Một sự quản trị để thực hiện ý định Đức Chúa Trời
Một sự quản trị để thực hiện ý định Đức Chúa Trời
“[Đức Chúa Trời] làm mọi sự hiệp với ý quyết-đoán”.—Ê-PHÊ-SÔ 1:11.
1. Tại sao tất cả hội thánh Nhân Chứng Giê-hô-va nhóm lại vào ngày 12-4-2006?
VÀO chiều tối Thứ Tư ngày 12-4-2006, khoảng 16 triệu người sẽ nhóm lại để cử hành Bữa Tiệc Thánh của Chúa. Tại mỗi nơi họp, người ta để trên bàn bánh không men, tượng trưng cho thân thể Đấng Christ, và rượu đỏ, tượng trưng huyết ngài. Gần cuối bài giảng giải thích về ý nghĩa Lễ Tưởng Niệm sự chết của Chúa Giê-su, hai món biểu tượng sẽ được chuyền đi, trước là bánh không men, sau đến rượu đỏ. Trong một số hội thánh Nhân Chứng Giê-hô-va, chỉ một hay vài người có mặt sẽ dùng các món biểu tượng này. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp thì không ai dùng. Tại sao chỉ một số tín đồ Đấng Christ có hy vọng lên trời mới dùng các món biểu tượng, trong khi đa số người có hy vọng sống đời đời trên đất lại không dùng?
2, 3. (a) Đức Giê-hô-va tạo dựng theo ý định của Ngài như thế nào? (b) Đức Giê-hô-va tạo trái đất và loài người với ý định gì?
2 Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời có ý định. Để thực hiện ý định đó, Ngài “làm mọi sự hiệp với ý quyết-đoán” của Ngài. (Ê-phê-sô 1:11) Trước hết, Ngài tạo ra Con độc sinh. (Giăng 1:1, 14; Khải-huyền 3:14) Và rồi qua Con này, Đức Giê-hô-va tạo ra các con thần linh và sau cùng là vũ trụ vật chất gồm trái đất và con người.—Gióp 38:4, 7; Thi-thiên 103:19-21; Giăng 1:2, 3; Cô-lô-se 1:15, 16.
3 Đức Giê-hô-va không tạo ra trái đất để làm nơi thử thách loài người, rồi đưa những người tốt lên trời làm thiên thần, như các nhà thờ thường dạy. Ngài tạo ra trái đất với một ý định rõ ràng là “để dân ở”. (Ê-sai 45:18) Đức Chúa Trời tạo ra trái đất cho con người sinh sống. (Thi-thiên 115:16) Cả trái đất sẽ trở thành địa đàng, có đầy những người công bình, và công việc của họ là trồng trọt và chăm sóc trái đất. Không bao giờ Ngài có ý định cho cặp vợ chồng đầu tiên sống ở trên trời.—Sáng-thế Ký 1:26-28; 2:7, 8, 15.
Ý định của Đức Giê-hô-va bị thách thức
4. Ngay từ lúc khởi đầu lịch sử nhân loại, cách cai trị của Đức Giê-hô-va bị thách thức như thế nào?
4 Một con thần linh của Đức Chúa Trời đã lạm dụng quyền tự do ý chí mà Ngài đã ban cho để phản nghịch và quyết cản trở ý định của Ngài. Hắn đã quấy rối sự bình an của tất cả những người yêu thương vâng phục quyền cai trị của Đức Giê-hô-va. Sa-tan dẫn cặp vợ chồng đầu tiên đi vào con đường độc lập với Đức Chúa Trời. (Sáng-thế Ký 3:1-6) Hắn không chối cãi sự kiện Đức Giê-hô-va có đầy quyền lực, nhưng thách thức cách cai trị của Ngài. Vì vậy, ngay từ lúc khởi đầu lịch sử nhân loại, vấn đề cơ bản về quyền cai trị của Đức Giê-hô-va đã được nêu lên trên đất.
