Tại sao tin rằng mọi đau khổ sắp chấm dứt?
Tại sao tin rằng mọi đau khổ sắp chấm dứt?
“Công-việc của Hòn-Đá là trọn-vẹn”.—PHỤC-TRUYỀN LUẬT-LỆ KÝ 32:4.
1, 2. (a) Tại sao bạn quý hy vọng sống đời đời? (b) Điều gì khiến nhiều người không tin nơi Đức Chúa Trời, Đấng ban lời hứa tuyệt diệu về tương lai?
BẠN có thích hình dung đời sống trong Địa Đàng không? Có lẽ bạn thấy mình đang thám hiểm hành tinh kỳ diệu này và tìm hiểu về vô số sinh vật sống trên đất. Hoặc bạn nghĩ đến sự thỏa nguyện khi làm việc với người khác để biến đổi cả trái đất thành một khu vườn xinh đẹp. Có lẽ bạn ngẫm nghĩ mình sẽ có thì giờ để phát triển tài năng về nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc hay những lĩnh vực khác mà ngày nay bạn không thể thực hiện được trong cuộc sống hối hả. Dù trường hợp nào đi nữa, bạn cũng quý niềm hy vọng mà Kinh Thánh gọi là “sự sống thật”—sự sống mà Đức Giê-hô-va có ý định cho chúng ta hưởng đời đời.—1 Ti-mô-thê 6:19.
2 Chia sẻ với người khác hy vọng này trong Kinh Thánh chẳng phải là niềm vui và đặc ân quý báu hay sao? Tuy nhiên, nhiều người không chấp nhận hy vọng ấy. Họ cho đó là ảo tưởng, một ước mơ không thực tế cho những người cả tin. Thậm chí họ thấy khó tin nơi Đức Chúa Trời, Đấng hứa ban sự sống đời đời trong Địa Đàng. Tại sao? Đối với một số người, lý do là vì sự gian ác tồn tại. Họ nghĩ rằng nếu có Thượng Đế toàn năng và yêu thương, thì không thể giải thích được tại sao có sự ác và đau khổ trong thế gian. Họ suy luận rằng không có Thượng Đế nào dung túng sự ác, nếu có thì Đấng đó không toàn năng hoặc không quan tâm đến chúng ta. Với nhiều người, lập luận này đầy sức thuyết phục. Chắc chắn Sa-tan đã chứng tỏ rất lão luyện trong việc làm mù lòng người ta.—2 Cô-rinh-tô 4:4.
3. Chúng ta có thể giúp người ta tìm giải đáp cho câu hỏi khó nào, và tại sao chúng ta ở vị thế đặc biệt để làm điều đó?
3 Là Nhân Chứng Giê-hô-va, chúng ta ở vị thế đặc biệt để giúp những người đang bị lừa dối bởi Sa-tan và sự khôn ngoan đời này. (1 Cô-rinh-tô 1:20; 3:19) Chúng ta hiểu được tại sao nhiều người không tin nơi lời hứa trong Kinh Thánh. Họ không hề biết Đức Giê-hô-va. Có lẽ họ không biết danh Ngài hoặc ý nghĩa của danh ấy. Có thể họ biết rất ít hoặc không biết gì về các đức tính của Ngài, cũng như việc Ngài luôn giữ lời hứa. Chúng ta được ban cho sự hiểu biết đó. Thỉnh thoảng, chúng ta nên ôn lại cách giúp những người đang ở trong sự “tối-tăm” tìm ra lời giải đáp cho một trong những câu hỏi khó nhất của con người: “Tại sao Đức Chúa Trời để cho có sự ác và đau khổ?” (Ê-phê-sô 4:18) Trước hết, chúng ta sẽ xem xét làm cách nào để đưa ra lời giải đáp hữu hiệu. Sau đó, chúng ta sẽ bàn về các đức tính của Đức Giê-hô-va được thể hiện thế nào qua cách Ngài xử lý về sự gian ác.
Tìm cách hữu hiệu để giải đáp
4, 5. Khi một người nêu câu hỏi tại sao Đức Chúa Trời để cho có đau khổ, chúng ta cần làm gì trước tiên? Hãy giải thích.
4 Khi một người hỏi tại sao Đức Chúa Trời để cho có đau khổ, thì chúng ta trả lời thế nào? Đôi khi chúng ta có khuynh hướng giải thích ngay các chi tiết, bắt đầu từ chuyện xảy ra trong vườn Ê-đen. Trong một số trường hợp, làm thế cũng được. Nhưng phải cẩn thận. Trước hết, nên chuẩn bị lòng người nghe. (Châm-ngôn 25:11; Cô-lô-se 4:6) Hãy xem xét ba điểm mà chúng ta nên lưu ý để giúp người đó trước khi đưa ra lời giải đáp.
