Anh chị cao niên—Một ân phước cho người trẻ
Anh chị cao niên—Một ân phước cho người trẻ
“Hỡi Đức Chúa Trời, dầu khi tôi đã già và tóc bạc rồi, xin chớ bỏ tôi, cho đến chừng tôi đã truyền ra cho dòng-dõi sau sức-lực của Chúa, và quyền-thế Chúa cho mỗi người sẽ đến”.—THI-THIÊN 71:18.
1, 2. Những anh chị cao niên phụng sự Đức Chúa Trời nên biết gì, và chúng ta sẽ xem xét điều gì?
MỘT trưởng lão đạo Đấng Christ ở Tây Phi đã đến thăm một anh cao niên được xức dầu. Anh trưởng lão hỏi thăm: “Anh khỏe không?” Anh cao niên đáp: “Tôi vẫn còn chạy được, vẫn còn nhảy được, thậm chí còn nhảy lò cò nữa”. Anh vừa nói vừa diễn tả qua điệu bộ. Anh nói tiếp: “Nhưng tôi không bay được”. Anh trưởng lão hiểu anh cao niên này có ý muốn nói: ‘Làm được điều gì, tôi sẵn sàng làm; nhưng những gì tôi không làm được thì tôi không làm’. Anh trưởng lão giờ đây đã ngoài 80 tuổi, và anh vẫn còn thích thú khi nhớ lại tính khôi hài và lòng trung thành của anh xức dầu đó.
2 Khi một người ở tuổi cao niên hành động theo cách Đức Chúa Trời dạy dỗ, thì điều này sẽ gây ấn tượng lâu dài đối với những người khác. Dĩ nhiên, tuổi tác không tự động khiến người ta khôn ngoan hay có những đức tính giống như của Chúa Giê-su. (Truyền-đạo 4:13) Kinh Thánh nói: “Tóc bạc là mão triều-thiên vinh-hiển, miễn là thấy ở trong đường công-bình”. (Châm-ngôn 16:31) Là những người cao niên, anh chị có biết lời nói và hành động của mình có ảnh hưởng tốt đến người khác như thế nào không? Hãy xem xét một vài gương trong Kinh Thánh cho thấy những người cao niên đã là những gương khích lệ cho người trẻ như thế nào.
Đức tin có ảnh hưởng lâu dài
3. Lòng trung thành của Nô-ê ảnh hưởng thế nào đến mọi người đang sống hiện nay?
3 Đức tin và lòng trung kiên của Nô-ê đem lại Sáng-thế Ký 7:6; 2 Phi-e-rơ 2:5) Vì kính sợ Đức Chúa Trời, Nô-ê cùng với gia đình sống sót qua trận Nước Lụt và trở thành tổ tiên của tất cả mọi người sống trên đất ngày nay. Thật thế, trong thời Nô-ê, người ta nói chung sống lâu hơn ngày nay. Tuy nhiên, ngay cả lúc Nô-ê đã cao tuổi, ông tiếp tục trung thành và điều đó đem lại ân phước cho nhân loại. Như thế nào?
nhiều lợi ích cho đến tận ngày nay. Khi gần 600 tuổi, Nô-ê đóng tàu, nhóm các thú vật lại và rao giảng cho những người chung quanh. (4. Lòng trung kiên của Nô-ê đem lại lợi ích cho những người phụng sự Đức Chúa Trời ngày nay như thế nào?
4 Nô-ê đã gần 800 tuổi khi Nim-rốt bắt đầu xây Tháp Ba-bên. Hắn làm vậy để chống lại lệnh của Đức Giê-hô-va là loài người phải “làm cho đầy-dẫy trên mặt đất”. (Sáng-thế Ký 9:1; 11:1-9) Tuy nhiên, Nô-ê không liên quan gì đến cuộc nổi loạn của Nim-rốt. Vì thế, có lẽ ngôn ngữ của ông không thay đổi khi Đức Chúa Trời làm lộn xộn tiếng nói của những kẻ chống lại Ngài. Đức tin và lòng trung kiên của Nô-ê không những thể hiện khi ông ở tuổi cao niên mà còn trong suốt cả cuộc đời ông. Đức tin và lòng trung kiên của ông thật xứng đáng để những người phụng sự Đức Chúa Trời ở mọi lứa tuổi noi theo.—Hê-bơ-rơ 11:7.