5. Vấn đề phụ nào đã được nêu ra, và có liên quan đến ai?
5 Đi đôi với vấn đề chính về quyền cai trị hoàn vũ là vấn đề phụ mà Sa-tan nêu lên trong thời của Gióp. Sa-tan nêu nghi vấn về động lực của các tạo vật trong việc vâng lời Đức Giê-hô-va. Sa-tan có ý cho rằng họ vâng lời Ngài vì lý do ích kỷ, và nếu bị thử thách thì họ sẽ chống lại Ngài. (Gióp 1:7-11; 2:4, 5) Dù sự thử thách này chỉ nhằm vào một tôi tớ của Đức Giê-hô-va trên đất, nó cũng liên quan đến các con thần linh, kể cả Con một của Ngài.
6. Đức Giê-hô-va đã chứng tỏ Ngài làm đúng với ý định và ý nghĩa của danh Ngài như thế nào?
6 Để làm đúng với ý định và ý nghĩa của danh Ngài, Đức Giê-hô-va tự trở thành Đấng Tiên Tri và Đấng Cứu Rỗi. * Ngài phán với Sa-tan: “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng-dõi mầy cùng dòng-dõi người nữ nghịch-thù nhau. Người sẽ giày-đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người”. (Sáng-thế Ký 3:15) Qua Dòng Dõi của “người nữ”, tức tổ chức trên trời của Ngài, Đức Giê-hô-va sẽ đáp lại sự thách thức của Sa-tan, đồng thời cho con cháu của A-đam hy vọng được giải cứu và được sự sống.—Rô-ma 5:21; Ga-la-ti 4:26, 31.
“Sự mầu-nhiệm của ý-muốn Ngài”
7. Qua sứ đồ Phao-lô, Đức Giê-hô-va tiết lộ điều gì về ý định Ngài?
7 Trong thư gửi tín đồ Đấng Christ ở Ê-phê-sô, sứ đồ Phao-lô giải thích khéo léo về việc Đức Giê-hô-va quản trị mọi vật như thế nào để thực hiện ý định Ngài. Phao-lô viết: “[Ngài] khiến chúng ta biết sự mầu-nhiệm của ý-muốn Ngài, theo ý định mà Ngài đã tự lập-thành trước trong lòng nhân-từ Ngài—để làm sự định trước [“sự quản trị”, NW] đó trong khi kỳ mãn—hội-hiệp muôn vật lại trong Đấng Christ, cả vật ở trên trời và vật ở dưới đất”. (Ê-phê-sô 1:9, 10) Ý định cao cả của Đức Giê-hô-va là đem lại một vũ trụ hợp nhất, đầy dẫy tạo vật yêu thương vâng phục sự cai trị của Ngài. (Khải-huyền 4:11) Qua đó, danh Ngài sẽ được nên thánh, Sa-tan bị vạch mặt là kẻ nói dối, và ý định của Đức Chúa Trời sẽ được thực hiện “ở đất như trời”.—Ma-thi-ơ 6:10.
8. Ý nghĩa của từ được dịch là “sự quản trị” có nghĩa gì?
8 ‘Ý định nhân-từ’ của Đức Giê-hô-va sẽ được thực hiện nhờ “sự quản trị”. Phao-lô dùng từ này có nghĩa đen là “quản lý việc nhà”. Ở đây không có ý nói đến một chính phủ, chẳng hạn như Nước của Đấng Mê-si, nhưng nói về cách điều hành mọi sự việc. * Cách tuyệt diệu mà Đức Giê-hô-va điều hành mọi sự việc để thực hiện ý định của Ngài có liên quan đến “lẽ mầu-nhiệm” dần dần được tiết lộ qua nhiều thế kỷ.—Ê-phê-sô 1:10; 3:9, NW, cước chú.
9. Đức Giê-hô-va dần dần tiết lộ sự mầu nhiệm của ý muốn Ngài bằng cách nào?
