Xây dựng về thiêng liêng nơi “Nhà bằng đá”
Xây dựng về thiêng liêng nơi “Nhà bằng đá”
Tên quốc gia Phi Châu này có nghĩa là “Nhà bằng đá”. Nước này nổi tiếng nhờ có Thác Victoria và nhiều động vật hoang dã. Thế nhưng, nơi đây có những tòa nhà cổ xưa lớn nhất ở phía nam sa mạc Sahara và một cao nguyên đá granit trải dài ở giữa xứ. Nhờ khí hậu ôn hòa, miền cao nguyên đó rất màu mỡ tốt tươi. Quốc gia này là Zimbabwe, với dân số khoảng 12 triệu người.
TẠI SAO đất nước này có tên là Nhà bằng đá? Năm 1867, Adam Renders—một thợ săn và cũng là nhà thám hiểm—bắt gặp những kiến trúc bằng đá trải dài hơn 720 hecta. Ông đã đi qua thảo nguyên Châu Phi. Nhà cửa ở đây, vách thường làm bằng bùn, mái lợp tranh. Và ông bất ngờ thấy khu đất đầy đá, tàn tích của một thành phố lớn, ngày nay gọi là Great Zimbabwe.
Tàn tích này nằm ở phía nam, vùng mà ngày nay gọi là Masvingo. Một số vách tường cao hơn chín mét, những tảng đá granit được xếp chồng lên nhau mà không trét vữa. Bên trong tàn tích đó có một ngọn tháp khác thường hình nón, cao khoảng 11 mét, chân có đường kính 6 mét, được xây với mục đích gì thì chưa rõ. Đây là một tàn tích có từ thế kỷ thứ tám CN, nhưng bằng chứng cho thấy đã có dân sinh sống ở địa điểm này hàng trăm năm trước.
Quốc gia này từng được gọi là Rhodesia, nhưng sau khi được độc lập khỏi Anh Quốc vào năm 1980 thì có tên mới là Zimbabwe. Dân cư ở đây gồm hai nhóm sắc tộc chính—người Shona, chiếm đa số, và người Ndebele. Qua việc rao giảng từng nhà, Nhân Chứng Giê-hô-va nhận thấy người dân ở đây thường hiếu khách. Đôi khi, ngay cả trước khi biết ai đang gõ cửa, chủ nhà đã lên tiếng ngay: “Mời vào” và “Xin ngồi chơi”. Đa số người Zimbabwe rất kính trọng Kinh Thánh. Họ thường bảo con cái phải ngồi xuống và lắng nghe trong các buổi thảo luận Kinh Thánh.
Chia sẻ một thông điệp khích lệ để an ủi
Trong các bản tin nói về Zimbabwe, người ta thường nhắc đến những từ như “AIDS” và “hạn hán”. Tình trạng bệnh AIDS lan truyền đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân cư và nền kinh tế của những xứ Phi Châu ở phía nam Sahara. Ở đây, người ta đến bệnh viện thường là vì nhiễm HIV. Căn bệnh này đã hủy hoại đời sống gia đình của nhiều người.
Để giúp đỡ người dân ở Zimbabwe, Nhân Chứng Giê-hô-va đang sốt sắng nói cho mọi người biết lối sống tốt nhất là theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, như được đề ra trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, Lời Đức Chúa Trời dạy rằng quan hệ mật thiết về tính dục là do Đức Chúa Trời ban và chỉ được hưởng trong phạm vi hôn nhân; mối quan hệ đồng tính luyến ái không được Ngài chấp nhận; và luật pháp Đức Giê-hô-va cấm truyền máu hoặc dùng thuốc kích thích. (Công-vụ 15:28, 29; Rô-ma 1:24-27; 1 Cô-rinh-tô 7:2-5; 2 Cô-rinh-tô 7:1) Nhân Chứng cũng rao truyền một thông điệp về niềm hy vọng chắc chắn, nhấn mạnh rằng trong tương lai gần đây, Nước Trời sẽ loại bỏ mọi bệnh tật.—Ê-sai 33:24.
Cứu trợ
Hạn hán đã gây nhiều thiệt hại ở Zimbabwe trong thập niên vừa qua. Thú vật hoang dã ngã chết vì đói và mất nước. Gia súc chết hàng loạt, lên đến hàng trăm ngàn con. Lửa tàn phá nhiều hecta rừng. Nhiều trẻ em và người lớn tuổi chết vì suy dinh dưỡng. Ngay cả lượng nước của dòng sông Zambezi, vốn chảy mạnh như thác lũ, nay xuống thấp đến độ đe dọa hoạt động của nhà máy thủy điện.
