Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

“Bằng chứng trung tín trên bầu trời”

“Bằng chứng trung tín trên bầu trời”

“Bằng chứng trung tín trên bầu trời”

CÁC thi sĩ và nhạc sĩ từ lâu vẫn ca ngợi mặt trăng là vật thể xinh đẹp. Chẳng hạn, một bài hát do Đức Chúa Trời soi dẫn, nói về một người nữ “đẹp như mặt trăng”. (Nhã-ca 6:10) Người viết Thi-thiên gọi mặt trăng cách thi vị là “bằng chứng trung tín trên bầu trời”. (Thi-thiên 89:37, Bản Dịch Mới) Nhóm từ này nói về mặt trăng có nghĩa gì?

Mặt trăng chuyển động quanh trái đất và cứ mỗi 27,3 ngày, nó hoàn tất quỹ đạo này. Vì thế sự trung tín của mặt trăng có thể ám chỉ tính chắc chắn của nó. Tuy nhiên, người viết Thi-thiên có lẽ đã nghĩ đến một ý nghĩa sâu xa hơn. Ông gọi mặt trăng là “bằng chứng trung tín” trong một bài hát có tính cách tiên tri về Nước Trời. Chúa Giê-su từng dạy môn đồ cầu nguyện về Nước ấy.—Ma-thi-ơ 6:9, 10.

Cách đây hơn 3.000 năm, Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã lập giao ước Nước Trời với Vua Đa-vít của nước Y-sơ-ra-ên xưa. (2 Sa-mu-ên 7:12-16) Mục đích của giao ước ấy là lập nền tảng hợp pháp để Chúa Giê-su, người thừa kế Đa-vít, làm vua đời đời. (Ê-sai 9:6; Lu-ca 1:32, 33) Nói đến ngôi của “dòng-dõi” Đa-vít, người viết Thi-thiên hát: “Như mặt trăng được thiết lập đời đời, như bằng chứng trung tín trên bầu trời”.—Thi-thiên 89:36, 37, BDM.

‘Vì sáng cai trị ban đêm’—mặt trăng—là vật thích hợp để nhắc nhở về tính vĩnh cửu của vương quyền Đấng Christ. (Sáng-thế Ký 1:16) Liên quan đến Nước của ngài, Đa-ni-ên 7:14 nói: “Quyền-thế người là quyền-thế đời đời chẳng qua đi, và nước người không bao giờ phải hủy-phá”. Mặt trăng là bằng chứng nhắc nhở chúng ta về Nước ấy và các ân phước mà Nước này sẽ mang lại cho loài người.

[Nguồn tư liệu nơi trang 32]

Mặt trăng: NASA photo