“Ta ở cùng các ngươi”
“Ta ở cùng các ngươi”
“Sứ-giả của Đức Giê-hô-va bèn nói cùng dân-sự... rằng: Ta ở cùng các ngươi, Đức Giê-hô-va phán vậy”.—A-GHÊ 1:13.
1. Qua lời tiên tri, Chúa Giê-su cho thấy có mối tương đồng nào giữa thời kỳ chúng ta và những thời kỳ trước?
CHÚNG TA đang sống trong thời kỳ rất quan trọng của lịch sử. Sự ứng nghiệm của lời tiên tri trong Kinh Thánh đã chứng tỏ rằng kể từ năm 1914 chúng ta sống trong “ngày của Chúa”. (Khải-huyền 1:10) Hẳn bạn đã nghiên cứu về đề tài này, vì vậy bạn biết rằng Chúa Giê-su so sánh “ngày Con người” trong vương quyền Nước Trời với “đời Nô-ê” và “đời Lót”. (Lu-ca 17:26, 28) Như thế lời tiên tri của Kinh Thánh cho biết có mối tương đồng giữa những thời kỳ ấy và thời kỳ chúng ta. Tuy nhiên, còn có một sự tương đồng khác đáng cho chúng ta xem xét kỹ lưỡng.
2. Đức Giê-hô-va giao sứ mệnh nào cho A-ghê và Xa-cha-ri?
2 Chúng ta hãy xem xét tình hình vào thời của những nhà tiên tri người Hê-bơ-rơ là A-ghê và Xa-cha-ri. Hai nhà tiên tri trung thành này đã truyền đạt thông điệp nào đặc biệt áp dụng cho dân Đức Giê-hô-va ngày nay? A-ghê và Xa-cha-ri là “sứ-giả của Đức Giê-hô-va” được gửi đến với người Do Thái sau cuộc hồi hương từ Ba-by-lôn. Hai nhà tiên tri này được giao sứ mệnh trấn an dân Y-sơ-ra-ên là họ có sự hỗ trợ của Đức Chúa Trời trong việc xây lại đền thờ. (A-ghê 1:13; Xa-cha-ri 4:8, 9) Dù hai sách A-ghê và Xa-cha-ri đều ngắn, nhưng chúng thuộc về Kinh Thánh và “cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích cho sự dạy-dỗ, bẻ-trách, sửa-trị, dạy người trong sự công-bình”.—2 Ti-mô-thê 3:16.
Có liên quan đến chúng ta
3, 4. Tại sao thông điệp của A-ghê và Xa-cha-ri đáng cho chúng ta chú ý?
3 Chắc chắn thông điệp của A-ghê và Xa-cha-ri có lợi ích cho người Do Thái, và những lời tiên tri đó đã ứng nghiệm một lần vào thời xưa. Nhưng tại sao chúng ta có thể chắc chắn rằng hai sách ấy có liên quan đến chúng ta ngày nay? Chúng ta tìm thấy manh mối nơi Hê-bơ-rơ 12:26-29. Trong các câu ấy, sứ đồ Phao-lô trích từ A-ghê 2:6 nói về việc Đức Chúa Trời “làm rúng-động các từng trời và đất”. Sự rúng động này cuối cùng sẽ “lật-đổ ngôi của các nước, diệt quyền-thế các nước của các dân”.—A-ghê 2:22.
4 Khi trích lời A-ghê, Phao-lô nói điều gì sẽ xảy ra cho “các nước của các dân” đồng thời nói đến sự ưu việt và vững bền của Nước Trời, Nước mà các tín đồ Đấng Christ được xức đầu sẽ nhận được. (Hê-bơ-rơ 12:28) Theo lời Phao-lô trong sách Hê-bơ-rơ được viết vào thế kỷ thứ nhất CN, bạn có thể hiểu rằng lời tiên tri của A-ghê và Xa-cha-ri hướng chúng ta đến một thời kỳ còn ở tương lai. Ngày nay, vẫn còn một số tín đồ được xức dầu sót lại trên đất. Họ là những người đồng kế tự với Chúa Giê-su trong Nước của Đấng Mê-si. Vì vậy, hai sách A-ghê và Xa-cha-ri hẳn rất quan trọng cho thời chúng ta.
5, 6. Những diễn biến nào đưa đến việc A-ghê và Xa-cha-ri nói tiên tri?