5 Thứ nhất, nếu người đó đặc biệt hoang mang về sự ác lan tràn trong thế gian, rất có thể chính người ấy hoặc người thân đã là nạn nhân của sự ác. Vậy, có lẽ nên bắt đầu bằng cách tỏ lòng thông cảm chân thành. Sứ đồ Phao-lô khuyên tín đồ Đấng Christ hãy “khóc với kẻ khóc”. (Rô-ma 12:15) Tỏ sự thông cảm hay “thương-xót” có thể động đến lòng người. (1 Phi-e-rơ 3:8) Nếu cảm nhận sự quan tâm của chúng ta, người ấy sẽ dễ lắng nghe những gì chúng ta trình bày.
6, 7. Khi một người thành thật nêu lên câu hỏi khúc mắc về mặt tâm linh, tại sao chúng ta nên khen người đó?
6 Thứ nhì, chúng ta có thể khen người ấy đã thành thật nêu lên câu hỏi. Một số người kết luận rằng họ thiếu đức tin hoặc bất kính đối với Đức Chúa Trời vì có những thắc mắc đó. Có lẽ một người thuộc hàng giáo phẩm đã nói thế với họ, nhưng không hẳn là vậy. Sự thật là những người trung thành vào thời Kinh Thánh đã nêu những thắc mắc tương tự. Chẳng hạn, người viết Thi-thiên là Đa-vít hỏi: “Đức Giê-hô-va ôi! vì cớ gì Ngài đứng xa, lúc gian-truân tại sao Ngài ẩn mình đi?” (Thi-thiên 10:1) Cũng thế, nhà tiên tri Ha-ba-cúc hỏi: “Hỡi Đức Giê-hô-va! Tôi kêu-van mà Ngài không nghe tôi cho đến chừng nào? Tôi vì cớ sự bạo-ngược kêu-van cùng Ngài, mà Ngài chẳng khứng giải-cứu tôi! Nhân sao Chúa khiến tôi thấy sự gian-ác, và Ngài nhìn-xem sự ngang-trái? Sự tàn-hại bạo-ngược ở trước mặt tôi; sự tranh-đấu cãi-lẫy dấy lên”.—Ha-ba-cúc 1:2, 3.
7 Đây là những người trung thành, rất kính trọng Đức Chúa Trời. Họ có bị khiển trách vì đã nêu ra những câu hỏi khúc mắc như thế không? Không. Ngược lại, Đức Giê-hô-va còn thấy thích hợp để cho ghi lại những câu hỏi thành thật đó trong Lời Ngài. Ngày nay, khi một người hoang mang trước tình trạng sự ác lan tràn, có thể người ấy đang khao khát về mặt tâm linh—mong mỏi lời giải đáp chỉ có thể tìm được trong Kinh Thánh. Hãy nhớ, Chúa Giê-su khen những người “biết tâm linh mình nghèo khổ”. (Ma-thi-ơ 5:3, Bản Diễn Ý) Thật là một đặc ân khi giúp những người như thế tìm được hạnh phúc như Chúa Giê-su đã hứa!
8. Những dạy dỗ nào khiến người ta hoang mang và nghĩ rằng Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về sự đau khổ? Làm sao chúng ta có thể giúp họ?
8 Thứ ba, có thể chúng ta cần giúp người đó hiểu rằng Đức Chúa Trời không có lỗi về sự gian ác lan tràn trên khắp đất. Nhiều người được dạy rằng Đức Chúa Trời cai trị thế gian này, từ lâu Ngài đã định trước mọi việc xảy ra cho chúng ta, và Ngài có những lý do bí ẩn, khó hiểu khi bắt loài người chịu đau khổ. Đây là những dạy dỗ sai lầm, làm ô danh Đức Chúa Trời, khiến người ta nghĩ rằng Ngài chịu trách nhiệm về sự gian ác và đau khổ trong thế gian. Vì thế, chúng ta cần dùng Lời Đức Chúa Trời để cho thấy sự thật. (2 Ti-mô-thê 3:16) Chính Sa-tan Ma-quỉ là kẻ cai trị hệ thống bại hoại này, không phải Đức Giê-hô-va. (1 Giăng 5:19) Ngài không định trước số phận của các tạo vật thông minh; Ngài cho mỗi người sự tự do và cơ hội để chọn giữa thiện và ác, đúng và sai. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 30:19) Đức Giê-hô-va không bao giờ là nguồn của sự gian ác; Ngài ghét điều ác và hay chăm sóc những người chịu khổ cách bất công.—Gióp 34:10; Châm-ngôn 6:16-19; 1 Phi-e-rơ 5:7.
