Đường lối trung kiên mang lại niềm vui
Đường lối trung kiên mang lại niềm vui
“Phước-lành của Đức Giê-hô-va làm cho giàu-có; Ngài chẳng thêm sự đau lòng gì lẫn vào”.—CHÂM-NGÔN 10:22.
1, 2. Tại sao chúng ta nên tránh quá mơ tưởng về tương lai?
MỘT triết gia Hoa Kỳ nhận xét: “Nghĩ ngợi nhiều về tương lai... khiến chúng ta không nhìn thấy hiện tại”. Điều này đúng đối với những đứa trẻ luôn mơ ước quá nhiều về những điều được hưởng khi lớn lên, nên chúng đã đánh mất đi tuổi thơ.
2 Ngay cả những người thờ phượng Đức Giê-hô-va cũng không khỏi có lối suy nghĩ như thế. Hãy xem xét những điều có thể xảy ra. Chúng ta trông mong Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa là sẽ đem lại một địa đàng. Chúng ta tha thiết mong đợi một đời sống không còn bệnh tật, già nua, đau đớn và khổ sở nữa. Dù mong đợi như thế là thích đáng, nhưng nếu chúng ta mơ tưởng quá nhiều về những lợi ích tương lai mà không nhìn thấy những ân phước thiêng liêng hiện tại thì sao? Nếu thế thì thật đáng buồn biết bao! Chúng ta có thể dễ sinh ra chán nản và cảm thấy ‘lòng đau-đớn vì sự trông-cậy bị trì-hoãn’ ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. (Châm-ngôn 13:12) Những vấn đề khó khăn trong đời sống có thể khiến chúng ta đâm ra nản lòng hoặc tủi thân. Thay vì tìm cách đối phó với tình huống bất lợi, chúng ta có thể nảy sinh thái độ oán trách. Chúng ta có thể tránh được tất cả những điều ấy nếu suy ngẫm và biết ơn về những ân phước hiện tại của mình.
3. Chúng ta sẽ chú ý đến điều gì trong bài này?
3 Châm-ngôn 10:22 ghi: “Phước-lành của Đức Giê-hô-va làm cho giàu-có; Ngài chẳng thêm sự đau lòng gì lẫn vào”. Chẳng phải tình trạng thịnh vượng về thiêng liêng của các tôi tớ Đức Giê-hô-va ngày nay là ân phước để chúng ta vui mừng hay sao? Chúng ta hãy xem một số khía cạnh của sự thịnh vượng về thiêng liêng và xem những điều ấy có nghĩa gì cho chính mình. Dành thì giờ suy ngẫm về những ân huệ mà Đức Giê-hô-va ban cho “người công-bình ăn-ở cách thanh-liêm” hẳn sẽ giúp chúng ta càng quyết tâm để tiếp tục vui mừng phụng sự Cha trên trời.—Châm-ngôn 20:7.
‘Những phước-lành làm cho chúng ta giàu-có’ bây giờ
4, 5. Bạn đặc biệt quý trọng sự dạy dỗ nào của Kinh Thánh, và tại sao?
4 Hiểu biết chính xác về sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Các đạo xưng theo Đấng Christ thường cho rằng họ tin Kinh Thánh. Tuy nhiên, họ không có đồng quan điểm về những gì Kinh Thánh dạy. Ngay cả những người cùng tôn giáo thường có quan điểm khác nhau về những gì Kinh Thánh thật sự dạy. Tình trạng của họ rất khác với tình trạng của tôi tớ của Đức Giê-hô-va biết bao! Dù thuộc chủng tộc, quốc gia, hay nền văn hóa nào đi nữa, chúng ta đều thờ một Đức Chúa Trời có một danh riêng mà chúng ta biết. Ngài không phải là một chúa ba ngôi huyền bí. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:4; Thi-thiên 83:18; Mác 12:29) Chúng ta cũng biết rằng vấn đề quan trọng về quyền tối thượng hoàn vũ của Đức Chúa Trời sắp được giải quyết. Khi giữ lòng trung kiên với Ngài, chúng ta đứng về phía Ngài trong vấn đề này. Chúng ta biết được tình trạng thật của người chết và không khiếp sợ Đức Chúa Trời mà người ta cho rằng luôn hành hạ con người trong hỏa ngục hoặc đày họ xuống nơi luyện tội.—Truyền-đạo 9:5, 10.