9 Bằng một loạt giao ước, Đức Giê-hô-va dần dần cho biết ý định về Dòng Dõi mà Ngài đã hứa trong vườn Ê-đen, và cách Ngài thực hiện ý định ấy. Giao ước với Áp-ra-ham tiết lộ là Dòng Dõi sẽ đến trái đất thuộc gia tộc của Áp-ra-ham, và nhờ Dòng Dõi đó “các dân thế-gian” sẽ được phước. Giao ước ấy cũng gián tiếp cho biết rằng những người khác sẽ kết hợp với phần chính của dòng dõi ấy. (Sáng-thế Ký 22:17, 18) Giao ước Luật Pháp với dân Y-sơ-ra-ên xác thịt cũng tiết lộ ý định của Đức Giê-hô-va là sẽ có “một nước thầy tế-lễ”. (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:5, 6) Giao ước với Đa-vít cho biết Dòng Dõi sẽ là Lãnh Tụ của một Nước đến muôn đời. (2 Sa-mu-ên 7:12, 13; Thi-thiên 89:3, 4) Sau khi giao ước Luật Pháp dẫn dân Do Thái đến Đấng Mê-si, Đức Giê-hô-va tiết lộ thêm những khía cạnh khác về việc thực hiện ý định của Ngài. (Ga-la-ti 3:19, 24) Những người được kết hợp với phần chính của dòng dõi sẽ hợp thành “nước thầy tế-lễ” nói trên. Họ sẽ được dự phần vào “giao-ước mới” với tư cách là nước “Y-sơ-ra-ên” mới, một nước thiêng liêng.—Giê-rê-mi 31:31-34; Hê-bơ-rơ 8:7-9. *
10, 11. (a) Đức Giê-hô-va tiết lộ về Dòng Dõi như thế nào? (b) Tại sao Con một của Đức Chúa Trời xuống trái đất?
10 Phù hợp với sự sắp xếp của Đức Chúa Trời, Dòng Dõi xuất hiện trên đất đúng vào thời điểm Lu-ca 1:32, 33) Qua đó, danh tánh của Dòng Dõi đã rõ ràng.—Ga-la-ti 3:16; 4:4.
đã định. Đức Giê-hô-va sai thiên sứ Gáp-ri-ên báo cho Ma-ri biết bà sẽ sinh một con trai được đặt tên là Giê-su. Thiên sứ phán với bà: “Con trai ấy sẽ nên tôn-trọng, được xưng là Con của Đấng Rất-Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ-phụ Ngài. Ngài sẽ trị-vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô-cùng”. (11 Con một của Đức Giê-hô-va phải đến trái đất và bị thử thách đến cùng. Chính Chúa Giê-su mới có thể đưa ra lời giải đáp hoàn hảo cho thách thức của Sa-tan. Liệu ngài có trung thành với Cha không? Điều này có quan hệ đến “sự mầu-nhiệm”. Sau này, sứ đồ Phao-lô giải thích vai trò của Chúa Giê-su: “Mọi người đều cho sự mầu-nhiệm của sự tin-kính là lớn lắm: Đấng đã được tỏ ra trong xác-thịt, thì đã được Đức Thánh-Linh xưng là công-bình, được thiên-sứ trông thấy, được giảng ra cho dân ngoại, được thiên-hạ tin-cậy, được cất lên trong sự vinh-hiển”. (1 Ti-mô-thê 3:16) Đúng vậy, qua thái độ không hề nao núng và giữ lòng trung kiên cho đến chết, Chúa Giê-su đã đưa ra lời giải đáp dứt khoát cho thách thức của Sa-tan. Nhưng những chi tiết khác về sự mầu nhiệm sẽ được tiết lộ sau.
“Sự mầu-nhiệm của nước Đức Chúa Trời”
12, 13. (a) Một khía cạnh của “sự mầu-nhiệm của Nước Đức Chúa Trời” là gì? (b) Việc Đức Giê-hô-va chọn một số người hạn định để lên trời có liên hệ đến điều gì?
12 Trong lúc rao giảng ở Ga-li-lê, Chúa Giê-su cho thấy sự mầu nhiệm liên kết chặt chẽ với Nước của Đấng Mê-si. Ngài nói với các môn đồ: “Bởi vì đã ban cho các ngươi được biết những điều mầu-nhiệm của nước thiên-đàng [“nước Đức Chúa Trời”, Mác 4:11]”. (Ma-thi-ơ 13:11) Một khía cạnh của sự mầu nhiệm đó liên hệ đến việc Đức Giê-hô-va chọn “bầy nhỏ” gồm 144.000 người để làm một phần của dòng dõi và cho họ được cùng với Con Ngài cai trị ở trên trời.—Lu-ca 12:32; Khải-huyền 14:1, 4.
