Các bạn trẻ, hãy chọn phụng sự Đức Giê-hô-va
Các bạn trẻ, hãy chọn phụng sự Đức Giê-hô-va
“Ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục-sự”.—GIÔ-SUÊ 24:15.
1, 2. Các đạo Ky-tô thực hành hình thức rửa tội nào không đúng với Kinh Thánh?
“HÃY để [trẻ con] trở thành tín đồ Đấng Christ khi chúng có đủ khả năng hiểu biết về Đấng Christ”. Một tác giả tên là Tertullian đã viết những lời trên vào gần cuối thế kỷ thứ hai CN. Ông phản bác việc báp têm hay rửa tội cho trẻ con, một thực hành bén rễ từ tôn giáo đi ngược lại sự dạy dỗ của Đấng Christ vào thời ông. Không đồng ý với Tertullian và Kinh Thánh, một Cha Giáo Hội là Augustine cho rằng phép rửa tội là tẩy sạch tội tổ tông và những trẻ sơ sinh nào chết mà chưa được rửa tội thì bị đày xuống hỏa ngục. Niềm tin ấy đã khiến người ta rửa tội cho các em bé ngay từ lúc sơ sinh.
2 Nhiều đạo Ky-tô chính thống vẫn báp têm hay rửa tội cho hài nhi. Ngoài ra, trong suốt lịch sử, những lãnh tụ chính trị và tôn giáo của các nước xưng theo đạo Ky-tô đã bắt ép những “người ngoại” mà họ chinh phục phải rửa tội. Nhưng việc rửa tội cho hài nhi và ép buộc người lớn rửa tội là thực hành không căn cứ vào Kinh Thánh.
Ngày nay không có sự dâng mình cách máy móc
3, 4. Điều gì có thể giúp con cái của tín đồ Đấng Christ tự ý dâng mình cho Đức Chúa Trời?
3 Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời xem trẻ con là thánh sạch, dù chỉ có cha hoặc mẹ của chúng là tín đồ trung thành. (1 Cô-rinh-tô 7:14) Nhưng có phải nhờ đó mà những đứa trẻ ấy trở thành tôi tớ dâng mình cho Đức Giê-hô-va không? Không. Tuy nhiên, nếu được cha mẹ theo đạo Đấng Christ dạy dỗ thì điều ấy có thể thúc đẩy các con tự ý dâng mình cho Ngài. Vị vua khôn ngoan Sa-lô-môn viết: “Hỡi con, hãy giữ lời răn-bảo của cha, chớ lìa-bỏ các phép-tắc của mẹ con... Khi con đi, các lời đó sẽ dẫn-dắt con; lúc con ngủ, nó gìn-giữ con; và khi con thức-dậy, thì nó sẽ trò-chuyện với con. Vì điều-răn là một cái đèn, luật-pháp là ánh-sáng, và sự quở-trách khuyên-dạy là con đường sự sống”.—Châm-ngôn 6:20-23.
4 Sự hướng dẫn của cha mẹ tín đồ Đấng Christ có thể là sự che chở cho những người trẻ, nếu chúng sẵn sàng vâng theo. Vua Sa-lô-môn cũng nói: “Con trai khôn-ngoan làm vui cha mình; nhưng đứa ngu-muội gây buồn cho mẹ nó”. “Hỡi con, hãy nghe và trở nên khôn-ngoan, khá dẫn lòng con vào đường chánh”. (Châm-ngôn 10:1; 23:19) Thật vậy, muốn nhận được lợi ích qua sự dạy dỗ của cha mẹ, các em phải sẵn sàng chấp nhận sự chỉ bảo, lời khuyên và sự sửa dạy. Các em không khôn ngoan khi mới sinh, nhưng có thể “trở nên khôn-ngoan” và tự ý đi theo “con đường sự sống”.
“Khuyên-bảo” là gì?
5. Phao-lô đưa ra lời khuyên nào cho con cái và các người làm cha?
5 Sứ đồ Phao-lô viết: “Hỡi kẻ làm con-cái, hãy vâng-phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm. Hãy tôn-kính cha mẹ ngươi (ấy là điều-răn thứ nhứt, có một lời hứa nối theo), hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất. Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con-cái mình giận-dữ, hãy dùng sự sửa-phạt khuyên-bảo của Chúa mà nuôi-nấng chúng nó”.—Ê-phê-sô 6:1-4.
