Trời thì anh Danh mới sửa đổi cuộc sống. Đúng như lời Chúa Giê-su hứa, khi Anh Danh bắt đầu để việc học Kinh Thánh, cầu nguyện và rao giảng lên hàng ưu tiên trong cuộc sống thì những điều khác trở nên tốt đẹp. Mối quan hệ của
anh với vợ con dần được hàn gắn. Anh cảm thấy vui và mãn nguyện trở lại. Anh vẫn tiếp tục siêng năng làm việc. Tuy không trở thành người giàu có nhưng qua kinh nghiệm đau thương anh đã học được một số bài học đáng giá.Khi suy nghĩ lại, anh Danh thấy việc anh đi Hoa Kỳ lập nghiệp là điều thiếu khôn ngoan, và anh quyết tâm kể từ nay sẽ không bao giờ để cho tiền bạc chi phối các quyết định của mình nữa. Bây giờ anh nhận ra điều gì là quý nhất trên đời mà tiền bạc không thể mua được. Đó là một gia đình yêu thương đầm ấm, những người bạn tốt và mối quan hệ với Đức Chúa Trời. (Châm-ngôn 17:17; 24:27; Ê-sai 55:1, 2) Quả thật, đạo đức có giá trị nhiều hơn tiền tài vật chất. (Châm-ngôn 19:1; 22:1) Cùng với gia đình, anh Danh quyết tâm đặt điều quan trọng lên hàng ưu tiên trong cuộc sống.—Phi-líp 1:10.
Con người đã nhiều lần thất bại trong nỗ lực xây dựng một xã hội vừa thật sự thịnh vượng vừa có đạo đức. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời hứa rằng dưới sự cai trị của Nước Ngài, chúng ta sẽ được dư dật về vật chất lẫn thiêng liêng và có được một đời sống thỏa nguyện. (Thi-thiên 72:16; Ê-sai 65:21-23) Chúa Giê-su dạy rằng để thật sự được thịnh vượng, trước tiên người ta phải quan tâm đến nhu cầu thiêng liêng. (Ma-thi-ơ 5:3) Vậy, dù giàu hay nghèo, điều tốt nhất mà mỗi người chúng ta có thể làm để chuẩn bị vào thế giới mới sắp đến là đặt những điều thiêng liêng lên hàng đầu ngay từ bây giờ. (1 Ti-mô-thê 6:17-19) Thế giới đó mới thật là một xã hội thịnh vượng về cả thiêng liêng lẫn vật chất.
[Chú thích]
^ đ. 2 Tên đã đổi.
[Các hình nơi trang 5]
Gióp tin cậy nơi Đức Chúa Trời chứ không tin cậy nơi của cải
[Hình nơi trang 7]
Tiền không thể mua những điều giá trị nhất trong đời sống