5 Ngoài ra, thật là vui mừng khi biết rằng chúng ta không phải là kết quả của sự tiến hóa ngẫu nhiên! Thay vì vậy, chúng ta được Đức Chúa Trời sáng tạo theo hình ảnh của Ngài. (Sáng-thế Ký 1:26; Ma-la-chi 2:10) Người viết Thi-thiên ca ngợi Đức Chúa Trời: “Tôi cảm-tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ-lùng. Công-việc Chúa thật lạ-lùng, lòng tôi biết rõ lắm”.—Thi-thiên 139:14.
6, 7. Bạn hay người mà bạn quen biết đã điều chỉnh lối sống như thế nào để nhận được ân phước?
6 Tránh những thói quen và thực hành tai hại. Các phương tiện truyền thông đại chúng đưa ra những lời cảnh báo về mối nguy hiểm của việc hút thuốc, uống rượu quá độ và lang chạ tình dục, nhưng phần lớn không ai để ý. Tuy nhiên, một người chân thật sẽ làm gì khi học biết rằng Đức Chúa Trời lên án những hành vi kể trên và Ngài buồn lòng khi người ta thực hành những thói xấu đó? Hẳn là người ấy được thúc đẩy để từ bỏ chúng! (Ê-sai 63:10; 1 Cô-rinh-tô 6:9, 10; 2 Cô-rinh-tô 7:1; Ê-phê-sô 4:30) Dù làm thế chủ yếu là để làm vui lòng Giê-hô-va Đức Chúa Trời, nhưng người ấy cũng nhận được những lợi ích khác như là sức khỏe tốt và sự bình an tâm trí.
7 Đối với nhiều người, bỏ thói hư tật xấu là điều rất khó. Tuy nhiên, mỗi năm hàng chục ngàn người đã bỏ được. Họ dâng mình cho Đức Giê-hô-va và làm báp têm, qua đó họ công khai cho biết rằng họ đã bỏ những thực hành không làm vui lòng Đức Chúa Trời. Đây quả là điều khích lệ cho tất cả chúng ta! Chúng ta được củng cố để quyết tâm không làm nô lệ cho thói hư tật xấu rất tai hại.
8. Lời khuyên nào của Kinh Thánh giúp xây dựng một gia đình hạnh phúc?
8 Đời sống gia đình hạnh phúc. Tại rất nhiều nước, đời sống gia đình ngày càng suy sụp. Nhiều cuộc hôn nhân đi đến chỗ ly dị, thường làm tổn thương con cái về mặt tình cảm. Tại một số nước ở Âu Châu, gần 20 phần trăm gia Ê-phê-sô 5:22–6:4, và lưu ý đến lời khuyên hữu ích trong Kinh Thánh cho người chồng, người vợ và con cái. Khi áp dụng những gì nêu ra trong đoạn này và những đoạn khác trong Kinh Thánh, những nguyên tắc ấy chắc chắn củng cố mối quan hệ hôn nhân, giúp cha mẹ nuôi dạy con cái đúng cách và xây dựng một gia đình hạnh phúc. Chẳng phải đó là ân phước mà chúng ta nên vui mừng hay sao?
đình chỉ có cha hay mẹ. Về phương diện đời sống gia đình, Đức Giê-hô-va giúp chúng ta đi theo đường lối trung kiên như thế nào? Hãy đọc9, 10. Quan điểm của chúng ta về tương lai khác với thế gian như thế nào?