9. “Đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” đã cung cấp một số công cụ nào nhằm giúp người ta hiểu được tại sao Giê-hô-va Đức Chúa Trời để cho có đau khổ?
9 Khi đã chuẩn bị lòng người nghe, bạn có thể thấy người đó sẵn sàng tìm hiểu tại sao Đức Chúa Trời để cho sự đau khổ tiếp tục xảy ra. Để giúp bạn, “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” đã cung cấp một số công cụ. (Ma-thi-ơ 24:45-47) Chẳng hạn, tại Đại Hội Địa Hạt “Hãy vâng lời Đức Chúa Trời” năm 2005/2006, một giấy nhỏ có tựa đề Mọi đau khổ sắp chấm dứt! đã được ra mắt. Chúng tôi khuyến khích bạn hãy xem xét nội dung của giấy nhỏ này. Tương tự, trong cuốn sách Kinh Thánh thật sự dạy gì?—hiện nay đã được phát hành trong 157 thứ tiếng—có nguyên một chương bàn về câu hỏi quan trọng này. Hãy tận dụng những công cụ ấy. Chúng giải thích rõ bối cảnh Kinh Thánh khi vấn đề quyền tối thượng hoàn vũ được nêu lên trong vườn Ê-đen và tại sao Đức Giê-hô-va giải quyết thách thức đó theo cách Ngài đã làm. Cũng hãy nhớ rằng khi thảo luận đề tài này, bạn đang giúp người nghe bước vào một lĩnh vực hiểu biết quan trọng nhất trong đời sống. Đó là sự hiểu biết về Đức Giê-hô-va và những đức tính tuyệt vời của Ngài.
Chú ý đến các đức tính của Đức Giê-hô-va
10. Tại sao nhiều người thấy khó hiểu về việc Đức Chúa Trời để cho có đau khổ, và sự hiểu biết nào có thể giúp họ?
10 Khi giúp người khác hiểu tại sao Đức Giê-hô-va để cho loài người tự cai trị dưới ảnh hưởng của Sa-tan, bạn hãy cố gắng lưu ý họ đến các đức tính tuyệt vời của Ngài. Nhiều Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:4) Bằng cách nào bạn có thể làm nổi bật những đức tính ấy khi trả lời những câu hỏi thường được nêu lên về vấn đề này? Chúng ta hãy xem vài thí dụ.
người nghĩ rằng Đức Chúa Trời có quyền năng; họ thường nghe Ngài được gọi là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tuy nhiên, họ thấy khó hiểu tại sao Ngài không dùng quyền năng vĩ đại để chấm dứt ngay sự bất công và đau khổ. Có lẽ họ không biết về các đức tính khác của Đức Giê-hô-va, như tính thánh khiết, công bình, khôn ngoan và yêu thương. Đức Giê-hô-va thể hiện những đức tính này cách hoàn hảo và thăng bằng. Vì thế, Kinh Thánh nói: “Công-việc của [Ngài] là trọn-vẹn”. (11, 12. (a) Tại sao Đức Giê-hô-va không thể tha thứ A-đam và Ê-va khi họ phạm tội? (b) Tại sao Đức Chúa Trời không dung túng tội lỗi mãi mãi?
11 Đức Giê-hô-va không thể tha thứ cho A-đam và Ê-va sao? Trong trường hợp này, không thể nào tha thứ được. Là người hoàn toàn, A-đam và Ê-va đã chủ tâm chọn con đường chối bỏ quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va và chấp nhận sự chỉ đạo của Sa-tan. Không ngạc nhiên gì, những kẻ phản nghịch không hề biểu lộ sự ăn năn. Tuy nhiên, khi người ta nêu câu hỏi về sự tha thứ trong vấn đề này, thực ra họ thắc mắc tại sao Đức Giê-hô-va không hạ thấp tiêu chuẩn của Ngài, cứ để mặc cho tội lỗi và sự phản nghịch tồn tại. Lời giải đáp liên quan đến một đức tính cơ bản của Đức Giê-hô-va—tính thánh khiết của Ngài.—Xuất Ê-díp-tô Ký 28:36; 39:30.
