Khá làm tay bạn nên mạnh
Khá làm tay bạn nên mạnh
“Các ngươi là kẻ, đương những ngày nầy, nghe các lời ấy từ miệng các tiên-tri... thì các ngươi khá làm tay mình nên mạnh”.—XA-CHA-RI 8:9.
1, 2. Tại sao hai sách A-ghê và Xa-cha-ri đáng cho chúng ta chú ý?
LỜI TIÊN TRI của A-ghê và Xa-cha-ri được viết cách đây khoảng 2.500 năm, nhưng vẫn có ý nghĩa trong đời sống bạn ngày nay. Những lời tường thuật trong hai sách này không chỉ là lịch sử, mà còn thuộc về “mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy-dỗ chúng ta”. (Rô-ma 15:4) Phần nhiều những gì chúng ta đọc trong hai sách này khiến chúng ta nghĩ đến những tình trạng có thật xảy ra từ khi Nước Trời được thành lập trên trời vào năm 1914.
2 Nhắc về những biến cố và tình trạng mà dân Đức Chúa Trời đã trải qua thời xưa, sứ đồ Phao-lô nói: “Những sự ấy có nghĩa hình-bóng, và họ đã lưu-truyền để khuyên-bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối-cùng các đời”. (1 Cô-rinh-tô 10:11) Vậy có lẽ bạn muốn biết hai sách A-ghê và Xa-cha-ri có giá trị gì cho chúng ta ngày nay?
3. A-ghê và Xa-cha-ri chú trọng đến điều gì?
3 Như bài trước đã đề cập, những lời tiên tri của A-ghê và Xa-cha-ri nói về giai đoạn người Do Thái trở về vùng đất mà Đức Chúa Trời ban cho họ sau khi ra khỏi tình trạng lưu đày ở Ba-by-lôn. Hai nhà tiên tri đều nói đến việc xây lại đền thờ. Người Do Thái xây nền đền thờ vào năm 536 TCN. Tuy một số người già chú trọng đến thời quá khứ, nhưng nói chung dân sự “la tiếng lớn vui mừng hớn-hở”. Tuy nhiên, trên thực tế có một biến cố còn trọng đại hơn đang diễn ra vào thời chúng ta. Nói thế có nghĩa gì?—E-xơ-ra 3:3-13.
4. Điều gì xảy ra ít lâu sau Thế Chiến I?
4 Ít lâu sau Thế Chiến I, những người xức dầu của Đức Giê-hô-va được thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Ba-by-lôn Lớn. Sự kiện này là dấu hiệu cho thấy rõ sự trợ giúp của Đức Giê-hô-va. Trước đó, các nhà lãnh đạo tôn giáo và những đồng minh chính trị của họ dường như đã chận đứng được công việc rao giảng và dạy dỗ công cộng của các Học Viên Kinh Thánh. (E-xơ-ra 4:8, 13, 21-24) Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va đã dẹp bỏ những chướng ngại cản trở công việc rao giảng và đào tạo môn đồ. Công việc Nước Trời vẫn tăng tiến qua nhiều thập kỷ kể từ năm 1919 cho đến nay, và không điều gì có thể ngăn cản sự phát triển của công việc đó.
5, 6. Xa-cha-ri 4:7 nói đến thành quả quan trọng nào?
5 Chúng ta có thể chắc chắn rằng với sự trợ giúp của Đức Giê-hô-va, công việc rao giảng và dạy dỗ trong thời kỳ này được các tôi tớ biết vâng lời Ngài thực hiện sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Xa-cha-ri 4:7 có ghi như sau: “Nó sẽ đem đá chót ra; sẽ có tiếng kêu rằng: Xin ban ơn, ban ơn cho nó! [“Tuyệt! Tuyệt lắm!”, Nguyễn Thế Thuấn]”. Câu này nói đến thành quả quan trọng nào trong thời chúng ta?
6 Xa-cha-ri 4:7 nói về thời kỳ mà sự thờ phượng thật của Chúa Tối Thượng sẽ được đạt đến tình trạng hoàn hảo tại hành lang trên đất của đền thờ thiêng liêng của Ngài. Đền thờ đó là sự sắp đặt của Đức Giê-hô-va để loài người đến thờ phượng Ngài nhờ sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su. Đành rằng đền thờ thiêng liêng vĩ đại đã có từ thế kỷ thứ nhất CN, nhưng sự thờ phượng thật tại hành lang trên đất của đền thờ đó còn phải được đạt đến tình trạng hoàn hảo. Hàng triệu người hiện đang thờ phượng tại hành lang trên đất của đền thờ thiêng liêng. Những người này và nhiều người sống lại sẽ được đưa đến tình trạng hoàn toàn trong Triều Đại Một Ngàn Năm của Chúa Giê-su. Cuối một ngàn năm ấy, chỉ có những người thờ phượng Đức Chúa Trời mới còn sống trên trái đất được tẩy sạch.
