Hãy cương quyết làm theo ý định Đức Chúa Trời
Hãy cương quyết làm theo ý định Đức Chúa Trời
“[Đấng Christ] đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa”.—2 CÔ-RINH-TÔ 5:15.
1. Hãy thuật lại kinh nghiệm của một giáo sĩ về nơi anh được bổ nhiệm.
ANH Aaron * nhớ lại: “Sau cuộc nội chiến, chiếc xe của chúng tôi là xe dân sự đầu tiên đến với ngôi làng hẻo lánh ở châu Phi. Trước đó, chúng tôi đã mất liên lạc với hội thánh nhỏ ở đấy và giờ đây chúng tôi đến để giúp đỡ anh em. Ngoài thức ăn, quần áo và các ấn phẩm giải thích Kinh Thánh, chúng tôi cũng mang theo băng video Nhân Chứng Giê-hô-va—Tổ chức nằm sau danh hiệu. * Nhiều người kéo đến ‘rạp hát’ của làng để xem phim. Rạp ấy chỉ là một chòi lá rộng rãi, nơi chúng tôi đặt đầu máy video và máy truyền hình. Chúng tôi phải chiếu phim ấy đến hai lần. Sau mỗi lần chiếu phim, có nhiều người muốn học Kinh Thánh. Rõ ràng, mọi nỗ lực của chúng tôi thật đáng công”.
2. (a) Tại sao các tín đồ Đấng Christ quyết tâm phụng sự Đức Chúa Trời? (b) Chúng ta sẽ xem xét những câu hỏi nào?
2 Tại sao anh Aaron và các bạn giáo sĩ lại đảm nhiệm sứ mạng khó khăn đó? Vì lòng biết ơn sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su, họ đã hứa nguyện và muốn làm theo ý định Đức Chúa Trời. Giống như họ, tất cả các tín đồ Đấng Christ đều quyết tâm “sống không vì chính mình” nhưng làm mọi điều ‘vì cớ tin mừng’. (2 Cô-rinh-tô 5:15; 1 Cô-rinh-tô 9:23) Họ biết rằng khi thế gian này chấm dứt, tiền bạc và danh vọng trở nên vô nghĩa. Vì vậy, khi còn sống và có sức khỏe, họ muốn làm theo ý định Đức Chúa Trời. (Truyền-đạo 12:1) Chúng ta có thể làm điều này bằng cách nào? Chúng ta có thể tìm được sức mạnh và sự can đảm ở đâu? Những cơ hội phụng sự nào đang chờ đón chúng ta?
Hãy tiến bộ từng bước
3. Khi làm theo ý định Đức Chúa Trời, chúng ta cần có những bước căn bản nào?
3 Đối với tín đồ thật của Đấng Christ, việc làm theo ý định Đức Chúa Trời là một nỗ lực suốt đời. Việc này thường bắt đầu bằng những bước cơ bản như: đọc Kinh Thánh mỗi ngày, ghi danh vào Trường Thánh Chức, tham gia công việc rao giảng và dâng mình làm báp têm. Trên đà tiến bộ, chúng ta ghi nhớ lời của sứ đồ Phao-lô: “Hãy săn-sóc chuyên-lo những việc đó, hầu cho thiên-hạ thấy sự tấn-tới của con”. (1 Ti-mô-thê 4:15) Những thành quả ấy không nhằm tự đề cao mình, nhưng phản ánh lòng kiên quyết làm theo ý muốn Đức Chúa Trời một cách bất vị kỷ. Khi theo đuổi lối sống ấy, chúng ta để Đức Chúa Trời hướng dẫn mình trong mọi vấn đề của đời sống. Sự hướng dẫn của Ngài bao giờ cũng vượt trội hơn cách của chúng ta.—Thi-thiên 32:8.