E-xơ-ra 3:8-13; 5:1) Dù điều đó đem lại sự vui mừng hớn hở, nhưng chẳng bao lâu sau những người Do Thái bắt đầu sợ hãi. Theo E-xơ-ra 4:4, những kẻ thù, tức “dân của xứ xui cho dân Giu-đa ngã lòng nhát-sợ, trong khi họ xây-cất”. Những kẻ thù đó, nhất là người Sa-ma-ri, đã vu cáo dân Do Thái. Họ đã thuyết phục vua Phe-rơ-sơ ra chiếu chỉ cấm việc xây lại đền thờ.—E-xơ-ra 4:10-21.
5 Sách E-xơ-ra cho chúng ta biết về bối cảnh lịch sử thời ấy. Sau khi người Do Thái từ Ba-by-lôn trở về vào năm 537 TCN, Quan Tổng Đốc Xô-rô-ba-bên và Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Giê-hô-sua (hay Giê-sua) trông nom việc xây nền đền thờ mới vào năm 536 TCN. (6 Dân Do Thái không còn lòng nhiệt tình ban đầu đối với việc xây cất đền thờ. Họ quay sang theo đuổi những sở thích riêng. Tuy nhiên, 16 năm sau khi nền của đền thờ được lập, tức là vào năm 520 TCN, Đức Giê-hô-va dấy lên A-ghê và Xa-cha-ri để giục lòng dân sự tiếp tục xây đền thờ. (A-ghê 1:1; Xa-cha-ri 1:1) Được những sứ giả của Đức Chúa Trời thúc giục và thấy rõ được sự hỗ trợ của Đức Giê-hô-va, dân Do Thái bắt tay xây lại đền thờ và hoàn tất vào năm 515 TCN.—E-xơ-ra 6:14, 15.
7. Ngày nay có tình trạng nào giống thời của các tiên tri A-ghê và Xa-cha-ri?
7 Bạn có hiểu tầm quan trọng của mọi điều này đối với chúng ta không? Chúng ta có nhiều nhiệm vụ phải làm liên quan đến việc rao giảng ‘tin mừng về Nước Trời’. (Ma-thi-ơ 24:14) Công việc này đã được đẩy mạnh sau Thế Chiến I. Cũng như những người Do Thái thời xưa được giải thoát khỏi sự lưu đày ở Ba-by-lôn, dân sự thời nay của Đức Giê-hô-va được thoát khỏi sự kiềm kẹp của Ba-by-lôn Lớn, đế quốc tôn giáo sai lầm thế giới. Những người được xức dầu của Đức Chúa Trời chuyên cần rao giảng, dạy dỗ và hướng người ta đến sự thờ phượng thật. Công việc đó vẫn đang được thực hiện ngày nay trên bình diện rộng lớn, và có lẽ bạn đang tham gia vào công việc ấy. Bây giờ là lúc để làm trọn công việc ấy, vì sự cuối cùng của hệ thống gian ác gần kề! Công việc được Đức Chúa Trời giao phó này phải tiếp tục cho đến khi Đức Giê-hô-va can thiệp vào những vấn đề của loài người trong “hoạn-nạn lớn”. (Ma-thi-ơ 24:21) Lúc đó, sự gian ác sẽ bị loại trừ và mở đường cho sự thờ phượng thật được phát triển mạnh mẽ trên khắp đất.
8. Tại sao chúng ta có thể tin tưởng rằng Đức Chúa Trời hỗ trợ công việc của chúng ta?
8 Như lời tiên tri của A-ghê và Xa-cha-ri cho thấy, chúng ta có thể chắc chắn được Đức Giê-hô-va hỗ trợ và ban phước khi hết lòng tham gia vào công việc này. Cho dù có những nỗ lực nhằm đàn áp tôi tớ của Đức Giê-hô-va hoặc ngăn cấm họ thực hiện công việc này, nhưng không chính phủ nào có thể chận lại sự tiến triển của công việc rao giảng tin mừng. Hãy nghĩ đến việc Đức Giê-hô-va đã ban phước cho công việc Nước Trời được gia tăng trong những thập niên sau Thế Chiến I, và cho đến thời kỳ này của chúng ta. Thế nhưng, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm.
9. Chúng ta lưu ý đến tình trạng nào vào thời xưa, và tại sao?
9 Bằng cách nào những điều học được từ A-ghê và Xa-cha-ri giục lòng chúng ta mạnh mẽ hơn để vâng theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời là rao giảng và dạy dỗ? Chúng ta hãy lưu ý đến vài bài học rút ra từ hai sách này trong Kinh Thánh. Thí dụ, hãy xem xét vài chi tiết liên quan đến việc xây đền thờ mà những người Do Thái hồi hương phải thực hiện. Như đã đề cập, những người Do Thái từ Ba-by-lôn trở về Giê-ru-sa-lem đã không bền chí trong việc xây lại đền thờ. Sau khi dựng nền, họ chểnh mảng công việc. Họ đã có quan điểm sai lầm nào? Và chúng ta có thể học được gì từ điều đó?