7. Chúa Giê-su giữ vai trò nào trong việc đưa sự thờ phượng thật đến tình trạng hoàn hảo trong thời kỳ này, và tại sao chúng ta thấy điều ấy đáng khích lệ?
7 Quan Tổng Đốc Xô-rô-ba-bên và Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Giê-hô-sua có mặt để chứng kiến đền thờ được hoàn tất vào năm 515 TCN. Xa-cha-ri 6:12, 13 báo trước sự kiện Chúa Giê-su giữ vai trò tương tự trong việc đưa sự thờ phượng thật đến tình trạng hoàn hảo: “Đức Giê-hô-va vạn-quân có phán như vầy: Nầy, có một người tên là Chồi-mống, sẽ nứt ra từ chỗ người, và người ấy sẽ xây đền-thờ Đức Giê-hô-va. Chính người... sẽ được sự oai nghiêm, ngồi cai-trị trên ngôi mình, làm thầy tế-lễ ở trên ngôi mình”. Vì Chúa Giê-su ở trên trời là Chồi mống của dòng vua nhà Đa-vít, và ngài là đấng hỗ trợ cho công việc Nước Trời tại đền thờ thiêng liêng, vậy thì ai có thể cản trở được sự tiến triển của công việc đó? Chắc chắn là không ai cả! Điều này há chẳng khích lệ chúng ta tiếp tục thi hành thánh chức và không để những bận tâm thường ngày làm mình sao lãng hay sao?
Thứ tự ưu tiên
8. Tại sao chúng ta phải để công việc của đền thờ thiêng liêng lên trên hết trong đời sống?
8 Nếu muốn Đức Giê-hô-va ban phước và trợ giúp, chúng ta phải để công việc của đền thờ thiêng liêng lên trên hết trong đời sống. Khác với những người Do Thái, là những người đã cho rằng “thì-giờ chưa đến”, chúng ta phải nhớ rằng thời kỳ mình đang sống là “ngày sau-rốt”. (A-ghê 1:2; 2 Ti-mô-thê 3:1) Chúa Giê-su báo trước rằng những môn đồ trung thành của ngài sẽ rao giảng tin mừng về Nước Trời và đào tạo môn đồ. Chúng ta phải cẩn thận đừng để cho mình sao lãng đặc ân phụng sự này. Sau một thời gian bị gián đoạn vì sự chống đối của thế gian, công việc rao giảng và dạy dỗ được tiếp tục vào năm 1919, nhưng công việc ấy vẫn chưa hoàn tất. Nhưng bạn có thể tin chắc rằng công việc này sẽ được hoàn tất!
9, 10. Muốn được ân phước Đức Giê-hô-va, chúng ta phải làm gì, và điều này có nghĩa gì đối với chúng ta?
A-ghê 2:19) Họ sẽ được lại ân huệ của Ngài. Giờ đây hãy xem xét những ân phước có được qua lời hứa của Đức Chúa Trời: “Ở đó sẽ có hột giống bình-an; cây nho sẽ sanh trái, và đất sẽ sanh hoa-lợi, các từng trời sẽ sa móc xuống, ta sẽ làm cho những kẻ sót lại của dân nầy được hưởng mọi sự đó”.—Xa-cha-ri 8:9-13.
9 Với tư cách tập thể và cá nhân, hễ chúng ta càng nỗ lực làm việc này bao nhiêu thì càng được ân phước bấy nhiêu. Hãy lưu ý đến lời hứa của Đức Giê-hô-va, từ đó chúng ta rút ra được sự cam đoan. Một khi người Do Thái hết lòng thờ phượng trở lại và xây nền đền thờ thì Đức Giê-hô-va hứa: “Từ ngày nầy, ta sẽ ban phước cho các ngươi”. (10 Như Đức Giê-hô-va đã ban ân phước về mặt thiêng liêng lẫn vật chất cho dân Do Thái, thì Ngài cũng sẽ ban phước khi chúng ta siêng năng và vui mừng thi hành công việc Ngài giao phó. Những ân phước này bao gồm sự hòa thuận giữa anh em, an ổn, thịnh vượng và lớn mạnh về thiêng liêng. Bạn có thể chắc chắn là nếu muốn tiếp tục hưởng được ân phước của Đức Giê-hô-va, chúng ta phải làm công việc ở đền thờ thiêng liêng theo cách mà Ngài muốn.