9 Những vấn đề thế giới chắc chắn sắp được giải quyết. Dù con người đã đạt được nhiều thành quả về khoa học kỹ thuật và một số lãnh tụ thế giới đã thật sự cố gắng, nhưng người ta vẫn không giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng ngày nay. Cách đây không lâu, Klaus Schwab, người sáng lập tổ chức Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (World Economic Forum), đã nhận xét: “Các vấn đề khó khăn trên thế giới ngày càng gia tăng mà thời gian giải quyết thì ngày càng thu ngắn”. Ông nói về “những mối nguy hiểm vượt các biên giới quốc gia như nạn khủng bố, môi trường thoái hóa và tình trạng tài chính bấp bênh”. Ông Schwab kết luận: “Hơn bao giờ hết, nay là lúc thế giới cần phải cùng hành động hợp nhất và dứt khoát để giải quyết những khó khăn trước mắt”. Thế kỷ 21 cứ tiếp tục tiến tới, nhưng triển vọng về tương lai nói chung của nhân loại vẫn còn ảm đạm.
10 Thật phấn khởi xiết bao khi biết rằng Đức Giê-hô-va có một sắp đặt nhằm giải quyết mọi vấn đề của nhân loại! Đó là Nước của Đấng Mê-si. Qua Nước ấy, Đức Chúa Trời sẽ “dẹp yên giặc” và đem lại “bình-an dư-dật”. (Thi-thiên 46:9; 72:7) Vị Vua được xức dầu là Chúa Giê-su ‘sẽ giải kẻ thiếu-thốn, người khốn-cùng khỏi sự hà-hiếp và sự hung-bạo’. (Thi-thiên 72:12-14) Dưới sự cai trị của Nước Trời, nạn đói kém không còn nữa. (Thi-thiên 72:16) Đức Giê-hô-va “sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than-khóc, kêu-ca, hay là đau-đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi”. (Khải-huyền 21:4) Nước Trời đã được thành lập trên trời và sắp sửa hành động để giải quyết mọi vấn đề trên đất.—Đa-ni-ên 2:44; Khải-huyền 11:15.
11, 12. (a) Theo đuổi niềm vui thích có đem lại hạnh phúc lâu dài không? Hãy giải thích. (b) Điều gì mang lại hạnh phúc thật?
11 Nhận biết điều mang lại hạnh phúc thật. Điều gì thật sự mang lại hạnh phúc? Một nhà tâm lý học nói rằng hạnh phúc bao hàm ba yếu tố—niềm vui thích, gắn bó (tham gia vào những hoạt động như trong công việc và trong gia đình), và ý nghĩa (làm việc cho mục tiêu cao cả hoặc vì lợi ích của người khác). Trong ba yếu tố này, ông liệt kê niềm vui thích là điều ít quan trọng nhất, và nhận xét: “Điều này đáng chú ý vì nhiều người sống chỉ để theo đuổi thú vui”. Kinh Thánh nói gì về vấn đề này?
12 Vua Sa-lô-môn ở nước Y-sơ-ra-ên xưa đã nói: “Ta lại nói trong lòng rằng: Hè! hãy thử điều vui-sướng và nếm sự khoái-lạc: Kìa, điều đó cũng là sự hư-không. Ta nói: Cười là điên; vui-sướng mà làm chi?” (Truyền-đạo 2:1, 2) Theo Kinh Thánh, bất cứ sự vui thú nào cũng chỉ tạm thời mà thôi. Còn về sự gắn bó với công việc thì sao? Chúng ta có một công việc ý nghĩa nhất để tham gia. Đó là công việc rao giảng về Nước Trời và đào tạo môn đồ. (Ma-thi-ơ 24:14; 28:19, 20) Bằng cách chia sẻ với người khác thông điệp cứu rỗi nêu ra trong Kinh Thánh, chúng ta tham gia vào một công việc có thể dẫn đến sự cứu rỗi cho chính mình và những người nghe mình. (1 Ti-mô-thê 4:16) Với tư cách là “bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời”, chúng ta nghiệm thấy rằng “ban cho thì có phước hơn là nhận-lãnh”. (1 Cô-rinh-tô 3:9; Công-vụ 20:35) Công việc này góp phần làm cho đời sống của chúng ta có ý nghĩa và là câu trả lời để Đức Giê-hô-va đáp lại kẻ thách thức Ngài là Sa-tan Ma-quỉ. (Châm-ngôn 27:11) Quả thật, Đức Giê-hô-va đã cho chúng ta thấy rằng sự tin kính đem lại hạnh phúc thật và lâu dài.—1 Ti-mô-thê 4:8.