Ảnh hưởng đến những người trong gia đình
5, 6. (a) Khi Áp-ra-ham 75 tuổi, Đức Giê-hô-va bảo ông làm gì? (b) Áp-ra-ham phản ứng ra sao?
5 Người cao niên có thể ảnh hưởng đến đức tin của những người trong gia đình. Chúng ta thấy điều này qua đời sống của những tộc trưởng sau thời Nô-ê. Áp-ra-ham khoảng 75 tuổi khi Đức Chúa Trời bảo ông: “Ngươi hãy ra khỏi quê-hương, vòng bà-con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi”.—Sáng-thế Ký 12:1, 2.
6 Hãy hình dung có người bảo bạn rời nhà cửa, quê hương, bạn bè và cuộc sống yên ổn trong vòng họ hàng để đi đến một xứ mà bạn không biết. Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời căn dặn làm như vậy. Áp-ra-ham “đi, theo như lời Đức Giê-hô-va đã phán dạy”. Ông là người kiều ngụ, sống trong lều và lưu lạc nay đây mai đó trong xứ Ca-na-an cho đến khi ông qua đời. (Sáng-thế Ký 12:4; Hê-bơ-rơ 11:8, 9) Mặc dù Đức Giê-hô-va nói là Áp-ra-ham sẽ trở thành “một dân lớn”, nhưng ông đã qua đời rất lâu trước khi con cháu ông trở nên đông đảo. Mãi 25 năm kể từ khi Áp-ra-ham đến kiều ngụ tại đất hứa, vợ ông là Sa-ra mới sinh cho ông một con trai, đặt tên là Y-sác. (Sáng-thế Ký 21:2, 5) Dầu vậy, Áp-ra-ham không mỏi mệt và không quay lại thành phố mà ông đã ra đi. Thật là một gương về đức tin và sự bền đỗ!
7. Sự bền đỗ của Áp-ra-ham đã ảnh hưởng thế nào đến con ông là Y-sác, và điều này đem lại kết quả nào cho nhân loại?
7 Sự bền đỗ của Áp-ra-ham có ảnh hưởng lớn đối với con ông là Y-sác, người kiều ngụ trọn 180 năm đời mình tại xứ Ca-na-an. Y-sác bền đỗ được là nhờ đức tin nơi lời hứa của Đức Chúa Trời. Đức tin này đã được cha mẹ già khắc ghi vào lòng ông và sau đó càng vững mạnh hơn nhờ chính lời Đức Chúa Trời nói với ông. (Sáng-thế Ký 26:2-5) Lòng trung kiên của Y-sác đã đóng một vai trò then chốt trong việc Đức Chúa Trời hoàn thành lời hứa của Ngài; đó là “dòng-dõi” đem ân phước cho nhân loại sẽ đến từ gia đình của Áp-ra-ham. Hàng trăm năm sau, Chúa Giê-su Christ, người chính yếu của “dòng-dõi”, đã mở đường cho tất cả những ai đặt đức tin nơi ngài có cơ hội được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời và hưởng một đời sống vĩnh cửu.—Ga-la-ti 3:16; Giăng 3:16.
8. Gia-cốp bày tỏ đức tin vững chắc như thế nào, và với kết quả nào?
8 Sau đó, Y-sác giúp con mình là Gia-cốp vun trồng đức tin vững chắc. Nhờ đức tin ấy, Gia-cốp có thể chịu đựng cho đến lúc về già. Gia-cốp đã 97 tuổi khi ông vật lộn với thiên sứ cả đêm để được ban phước. (Sáng-thế Ký 32:24-28) Gia-cốp qua đời lúc ông 147 tuổi. Trước khi nhắm mắt, ông dồn hết sức lực để ban phước cho 12 người con trai. (Sáng-thế Ký 47:28) Những lời tiên tri mà ông thốt ra—được ghi nơi Sáng-thế Ký 49:1-28—đã và đang được ứng nghiệm.
9. Các anh chị lớn tuổi và thành thục về thiêng liêng có thể ảnh hưởng thế nào đến gia đình?
Châm-ngôn 22:6) Các anh chị lớn tuổi không nên coi thường ảnh hưởng tốt mà anh chị có đối với gia đình.