13 Vì con người được tạo ra để sống trên đất, Đức Giê-hô-va phải “dựng nên mới” một số người để họ được lên trời. (2 Cô-rinh-tô 5:17) Với tư cách một người được chọn để có hy vọng đặc biệt sống trên trời, sứ đồ Phi-e-rơ viết: “Ngợi-khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương-xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus-Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông-cậy sống, là cơ-nghiệp không hư đi, không ô-uế, không suy-tàn, để dành trong các từng trời cho anh em”.—1 Phi-e-rơ 1:3, 4.
14. (a) Những người không thuộc dân Do Thái có liên quan thế nào đến “sự mầu-nhiệm của Nước Đức Chúa Trời”? (b) Tại sao chúng ta hiểu được “sự sâu-nhiệm của Đức Chúa Trời”?
14 Có một phần khác của sự mầu nhiệm liên quan đến chính phủ tương lai của Nước Trời, đó là Đức Chúa Trời muốn cho những người không thuộc dân Do Thái cũng có phần trong số người cùng cai trị với Đấng Christ trên trời. Phao-lô giải thích khía cạnh này trong “sự quản trị”, tức cách điều hành của Đức Giê-hô-va, nhằm thực hiện ý định của Ngài: “Lẽ mầu-nhiệm trong các đời khác, chưa từng phát-lộ cho con-cái loài người, mà bây giờ đã được Đức Thánh-Linh tỏ ra cho các sứ-đồ thánh và tiên-tri của Ngài. Lẽ mầu-nhiệm đó tức là: Dân ngoại là kẻ đồng kế-tự, là các chi của đồng một thể, đều có phần chung với chúng ta về lời hứa đã nhờ Tin-lành mà lập trong Đức Chúa Jêsus-Christ”. (Ê-phê-sô 3:5, 6) “Các sứ-đồ thánh” đã được cho biết phần này của lẽ mầu nhiệm. Ngày nay cũng thế, nếu thánh linh không giúp, chúng ta sẽ không hiểu được “sự sâu-nhiệm của Đức Chúa Trời”.—1 Cô-rinh-tô 2:10; 4:1; Cô-lô-se 1:26, 27.
15, 16. Tại sao Đức Giê-hô-va chọn những người cùng cai trị với Đấng Christ trong vòng nhân loại?
15 “Mười bốn vạn bốn ngàn người” đứng Khải-huyền 14:1-4) Đức Giê-hô-va chọn con đầu lòng trong số những con thần linh ở trên trời của Ngài để trở thành phần chính của dòng dõi như đã hứa trong vườn Ê-đen, nhưng tại sao Ngài chọn những người cùng cai trị với Đấng Christ trong vòng nhân loại? Sứ đồ Phao-lô giải thích con số giới hạn này “được gọi theo ý-muốn [Đức Giê-hô-va] đã định”, “theo ý tốt của Ngài”.—Rô-ma 8:17, 28-30; Ê-phê-sô 1:5, 11; 2 Ti-mô-thê 1:9.
với “Chiên Con” trên Núi Si-ôn trên trời đã được “chuộc khỏi đất”, và “chuộc từ trong loài người, để làm trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con”, tức Chúa Giê-su Christ. (16 Ý định của Đức Giê-hô-va là làm thánh danh Ngài và biện minh cho quyền cai trị hoàn vũ của Ngài. Với cách quản trị, tức cách điều hành, khôn ngoan vô song, Đức Giê-hô-va đã sai Con đầu lòng của Ngài xuống trái đất, nơi mà Con ấy bị thử thách đến cùng. Ngoài ra, Ngài quyết định chính phủ Nước của Con Ngài sẽ gồm những người cũng ủng hộ quyền cai trị của Ngài cho đến chết.—Ê-phê-sô 1:8-12; Khải-huyền 2:10, 11.