6, 7. “Khuyên-bảo” con cái theo cách của Đức Giê-hô-va bao hàm điều gì, và tại sao điều này không phải là nhồi sọ con cái?
6 Khi dạy dỗ con cái theo “sự khuyên-bảo của Chúa”, các bậc cha mẹ tín đồ đấng Christ có nhồi sọ con cái không? Không. Ai có thể chỉ trích các bậc cha mẹ vì dạy con theo điều mà họ thấy là đúng và có lợi ích về đạo đức? Những người vô thần không bị chỉ trích khi dạy con họ là Đức Chúa Trời không hiện hữu. Người Công Giáo cảm thấy có bổn phận nuôi dạy con cái theo niềm tin Công Giáo, và hiếm khi họ bị chỉ trích vì cố gắng làm như thế. Tương tự, không ai có thể gán tội cho Nhân Chứng Giê-hô-va là nhồi sọ con cái khi nuôi dạy chúng chấp nhận lối suy nghĩ của Đức Giê-hô-va về những lẽ thật cơ bản và nguyên tắc đạo đức.
7 Theo cuốn Tự điển thần học về Tân Ước (Theological Dictionary of the New Testament), từ nguyên ngữ Hy Lạp được dịch là “khuyên-bảo” nơi Ê-phê-sô 6:4 có ý nói đến một tiến trình “tìm cách sửa lại ý nghĩ, chỉnh đốn cái sai, cải thiện thái độ đối với Đức Chúa Trời”. Nhưng nếu một người trẻ phản kháng sự dạy dỗ của cha mẹ vì áp lực bạn bè, muốn chiều theo ý đám đông thì sao? Vậy thì ai mới thực sự là người gây áp lực tai hại cho con cái—cha mẹ hay bạn đồng lứa? Nếu bạn bè cố ép người trẻ đó hút ma túy, uống nhiều rượu hay làm chuyện vô luân, thì các bậc cha mẹ có đáng bị chỉ trích không khi họ cố sửa đổi lối suy nghĩ của con và giúp con hiểu được hậu quả tai hại của các hành vi đó?
8. Ti-mô-thê đã được bà ngoại và mẹ thuyết phục như thế nào để tin đạo?
8 Sứ đồ Phao-lô viết cho người trẻ tuổi Ti-mô-thê: “Hãy đứng vững trong những sự con đã đem lòng tin chắc mà học và nhận lấy, vì biết con đã học những điều đó với ai, và từ khi con còn thơ-ấu đã biết Kinh-thánh vốn có thể khiến con khôn-ngoan để được cứu bởi đức-tin trong Đức Chúa Jêsus-Christ”. (2 Ti-mô-thê 3:14, 15) Từ lúc còn thơ ấu, Ti-mô-thê được mẹ và bà ngoại giúp vun trồng đức tin vững vàng nơi Đức Chúa Trời dựa trên hiểu biết về Kinh Thánh. (Công-vụ 16:1; 2 Ti-mô-thê 1:5) Sau khi trở thành tín đồ Đấng Christ, họ không ép Ti-mô-thê tin nhưng đã dùng những lập luận hợp lý dựa trên sự hiểu biết về Kinh Thánh để thuyết phục Ti-mô-thê.
Đức Giê-hô-va muốn bạn chọn
9. (a) Đức Giê-hô-va nâng phẩm giá của loài người bằng cách nào, và vì lý do gì? (b) Con độc sinh của Đức Chúa Trời sử dụng quyền tự do ý chí như thế nào?