Trước tình trạng bị tàn phá như thế, Nhân Chứng Giê-hô-va lập ra tám ủy ban cứu trợ ở những vùng khác nhau trong nước này. Những anh giám thị lưu động đến thăm các hội thánh để xác định nhu cầu cụ thể, rồi họ báo lại cho ủy ban cứu trợ biết. Một giám thị lưu động báo cáo: “Trong 5 năm qua, chúng tôi đã phân phát hơn một ngàn tấn ngô, mười tấn cá khô và mười tấn đậu. Các anh em Nhân Chứng chế biến hai tấn mufushwa [rau sấy khô]. Chúng tôi cũng phân phát số lượng lớn quần áo cũng như tiền bạc cần thiết”. Một giám thị lưu động khác nhận xét: “Chúng tôi phải vượt qua một số khó khăn mới xin được giấy phép mà Zimbabwe và Nam Phi đòi hỏi để đưa hàng cứu trợ vào. Khi nghĩ về điều này, cũng như về tình trạng thường xuyên thiếu nhiên liệu để vận chuyển những hàng cứu trợ rất cần thiết đó, tôi chỉ có thể kết luận rằng sự thành công của chúng tôi là một bằng chứng khác xác minh lời bảo đảm của Chúa Giê-su là Cha Ma-thi-ơ 6:32.
trên trời biết chúng ta cần những thứ này”.—Các giám thị lưu động đã thích ứng thế nào khi làm việc trong những vùng bị hạn hán? Một số mang theo thức ăn cho chính họ và cho những gia đình họ ở trọ. Một giám thị báo cáo rằng vài chị phân vân, không biết có nên ngưng rao giảng ngày hôm ấy để xếp hàng đợi hàng cứu trợ của chính phủ hay không. Họ quyết định tin cậy nơi Đức Giê-hô-va bằng cách tập trung vào việc rao giảng và chờ xem sự việc sẽ ra sao. Hàng cứu trợ của chính phủ không đến ngày hôm đó.
Ngày hôm sau có buổi nhóm họp của tín đồ Đấng Christ, và những chị này lại phải quyết định. Họ nên dự nhóm họp hay đi đợi hàng cứu trợ? Đặt ưu tiên đúng, họ quyết định đi dự nhóm họp tại Phòng Nước Trời. (Ma-thi-ơ 6:33) Trong lúc đang hát bài ca kết thúc thì họ nghe tiếng xe vận tải. Hàng cứu tế đã đến ngay nơi đó, qua các anh em tín đồ trong ủy ban cứu trợ! Các Nhân Chứng trung thành này, những người cương quyết tham dự buổi nhóm họp, đã vô cùng vui mừng và biết ơn.
Tình yêu thương mang lại kết quả
Việc đối xử nhân từ với những người bên ngoài hội thánh tạo cơ hội thuận lợi để làm chứng tốt. Trên đường đi rao giảng với vài Nhân Chứng ở vùng Masvingo, một giám thị lưu động thấy một em gái nằm bên vệ đường. Các Nhân Chứng nhận thấy em bị bệnh nặng vì giọng em run, nói không thành lời. Em tên là Hamunyari, trong tiếng Shona có nghĩa “Không biết xấu hổ sao?” Hỏi ra các anh mới biết em đã bị những người trong nhà thờ bỏ rơi khi họ lên núi để dự lễ. Các Nhân Chứng nhân từ giúp đỡ em gái này, đưa em đến một làng gần đấy.
Trong làng đó, vài người biết Hamunyari, nên họ cho thân nhân em biết để đưa em về. Nói về Nhân Chứng, người trong làng nhận xét: “Đây là đạo thật. Đây là tình yêu thương mà tín đồ Đấng Christ cần thể hiện”. (Giăng 13:35) Trước khi đi, các anh đưa cho Hamunyari tờ Bạn có muốn biết thêm về Kinh Thánh không? *
Tuần sau đó, anh giám thị lưu động đến thăm hội thánh trong vùng Hamunyari sống. Anh muốn biết xem em ấy đã về nhà an toàn không. Cả gia đình rất vui mừng gặp anh và những anh em địa phương. Cha mẹ em ấy nhận xét: “Đạo của quý vị là thật. Quý vị đã cứu mạng con gái chúng tôi. Nó đã bị bỏ mặc cho đến chết”. Họ hỏi những người trong nhà thờ của em: “Như nghĩa của tên Hamunyari, các ông bà không biết xấu hổ sao, khi để mặc cho nó chết?” Các Nhân Chứng bắt đầu thảo luận về Kinh Thánh và để lại cho gia đình Hamunyari những ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh. Họ mời các anh trở lại lần nữa và giúp họ tìm hiểu Kinh Thánh. Một số người trong gia đình từng chống đối Nhân Chứng giờ đây thay đổi quan điểm. Trong số đó có anh rể của Hamunyari, người từng dẫn đầu trong nhà thờ ở địa phương. Anh ấy chấp nhận học Kinh Thánh.