Phải có quan điểm đúng
10. Những người Do Thái có quan điểm sai lầm nào, và điều gì đã xảy ra?
10 Những người Do Thái hồi hương đã nói: “Thì-giờ chưa đến”. (A-ghê 1:2) Khi họ bắt đầu công trình xây đền thờ, đặt nền vào năm 536 TCN, họ đã không nói “thì-giờ chưa đến”. Nhưng ít lâu sau họ để cho sự chống đối của những nước láng giềng cũng như sự cản trở của chính phủ chi phối họ. Những người Do Thái bắt đầu chú trọng đến nhà riêng và tiện nghi của họ. So sánh nhà riêng của họ có ván gỗ tốt với công trình đền thờ còn đang bỏ dở, Đức Giê-hô-va hỏi: “Nay có phải là thì-giờ các ngươi ở trong nhà có trần ván, khi nhà nầy hoang-vu sao?”—A-ghê 1:4.
11. Tại sao Đức Giê-hô-va phải khuyên bảo những người Do Thái vào thời A-ghê?
11 Thật vậy, những người Do Thái đã thay đổi thứ tự của những điều ưu tiên. Thay vì đặt ý định của Đức Giê-hô-va là xây lại đền thờ lên trên hết, dân của Đức Chúa Trời đã chú trọng đến chính mình và nhà riêng của họ. Họ bỏ bê việc xây cất nhà thờ phượng Đức Chúa Trời. Lời Đức Giê-hô-va ghi nơi A-ghê 1:5 khuyến khích những người Do Thái: “Khá xem-xét đường-lối mình”. Đức Giê-hô-va bảo họ hãy suy nghĩ lại những gì họ đang làm và xét xem họ đang chịu hậu quả nào vì không đặt việc xây đền thờ lên trên hết trong đời sống.
12, 13. A-ghê 1:6 miêu tả tình trạng của những người Do Thái như thế nào, và câu này có nghĩa gì?
12 Như bạn có thể tưởng tượng, việc đặt ưu tiên sai chỗ của những người Do Thái đã ảnh hưởng đến cá nhân họ. Hãy lưu ý quan điểm của Đức Chúa Trời ghi nơi A-ghê 1:6: “Các ngươi gieo nhiều mà gặt ít; ăn mà không no; uống mà không đủ; mặc mà không ấm; và kẻ nào làm thuê, đựng tiền-công mình trong túi lủng”.
13 Dân Do Thái sinh sống trên vùng đất mà Đức Chúa Trời ban cho họ, nhưng đất ấy không sinh hoa lợi như họ mong muốn. Đức Giê-hô-va không ban phước cho họ như Ngài đã cảnh cáo trước. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:38-48) Không có sự trợ giúp của Ngài, những người Do Thái gieo giống nhưng không gặt được nhiều, không đủ ăn. Thiếu ân phước của Ngài, họ không đủ uống và mặc không đủ ấm. Ngay cả tiền công họ kiếm được cũng như bị đựng trong túi lủng, không có lợi ích gì cho họ.
14, 15. Chúng ta học được điều gì qua A-ghê 1:6?
14 Bài học mà chúng ta rút tỉa được từ những điều ấy không phải về kiểu mẫu hay việc trang trí nhà cửa. Nhiều năm trước khi dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày, nhà tiên tri A-mốt đã khiển trách những người giàu về “những nhà bằng ngà voi” và về việc họ “nằm ngủ trên giường ngà”. (A-mốt 3:15; 6:4) Nhà cửa, đồ đạc chạm trổ tốt đẹp không giữ được lâu. Những đồ vật chất đó đã bị quân thù chiếm đoạt. Thế nhưng nhiều năm sau, sau khi bị lưu đày 70 năm, nhiều người trong vòng dân tộc của Đức Chúa Trời vẫn chưa học được bài học này. Còn chúng ta thì sao? Điều thích hợp là mỗi người chúng ta nên tự hỏi: ‘Tôi chú trọng đến việc trang hoàng nhà cửa đến mức độ nào? Còn về việc học lên cao để tiến tới trong nghề nghiệp, dù làm thế đòi hỏi phải mất nhiều năm, không còn thì giờ cho những khía cạnh quan trọng của việc thờ phượng Đức Chúa Trời thì sao?’—Lu-ca 12:20, 21; 1 Ti-mô-thê 6:17-19.