11. Chúng ta có thể phân tích những điều ưu tiên trong đời sống như thế nào?
11 Bây giờ là lúc để ‘xem-xét đường-lối của chúng ta’. (A-ghê 1:5, 7) Chúng ta nên dành thì giờ để phân tích xem điều nào là ưu tiên trong đời sống mình. Việc Đức Giê-hô-va ban ân phước cho chúng ta ngày nay tùy thuộc vào mức độ mà chúng ta tôn vinh danh Ngài và đẩy mạnh công việc ở đền thờ thiêng liêng. Bạn có thể tự hỏi: ‘Thứ tự ưu tiên của tôi đã đổi chăng? So với lúc mới báp têm, bây giờ lòng sốt sắng của tôi đối với Đức Giê-hô-va, lẽ thật và công việc của Ngài như thế nào? Tôi có để cho việc quan tâm đến lối sống tiện nghi chi phối mình để không còn chú ý đến Đức Giê-hô-va và Nước Trời không? Cảm giác sợ người ta nghĩ gì về mình có cản trở tôi làm công việc của Chúa không?’—Khải-huyền 2:2-4.
12. A-ghê 1:6, 9 nêu bật tình trạng nào trong vòng người Do Thái?
12 Chắc chắn chúng ta không muốn mất ân phước dồi dào của Đức Chúa Trời vì sao lãng việc tôn vinh danh Ngài. Hãy nhớ rằng lúc đầu những người Do Thái hồi hương đã làm đúng, nhưng sau đó “ai nấy lo xây nhà mình”, như A-ghê 1:9 tường thuật. Dân sự bắt đầu bận tâm về những nhu cầu và lối sống riêng. Do đó, họ “gặt ít”, họ bị thiếu thực phẩm và quần áo ấm. (A-ghê 1:6) Đức Giê-hô-va đã không ban phước cho họ. Điều này cho chúng ta bài học nào ngày nay?
13, 14. Chúng ta có thể rút ra bài học nào từ A-ghê 1:6, 9, và tại sao bài học này quan trọng?
13 Chẳng phải bạn đồng ý là nếu muốn tiếp tục hưởng ân phước của Đức Chúa Trời, chúng ta phải quyết tâm không vì tìm lợi riêng cho mình mà sao lãng sự thờ phượng Đức
Giê-hô-va hay sao? Chúng ta phải cưỡng lại những hoạt động hoặc mối quan tâm khiến chúng ta sao lãng sự thờ phượng chẳng hạn như theo đuổi tiền bạc, mánh khóe kiếm tiền nhanh chóng, dự tính đầy tham vọng khi học lên cao để có sự nghiệp, danh vọng trong hệ thống này cũng như hoạch định nhằm thỏa mãn ham muốn cá nhân.14 Những điều đó có thể không phải là tội lỗi. Tuy nhiên, so với sự sống đời đời, bạn có thấy các điều đó là “công-việc chết” không? (Hê-bơ-rơ 9:14) Theo nghĩa nào? Những điều ấy là hư không, vô ích và chết về thiêng liêng. Nếu một người cố theo đuổi những điều như thế, thì có thể sẽ chết về thiêng liêng. Điều này đã xảy ra cho những tín đồ được xức dầu vào thời các sứ đồ. (Phi-líp 3:17-19) Và cũng đã xảy ra cho một số người thời nay. Có lẽ bạn biết một vài người dần dần sao lãng hoạt động của tín đồ Đấng Christ và tách khỏi hội thánh; giờ đây không có dấu hiệu nào cho thấy họ muốn trở lại phụng sự Đức Giê-hô-va. Chúng ta hy vọng rằng những người đó sẽ trở lại với Đức Giê-hô-va, nhưng sự kiện là theo đuổi “công-việc chết” có thể khiến một người bị mất ân huệ của Đức Giê-hô-va. Bạn có thể thấy tình trạng ấy đáng buồn như thế nào. Như vậy có nghĩa là mất đi niềm vui và sự bình an, tức bông trái thánh linh của Đức Chúa Trời. Và bạn hãy tưởng tượng sự mất mát khi không còn ở trong đoàn thể anh em thân thiết của tín đồ Đấng Christ!—Ga-la-ti 1:6; 5:7, 13, 22-24.