12 Kinh Thánh nhấn mạnh tính thánh khiết của Đức Giê-hô-va hàng trăm lần. Nhưng điều đáng buồn là không mấy ai trong thế gian bại hoại này hiểu rõ đức tính ấy. Đức Giê-hô-va là trong sạch, tinh khiết và tách biệt khỏi tội lỗi. (Ê-sai 6:3; 59:2) Ngài đã sắp đặt phương cách để chuộc tội, xóa bỏ nó, nhưng Ngài sẽ không dung túng tội lỗi mãi mãi. Nếu Đức Giê-hô-va không chấm dứt tội lỗi, thì chúng ta sẽ không có hy vọng cho tương lai. (Châm-ngôn 14:12) Đến kỳ định, Đức Giê-hô-va sẽ làm cho tất cả các tạo vật trở lại tình trạng thánh sạch. Điều này là ý muốn của Đấng Thánh nên chắc chắn sẽ thành tựu.
13, 14. Tại sao Đức Giê-hô-va quyết định không tiêu diệt ngay những kẻ phản nghịch trong vườn Ê-đen?
13 Sao Đức Giê-hô-va không tiêu diệt ngay những kẻ phản nghịch trong vườn Ê-đen và bắt đầu lại? Chắc chắn Ngài có quyền năng để làm thế; chẳng bao lâu, Ngài sẽ dùng quyền năng ấy để tiêu diệt mọi kẻ ác. Một số người có lẽ thắc mắc: ‘Tại sao Ngài không làm thế khi chỉ có ba kẻ phạm tội trong vũ trụ? Chẳng phải điều đó đã ngăn được tội lỗi và mọi khổ đau mà chúng ta thấy trong thế gian sao?’ Tại sao Đức Giê-hô-va không chọn giải pháp đó? Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:4 nói: “Các đường-lối Ngài là công-bình”. Đức Giê-hô-va cảm nhận sâu sắc về sự công bình. Đúng thế, “Đức Giê-hô-va chuộng sự công-bình”. (Thi-thiên 37:28) Vì lý do này, Ngài đã không tiêu diệt những kẻ phản nghịch trong vườn Ê-đen. Tại sao?
14 Hành động phản nghịch của Sa-tan đã nêu ra nghi vấn về tính chính đáng của quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Sự công bình của Đức Giê-hô-va đòi hỏi phải có giải đáp dựa trên công lý để trả lời thách thức của Sa-tan. Nếu hành hình ngay những kẻ phản nghịch, dù chúng đáng tội, thì sẽ không đáp ứng được đòi hỏi đó. Giải pháp hành hình cho thêm bằng chứng về quyền lực tối cao của Đức Giê-hô-va, nhưng vấn đề được nêu ra không phải là quyền năng Ngài. Ngoài ra, Đức Giê-hô-va đã cho biết ý định của Ngài đối với A-đam và Ê-va. Họ phải sinh sản, làm cho đầy dẫy đất, làm đất phục tùng và quản trị mọi sinh vật trên đất. (Sáng-thế Ký 1:28) Nếu Đức Giê-hô-va đã tiêu diệt A-đam và Ê-va, ý định của Ngài đối với nhân loại sẽ không có ý nghĩa gì. Sự công bình của Đức Giê-hô-va không bao giờ cho phép điều đó xảy ra, vì ý định Ngài luôn luôn thành tựu.—Ê-sai 55:10, 11.
15, 16. Khi người ta đưa ra “giải pháp” khác cho thách thức nêu lên trong vườn Ê-đen, làm sao chúng ta có thể giúp họ?
