Tại sao nên nói thật?
Tại sao nên nói thật?
NĂM 18 tuổi, anh Minh bắt đầu vào làm việc ở một công ty với tư cách là nhân viên tập sự. * Công ty cử anh cùng một số nhân viên tập sự khác đi học nghiệp vụ hai ngày mỗi tuần. Một hôm, lớp họ được nghỉ sớm. Theo quy định của công ty, họ phải quay về văn phòng làm việc tiếp cho đến hết giờ. Tuy nhiên, thay vì làm thế, các nhân viên tập sự khác lại rủ nhau đi chơi, chỉ một mình anh Minh đến công ty. Tình cờ, hôm đó vị trưởng phòng quản lý nhân viên tập sự đi ngang qua chỗ họ. Khi thấy anh Minh, ông hỏi: “Hôm nay sao cậu không đi học? Các nhân viên tập sự khác đâu?” Anh Minh phải trả lời thế nào?
Hoàn cảnh khó xử của anh Minh là trường hợp rất điển hình. Anh nên nói thật hay nên bao che cho các bạn? Nói thật thì sẽ gây rắc rối cho người khác và khiến họ không ưa mình. Có thể nói dối trong những hoàn cảnh như thế không? Nếu ở trong hoàn cảnh đó, bạn sẽ làm gì? Chúng ta sẽ trở lại câu chuyện của anh Minh, nhưng trước hết hãy xem chúng ta nên cân nhắc điều gì khi phải lựa chọn giữa nói thật và nói dối.
Cuộc chiến giữa thật và giả
Vào buổi ban đầu của lịch sử nhân loại, mọi việc đều dựa trên sự thật. Không có chuyện bóp méo hay nói sai sự thật. Đức Giê-hô-va, Đấng Tạo Hóa, là “Đức Chúa Trời chân-thật”. Lời Ngài là lẽ thật; Ngài không thể nói dối và còn lên án sự nói dối cùng những kẻ dối trá.—Thi-thiên 31:5; Giăng 17:17; Tít 1:2.
Nếu vậy, sự dối trá đã bắt đầu thế nào? Chúa Giê-su cho biết câu trả lời xác thực khi nói với những người chống đối đang tìm cách giết ngài: “Các ngươi bởi cha mình, là ma-quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa-muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối”. (Giăng 8:44) Dĩ nhiên, Chúa Giê-su có ý nói đến sự kiện xảy ra trong vườn Ê-đen, khi Sa-tan Ma-quỉ dụ dỗ cặp vợ chồng nhân loại đầu tiên cãi lời Đức Chúa Trời. Khi làm thế, họ đã phạm tội và phải gánh hậu quả là sự chết.—Sáng-thế Ký 3:1-5; Rô-ma 5:12.
Lời Chúa Giê-su rõ ràng xác định Sa-tan là “cha sự nói dối”, tức kẻ khởi xướng việc nói dối. Cho đến nay, hắn vẫn tiếp tục “dỗ-dành cả thiên-hạ” và là kẻ đầu não cổ xúy việc nói dối. Hắn phải chịu trách nhiệm chính về những thiệt hại mà nạn nói dối lan tràn đã gây ra cho con người.—Khải-huyền 12:9.
Ngày nay, cuộc chiến giữa thật và giả mà Sa-tan Ma-quỉ khởi xướng vẫn vô cùng ác liệt. Nó ảnh hưởng đến mọi tầng lớp xã hội và liên quan đến từng cá nhân. Lối sống của một người sẽ xếp họ vào bên này hay bên kia chiến tuyến. Những ai đứng về phía Đức Chúa Trời phải có lối sống dựa trên lẽ thật trong Lời Ngài, là Kinh Thánh. Còn những ai không đi theo đường lối lẽ thật, đều vô tình hay cố ý đứng về phía Sa-tan vì “cả thế-gian đều phục dưới quyền ma-quỉ”.—1 Giăng 5:19; Ma-thi-ơ 7:13, 14.
Tại sao người ta hay nói dối?
Vì “cả thế-gian” đều phục dưới quyền của Sa-tan nên chúng ta hiểu tại sao nhiều người nói dối. Nhưng có lẽ bạn thắc mắc: ‘Tại sao Sa-tan, “cha sự nói dối”, lại làm thế?’ Sa-tan biết rõ rằng Đức Giê-hô-va là Đấng có quyền cai trị chính đáng trên mọi tạo vật mà Ngài đã dựng nên, kể cả cặp vợ chồng nhân loại đầu tiên. Thế nhưng hắn lại ao ước được nắm vị thế tối thượng đó, là điều vốn không thuộc về hắn. Sự tham lam và tham vọng ích kỷ thúc đẩy hắn tìm cách giành ngôi Đức Giê-hô-va. Để đạt được điều đó, Sa-tan dùng phương cách gạt gẫm và nói dối.—1 Ti-mô-thê 3:6.