9 Đức Giê-hô-va hẳn có thể tạo người máy, lập trình cho nó để làm theo ý muốn của Ngài và không thể tự chọn làm điều gì khác. Trái lại, Ngài nâng phẩm giá của con người bằng cách cho họ quyền tự do ý chí. Đức Chúa Trời muốn có những thần dân tự nguyện làm theo ý Ngài. Ngài vui khi thấy các tạo vật loài người, cả già lẫn trẻ, phụng sự Ngài vì yêu mến Ngài. Con độc sinh của Đức Chúa Trời nêu gương tuyệt hảo về sự yêu thương vâng phục ý muốn Ngài. Ngài phán về Con ấy: “Nầy là Con yêu-dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng”. (Ma-thi-ơ 3:17) Người con đầu lòng này nói với Cha: “Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui-mừng làm theo ý-muốn Chúa, Luật-pháp Chúa ở trong lòng tôi”.—Thi-thiên 40:8; Hê-bơ-rơ 10:9, 10.
10. Cần dựa trên điều gì để phụng sự Đức Giê-hô-va theo cách Ngài chấp nhận?
10 Đức Giê-hô-va muốn những người phụng sự Ngài theo sự hướng dẫn của Con Ngài phải noi gương Chúa Giê-su về việc sẵn lòng vâng phục ý muốn Ngài. Câu hát này của người viết Thi-thiên đã báo trước: “Trong ngày quyền-thế Chúa, dân Chúa tình-nguyện lại đến; những kẻ trẻ tuổi ngươi mặc trang-sức thánh cũng đến cùng ngươi như giọt sương bởi lòng rạng-đông mà ra”. (Thi-thiên 110:3) Toàn thể tổ chức của Đức Giê-hô-va, cả trên trời lẫn trên đất, đều vâng phục làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời vì lòng yêu thương.
11. Những người trẻ được cha mẹ theo đạo Đấng Christ dạy dỗ phải quyết định điều gì?
11 Vậy các bạn trẻ nên hiểu rằng cha mẹ các em, cũng như trưởng lão trong hội thánh, sẽ không ép các em làm báp têm. Chính các em phải có ước muốn phụng sự Đức Giê-hô-va. Thời xưa, Giô-suê đã nói với dân Y-sơ-ra-ên: “Phục-sự [Đức Giê-hô-va] cách thành-tâm và trung-tín... ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục-sự”. (Giô-suê 24:14-22) Tương tự, chính các em phải tự quyết định dâng mình cho Đức Giê-hô-va và dâng đời sống để làm theo ý Ngài.
Chấp nhận trách nhiệm
12. (a) Dù cha mẹ có thể dạy dỗ con cái, nhưng họ không thể làm gì cho chúng? (b) Khi nào một người trẻ chịu trách nhiệm về những chọn lựa của mình trước mặt Đức Giê-hô-va?
12 Sẽ có ngày các em không được che chở nhờ sự trung thành của cha mẹ nữa. (1 Cô-rinh-tô 7:14) Môn đồ Gia-cơ viết: “Kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội”. (Gia-cơ 4:17) Cha mẹ không thể phụng sự Đức Chúa Trời thế cho con cái, cũng như con cái không thể phụng sự Đức Chúa Trời thế cho cha mẹ. (Ê-xê-chi-ên 18:20) Em đã học biết về Đức Giê-hô-va và ý định của Ngài chưa? Em có đủ khôn lớn để hiểu những gì mình đã học và bắt đầu có mối quan hệ cá nhân với Ngài chưa? Thế thì chẳng phải là hợp lý khi nghĩ rằng Đức Chúa Trời xét em đủ khả năng để quyết định phụng sự Ngài hay sao?
13. Những thanh thiếu niên chưa báp têm nên tự hỏi những câu hỏi nào?
13 Em có phải là một người trẻ chưa báp Rô-ma 12:2.
têm được cha mẹ nuôi dạy theo đường lối tin kính, đang đi dự các buổi họp và ngay cả tham gia vào việc rao giảng tin mừng về Nước Trời không? Nếu thế thì hãy thành thật tự hỏi: “Tại sao mình làm điều này? Mình đi dự buổi họp và tham gia công việc rao giảng vì theo ý muốn của cha mẹ hay là vì muốn làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va?” Em có thử để biết “ý-muốn tốt-lành, đẹp lòng và trọn-vẹn của Đức Chúa Trời” chưa?—Tại sao trì hoãn việc báp têm?