15 Qua những gì học được trong A-ghê 1:6, hẳn chúng ta thừa nhận rằng cần phải có ân phước của Đức Chúa Trời trong đời sống. Những người Do Thái thời xưa thiếu ân phước ấy, vì vậy họ gánh lấy hậu quả tai hại. Dù chúng ta có nhiều vật chất hay không, nếu không nhận được ân phước của Đức Giê-hô-va thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ chịu hậu quả tai hại về thiêng liêng. (Ma-thi-ơ 25:34-40; 2 Cô-rinh-tô 9:8-12) Thế nhưng, làm sao chúng ta nhận được ân phước đó?
Đức Giê-hô-va giúp qua thánh linh
16-18. Vào thời xưa, Xa-cha-ri 4:6 có ý nghĩa gì?
16 Người bạn tiên tri của A-ghê là Xa-cha-ri đã nhấn mạnh đến cách, mà qua đó, Đức Giê-hô-va thúc đẩy và ban phước cho những người tận tâm thời đó. Và điều ấy cho thấy cách Ngài cũng sẽ ban phước cho bạn. Chúng ta đọc: “Chẳng phải là bởi quyền-thế, cũng Xa-cha-ri 4:6) Có lẽ bạn thường nghe câu này được trích dẫn, nhưng nó có nghĩa gì cho những người Do Thái vào thời A-ghê và Xa-cha-ri? Và vì vậy, nó có ý nghĩa gì cho bạn?
chẳng phải là bởi năng-lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giê-hô-va vạn-quân phán vậy”. (17 Hãy nhớ rằng lời được soi dẫn của A-ghê và Xa-cha-ri đã có hiệu quả tốt vào thời đó. Lời của hai nhà tiên tri này làm cho những người Do Thái trung thành được phấn khởi. A-ghê bắt đầu sứ mạng tiên tri vào tháng thứ sáu năm 520 TCN. Xa-cha-ri bắt đầu sứ mạng này vào tháng thứ tám cùng năm ấy. (Xa-cha-ri 1:1) Như bạn thấy nơi A-ghê 2:18, dân chúng hết lòng xây lại nền đền thờ vào tháng thứ chín. Vì thế những người Do Thái đã được thúc giục để hành động, và họ vâng lời Đức Giê-hô-va với lòng tin chắc vào sự trợ giúp của Ngài. Những lời nơi Xa-cha-ri 4:6 nói về sự hỗ trợ của Đức Chúa Trời.
18 Khi những người Do Thái trở về quê hương vào năm 537 TCN, họ không có quân đội. Tuy vậy, Đức Giê-hô-va đã che chở và hướng dẫn họ trong cuộc hành trình từ Ba-by-lôn trở về quê hương. Và thánh linh của Ngài điều khiển sự việc khi họ khởi công xây cất đền thờ ít lâu sau đó. Một khi họ hết lòng bắt tay vào việc lần nữa, Ngài hỗ trợ họ bằng thánh linh.
19. Thánh linh Đức Chúa Trời giúp khắc phục những ảnh hưởng mạnh nào?
19 Qua một loạt tám sự hiện thấy, Xa-cha-ri được trấn an rằng Đức Giê-hô-va sẽ ở cùng dân Ngài, là những người trung thành sẽ hoàn tất công cuộc xây cất đền thờ. Trong sự hiện thấy thứ tư, được ghi nơi chương 3, Sa-tan cố cản trở những người Do Thái khi họ nỗ lực hoàn tất công việc xây lại đền thờ. (Xa-cha-ri 3:1) Chắc chắn Sa-tan tức tối khi thấy Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Giê-hô-sua thay mặt dân chúng hầu việc tại đền thờ mới. Mặc dù Ma-quỉ nỗ lực ngăn cản những người Do Thái xây lại đền thờ, nhưng thánh linh Đức Giê-hô-va đã giữ vai trò chính yếu trong việc dẹp bỏ những chướng ngại và thêm sức cho họ để tiếp tục công việc này cho đến khi đền thờ được hoàn tất.