4. Làm thế nào chúng ta có thể gạt bỏ những lo lắng không cần thiết?
4 Tuy nhiên, nếu do dự hoặc quá quan tâm về mình, điều đó khiến chúng ta khó tiến bộ trong việc phụng sự Đức Chúa Trời. (Truyền-đạo 11:4) Vì vậy, để có thể tìm được niềm vui thật sự khi phụng sự Đức Chúa Trời và phục vụ người khác, trước hết chúng ta phải vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình. Chẳng hạn, anh Erik có ý định phục vụ trong một hội thánh nói tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, anh lo lắng: ‘Liệu tôi có hợp với hội thánh ấy không? Liệu tôi có thích anh chị ở đó không? Không biết họ có thích tôi không?’ Anh cho biết: “Cuối cùng tôi hiểu ra rằng mình phải quan tâm đến anh em nhiều hơn là cứ nghĩ về chính mình. Tôi quyết định không lo lắng nữa và chỉ chú tâm làm bất cứ điều gì cho người khác một cách bất vị kỷ. Tôi cầu xin Đức Chúa Trời trợ giúp và bắt tay vào việc. Giờ đây, tôi rất thích phục vụ ở hội thánh đó”. (Rô-ma 4:20) Thật vậy, càng sẵn lòng phụng sự Đức Chúa Trời và phục vụ người khác, chúng ta càng thấy vui và mãn nguyện.
5. Để làm theo ý định Đức Chúa Trời, tại sao chúng ta cần hoạch định kỹ các bước của mình? Hãy đưa ra thí dụ.
5 Để thành công trong việc làm theo ý định Đức Chúa Trời, chúng ta phải hoạch định kỹ các bước của mình. Phải khôn ngoan tránh bị nợ nần chồng chất, vì nó sẽ khiến chúng ta trở thành nô lệ của thế gian này và không có tự do để làm việc cho Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nhắc nhở: “Kẻ nào mượn là tôi-tớ của kẻ cho mượn”. (Châm-ngôn 22:7) Tin cậy nơi Đức Giê-hô-va và đặt những việc thiêng liêng lên hàng đầu sẽ giúp chúng ta có quan điểm rõ ràng trong mọi vấn đề. Chẳng hạn, anh Guoming cùng với mẹ, chị và em gái sống trong một vùng mà giá nhà rất cao và khó tìm được việc làm ổn định. Ngay cả lúc thất nghiệp, họ vẫn đủ sống nhờ biết cách chi tiêu và cùng chia sẻ các chi phí trong gia đình. Anh Guoming nói: “Đôi khi cả ba chị em đều không có thu nhập, chúng tôi vẫn làm tiên phong và chăm sóc mẹ già chu đáo. Chúng tôi biết ơn là mẹ không đòi hỏi chúng tôi phải từ bỏ những việc thiêng liêng để cung cấp cho mẹ đời sống xa hoa”.—2 Cô-rinh-tô 12:14; Hê-bơ-rơ 13:5.
6. Hãy nêu một kinh nghiệm cho thấy làm sao chúng ta có thể sống phù hợp với ý định của Đức Chúa Trời.
6 Nếu bạn chỉ nhắm vào những điều thuộc thế gian, như tiền bạc hoặc điều nào khác, thì việc đặt ý định Đức Chúa Trời lên hàng đầu đòi hỏi phải có nhiều thay đổi. Những thay đổi này không thể làm trong một sớm một chiều, và những vấp ngã trong bước đầu không có nghĩa là thất bại. Hãy xem trường hợp anh Koichi, người đã dành quá nhiều thời giờ trong việc giải trí. Anh học Kinh Thánh từ thời niên thiếu, nhưng trong nhiều năm, tâm trí anh dành hết cho trò chơi điện tử. Một ngày kia, anh suy nghĩ: ‘Mình đang làm gì đây? Đã 30 tuổi đầu mà chưa làm được trò trống gì!’ Anh bắt đầu học Kinh Thánh trở lại và nhận sự giúp đỡ của hội thánh. Dù trải quan một thời gian mà anh vẫn chưa dứt hẳn nỗi đam mê trò chơi điện tử, nhưng anh quyết không bỏ cuộc. Nhờ kiên trì cầu nguyện và được sự giúp đỡ đầy yêu thương của hội thánh, cuối cùng anh đã thoát khỏi nỗi đam mê đó. (Lu-ca 11:9) Giờ đây anh Koichi vui vẻ phục vụ hội thánh với tư cách là tôi tớ thánh chức.