14. Những gương nào trong Kinh Thánh cho thấy không nên trì hoãn việc báp têm?
14 Ông quan người Ê-thi-ô-bi hỏi người rao giảng tin mừng Phi-líp về những điều ông mới học về Chúa Giê-su là Đấng Mê-si: “Có sự gì ngăn-cấm tôi chịu phép báp-têm chăng?” Ông biết đủ về Kinh Thánh và ý thức rằng mình không nên chậm trễ để chứng tỏ rằng kể từ giờ phút ấy ông sẽ phụng sự Đức Giê-hô-va với tư cách là thành viên trong hội thánh tín đồ Đấng Christ, và điều đó khiến lòng ông hớn hở vui mừng. (Công-vụ 8:26-39) Cũng vậy, một phụ nữ tên Ly-đi, được “Chúa mở lòng... đặng chăm-chỉ nghe lời Phao-lô nói” và ngay sau đó bà “chịu phép báp-têm” cùng với người nhà mình. (Công-vụ 16:14, 15) Tương tự, người đề lao ở thành Phi-líp đã nghe lời Phao-lô và Si-la khi “hai người truyền đạo Đức Chúa Trời cho người” và “tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báp-têm”. (Công-vụ 16:25-34) Vì vậy, nếu em có sự hiểu biết cơ bản về Đức Giê-hô-va và ý định của Ngài, thành thật muốn làm theo ý Ngài và có tiếng tốt trong hội thánh, đều đặn đi dự buổi họp, tham gia vào việc rao giảng tin mừng về Nước Trời, thì sao em lại trì hoãn việc báp têm?—Ma-thi-ơ 28:19, 20.
15, 16. (a) Một số người trẻ trì hoãn việc báp têm vì có lý luận sai lầm nào? (b) Việc dâng mình và báp têm che chở những người trẻ như thế nào?
15 Có phải em ngại tiến đến bước quan trọng này vì sợ nếu phạm điều sai trái thì phải chịu trách nhiệm không? Nếu thế thì hãy nghĩ đến điều này: Em có từ chối thi bằng lái xe chỉ vì sợ một ngày nào đó mình bị tai nạn không? Chắc chắn không! Vậy thì em cũng không nên ngần ngại làm báp têm nếu hội đủ điều kiện. Thật vậy, em sẽ có động lực mạnh thúc đẩy để hết sức cưỡng lại hành vi xấu nếu đã dâng đời sống mình cho Đức Giê-hô-va và đồng ý làm theo ý muốn của Ngài. (Phi-líp 4:13) Vậy, hỡi các bạn trẻ, các em không nên nghĩ rằng trì hoãn việc báp têm thì sẽ tránh khỏi trách nhiệm. Khi tới tuổi ý thức được trách nhiệm, các em phải khai trình về những hành động của mình trước mặt Đức Giê-hô-va, dù đã báp têm hay chưa.—Rô-ma 14:11, 12.
16 Nhiều Nhân Chứng trên khắp thế giới cảm thấy rằng việc báp têm lúc còn trẻ đã giúp họ rất nhiều. Hãy xem trường hợp một anh Nhân Chứng 23 tuổi ở Tây Âu. Anh nhớ 2 Ti-mô-thê 2:22) Lúc còn trẻ, anh đã có ý định làm người rao giảng trọn thời gian. Hiện nay anh vui mừng phục vụ tại văn phòng chi nhánh của Nhân Chứng Giê-hô-va. Ân phước dồi dào đang chờ đón tất cả những người trẻ chọn phụng sự Đức Giê-hô-va, kể cả em nữa.
lại rằng việc làm báp têm lúc 13 tuổi đã giúp anh cẩn thận để không bị lôi cuốn bởi “tình-dục trai-trẻ”. (17. Chúng ta cần hiểu rõ “ý-muốn của Chúa” trong những khía cạnh nào?
