Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có thích đọc những số Tháp Canh ra gần đây không? Hãy thử xem bạn có thể trả lời các câu hỏi sau đây không:

• Như Thi-thiên 72:12 báo trước, Chúa Giê-su sẽ “giải kẻ thiếu-thốn” như thế nào?

Trong thời ngài cai trị, sẽ có công lý cho mọi người, không còn tham nhũng. Chiến tranh thường dẫn đến tình trạng nghèo đói, nhưng Đấng Christ sẽ mang lại nền hòa bình thật sự. Ngài thương xót người ta và sẽ hợp nhất mọi người. Ngài sẽ bảo đảm sao cho nhân loại được dư dật lương thực. (Thi-thiên 72:4-16)—1/5, trang 7.

• Làm thế nào chúng ta, là tín đồ Đấng Christ, có thể nói năng dạn dĩ? (1 Ti-mô-thê 3:13; Phi-lê-môn 8; Hê-bơ-rơ 4:16)

Chúng ta làm thế bằng cách sốt sắng, mạnh dạn rao giảng cho người khác, đồng thời dạy dỗ, cho lời khuyên đúng lúc và có hiệu quả. Một cách khác là thổ lộ tâm tư với Đức Giê-hô-va, với lòng tin chắc rằng Ngài sẽ nghe và đáp lời cầu nguyện của chúng ta.—15/5, trang 14-16.

• Dưới Luật Pháp, tại sao một số chức năng tự nhiên về sinh dục lại khiến một người bị “ô-uế”?

Những điều luật về sự ô uế nói đến sự xuất tinh, kinh nguyệt và sinh đẻ. Những luật đó giúp phát huy phép vệ sinh cũng như lối sống khỏe mạnh, nhấn mạnh sự thánh khiết của máu, và cho thấy việc chuộc tội là điều cần thiết.—1/6, trang 31.

• Nếu muốn được hạnh phúc, tại sao một người nên xem xét sách Thi-thiên?

Những người viết sách Thi-thiên biết rằng hạnh phúc là kết quả của việc có mối quan hệ tốt với Đức Chúa Trời. (Thi-thiên 112:1) Họ nhấn mạnh là không mối quan hệ giữa con người, của cải và thành quả nào có thể mang lại niềm hạnh phúc mà một người có được khi thuộc về “dân... có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình”. (Thi-thiên 144:15)—15/6, trang 12.

• Dân Y-sơ-ra-ên xưa đã có mối quan hệ đặc biệt nào với Đức Giê-hô-va?

Vào năm 1513 TCN, Đức Giê-hô-va cho dân Y-sơ-ra-ên có mối quan hệ mới với Ngài qua một giao ước. (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:5, 6; 24:7) Sau đó, những người Y-sơ-ra-ên khi sinh ra đều là thành viên của một dân được Đức Chúa Trời chọn để dâng hiến cho Ngài. Tuy vậy, mỗi cá nhân phải tự quyết định phụng sự Ngài.—1/7, trang 21, 22.

• Tại sao chúng ta “phàm làm việc gì chớ nên lằm-bằm”? (Phi-líp 2:14)

Nhiều trường hợp trong Kinh Thánh cho thấy thái độ lằm bằm gây tai hại trong vòng dân sự của Đức Chúa Trời. Chúng ta nên suy xét nghiêm túc về tác động xói mòn của nó ngày nay. Con người bất toàn hay kêu ca phàn nàn, và để tránh khuynh hướng này, chúng ta nên cảnh giác hầu nhận ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy mình có khuynh hướng đó.—15/7, trang 16, 17.

• Làm sao chúng ta biết lời miêu tả về sự khôn ngoan nơi Châm-ngôn 8:22-31 không phải là sự khôn ngoan theo nghĩa trừu tượng?

Sự khôn ngoan ở đây được “lập”, tức tạo ra, từ buổi Đức Giê-hô-va khởi cuộc tạo hóa. Đức Chúa Trời luôn luôn hiện hữu và lúc nào cũng khôn ngoan; sự khôn ngoan của Ngài không được tạo ra. Theo Châm-ngôn 8:22-31, sự khôn ngoan ở bên cạnh Đức Chúa Trời như “thợ cái”. Điều này áp dụng cho tạo vật thần linh sau này là Chúa Giê-su, đấng đã làm việc gần gũi với Đức Chúa Trời trong cuộc tạo hóa. (Cô-lô-se 1:17; Khải-huyền 3:14)—1/8, trang 31.