Học quan điểm thăng bằng
7. Khi làm công việc của Đức Chúa Trời, tại sao chúng ta cần có quan điểm thăng bằng?
7 Việc làm theo ý định Đức Chúa Trời là điều đáng để chúng ta phải cố gắng hết sức. Không bao giờ chúng ta nên có thái độ tránh việc hoặc lười biếng. (Hê-bơ-rơ 6:11, 12) Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va không muốn chúng ta bị kiệt sức và mệt mỏi về tinh thần. Khi chúng ta khiêm nhường thừa nhận mình không thể hoàn thành công việc của Đức Chúa Trời bằng sức riêng, điều đó làm vinh hiển Ngài và cho thấy chúng ta có quan điểm thăng bằng. (1 Phi-e-rơ 4:11) Đức Giê-hô-va hứa ban cho chúng ta sức lực cần thiết để thực thi ý muốn Ngài. Tuy nhiên, chúng ta không cố làm quá sức mình, hoặc cố làm những điều Ngài không đòi hỏi. (2 Cô-rinh-tô 4:7) Để tiếp tục phụng sự Đức Chúa Trời mà không kiệt sức, chúng ta cần biết lượng sức mình.
8. Chuyện gì xảy ra cho một nữ tín đồ trẻ vừa nỗ lực phụng sự Đức Giê-hô-va vừa gắng hết sức làm công việc ngoài đời? Và chị đã điều chỉnh như thế nào?
8 Chẳng hạn như trường hợp của chị Ji Hye ở Đông Á. Trong thời gian làm tiên phong, chị có một công việc rất nhiều áp lực, và tình trạng này kéo dài suốt hai năm. Chị kể: “Tôi nỗ lực phụng sự Đức Giê-hô-va và gắng hết sức làm công việc ngoài đời. Vì vậy, tôi chỉ ngủ được Mác 12:30) Chị nói: “Dù gia đình gây áp lực buộc tôi tìm việc làm có thu nhập cao, tôi kiên quyết đặt ý định Đức Chúa Trời lên hàng đầu. Tôi vẫn kiếm đủ tiền để trang trải những chi phí cơ bản như mua sắm quần áo. Tôi cảm thấy khỏe khoắn khi được ngủ nhiều hơn. Giờ đây, tôi vui trong thánh chức và mạnh mẽ hơn về thiêng liêng. Được như vậy là vì tôi không dành nhiều thì giờ cho thế gian nên không bị lôi cuốn và phân tâm”.—Truyền-đạo 4:6; Ma-thi-ơ 6:24, 28-30.
năm tiếng mỗi đêm. Dần dần tôi kiệt quệ và không còn hứng thú trong các sinh hoạt thiêng liêng”. Để phụng sự Đức Giê-hô-va “hết lòng, hết linh-hồn, hết trí-khôn, hết sức”, chị đã tìm một công việc ít áp lực hơn. (9. Trong thánh chức, nỗ lực của chúng ta có thể ảnh hưởng thế nào đến người khác?
9 Không phải ai cũng có thể phụng sự Đức Chúa Trời trọn thời gian. Nếu phải đối phó với tuổi già, sức khỏe kém hoặc bị giới hạn về nhiều phương diện khác, hãy nhớ rằng Đức Giê-hô-va quý sự trung thành của bạn và chấp nhận bất cứ điều gì bạn hết lòng dâng cho Ngài. (Lu-ca 21:2, 3) Về vấn đề này, không ai trong chúng ta nên xem thường nỗ lực của mình—dù rất nhỏ—vì nó có thể ảnh hưởng đến người khác. Giả sử chúng ta rao giảng ở một vài nhà, và hầu như không ai quan tâm đến thông điệp của chúng ta. Sau đó, chủ nhà có thể nói với người khác về chúng ta, ngay cả khi họ không mở cửa! Chúng ta không mong mọi người đều hưởng ứng tin mừng, nhưng một số người sẽ nghe. (Ma-thi-ơ 13:19-23) Những người khác về sau có thể sẽ hưởng ứng khi tình hình thế giới hoặc hoàn cảnh cá nhân thay đổi. Dù trường hợp nào đi nữa, khi làm hết sức trong thánh chức là chúng ta đang phụng sự Đức Chúa Trời. Chúng ta là “bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời”.—1 Cô-rinh-tô 3:9.
10. Mọi người trong hội thánh đều có cơ hội nào?
10 Ngoài ra, tất cả chúng ta đều có thể giúp các thành viên trong gia đình và anh chị em cùng đức tin. (Ga-la-ti 6:10) Những việc tốt của chúng ta có thể ảnh hưởng sâu đậm và lâu dài đến người khác. (Truyền-đạo 11:1, 6) Khi các trưởng lão và tôi tớ thánh chức siêng năng chu toàn trách nhiệm, họ góp phần giúp hội thánh được vững vàng, mạnh mẽ về thiêng liêng và các hoạt động của hội thánh gia tăng. Đức Chúa Trời đoan chắc rằng khi “làm công-việc Chúa cách dư-dật”, thì nỗ lực của chúng ta “chẳng phải là vô-ích”.—1 Cô-rinh-tô 15:58.