Xây dựng những nhà để thờ phượng
Một nhà thơ thời xưa được soi dẫn để viết: “Hỡi Đức Chúa Trời. . . trong một đất khô-khan, cực-nhọc, chẳng nước, linh-hồn tôi khát-khao Chúa”. (Thi-thiên 63:1) Điều này thật đúng đối với nhiều người ở Zimbabwe! Về thể chất, họ phải chịu đựng cảnh hạn hán, nhưng về thiêng liêng họ khao khát Đức Giê-hô-va và sự tốt lành của Ngài. Bạn có thể thấy điều này qua kết quả gặt hái được trong thánh chức của Nhân Chứng Giê-hô-va. Khi Zimbabwe được độc lập vào năm 1980, có khoảng 10.000 Nhân Chứng phụng sự trong 476 hội thánh. Ngày nay, khoảng 27 năm sau, con số Nhân Chứng rao giảng đã gia tăng gấp ba lần và số hội thánh tăng gần gấp hai.
Trong số các hội thánh kể trên, chỉ một số ít là có chỗ riêng để thờ phượng. Vào tháng Giêng năm 2001, trong số hơn 800 hội thánh, chỉ 98 hội thánh ở Zimbabwe là có nhà thờ phượng—Phòng Nước Trời—để nhóm lại. Nhiều hội thánh tổ chức các buổi nhóm họp dưới tàng cây hoặc trong những căn nhà giản dị với tường trát bùn và mái lợp tranh.
Nhờ sự đóng góp rộng rãi và công việc tình nguyện của các anh em tín đồ cần mẫn trên khắp thế giới, Nhân Chứng ở Zimbabwe đã bắt đầu một chương trình giúp nhiều hội thánh khác có được Phòng Nước Trời tuy khiêm tốn nhưng đàng hoàng. Nhiều Nhân Chứng ở ngoại quốc có kỹ năng xây dựng đã thu xếp để đến Zimbabwe và cùng làm việc với những người tình nguyện ở địa phương. Một trong những Nhân Chứng địa phương viết: “Chúng tôi thành thật cám ơn tất cả các anh chị từ nhiều nước đã đến Zimbabwe để giúp xây dựng những Phòng Nước Trời khang trang. Và chúng tôi cám ơn tất cả các anh chị em khác đã đóng góp vào Quỹ Xây Cất Phòng Nước Trời để công việc này có thể thực hiện được”.
Ở miền đông nước này, các Nhân Chứng đã nhóm họp dưới tàng một cây baobap khổng lồ trong 50 năm. Khi các trưởng lão được cho biết là một nhà thờ phượng thật sự sẽ được xây dựng, có ít nhất một anh không cầm được nước mắt. Trong một hội thánh gần đó, một trưởng lão 91 tuổi nói: “Tôi đã cầu xin Đức Giê-hô-va điều này lâu lắm rồi!”
Nhiều người đã bình luận về tốc độ tiến hành việc xây dựng những ngôi nhà khang trang này. Một người nhận xét: “Các anh chị xây cất vào ban ngày nhưng Đức Chúa Trời hẳn xây cất vào ban đêm!” Sự hợp nhất và niềm hạnh phúc của những người làm việc cũng được lưu ý đến. Tính tới nay, có hơn 350 Phòng Nước Trời mới đã được hoàn tất trên khắp nước. Nhờ vậy, 534 hội thánh có thể nhóm họp trong những Phòng Nước Trời xây dựng vững chắc bằng gạch.
Công việc xây dựng về thiêng liêng đang diễn ra ở Zimbabwe. Suy ngẫm về những gì đã được hoàn thành, chúng ta phải khen ngợi Đức Giê-hô-va, nguồn của các ân phước này. Đúng vậy, “nếu Đức Giê-hô-va không cất nhà, thì những thợ xây-cất làm uổng công”.—Thi-thiên 127:1.
[Chú thích]
^ đ. 16 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
[Bản đồ nơi trang 9]
(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)
ZIMBABWE
HARARE
Masvingo
Great Zimbabwe
[Hình nơi trang 9]
Tháp hình nón
[Hình nơi trang 12]
Phòng Nước Trời mới, Hội Thánh Concession
[Hình nơi trang 12]
Thành viên của Hội Thánh Lyndale bên ngoài Phòng Nước Trời mới
[Nguồn hình ảnh nơi trang 9]
Tàn tích với những bậc thang: ©Chris van der Merwe/AAI Fotostock/age fotostock; hình tháp: ©Ingrid van den Berg/AAI Fotostock/age fotostock