Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bước tiến quan trọng trong việc xuất bản Kinh Thánh của các ngôn ngữ Châu Phi

Bước tiến quan trọng trong việc xuất bản Kinh Thánh của các ngôn ngữ Châu Phi

Bước tiến quan trọng trong việc xuất bản Kinh Thánh của các ngôn ngữ Châu Phi

TỪ LÂU, những người thành thật yêu thích Kinh Thánh từ Châu Âu và Bắc Mỹ nhận thấy người dân Châu Phi cần có Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ để có thể đọc Lời Đức Chúa Trời. Nhằm thực hiện được mục tiêu cao quý này, nhiều người đã đến Châu Phi để học các ngôn ngữ của lục địa đó. Vài người lập ra hệ chữ viết và biên soạn từ điển cho một số ngôn ngữ. Sau đó, họ bắt tay vào việc dịch Kinh Thánh ra nhiều ngôn ngữ khác nhau của Châu Phi. Đây không phải là một công việc dễ dàng. Một sách về lịch sử Kinh Thánh (The Cambridge History of the Bible) giải thích: “Dịch giả có thể phải nghiên cứu trong nhiều năm mới tìm được đúng từ để diễn tả ngay cả những khái niệm đơn giản và căn bản nhất của giáo lý đạo Đấng Christ”.

Trong những thứ tiếng Châu Phi trước đây không có chữ viết, vào năm 1857, người Tswana là dân tộc đầu tiên có bản dịch Kinh Thánh trọn bộ. * Sách được in và đóng theo từng phần, chứ không đóng thành một cuốn. Dần dần, Kinh Thánh cũng được xuất bản trong những ngôn ngữ khác của Châu Phi. Trong số những bản dịch ban đầu, nhiều bản có danh Đức Chúa Trời là Giê-hô-va trong phần tiếng Hê-bơ-rơ lẫn phần tiếng Hy Lạp, hay còn gọi là “Cựu Ước” và “Tân Ước”. Tuy nhiên, các bản nhuận chính và những bản dịch mới thì được xuất bản bởi những người không kính trọng danh thánh của Tác giả Kinh Thánh, Đức Giê-hô-va. Vì thế, theo truyền thống mê tín của người Do Thái, họ thay danh Đức Giê-hô-va bằng những chức danh như Đức Chúa Trời hoặc Chúa. Vì vậy, cần có một bản dịch Kinh Thánh khôi phục danh Đức Giê-hô-va để đáp ứng nhu cầu của những người ở Châu Phi có lòng yêu mến Đức Chúa Trời.

Kể từ thập niên 1980, Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương của Nhân Chứng Giê-hô-va chú trọng đến việc cho dịch bản New World Translation of the Holy Scriptures (Bản dịch Kinh Thánh Thế Giới Mới) sang một số ngôn ngữ chính của Châu Phi. Nhờ vậy, ngày nay hàng trăm ngàn người yêu thích Kinh Thánh ở Châu Phi có thể đọc bản dịch này bằng tiếng mẹ đẻ. Đến nay, Bản dịch Thế Giới Mới, trọn bộ hoặc một phần, đã có trong 17 ngôn ngữ bản xứ của Châu Phi.

Độc giả của các bản Kinh Thánh trong các ngôn ngữ này vui mừng khi có một bản dịch có danh vinh hiển của Đức Chúa Trời, Đức Giê-hô-va. Chẳng hạn, khi Chúa Giê-su đứng giảng trong nhà hội ở Na-xa-rét, ngài công bố sứ mạng của ngài bằng cách đọc một phần trong cuộn sách Ê-sai, đoạn đó có nhắc đến danh của Cha ngài. (Ê-sai 61:1, 2) Trong Bản dịch Thế Giới Mới, lời tường thuật này nơi sách Phúc Âm Lu-ca cho thấy Chúa Giê-su đã đọc danh “Đức Giê-hô-va”, như danh này đã xuất hiện trong sách Ê-sai.—Lu-ca 4:18, 19, NW.

Tháng 8 năm 2005 có một bước tiến khác trong việc xuất bản Kinh Thánh của các ngôn ngữ Châu Phi. Trong tháng này, có hơn 76.000 cuốn Bản dịch Thế Giới Mới trong các ngôn ngữ ở Châu Phi đã được ấn hành tại chi nhánh của Nhân Chứng Giê-hô-va ở Nam Phi. Trong số đó, có 30.000 cuốn Kinh Thánh tiếng Shona. Ấn bản này được ra mắt tại các Đại Hội “Hãy vâng lời Đức Chúa Trời” của Nhân Chứng Giê-hô-va ở Zimbabwe.

Vào tháng đáng nhớ ấy, khách tham quan chi nhánh Nam Phi rất phấn khích khi thấy tiến trình in ấn các cuốn Kinh Thánh trong những thứ tiếng khác của Châu Phi. Anh Nhlanhla, một thành viên Bê-tên làm việc trong khâu đóng sách, nói lên cảm xúc của mình: “Tôi rất vui thích có được đặc ân tham gia vào việc in ấn Bản dịch Thế Giới Mới trong tiếng Shona và những thứ tiếng khác của Châu Phi”. Quả vậy, cảm nghĩ của anh cũng chính là cảm nghĩ của toàn thể gia đình Bê-tên ở Nam Phi.

Bây giờ, những cuốn Kinh Thánh mới sẽ đến tay người dân Châu Phi cách nhanh chóng và ít tốn kém hơn, so với khi Kinh Thánh được in ấn và vận chuyển từ nước ngoài. Điều quan trọng hơn là hiện nay người dân Châu Phi có thể sở hữu một bản dịch chính xác có danh của Tác giả Kinh Thánh, Giê-hô-va Đức Chúa Trời.

[Chú thích]

^ đ. 3 Kinh Thánh được dịch sang tiếng Malagasy của xứ Madagascar vào khoảng năm 1835, và tiếng Amharic của Ethiopia khoảng năm 1840. Hai ngôn ngữ này đã có chữ viết từ lâu, trước khi Kinh Thánh được dịch sang hai thứ tiếng này.

[Hình nơi trang 12]

Danh của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh tiếng Tswana, ấn hành năm 1840

[Nguồn tư liệu]

Harold Strange Library of African Studies

[Hình nơi trang 13]

Khách tham quan từ Swaziland đang xem tiến trình in ấn Kinh Thánh tại chi nhánh Nam Phi