9 Rõ ràng, những anh chị cao niên trung thành phụng sự Đức Chúa Trời có thể ảnh hưởng tốt đến những người trong gia đình. Những sự dạy dỗ dựa trên Kinh Thánh cùng với gương bền đỗ và lời khuyên khôn ngoan có thể giúp người trẻ rất nhiều để có đức tin vững chắc khi lớn lên. (Ảnh hưởng đến anh em đồng đạo
10. Giô-sép đã truyền lệnh gì “về hài-cốt mình”, và nó ảnh hưởng thế nào đến dân Y-sơ-ra-ên?
10 Những anh chị cao niên cũng có thể có ảnh hưởng tốt đến anh em đồng đạo. Khi đã già, Giô-sép, con của Gia-cốp, đã bày tỏ đức tin qua một hành động đơn giản, nhưng điều đó ảnh hưởng to lớn đến hàng triệu người thờ phượng thật sống sau thời ông. Khi 110 tuổi, ông “truyền lịnh về hài-cốt mình”. Đó là khi dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi xứ Ê-díp-tô, họ phải đem theo hài cốt của ông. (Hê-bơ-rơ 11:22; Sáng-thế Ký 50:25) Lệnh này cho dân Y-sơ-ra-ên một tia hy vọng trong suốt nhiều năm làm nô lệ khổ sở từ khi Giô-sép qua đời, và bảo đảm là họ sẽ được giải thoát.
11. Người cao tuổi Môi-se hẳn đã ảnh hưởng thế nào đến Giô-suê?
11 Môi-se là một trong số những người được vững mạnh bởi lời nói đầy đức tin của Giô-sép. Khi 80 tuổi, Môi-se có vinh dự được đem hài cốt Giô-sép ra khỏi Ê-díp-tô. (Xuất Ê-díp-tô Ký 13:19) Vào khoảng thời gian này, ông gặp Giô-suê, người trẻ hơn ông rất nhiều. Trong 40 năm sau đó, Giô-suê làm phụ tá cho Môi-se. (Dân-số Ký 11:28) Ông cùng đi với Môi-se lên núi Si-na-i và có mặt để đón Môi-se khi Môi-se xuống núi với hai bảng chứng. (Xuất Ê-díp-tô Ký 24:12-18; 32:15-17) Người cao tuổi Môi-se hẳn là người đầy khôn ngoan và có nhiều lời khuyên thành thục cho Giô-suê biết bao!
12. Cho đến khi qua đời, làm thế nào Giô-suê cho thấy ông đã có ảnh hưởng tốt đến dân Y-sơ-ra-ên?
12 Về sau, Giô-suê nhiều lần khích lệ dân Y-sơ-ra-ên cho đến khi ông qua đời. Các Quan Xét 2:7 thuật lại cho chúng ta: “Dân-sự phục-sự Đức Giê-hô-va trong trọn đời Giô-suê và trọn đời các trưởng-lão còn sống lâu hơn Giô-suê, là những kẻ đã thấy các công-việc lớn-lao mà Đức Giê-hô-va đã làm ra vì Y-sơ-ra-ên”. Tuy nhiên, trong giai đoạn 300 năm kể từ khi Giô-suê và các trưởng lão qua đời cho đến thời nhà tiên tri Sa-mu-ên, dân Y-sơ-ra-ên khi thì thờ Đức Chúa Trời khi thì thờ thần giả.
Sa-mu-ên “làm sự công-bình”
13. Sa-mu-ên đã “làm sự công-bình” qua những cách nào?
13 Kinh Thánh không ghi rõ Sa-mu-ên sống được bao nhiêu tuổi. Tuy nhiên, chúng ta có thể ước chừng tuổi thọ của ông vì những sự kiện trong sách 1 Sa-mu-ên kéo dài khoảng 102 năm và ông chứng kiến đa số các sự kiện đó. Nơi Hê-bơ-rơ 11:32, 33, chúng ta đọc thấy các nhà tiên tri và các quan xét ngay thẳng đều “làm sự công-bình”. Đúng thế, Sa-mu-ên đã ảnh hưởng đến một số người cùng thời với ông, khiến họ tránh hoặc từ bỏ những điều sai trái. (1 Sa-mu-ên 7:2-4) Ông làm thế qua những cách nào? Ông trung thành với Đức Giê-hô-va trọn đời. (1 Sa-mu-ên 12:2-5) Ông không ngần ngại đưa ra những lời khuyên thẳng thắn, ngay cả đối với vua. (1 Sa-mu-ên 15:16-29) Ngoài ra, khi ‘đã già và tóc đã bạc’, Sa-mu-ên vẫn nêu gương mẫu tốt trong việc cầu nguyện cho người khác. Ông tuyên bố rằng vì không muốn “phạm tội cùng Đức Giê-hô-va”, ông không thể “thôi cầu-nguyện” cho những người đồng hương Y-sơ-ra-ên.—1 Sa-mu-ên 12:2, 23.