15. Bằng cách nào A-ghê 2:14 cho thấy sự thờ phượng của chúng ta là điều hệ trọng?
15 Đây là vấn đề hệ trọng. Hãy lưu ý đến câu A-ghê 2:14, Đức Giê-hô-va xem những người Do Thái thế nào khi họ bỏ bê nhà thờ phượng của Ngài để lo lập trần ván cho nhà riêng của mình, dù theo nghĩa đen hay nghĩa bóng: “Đức Giê-hô-va phán: Dân nầy nước nầy ở trước mặt ta cũng vậy; cả công-việc tay chúng nó làm ra cũng vậy; vật chúng nó dâng tại đây cũng bị ô-uế”. Khi người Do Thái bỏ bê sự thờ phượng thật thì Đức Giê-hô-va không chấp nhận bất kỳ của-lễ nào mà họ dâng một cách chiếu lệ cho Ngài trên bàn thờ tạm tại Giê-ru-sa-lem.—E-xơ-ra 3:3.
Đức Chúa Trời bảo đảm hỗ trợ
16. Dựa trên những sự hiện thấy mà Xa-cha-ri nhận được, những người Do Thái có thể biết chắc điều gì?
16 Những người Do Thái biết vâng lời xây lại đền thờ cho Đức Chúa Trời được bảo đảm là có sự hỗ trợ của Ngài, như đã chứng tỏ qua một loạt tám sự hiện thấy mà Xa-cha-ri nhận được. Sự hiện thấy thứ nhất bảo đảm rằng đền thờ sẽ được hoàn tất và Giê-ru-sa-lem cũng như Giu-đa sẽ thịnh vượng nếu những người biết vâng lời tiếp tục tiến hành công việc xây cất trước mắt. (Xa-cha-ri 1:8-17) Sự hiện thấy thứ hai chứa đựng lời hứa là tất cả những chính phủ chống đối sự thờ phượng thật sẽ bị tận diệt. (Xa-cha-ri 1:18-21) Những sự hiện thấy khác bảo đảm là Đức Chúa Trời sẽ che chở công trình xây cất; nhiều người từ nhiều nước sẽ đến nhà thờ phượng của Đức Giê-hô-va; sẽ có hòa bình và an ổn thật; những trở ngại cho công việc của Đức Chúa Trời tưởng chừng không thể vượt qua được sẽ bị san bằng; những điều gian ác sẽ bị diệt trừ; và có sự giám sát cũng như che chở của thiên sứ. (Xa-cha-ri 2:5, 11; 3:10; 4:7; 5:6-11; 6:1-8) Bạn có thể hiểu tại sao với sự bảo đảm được Đức Chúa Trời hỗ trợ như thế, những người biết vâng lời đã điều chỉnh lối sống và chú trọng đến việc làm tròn công việc mà Đức Chúa Trời giao cho họ khi Ngài giải thoát họ.
17. Khi nghĩ đến lời bảo đảm về sự thờ phượng thật sẽ chiến thắng, chúng ta nên tự hỏi điều gì?
17 Tương tự như vậy, lời bảo đảm mà chúng ta có về sự thờ phượng thật chắc chắn sẽ chiến thắng hẳn thôi thúc chúng ta hành động và làm chúng ta suy nghĩ nghiêm túc về nhà thờ phượng của Đức Giê-hô-va. Hãy tự hỏi: ‘Nếu tôi tin rằng đây là lúc phải rao truyền tin mừng về Nước Trời và đào tạo môn đồ, vậy những mục tiêu và lối sống của tôi có phù hợp với niềm tin chắc đó không? Tôi có dành đủ thời gian để học hỏi Lời tiên tri của Đức Chúa Trời, chú ý và thảo luận Lời ấy với anh em cùng đạo cũng như với những người trong khu vực không?’