17. Tại sao chúng ta vui là Đấng Christ cùng những người đồng cai trị với ngài đã từng làm người sống trên đất?
17 Đức Giê-hô-va bày tỏ tình yêu thương cao cả đối với con cháu A-đam bằng cách cho Con Ngài đến trái đất, và chọn người để đồng cai trị với Con ấy trong chính phủ Nước Trời. Điều đó có lợi như thế nào cho những người đã chứng tỏ trung thành với Đức Giê-hô-va từ thời A-bên đến nay? Vì sinh ra trong tội lỗi và sự chết, những người bất toàn cần được chữa lành về thiêng liêng cũng như thể chất và cần được đem trở lại tình trạng hoàn toàn, phù hợp với ý định ban đầu của Đức Giê-hô-va dành cho nhân loại. (Rô-ma 5:12) Đối với những người trông mong được sống đời đời trên đất, một khi biết rằng Vua của họ sẽ bày tỏ tình yêu thương và thông cảm như ngài đã tỏ với các môn đồ trong thời gian thi hành thánh chức trên đất, đây quả là một niềm an ủi! (Ma-thi-ơ 11:28, 29; Hê-bơ-rơ 2:17, 18; 4:15; 7:25, 26) Và thật an lòng biết bao khi họ biết rằng những vị vua kiêm thầy tế lễ kết hợp với Đấng Christ trên trời gồm những người nam và nữ tin kính cũng đã từng phấn đấu với những yếu kém và thách thức trong cuộc sống giống như chúng ta!—Rô-ma 7:21-25.
Ý định chắc chắn của Đức Giê-hô-va
18, 19. Tại sao chúng ta hiểu rõ hơn lời Phao-lô nơi Ê-phê-sô 1:8-11, và bài kế tiếp sẽ xem xét điều gì?
18 Giờ đây chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của lời Phao-lô nói với những tín đồ Đấng Christ được xức dầu nơi Ê-phê-sô 1:8-11. Ông nói rằng Đức Giê-hô-va đã tỏ cho họ biết “sự mầu-nhiệm của ý-muốn Ngài”, rằng họ là “kẻ dự phần kế-nghiệp” với Đấng Christ, và họ được “định trước... theo mạng của Đấng làm mọi sự hiệp với ý quyết-đoán”. Chúng ta nhận thấy rằng điều này phù hợp với “sự quản trị” tuyệt diệu của Đức Giê-hô-va để thực hiện ý định của Ngài. Điều này cũng giúp chúng ta hiểu tại sao chỉ một số tín đồ dùng những món biểu tượng trong Bữa Tiệc Thánh của Chúa.
19 Trong bài kế tiếp, chúng ta sẽ hiểu Lễ Tưởng Niệm sự chết của Đấng Christ có nghĩa gì đối với những tín đồ có hy vọng lên trời. Chúng ta cũng sẽ biết tại sao hàng triệu người có hy vọng sống đời đời trên đất rất chú ý đến ý nghĩa của Lễ Tưởng Niệm.
[Chú thích]
^ đ. 6 Danh Đức Chúa Trời có nghĩa là “Đấng làm cho thành tựu”. Đức Giê-hô-va có thể trở thành bất cứ vai trò nào Ngài muốn để thực hiện ý định Ngài.—Xin xem sách Hãy đến gần Đức Giê-hô-va, trang 9, đoạn 8, và sách mỏng Danh Đức Chúa Trời sẽ còn đến muôn đời, trang 6, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
^ đ. 8 Lời Phao-lô cho thấy “sự quản trị” đó đã có vào thời ông, trong khi Kinh Thánh cho biết rằng Nước của Đấng Mê-si không được thành lập cho đến năm 1914.
^ đ. 9 Để biết thêm chi tiết của các giao ước này liên quan đến việc thực hiện ý định của Đức Chúa Trời, xin xem Tháp Canh (Anh ngữ) ngày 1-2-1989, trang 10-15, và Tháp Canh ngày 1-2-1998, trang 8-18.
Để ôn lại
• Tại sao Đức Giê-hô-va tạo ra trái đất và đặt con người ở đó?
• Tại sao Con một của Đức Giê-hô-va cần phải bị thử thách trên đất?
• Tại sao Đức Giê-hô-va chọn những người đồng cai trị với Đấng Christ trong vòng nhân loại?
[Câu hỏi thảo luận]