Theo đuổi sự nghiệp làm theo ý định Đức Chúa Trời
11. Ngoài việc phục vụ hội thánh địa phương, chúng ta còn có những cơ hội nào?
11 Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta yêu thích cuộc sống và muốn tôn vinh Đức Chúa Trời trong mọi việc làm. (1 Cô-rinh-tô 10:31) Khi chuyên tâm vào công việc rao giảng tin mừng về Nước Trời và giúp người khác vâng giữ mọi điều Chúa Giê-su phán dạy, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội phụng sự Đức Chúa Trời một cách thỏa nguyện. (Ma-thi-ơ 24:14; 28:19, 20) Ngoài việc phục vụ trong hội thánh địa phương, chúng ta còn có cơ hội phục vụ ở nơi có nhiều nhu cầu hơn. Nơi đó có thể là một địa phương khác, một hội thánh nói tiếng nước ngoài hoặc một quốc gia khác. Các trưởng lão và tôi tớ thánh chức hội đủ điều kiện và còn độc thân có thể được mời tham dự Trường Huấn Luyện Thánh Chức. Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ được bổ nhiệm đến các hội thánh ở trong nước hoặc nước ngoài đang cần sự giúp đỡ của những anh thành thục. Những cặp vợ chồng phụng sự trọn thời gian có thể hội đủ điều kiện để được huấn luyện tại Trường đào tạo giáo sĩ Ga-la-át và được bổ nhiệm đi phục vụ ở nước ngoài. Nhà Bê-tên luôn cần những người tình nguyện để làm nhiều công việc tại đây. Ngoài ra, các văn phòng chi nhánh cũng như những nơi hội họp đều cần người xây dựng và bảo trì.
12, 13. (a) Làm sao bạn có thể quyết định theo đuổi một công việc phụng sự nào đó? (b) Hãy cho biết làm thế nào kinh nghiệm có được trong một công việc phụng sự có thể hữu ích trong một công việc khác.
12 Bạn nên theo đuổi công việc phụng sự nào? Là tôi tớ đã dâng mình cho Đức Giê-hô-va, chúng ta luôn tìm đến Ngài và tổ chức của Ngài để được hướng dẫn. “Thần khí tốt lành” của Ngài sẽ giúp bạn chọn lựa đúng. (Nê-hê-mi 9:20, Tòa Tổng Giám Mục) Khi đảm trách một công việc phụng sự, thường thường chúng ta tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng để sau này có thể dùng vào một công việc khác được giao phó.
13 Chẳng hạn, vợ chồng anh Dennis và chị Jenny thường tham gia công việc xây dựng Phòng Nước Trời. Sau cơn bão Katrina ở miền nam Hoa Kỳ, họ tình nguyện tham gia công việc cứu trợ. Anh Dennis thuật lại: “Chúng tôi dùng kỹ năng thu thập được khi xây Phòng Nước Trời để giúp anh em. Chúng tôi rất vui khi làm công việc này. Chúng tôi thật xúc động khi các anh chị ấy biểu lộ lòng cảm kích về những việc chúng tôi đã làm. Đa số các nhóm
cứu trợ khác không đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, Nhân Chứng Giê-hô-va đã xây và sửa chữa hơn 5.300 ngôi nhà và nhiều Phòng Nước Trời. Người ta thấy việc làm này và giờ đây họ lắng nghe thông điệp của chúng ta”.14. Nếu muốn phụng sự trọn thời gian, bạn có thể làm gì?
14 Bạn có muốn làm theo ý định Đức Chúa Trời bằng cách chọn sự nghiệp phụng sự trọn thời gian không? Nếu thế, chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều ân phước. Nếu hoàn cảnh hiện tại chưa cho phép, bạn có thể điều chỉnh hoàn cảnh của mình. Hãy cầu nguyện như Nê-hê-mi khi ông mong muốn được giao một nhiệm vụ quan trọng: “Chúa ôi! tôi nài-xin Chúa. . . hãy làm cho tôi-tớ Chúa được may-mắn”. (Nê-hê-mi 1:11) Sau đó, hãy tin cậy nơi “Đấng nghe lời cầu-nguyện” và thể hiện bằng hành động. (Thi-thiên 65:2) Để được Đức Giê-hô-va ban phước hầu phụng sự Ngài nhiều hơn, trước tiên bạn phải cố gắng thực hiện các bước trên. Một khi đã quyết định phụng sự trọn thời gian, bạn đừng bỏ cuộc. Với thời gian, bạn có thêm kinh nghiệm và sẽ thấy vui hơn.