20. Thánh linh đã giúp người Do Thái bằng cách nào để thực hiện ý muốn Đức Chúa Trời?
20 Dường như có một chướng ngại khó khắc phục đến từ những viên chức chính quyền đã xin vua ban lệnh cấm công việc xây cất. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va hứa rằng những trở ngại như “núi” ấy sẽ được san bằng thành “đồng bằng”. (Xa-cha-ri 4:7) Và điều đó quả đã xảy ra! Vua Đa-ri-út I đã mở một cuộc tra xét và tìm thấy chiếu chỉ của Vua Si-ru cho phép người Do Thái xây lại đền thờ. Vì vậy, Vua Đa-ri-út bãi bỏ cấm lệnh và cho phép lấy tiền trong kho vua để ban cho người Do Thái chi dùng trong việc xây cất. Quả là một sự đảo ngược tình thế hết sức bất ngờ! Thánh linh của Đức Chúa Trời có vai trò nào trong việc này không? Chúng ta có thể chắc chắn là có. Đền thờ đã được hoàn tất vào năm 515 TCN, năm thứ sáu đời Vua Đa-ri-út I.—E-xơ-ra 6:1, 15.
21. (a) Vào thời xưa, bằng cách nào Đức Chúa Trời “làm rúng-động hết thảy các nước”, và “những sự ao-ước của các nước” đến như thế nào? (b) Ngày nay điều đó được ứng nghiệm như thế nào?
21 Nơi A-ghê 2:5, nhà tiên tri nhắc nhở người Do Thái nhớ đến giao ước mà Đức Chúa Trời lập với họ trên Núi Si-na-i, lúc ấy “cả hòn núi đều rung-động cách kịch-liệt”. (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:18) Trong thời của A-ghê và Xa-cha-ri, Đức Giê-hô-va sẽ gây ra một sự rúng động khác như được miêu tả theo nghĩa bóng nơi câu 6 và 7. Tình trạng của Đế Quốc Phe-rơ-sơ bị xáo động, nhưng công việc xây đền thờ vẫn tiếp tục cho đến khi hoàn tất. Dân ngoại, tức “những sự ao-ước của các nước”, sẽ cùng với những người Do Thái tôn vinh Đức Chúa Trời trong nơi thờ phượng đó. Trong thời kỳ này, chúng ta thấy sự ứng nghiệm lớn hơn, Đức Chúa Trời đã ‘làm rúng-động các nước’ qua công việc rao giảng của tín đồ Đấng Christ, và “những sự ao-ước của các nước” đến với những tín đồ được xức dầu còn sót lại để cùng họ thờ phượng Đức Chúa Trời. Quả thật, ngày nay những người xức dầu và các chiên khác đang cùng nhau làm nhà Đức Giê-hô-va đầy dẫy sự vinh quang. Với đức tin, những người thờ phượng thật đó chờ đợi thời kỳ mà Đức Giê-hô-va sẽ “làm rúng-động các từng trời và đất” theo một nghĩa khác. Đó là để lật đổ và hủy diệt quyền thế các nước của các dân.—A-ghê 2:22.
22. Các nước bị “rúng-động” như thế nào, kết quả là gì, và điều gì sắp xảy ra?
22 Chúng ta được nhắc nhở về biến động đã xảy ra trong những thành phần khác nhau được tượng trưng bởi “các từng trời và đất, biển và đất khô”. Một là Sa-tan Ma-quỉ và các quỉ của hắn đã bị quăng xuống vùng gần trái đất. (Khải-huyền 12:7-12) Ngoài ra, công việc rao giảng do những người xức dầu của Đức Chúa Trời dẫn đầu chắc chắn đã làm rúng động các thành phần trên đất của hệ thống này. (Khải-huyền 11:18) Dù thế, đám đông “vô-số người” thuộc những sự ao ước từ các nước đến kết hợp với dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng để cùng họ phụng sự Đức Giê-hô-va. (Khải-huyền 7:9, 10) Đám đông này và các tín đồ Đấng Christ được xức dầu cùng thực hiện công việc rao giảng một tin mừng, đó là chẳng bao lâu nữa, Đức Chúa Trời sẽ làm rúng động các nước tại Ha-ma-ghê-đôn. Biến cố này sẽ mở đường cho sự thờ phượng thật được tái lập trọn vẹn trên khắp đất.
Bạn có nhớ không?
• Khi nào và trong hoàn cảnh nào A-ghê và Xa-cha-ri nói tiên tri?
• Bạn áp dụng thông điệp trong sách A-ghê và Xa-cha-ri như thế nào?
• Tại sao bạn thấy những lời nơi Xa-cha-ri 4:6 rất khích lệ?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 20]
Lời tiên tri của A-ghê và Xa-cha-ri trấn an là chúng ta có sự hỗ trợ của Đức Chúa Trời
[Hình nơi trang 23]
“Nay có phải là thì-giờ các ngươi ở trong nhà có trần ván, khi nhà nầy hoang-vu sao?”
[Hình nơi trang 24]
Dân tộc của Đức Giê-hô-va tham gia vào việc tìm đến ‘những người ao-ước của các nước’