17 Việc dâng mình và làm báp têm đánh dấu sự khởi đầu đời sống mới của chúng ta, một đời sống mà chúng ta nghĩ đến ý muốn của Đức Giê-hô-va trong mọi hoạt động của mình. Làm tròn sự dâng mình bao hàm việc “lợi-dụng thì-giờ”. Chúng ta làm điều đó như thế nào? Thay vì dành thì giờ chạy theo những điều hư không, thì chúng ta hãy dồn vào việc nghiêm chỉnh học hỏi Kinh Thánh, đều đặn nhóm họp và hết lòng tham gia vào việc rao giảng “tin-lành nầy về nước Đức Chúa Trời”. (Ê-phê-sô 5:15, 16; Ma-thi-ơ 24:14) Việc dâng mình cho Đức Giê-hô-va và mong muốn làm theo ý Ngài sẽ có lợi cho mọi khía cạnh của đời sống chúng ta, bao hàm cách chúng ta giải trí, thói quen ăn uống và mọi loại âm nhạc mà chúng ta nghe. Thế thì sao không chọn loại giải trí mà em có thể thích mãi mãi? Hàng ngàn Nhân Chứng trẻ có thể cho em biết rằng có nhiều cách lành mạnh để giải trí trong phạm vi “ý-muốn của Chúa”.—Ê-phê-sô 5:17-19.
“Chúng ta sẽ đi cùng các ngươi”
18. Những người trẻ nên đặt những câu hỏi nào?
18 Từ năm 1513 TCN đến Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, Đức Giê-hô-va có một dân tộc được tổ chức ở trên đất mà Ngài đã chọn để thờ phượng Ngài và làm nhân chứng của Ngài. (Ê-sai 43:12) Những người Y-sơ-ra-ên trẻ tuổi được sinh ra trong dân tộc ấy. Kể từ Lễ Ngũ Tuần, Đức Giê-hô-va chọn một “dân” mới ở trên đất, tức Y-sơ-ra-ên thiêng liêng, làm một “dân để dâng cho danh Ngài”. (1 Phi-e-rơ 2:9, 10; Công-vụ 15:14; Ga-la-ti 6:16) Sứ đồ Phao-lô nói rằng Đấng Christ đã làm cho sạch “một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt-sắng về các việc lành”. (Tít 2:14) Các em trẻ hãy tự suy xét xem dân đó ở đâu. Ai là những người hợp thành “dân công-bình trung-tín”, sống phù hợp với những nguyên tắc Kinh Thánh, hành động với tư cách các Nhân Chứng trung thành của Đức Giê-hô-va và công bố Nước Trời là hy vọng duy nhất cho nhân loại? (Ê-sai 26:2-4) Hãy xem các nhà thờ của khối đạo xưng theo Đấng Christ và các tôn giáo khác, đồng thời hãy so sánh hành vi của họ với những điều Kinh Thánh đòi hỏi nơi các tôi tớ thật của Đức Chúa Trời.
19. Hàng triệu người trên khắp đất tin điều gì?
19 Hàng triệu người trên khắp thế giới, kể cả nhiều người trẻ, tin rằng những người xức dầu còn sót lại của Nhân Chứng Giê-hô-va hợp thành “dân công-bình” ấy. Họ nói với những người thuộc dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng đó: “Chúng ta sẽ đi cùng các ngươi, vì chúng ta có nghe rằng Đức Giê-hô-va ở cùng các ngươi”. (Xa-cha-ri 8:23) Chúng tôi cầu nguyện và thành thật mong các em sẽ quyết định thuộc về dân sự của Đức Chúa Trời, và qua hành động đó, các em “chọn sự sống”—sự sống đời đời trong thế giới mới của Đức Giê-hô-va.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 30:15-20; 2 Phi-e-rơ 3:11-13.
Để ôn lại
• Việc “khuyên-bảo” bao hàm điều gì?
• Phụng sự như thế nào mới làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va?
• Tất cả những người trẻ được cha mẹ theo đạo Đấng Christ dạy dỗ phải quyết định điều gì?
• Tại sao không nên trì hoãn làm báp têm nếu không có lý do chính đáng?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 26]
Các em nghe lời ai?
[Hình nơi trang 28]
Việc dâng mình và báp têm là sự che chở cho em như thế nào?
[Hình nơi trang 29]
Điều gì ngăn cản em làm báp têm?