13. (a) Trường Thánh Chức Thần Quyền mang lại ân phước như thế nào để chúng ta vui mừng? (b) Trường Thánh Chức Thần Quyền đã giúp ích bạn như thế nào?
13 Một chương trình huấn luyện quan trọng và hữu hiệu. Anh Gerhard là một trưởng lão trong hội thánh Nhân Chứng Giê-hô-va. Nhớ lại thời niên thiếu, anh nói: “Lúc còn trẻ, tôi có tật nói lắp. Khi bị căng thẳng, tôi nói không ra chữ, và bắt đầu nói lắp. Tôi mang mặc cảm tự ti. Cha mẹ cho tôi vào học lớp tập nói, nhưng vô ích. Vấn đề của tôi là về tâm lý, chứ không phải về thể chất. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va có một sắp đặt tuyệt vời. Đó là Trường Thánh Chức Thần Quyền. Tham gia trường này đã giúp tôi có sự can đảm. Tôi cố hết sức tập dượt những gì tôi học được. Kết quả là tôi nói năng trôi chảy hơn, không còn mặc cảm nữa và dạn dĩ hơn trong thánh chức. Bây giờ tôi có thể nói cả diễn văn công cộng nữa. Tôi thật biết ơn Đức Giê-hô-va, qua trường này Ngài đã cho tôi một đời sống mới”. Cách Đức Giê-hô-va huấn luyện chúng ta làm công việc của Ngài chẳng phải là lý do để vui mừng hay sao?
14, 15. Trong lúc khốn khổ, chúng ta có sự giúp đỡ nào? Hãy cho thí dụ.
14 Có mối quan hệ cá nhân với Đức Giê-hô-va và được đoàn thể anh em quốc tế hợp nhất ủng hộ. Chị Katrin ở Đức hết sức lo lắng khi nghe tin về trận động đất lớn gây sóng thần ở Đông Nam Á. Con gái của chị bấy giờ đang du lịch ở Thái Lan khi tai họa này xảy ra. Trong suốt 32 giờ, chị không biết con gái mình còn sống hay ở trong số người tử vong đang gia tăng trong mỗi giờ đồng hồ. Khi cuối cùng nhận được cú điện thoại cho biết rằng con gái chị được an toàn, chị cảm thấy nhẹ nhõm biết bao!
15 Điều gì đã giúp chị Katrin trong những giờ phút lo lắng đó? Chị viết: “Tôi dành hầu hết thời gian để cầu nguyện với Đức Giê-hô-va. Nhiều lần tôi để ý thấy điều đó đã thêm sức cho tôi và giúp tôi có bình an tâm trí. Ngoài ra, các anh chị em yêu thương cùng đạo đã viếng thăm và khuyến khích tôi”. (Phi-líp 4:6, 7) Nếu phải trải qua những giờ phút lo lắng mà không được cầu nguyện Đức Giê-hô-va và không có sự an ủi của đoàn thể anh em yêu thương cùng đạo, chị sẽ khổ hơn biết bao! Mối quan hệ mật thiết với Đức Giê-hô-va và Con Ngài, cùng sự kết hợp chặt chẽ với anh chị em tín đồ Đấng Christ quả là một ân phước đặc biệt, quý báu mà chúng ta không thể xem thường.
16. Hãy nêu một kinh nghiệm cho thấy giá trị của hy vọng về sự sống lại.
16 Hy vọng gặp lại người thân đã qua đời. Giăng 5:28, 29) Một thanh niên tên là Matthias được nuôi dạy trong gia đình Nhân Chứng Giê-hô-va. Tuy nhiên, vì không nhận biết ân phước của mình, anh trôi giạt khỏi hội thánh Đấng Christ khi còn ở tuổi vị thành niên. Giờ đây anh viết: “Thật sự tôi chưa hề có một cuộc bàn luận sâu về vấn đề nào với cha tôi cả. Qua nhiều năm, tôi thường bất đồng ý kiến và cãi lại cha. Tuy nhiên, cha luôn muốn tôi có một đời sống tốt nhất. Cha rất thương tôi mà lúc ấy tôi không nhận biết. Đến năm 1996, cha lâm bệnh. Khi ngồi bên giường bệnh của cha, tôi nắm tay cha và khóc lóc hối hận. Tôi nói với cha rằng tôi rất ân hận về tất cả những gì tôi đã làm, và cho cha biết tôi rất thương cha. Nhưng cha không nghe được tôi nói gì. Chỉ một thời gian ngắn sau khi lâm bệnh thì cha qua đời. Nếu tôi được sống để thấy cha sống lại, cha con tôi sẽ làm lại những gì đã mất trong quá khứ. Và chắc chắn cha sẽ vui mừng khi biết rằng tôi giờ đây là trưởng lão và vợ chồng tôi có đặc ân tiên phong”. Hy vọng về sự sống lại quả là một ân phước cho chúng ta!