Một đời sống thật sự mãn nguyện
15. (a) Khi nói chuyện với những người phụng sự lâu năm hoặc khi đọc các bài tự truyện, chúng ta nhận được lợi ích nào? (b) Hãy kể lại một truyện mà bạn thấy rất khích lệ.
15 Khi làm theo ý định Đức Chúa Trời, chúng ta mong đạt kết quả nào? Hãy nói chuyện với những anh chị phụng sự Đức Giê-hô-va lâu năm, nhất là những người đã phụng sự trọn thời gian nhiều năm. Đời sống của họ thật phong phú và đầy ý nghĩa! (Châm-ngôn 10:22) Họ sẽ cho anh chị biết rằng Đức Giê-hô-va luôn giúp đỡ họ, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Ngài ban những điều họ thật sự cần và còn nhiều hơn thế nữa. (Phi-líp 4:11-13) Từ năm 1955 đến 1961, tạp chí Tháp Canh có mục tự truyện của những người trung thành, với tựa đề “Theo đuổi mục tiêu trong đời sống” (“Pursuing My Purpose in Life”). Kể từ đấy, tạp chí này đã đăng hàng trăm tự truyện. Mỗi truyện cho thấy tinh thần sốt sắng và vui mừng, làm chúng ta nhớ đến những lời tường thuật trong sách Công-vụ. Khi đọc những câu truyện sống động ấy, bạn sẽ thốt lên: ‘Đây là cuộc sống mà tôi hằng mong ước!’
16. Điều gì làm cho đời sống của tín đồ Đấng Christ trở nên có ý nghĩa và hạnh phúc?
16 Anh Aaron, người được đề cập ở đầu bài, nhớ lại: “Ở châu Phi, tôi thường gặp những người trẻ phiêu bạt đây đó để tìm một đời sống có ý nghĩa. Phần lớn đều không tìm được. Về phần chúng tôi, khi làm theo ý định Đức Chúa Trời bằng cách đẩy mạnh công việc rao giảng tin mừng về Nước Trời, chúng tôi có một đời sống đầy thách đố và ý nghĩa. Chính chúng tôi cảm nghiệm được rằng ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh”.—Công-vụ 20:35.
17. Tại sao giờ đây chúng ta phải làm theo ý định Đức Chúa Trời?
17 Còn bạn thì sao? Bạn đang theo đuổi mục tiêu nào? Nếu chưa có mục tiêu thiêng liêng rõ ràng thì những mục tiêu khác sẽ chiếm hết tâm trí bạn. Sao bạn lại phí đời sống quý báu vào những ảo tưởng của thế gian thuộc Sa-tan? Trong tương lai không xa, khi “hoạn-nạn lớn” xảy đến, tiền tài và địa vị đều trở nên vô nghĩa. Điều quan trọng là mối quan hệ của chúng ta với Đức Giê-hô-va. Chúng ta sẽ cảm kích biết bao khi nhìn lại quá trình phụng sự Đức Chúa Trời, phục vụ người khác và hoàn toàn làm theo ý định Ngài!—Ma-thi-ơ 24:21; Khải-huyền 7:14, 15.
[Chú thích]
^ đ. 1 Một số tên đã đổi.
^ đ. 1 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
Bạn có thể giải thích không?
• Đức Giê-hô-va cảm thấy thế nào về việc bạn phụng sự Ngài?
• Quan điểm thực tế và thăng bằng giúp chúng ta như thế nào trong việc phụng sự Đức Chúa Trời và phục vụ người khác?
• Chúng ta có những cơ hội nào để phục vụ?
• Làm sao giờ đây chúng ta có được đời sống đầy ý nghĩa?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 23]
Chúng ta cần có quan điểm thăng bằng để tiếp tục phụng sự Đức Giê-hô-va hết lòng
[Các hình nơi trang 24]
Có nhiều hình thức để phụng sự Đức Chúa Trời