18. Theo Xa-cha-ri chương 14, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai?
18 Xa-cha-ri nói về sự hủy diệt của Ba-by-lôn Lớn, kế tiếp là trận chiến Ha-ma-ghê-đôn. Chúng ta đọc: “Ấy sẽ là một ngày mà Đức Giê-hô-va biết; chẳng phải ngày, chẳng phải đêm, song xảy ra đến buổi chiều sẽ có sự sáng”. Đúng vậy, đối với những kẻ thù ở trên đất, ngày của Đức Giê-hô-va sẽ là một ngày đen tối ảm đạm! Nhưng đối với những người thờ phượng trung thành thì đó là một ngày luôn rạng rỡ và tràn đầy ân điển của Đức Giê-hô-va. Xa-cha-ri cũng mô tả mọi sự trong thế giới mới sẽ truyền ra sự thánh khiết của Đức Giê-hô-va. Sự thờ phượng thật tại đền thờ thiêng liêng vĩ đại của Đức Chúa Trời sẽ là sự thờ phượng duy nhất ở trên đất. (Xa-cha-ri 14:7, 16-19) Đây là một lời bảo đảm đáng chú ý! Chúng ta sẽ chứng kiến sự ứng nghiệm của những lời tiên tri cũng như thấy quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va được biện minh. Đó quả là ngày đặc biệt thuộc về Đức Giê-hô-va!
Ân phước mãi mãi
19, 20. Tại sao bạn cảm thấy rất khích lệ khi đọc Xa-cha-ri 14:8, 9?
19 Sau thành quả to lớn đó, Sa-tan Ma-quỉ và các quỉ của hắn sẽ bị giam cầm nơi vực sâu, tức là ở trong tình trạng không hoạt động. (Khải-huyền 20:1-3, 7) Sau đó ân phước sẽ tuôn tràn trong Triều Đại Một Ngàn Năm của Chúa Giê-su. Xa-cha-ri 14:8, 9 nói: “Xảy ra trong ngày đó, nước sống sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem, phân nửa chảy về biển đông, phân nửa chảy về biển tây, trong mùa hạ và mùa đông đều có. Đức Giê-hô-va sẽ làm vua khắp đất; trong ngày đó, Đức Giê-hô-va sẽ là có một, và danh Ngài cũng sẽ là có một”.
20 “Nước sống” hoặc “sông nước sự sống” tượng trưng cho sự cung cấp của Đức Giê-hô-va để duy trì sự sống. Nước ấy sẽ luôn tuôn chảy từ trung tâm của Nước Đấng Mê-si. (Khải-huyền 22:1, 2) Một đám đông người thờ phượng Đức Giê-hô-va, được sống sót qua Ha-ma-ghê-đôn, sẽ được thoát khỏi án phạt của sự chết do A-đam truyền lại. Ngay cả người chết cũng hưởng lợi ích qua sự sống lại. Và lúc ấy là thời kỳ mà Đức Giê-hô-va bắt đầu cai trị trên khắp đất. Con người trên khắp đất sẽ nhận biết Ngài là Chúa Tối Thượng Hoàn Vũ và là Đấng duy nhất mà muôn vật phải thờ phượng.
21. Chúng ta nên quyết tâm làm gì?
21 Nghĩ đến những lời tiên tri của A-ghê và Xa-cha-ri đã được ứng nghiệm và những gì sẽ được ứng nghiệm, chúng ta có lý do vững chắc để tiếp tục thực hiện công việc mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho chúng ta làm tại hành lang trên đất của đền thờ thiêng liêng của Ngài. Từ nay cho đến lúc sự thờ phượng thật được đạt đến tình trạng hoàn hảo, mong sao tất cả chúng ta nỗ lực tiếp tục đặt quyền lợi Nước Trời lên trên hết. Xa-cha-ri 8:9 khuyên giục chúng ta: “Các ngươi là kẻ, đương những ngày nầy, nghe các lời ấy từ miệng các tiên-tri... thì các ngươi khá làm tay mình nên mạnh”.
Bạn có nhớ không?
• Có những điểm tương đồng nào trong lịch sử khiến hai sách A-ghê và Xa-cha-ri vẫn thích hợp vào thời nay?
• A-ghê và Xa-cha-ri cho chúng ta bài học nào về những điều ưu tiên?
• Tại sao xem xét sách A-ghê và Xa-cha-ri cho chúng ta lý do để tin tưởng vào tương lai?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 26]
A-ghê và Xa-cha-ri khuyến khích những người Do Thái hết lòng làm việc và nhờ đó nhận được ân phước
[Các hình nơi trang 27]
Bạn có ở trong số “ai nấy lo xây nhà mình” không?
[Hình nơi trang 28]
Đức Giê-hô-va hứa ban ân phước, và Ngài đã giữ lời