15 Ai trong vũ trụ có thể xử lý khôn ngoan hơn Rô-ma 11:25; 16:25-27.
Đức Giê-hô-va? Một số người có thể đưa ra “giải pháp” khác cho vấn đề phản nghịch trong vườn Ê-đen. Tuy nhiên, khi làm thế, chẳng phải họ ngụ ý rằng họ có thể nghĩ ra cách giải quyết tốt hơn? Có lẽ họ không có động lực xấu, nhưng họ không biết về Đức Giê-hô-va và sự khôn ngoan siêu việt của Ngài. Khi viết cho các tín đồ Đấng Christ ở Rô-ma, sứ đồ Phao-lô bàn sâu về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Ông nói đến “sự mầu-nhiệm” liên quan đến ý định Ngài là dùng Nước của Đấng Mê-si để chuộc lại những người trung thành và làm thánh danh Đức Chúa Trời. Phao-lô cảm nhận thế nào về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, Đấng lập ra ý định ấy? Sứ đồ kết thúc thư bằng những lời này: “Nhân Đức Chúa Jêsus-Christ, nguyền xin vinh-hiển về nơi Đức Chúa Trời khôn-ngoan có một, đời đời vô-cùng! A-men”.—16 Phao-lô hiểu rằng Đức Giê-hô-va “khôn-ngoan có một”—sự khôn ngoan tột bậc trong vũ trụ. Làm sao con người bất toàn có thể nghĩ ra cách hay hơn để giải quyết bất cứ vấn đề nào—huống chi đó là thách thức khó nhất từ trước đến nay liên quan đến sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời? Vậy, chúng ta cần giúp người khác kính sợ Đức Giê-hô-va, Đấng có “bản chất. . . khôn ngoan”. (Gióp 9:4) Càng hiểu rõ về sự khôn ngoan của Ngài, chúng ta càng tin chắc cách Ngài giải quyết vấn đề là tốt nhất.—Châm-ngôn 3:5, 6.
Nhận biết đức tính nổi bật của Đức Giê-hô-va
17. Nhiều người hoang mang về việc Đức Chúa Trời để cho có đau khổ. Hiểu rõ về tình yêu thương của Đức Giê-hô-va có thể giúp họ như thế nào?
17 “Đức Chúa Trời là sự yêu-thương”. (1 Giăng 4:8) Qua những từ gây ấn tượng này, Kinh Thánh xác định đức tính nổi bật của Đức Giê-hô-va, đức tính thu hút và mang lại nhiều an ủi nhất cho những người hoang mang về sự ác lan tràn. Đức Giê-hô-va đã biểu lộ tình yêu thương trong mọi khía cạnh khi Ngài xử lý tai họa bi thảm mà tội lỗi gây ra cho các tạo vật. Tình yêu thương thôi thúc Đức Giê-hô-va đưa ra hy vọng cho con cháu tội lỗi của A-đam và Ê-va. (Sáng-thế Ký 3:15) Đức Chúa Trời cho phép họ đến gần Ngài qua lời cầu nguyện và cung cấp phương tiện để họ có mối quan hệ tốt với Ngài. Vì yêu thương, Ngài cung cấp giá chuộc để nhân loại được tha thứ mọi tội lỗi và phục hồi sự sống hoàn toàn, vĩnh cửu. (Giăng 3:16) Tình yêu thương cũng thôi thúc Ngài có lòng nhịn nhục với loài người, cho người ta cơ hội bác bỏ Sa-tan và chọn Đức Giê-hô-va là Đấng Cai Trị Tối Thượng.—2 Phi-e-rơ 3:9.
18. Chúng ta vui nhờ có sự hiểu biết nào, và sẽ xem xét điều gì trong bài kế tiếp?
18 Phát biểu trước một số cử tọa nhân ngày kỷ niệm cuộc khủng bố tàn khốc, một mục sư nói: “Chúng ta không biết lý do tại sao Đức Chúa Trời cho phép sự ác và đau khổ xảy ra”. Thật đáng buồn! Còn chúng ta không vui sao khi hiểu rõ vấn đề này? (Phục-truyền Luật-lệ Ký 29:29) Vì Đức Giê-hô-va là khôn ngoan, công bình và yêu thương, nên chúng ta biết rằng chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ chấm dứt mọi đau khổ. Thật vậy, Ngài đã hứa như thế. (Khải-huyền 21:3, 4) Về những người đã chết qua bao thế kỷ thì sao? Với cách Đức Giê-hô-va xử lý thách thức nêu lên trong vườn Ê-đen, họ có hy vọng gì không? Có. Ngài cũng thể hiện tình yêu thương đối với họ qua sắp đặt về sự sống lại. Đó sẽ là đề tài của bài kế tiếp.
Bạn trả lời thế nào?
• Chúng ta có thể nói gì với một người nêu thắc mắc tại sao Đức Chúa Trời để cho có đau khổ?
• Tính thánh khiết và công bình của Đức Giê-hô-va được thể hiện thế nào qua cách Ngài xử lý những kẻ phản nghịch trong vườn Ê-đen?
• Tại sao chúng ta nên giúp người ta hiểu rõ về tình yêu thương của Đức Giê-hô-va?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 21]
Hãy cố gắng giúp đỡ những người hoang mang vì sự đau khổ trong thế gian
[Các hình nơi trang 23]
Người trung thành Đa-vít và Ha-ba-cúc nêu ra những câu hỏi thành thật với Đức Chúa Trời