14, 15. Những anh chị cao niên ngày nay có thể noi gương Sa-mu-ên trong lời cầu nguyện như thế nào?
14 Những điều này nhấn mạnh một cách mà các anh chị cao niên có thể ảnh hưởng tốt đến những người cùng thờ phượng Đức Giê-hô-va. Dù bị hạn chế bởi sức khỏe và hoàn cảnh, những anh chị lớn tuổi có thể cầu nguyện cho người khác. Các anh chị cao niên có biết rằng lời cầu nguyện của các anh chị đem lại lợi ích cho hội thánh nhiều đến thế nào không? Vì tin vào huyết Chúa Giê-su đã đổ ra, các anh chị ở trong vị thế được Đức Chúa Trời chấp nhận, và nhờ bền đỗ trong suốt nhiều năm, đức tin của các anh chị đã “vượt qua thử thách”. (Gia-cơ 1:3, Tòa Tổng Giám Mục; 1 Phi-e-rơ 1:7) Xin các anh chị đừng quên rằng: “Người công-bình lấy lòng sốt-sắng cầu-nguyện, thật có linh-nghiệm nhiều”.—Gia-cơ 5:16.
15 Những lời cầu nguyện của các anh chị cho công việc Nước Trời là cần thiết. Một số các anh trong vòng chúng ta bị bỏ tù vì giữ vị thế trung lập của tín đồ Đấng Christ. Những người khác là nạn nhân của thiên tai, chiến tranh và nội chiến. Còn các anh chị khác, ở ngay trong hội thánh chúng ta, cũng đang đối phó với những cám dỗ hoặc sự chống đối. (Ma-thi-ơ 10:35, 36) Những anh dẫn đầu trong công việc rao giảng và trông nom hội thánh cũng cần những lời cầu nguyện thường xuyên của các anh chị. (Ê-phê-sô 6:18, 19; Cô-lô-se 4:2, 3) Thật tốt biết bao khi các anh chị nhắc đến những anh em đồng đạo trong lời cầu nguyện, như Ê-pháp-ra đã làm!—Cô-lô-se 4:12.
Huấn luyện thế hệ tương lai
16, 17. Thi-thiên 71:18 nói trước điều gì, và điều này được ứng nghiệm như thế nào?
16 “Chiên khác”—những người có hy vọng sống đời đời trên đất—được huấn luyện nhờ hợp tác với những người trung tín thuộc “bầy nhỏ”, tức những người được chọn lên trời. (Lu-ca 12:32; Giăng 10:16) Điều này được nói trước nơi Thi-thiên 71:18: “Hỡi Đức Chúa Trời, dầu khi tôi đã già và tóc bạc rồi, xin chớ bỏ tôi, cho đến chừng tôi đã truyền ra cho dòng-dõi sau sức-lực của Chúa, và quyền-thế Chúa cho mỗi người sẽ đến”. Trước khi lên trời để được vinh hiển cùng Chúa Giê-su Christ, những người được xức dầu sẵn sàng huấn luyện các bạn đồng hành thuộc chiên khác hầu họ có thể gánh vác thêm nhiều trách nhiệm.
17 Trên nguyên tắc, điều mà Thi-thiên 71:18 nói về việc huấn luyện ‘những người sẽ đến’ cũng có thể được áp dụng cho “chiên khác”. Đây là lớp người được những người xức dầu hướng dẫn. Đức Giê-hô-va đã giao cho những anh chị cao niên đặc ân làm chứng về Ngài cho những người hiện nay đang chấp nhận sự thờ phượng thật. (Giô-ên 1:2, 3) Lớp chiên khác cảm nhận được ân phước vì những điều họ học từ lớp người xức dầu, và họ được thôi thúc để chia sẻ sự giáo dục về Kinh Thánh với những người mong muốn phụng sự Đức Giê-hô-va.—Khải-huyền 7:9, 10.
18, 19. (a) Nhiều anh chị cao tuổi thờ phượng Đức Giê-hô-va có thể truyền đạt những thông tin quý báu nào? (b) Các tín đồ cao niên nên tin chắc điều gì?