Ngày nay thì sao? Chẳng phải sự tham lam và tham vọng ích kỷ vẫn là động lực chính thúc đẩy đa số người ta nói dối hay sao? Sự lừa lọc, dối trá, dụ dỗ và gian lận lan tràn trong giới doanh nghiệp tham lam, giới chính trị tham nhũng và tôn giáo giả. Tại sao? Chẳng phải là do người ta thường tham lam, ham danh vọng, muốn chiếm đoạt những tài sản, quyền lực và địa vị vốn không thuộc về họ hay sao? Sa-lô-môn, vị vua khôn ngoan của dân Y-sơ-ra-ên xưa, cảnh báo: “Những ai vội làm giàu sẽ không khỏi phạm tội”. (Châm-ngôn 28:20, Trịnh Văn Căn) Sứ đồ Phao-lô cũng viết: “Sự tham tiền-bạc là cội-rễ mọi điều ác”. (1 Ti-mô-thê 6:10) Chắc chắn điều đó cũng đúng với sự tham muốn thái quá về quyền lực và địa vị.
Đằng sau sự nói dối còn có một nguyên do khác nữa—sợ mất thể diện hoặc gặp hậu quả không hay nếu nói thật. Muốn được người khác yêu mến và chấp nhận là điều bình thường. Tuy nhiên, mong muốn đó có thể thúc đẩy người ta bóp méo sự thật, dù chỉ một chút, để che đậy thiếu sót của mình, che giấu những điều không hay, hoặc chỉ đơn giản là để tạo ấn tượng tốt. Sa-lô-môn quả đã viết rất đúng: “Sự sợ loài người gài bẫy; nhưng ai nhờ-cậy Đức Giê-hô-va được yên-ổn vô-sự”.—Châm-ngôn 29:25.
Trung thành với Đức Chúa Trời chân thật
Anh Minh, được nói đến ở đầu bài, đã trả lời thế nào với trưởng phòng? Anh nói thật. Anh nói với trưởng phòng: “Hôm nay, giáo viên cho về sớm nên em đến làm việc. Còn những người khác, em không thể trả lời thay họ. Có lẽ anh nên hỏi thẳng họ”.
Tất nhiên anh Minh có thể trả lời mập mờ, khôn khéo hơn để được lòng các nhân viên tập sự khác. Tuy nhiên, anh có lý do để trung
thành với sự thật. Anh là một Nhân Chứng Giê-hô-va. Tính trung thực đã giúp anh giữ lương tâm trong sạch và được cấp trên tín nhiệm. Trong quá trình đào tạo, anh Minh được chuyển sang phòng nữ trang, một bộ phận thường không nhận nhân viên tập sự. Khoảng 15 năm sau, khi anh được lên chức quản lý, vị trưởng phòng nọ đã gọi điện thoại chúc mừng và nhắc lại câu chuyện về tính chân thật của anh trước đây.Vì Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chân thật, nên bất kỳ ai muốn có mối quan hệ mật thiết với Ngài đều phải “chừa sự nói dối” và “nói thật”. Những người phụng sự Đức Chúa Trời phải yêu mến sự thật. Một người khôn ngoan xưa viết: “Người chứng trung-thành không hề nói dối”. Nhưng thế nào là nói dối?—Ê-phê-sô 4:25; Châm-ngôn 14:5.
Thế nào là nói dối?
Mọi lời nói dối đều không thật, nhưng không phải mọi lời không thật đều là nói dối. Tại sao? Một tự điển định nghĩa nói dối là “nói sai sự thật một cách cố ý nhằm mục đích lừa dối”. Vâng, nói dối bao hàm việc cố ý lừa người khác. Như vậy, việc vô tình nói sai sự thật—chẳng hạn như cho người khác thông tin hay số liệu không đúng do nhầm lẫn—không phải là nói dối.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần xét xem người hỏi mình có thẩm quyền được biết thông tin đầy đủ hay không. Giả sử người hỏi anh Minh là trưởng phòng của một công ty khác. Khi đó, anh có phải trả lời hết cho ông ấy không? Dĩ nhiên, không. Vì vị trưởng phòng đó không có thẩm quyền biết thông tin nên anh không bắt buộc phải nói với ông ấy. Tất nhiên, ngay cả trong trường hợp đó nói dối vẫn là sai.
