Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Quyền có một tên

Quyền có một tên

Quyền có một tên

MỖI người đều có quyền có một tên. Tại Tahiti, ngay cả một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi cũng được đặt tên, dù người ta không biết tên tuổi của cha mẹ em. Phòng hộ tịch sẽ đặt tên họ cho đứa trẻ.

Thế nhưng, có một người chúng ta có thể nói là đã bị tước quyền căn bản này, quyền mà hầu như mỗi người đều có. Điều ngạc nhiên người ấy chính là Cha, ‘Đấng mà cả nhà trên trời và dưới đất đều được đặt tên’! (Ê-phê-sô 3:14, 15) Thật vậy, nhiều người không muốn nhắc đến danh của Đấng Tạo Hóa, danh được ghi trong Kinh Thánh. Họ chọn thay thế danh Ngài với những tước hiệu như “Đức Chúa Trời”, “Chúa”, hay “Đấng Vĩnh Hằng”. Thật ra danh Ngài là gì? Người viết Thi-thiên trả lời: “Chúa, danh là Đức Giê-hô-va, là Đấng Chí-Cao trên khắp trái đất”.—Thi-thiên 83:18.

Vào nửa đầu thế kỷ 19, khi những giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo London đến Tahiti, người Polynesia đang thờ phượng nhiều thần khác nhau. Mỗi thần đều có tên riêng, hai thần chính là Oro Taaroa. Để phân biệt Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh với các thần khác, những giáo sĩ này đã không ngại sử dụng cách rộng rãi danh Đức Chúa Trời. Trong tiếng Tahiti, danh Ngài được phiên âm là Iehova.

Dần dần, danh này được nhiều người biết đến và thường được nói đến trong các cuộc trò chuyện hàng ngày cũng như trong thư từ. Vua Pomare II của Tahiti, cai trị vào đầu thế kỷ 19, đã thường xuyên nhắc đến danh Đức Chúa Trời trong các lá thư của ông. Chúng ta có thể thấy bằng chứng về sự kiện này trong một lá thư ông viết bằng tiếng Anh, như được in lại ở đây. Hiện nay được trưng bày ở Bảo Tàng Viện Tahiti và Các Đảo, lá thư này chứng minh rằng vào thời đó người ta không có thành kiến đối với việc dùng danh Đức Chúa Trời. Hơn nữa, danh Đức Chúa Trời xuất hiện hàng ngàn lần trong ấn bản Kinh Thánh đầu tiên tiếng Tahiti, được hoàn tất vào năm 1835.

[Hình nơi trang 32]

Vua Pomare II

[Nguồn tư liệu nơi trang 32]

Vua và lá thư: Collection du Musée de Tahiti et de ses Îles, Punaauia, Tahiti