(“Ngài chẳng thêm sự đau lòng gì lẫn vào”
17. Suy ngẫm về những ân phước của Đức Giê-hô-va giúp chúng ta như thế nào?
17 Nói về Cha trên trời, Chúa Giê-su phán: “Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công-bình cùng kẻ độc-ác”. (Ma-thi-ơ 5:45) Nếu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ban ân phước cho những người không công bình và độc ác, thì Ngài sẽ ban ơn nhiều biết bao cho những người đi theo đường lối trung kiên! Thi-thiên 84:11 nói: “Ngài sẽ chẳng từ-chối điều tốt-lành gì cho ai ăn-ở ngay-thẳng”. Khi suy ngẫm về sự chăm sóc và sự quan tâm đặc biệt mà Ngài bày tỏ với những người yêu thương Ngài, lòng chúng ta tràn đầy biết ơn và vui mừng xiết bao!
18. (a) Tại sao có thể nói rằng ân phước của Đức Giê-hô-va không đi kèm với những điều gây đau lòng? (b) Tại sao nhiều người trung thành với Đức Chúa Trời phải chịu khổ?
18 “Phước-lành của Đức Giê-hô-va” là điều đã giúp dân tộc của Ngài được thịnh vượng về thiêng liêng. Và chúng ta được bảo đảm là “Ngài chẳng thêm sự đau lòng gì lẫn vào”. (Châm-ngôn 10:22) Thế thì tại sao nhiều người trung thành với Đức Chúa Trời lại gặp thử thách, khiến họ đau đớn và khổ sở? Những khó khăn và đau buồn đến với chúng ta vì ba lý do chính. (1) Khuynh hướng tội lỗi của chính mình. (Sáng-thế Ký 6:5; 8:21; Gia-cơ 1:14, 15) (2) Sa-tan và các quỉ của hắn. (Ê-phê-sô 6:11, 12) (3) Thế gian hung ác. (Giăng 15:19) Dù Đức Giê-hô-va cho phép những điều không hay xảy ra cho chúng ta, nhưng Ngài không gây ra những điều đó. Quả thật, “mọi ân-điển tốt-lành cùng sự ban-cho trọn-vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng-láng mà xuống”. (Gia-cơ 1:17) Ân phước của Đức Giê-hô-va không đi kèm với những điều gây đau lòng.
19. Điều gì sẽ đến với những người tiếp tục đi theo đường lối trung kiên?
19 Muốn được thịnh vượng về thiêng liêng, chúng ta phải luôn gần gũi với Đức Chúa Trời. Khi phát triển mối quan hệ thân thiết với Ngài, chúng ta “dồn-chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền-vững cho mình, để được cầm lấy sự sống thật”, ấy là sự sống đời đời. (1 Ti-mô-thê 6:12, 17-19) Trong thế giới mới mà Đức Chúa Trời tạo dựng trong tương lai, sự giàu có thiêng liêng của chúng ta sẽ đi kèm với những ân phước về thể chất. Sự sống thật sẽ là phần thưởng cho tất cả những người “nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời”. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:2) Với lòng quyết tâm, chúng ta hãy vui mừng tiếp tục đi theo đường lối trung kiên.
Bạn học được gì?
• Tại sao mơ tưởng quá nhiều về tương lai là thiếu khôn ngoan?
• Chúng ta hiện đang hưởng những ân phước nào?
• Tại sao những tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời phải chịu khổ?
[Câu hỏi thảo luận]