Chúa Giê-su nêu gương mẫu nào về phương diện này? Có lần những người không phải là môn đồ của Chúa Giê-su muốn biết về lịch trình đi lại của ngài. Họ khuyên ngài: “Hãy đi khỏi đây, và qua xứ Giu-đê”. Chúa Giê-su trả lời thế nào? “Các ngươi hãy lên dự lễ nầy [ở Giê-ru-sa-lem], còn ta chưa lên dự lễ đó, vì thì-giờ ta chưa trọn”. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ngài có đi lên Giê-ru-sa-lem dự lễ. Tại sao ngài lại nói với những người kia như thế? Bởi vì họ không có quyền biết chính xác ngài ở đâu. Dù không nói điều gì sai sự thật, nhưng ngài không cho họ biết câu trả lời đầy đủ để giảm thiểu những nguy hiểm họ có thể vô tình gây ra cho ngài và các môn đồ. Trả lời như thế không phải là nói dối vì sứ đồ Phi-e-rơ viết về Chúa Giê-su Christ: “Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài không thấy có chút chi dối-trá”.—Giăng 7:1-13; 1 Phi-e-rơ 2:22.
Còn bản thân sứ đồ Phi-e-rơ thì sao? Vào đêm Chúa Giê-su bị bắt, chẳng phải ông đã Ma-thi-ơ 26:69-75; Công-vụ 4:18-20; 5:27-32; Gia-cơ 3:2.
nói dối ba lần khi chối không biết ngài? Đúng, vì sợ người ta, Phi-e-rơ đã nói dối. Nhưng ngay sau đó ông đã “khóc-lóc cách đắng-cay” và ăn năn, nên được tha thứ. Hơn nữa, ông cũng rút kinh nghiệm từ lỗi lầm của mình. Vài ngày sau, ông đã nói trước công chúng về Chúa Giê-su, và kiên quyết không im lặng khi bị giới lãnh đạo Do Thái ở Giê-ru-sa-lem đe dọa. Chắc chắn sự vấp ngã nhất thời và rồi hồi phục nhanh chóng của Phi-e-rơ là gương khích lệ cho chúng ta, những người dễ vấp phạm trong lời nói hay hành động do một phút yếu lòng sợ hãi.—Sự chân thật bền đỗ đời đời
Châm-ngôn 12:19 nói: “Môi chân-thật được bền-đỗ đời đời; song lưỡi giả-dối chỉ còn một lúc mà thôi”. Vâng, lời chân thật luôn đứng vững và có giá trị. Quan hệ giữa người với người sẽ tốt đẹp và lâu bền hơn nếu người ta luôn trung thành với sự thật và có hành động đi đôi với lời nói. Thật vậy, sự chân thật mang lại phần thưởng tức thì. Phần thưởng đó là lương tâm trong sạch, danh tiếng tốt, quan hệ gắn bó trong hôn nhân, gia đình, với bạn bè và ngay cả trong công việc làm ăn.
Trái lại, sự dối trá với thời gian sẽ lộ ra. Việc nói dối có thể mang lại lợi ích trước mắt, nhưng không lâu dài. Hơn nữa, Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời chân thật, chỉ chịu đựng sự dối trá cùng những kẻ nói dối trong thời hạn nhất định. Kinh Thánh hứa Ngài sẽ quét sạch ảnh hưởng của Sa-tan Ma-quỉ, là cha sự nói dối và kẻ đang dỗ dành cả thế giới. Ngài sẽ chấm dứt mọi sự dối trá cùng trừng phạt những kẻ nói dối.—Khải-huyền 21:8.
Thật vui sướng biết bao khi “môi chân-thật” cuối cùng sẽ bền đỗ đời đời!
[Chú thích]
^ đ. 2 Tên đã được thay đổi.
[Câu nổi bật nơi trang 5]
Sự tham lam và tham vọng ích kỷ là động lực thúc đẩy nhiều người nói dối
[Câu nổi bật nơi trang 6]
Mọi lời nói dối đều không thật, nhưng không phải mọi lời không thật đều là nói dối
[Hình nơi trang 6]
Chúng ta học được gì từ kinh nghiệm của Phi-e-rơ khi ông chối Đấng Christ?
[Hình nơi trang 7]
Quan hệ giữa người với người sẽ tốt đẹp và lâu bền hơn khi người ta nói thật với nhau