18 Những người cao niên phụng sự Đức Giê-hô-va, thuộc cả lớp người xức dầu lẫn chiên Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:7.
khác, là cầu nối với những biến cố quan trọng của lịch sử. Một vài anh chị hiện còn sống đã có mặt vào lúc “Kịch-Ảnh về sự sáng tạo” được chiếu trong những lần đầu tiên. Một số anh chị quen biết những anh dẫn đầu công việc rao giảng bị bỏ tù vào năm 1918. Những anh chị khác đã góp phần trong chương trình ở đài phát thanh WBBR của Hội Tháp Canh. Nhiều anh chị có thể kể lại về thời có những vụ kiện được đưa lên tòa án tối cao nhằm đòi quyền tự do tôn giáo cho Nhân Chứng Giê-hô-va. Còn những anh chị khác thì đứng vững về phía sự thờ phượng thật trong khi sống dưới những chế độ độc tài. Những anh chị cao niên có thể kể lại sự hiểu biết về lẽ thật từ từ được tiết lộ như thế nào. Kinh Thánh khuyến khích chúng ta hãy tận dụng nguồn kinh nghiệm phong phú này để được lợi ích.—19 Các tín đồ cao niên được khuyến khích nêu gương cho người trẻ tuổi hơn. (Tít 2:2-4) Có lẽ bây giờ bạn chưa thấy sự bền đỗ, lời cầu nguyện và lời khuyên bảo của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Nô-ê, Áp-ra-ham, Giô-sép, Môi-se cũng như những người khác không thể hoàn toàn hiểu sự trung thành của họ có ảnh hưởng to lớn đến những thế hệ về sau. Tuy nhiên, gương mẫu về đức tin và lòng trung kiên của họ để lại đã tác động mạnh mẽ đến người khác, và gương mẫu của các anh chị cũng vậy.
20. Ân phước nào đang chờ đón những người giữ vững hy vọng cho đến cuối cùng?
20 Dù anh chị sống sót qua “hoạn-nạn lớn” hoặc được sống lại, hưởng được “sự sống thật” quả là điều thích thú biết bao! (Ma-thi-ơ 24:21; 1 Ti-mô-thê 6:19) Hãy hình dung khi Đức Giê-hô-va sửa đổi lại mọi hậu quả của tuổi già trong Triều Đại Một Ngàn Năm của Đấng Christ. Thay vì thấy thân thể mình càng ngày càng già yếu đi, mỗi ngày khi tỉnh giấc, chúng ta sẽ thấy cơ thể mình tốt đẹp hơn—nhiều sức lực hơn, mắt thấy rõ hơn, tai nghe rõ hơn và người trẻ đẹp hơn! (Gióp 33:25; Ê-sai 35:5, 6) Những người được ân phước sống trong thế giới mới của Đức Chúa Trời sẽ luôn trẻ so với đời sống vô tận. (Ê-sai 65:22) Vì thế, mong sao tất cả chúng ta giữ vững hy vọng cho đến cuối cùng và tiếp tục phụng sự Đức Giê-hô-va hết linh hồn. Chúng ta có thể tin chắc rằng Đức Giê-hô-va sẽ làm trọn mọi lời hứa của Ngài, và những gì Ngài thực hiện sẽ tốt đẹp hơn điều lòng chúng ta ao ước.—Thi-thiên 37:4; 145:16.
Bạn trả lời thế nào?
• Lòng trung kiên của người cao tuổi Nô-ê đem lại lợi ích cho cả nhân loại như thế nào?
• Đức tin của các tộc trưởng có ảnh hưởng gì đến con cháu họ?
• Trong những năm về già, Giô-sép, Môi-se, Giô-suê và Sa-mu-ên đã làm vững mạnh những người cùng thờ phượng ra sao?
• Những anh chị cao niên để lại điều gì cho thế hệ về sau?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 26]
Sự bền đỗ của Áp-ra-ham có ảnh hưởng lớn đối với Y-sác
[Hình nơi trang 28]
Lời khuyên thành thục của Môi-se đã khuyến khích Giô-suê
[Hình nơi trang 29]
Lời anh chị cầu nguyện cho người khác đem lại kết quả tốt đẹp
[Hình nơi trang 30]
Người trẻ được lợi ích khi lắng nghe các anh chị cao niên trung thành