Tiến đến ánh sáng
Tiến đến ánh sáng
NGỌN HẢI ĐĂNG đã cứu sống biết bao sinh mạng. Tuy nhiên, đối với những người lênh đênh trên biển cả, ánh sáng của ngọn hải đăng từ xa không những giúp họ biết có đá ngầm nguy hiểm mà còn cho biết họ sắp đến bờ. Tương tự thế, tín đồ Đấng Christ ngày nay đang ở giai đoạn cuối của cuộc hành trình qua một thế gian tăm tối và nguy hiểm về thiêng liêng. Trong Kinh Thánh, nhân loại nói chung—những người xa cách Đức Chúa Trời—được ví như “biển đương động, không yên-lặng được, thì nước nó chảy ra bùn-lầy”. (Ê-sai 57:20) Dân Đức Chúa Trời sống giữa môi trường như thế. Tuy nhiên, họ có triển vọng tươi sáng được cứu rỗi. Theo nghĩa bóng, triển vọng ấy là nguồn ánh sáng đáng tin cậy. (Mi-chê 7:8) Nhờ Đức Giê-hô-va và Lời Ngài, “ánh sáng được bủa ra cho người công-bình, và sự vui-vẻ cho người có lòng ngay-thẳng”.—Thi-thiên 97:11. *
Tuy nhiên, một số tín đồ Đấng Christ đã bị phân tâm nên đi chệch nguồn ánh sáng của Đức Giê-hô-va. Vì vậy, đức tin họ bị chìm đắm vì những nguyên nhân được ví như đá ngầm nguy hiểm: chủ nghĩa vật chất, sự vô luân, hoặc ngay cả sự bội đạo. Thật vậy, như vào thế kỷ thứ nhất, ngày nay “đức-tin [của một số người] bị chìm-đắm”. (1 Ti-mô-thê 1:19; 2 Phi-e-rơ 2:13-15, 20-22) Thế giới mới có thể được ví như bến cảng quê nhà mà chúng ta đang tiến đến. Vì thế giới mới đang ở trước mắt chúng ta nên quả là đáng buồn cho người nào mất ân huệ của Đức Giê-hô-va!
Đừng để ‘đức-tin bị chìm-đắm’
Trong những thế kỷ qua, có những con tàu vượt đại dương an toàn nhưng lại bị đắm trên đường tiến vào cảng. Thông thường, giai đoạn nguy hiểm nhất của cuộc hải trình là lúc con tàu gần cập bến. Tương tự thế, đối với nhiều người, giai đoạn nguy hiểm nhất của lịch sử nhân loại là những “ngày sau-rốt” của thế gian này. Kinh Thánh miêu tả chính xác về những ngày này là “khó-khăn”, đặc biệt đối với tín đồ Đấng Christ.—2 Ti-mô-thê 3:1-5.
Tại sao những ngày cuối của thế gian này lại khó khăn đến thế? Vì Sa-tan biết “thì-giờ mình còn chẳng bao nhiêu” để tranh chiến với dân Đức Chúa Trời. Do đó, hắn đẩy mạnh chiến dịch tấn công dữ dội nhằm làm chìm đắm đức tin của họ. (Khải-huyền 12:12, 17) Tuy nhiên, chúng ta có sự giúp đỡ và hướng dẫn. Đức Giê-hô-va luôn là nơi ẩn náu cho những người làm theo lời Ngài khuyên. (2 Sa-mu-ên 22:31) Ngài cho chúng ta những gương cảnh báo để vạch trần mưu mô xảo quyệt và gian ác của Sa-tan. Giờ đây, chúng ta hãy xem xét hai gương cảnh báo liên quan đến dân Y-sơ-ra-ên khi họ trên đường tiến vào Đất Hứa.—1 Cô-rinh-tô 10:11; 2 Cô-rinh-tô 2:11.
Nơi ngưỡng cửa Đất Hứa
Dưới sự lãnh đạo của Môi-se, dân Y-sơ-ra-ên đã thoát khỏi xứ Ê-díp-tô. Không lâu sau, họ đến gần ranh giới phía nam của Đất Hứa. Bấy giờ, Môi-se phái 12 người đi do thám xứ. Khi trở về, mười người do thám thiếu đức tin đã báo những thông tin làm dân sự nản lòng. Họ nói rằng dân Y-sơ-ra-ên không thể thắng nổi dân Ca-na-an vì dân này có “hình-vóc cao-lớn” Dân-số Ký 13:1, 2, 28-32; 14:1-4.
và lực lượng quân đội hùng hậu. Tin ấy ảnh hưởng đến dân Y-sơ-ra-ên thế nào? Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng họ bắt đầu lằm bằm về Môi-se và A-rôn. Họ than phiền: “Vì cớ nào Đức Giê-hô-va dẫn chúng tôi vào xứ nầy đặng bị gươm mà ngã? Vợ và con nhỏ chúng tôi sẽ bị làm một miếng mồi. . . Chúng ta hãy lập lên một quan-trưởng, và trở về xứ Ê-díp-tô đi”.—Có thể nào tưởng tượng được không! Chính dân này đã thấy Đức Giê-hô-va hạ nhục dân Ê-díp-tô hùng mạnh—đế quốc thời bấy giờ—bằng mười tai họa và phép lạ đáng sợ tại Biển Đỏ. Giờ đây, Đất Hứa ở ngay trước mắt. Họ chỉ việc tiến vào, như con tàu tiến tới ánh sáng báo hiệu nơi cập bến. Tuy nhiên, họ nghĩ rằng Đức Giê-hô-va không thể lật đổ các nước nhỏ, chia rẽ và nằm rải rác trong xứ Ca-na-an. Thái độ thiếu đức tin này hẳn đã làm buồn lòng Đức Giê-hô-va và hai người do thám can đảm là Giô-suê và Ca-lép, những người xem dân Ca-na-an như “đồ nuôi [Y-sơ-ra-ên]”! Hai người này cũng tận mắt thấy toàn xứ Ca-na-an. Khi dân sự không được vào Đất Hứa, Giô-suê và Ca-lép cũng phải tiếp tục lang thang trong đồng vắng hàng chục năm. Tuy nhiên, không như những người bất trung, họ không chết ở đó. Thật thế, Giô-suê và Ca-lép đã dẫn thế hệ sau ra khỏi đồng vắng và tiến đến Đất Hứa. (Dân-số Ký 14:9, 30) Vào lần thứ hai, dân Y-sơ-ra-ên phải đối phó với một thử thách khác. Kết quả thế nào?
Vua Ba-lác của dân Mô-áp cố dùng nhà tiên tri giả là Ba-la-am để rủa sả dân Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va đã làm hỏng kế hoạch này bằng cách Dân-số Ký 22:1-7; 24:10) Ba-la-am không bỏ cuộc và thực hiện một mưu kế gian ác khác nhằm khiến dân Đức Chúa Trời không được nhận Đất Hứa. Bằng cách nào? Bằng cách cám dỗ dân Y-sơ-ra-ên phạm tội vô luân và thờ thần Ba-anh. Nói chung, mưu kế này không thành nhưng cũng cám dỗ được 24.000 người. Họ đã phạm tội vô luân với người nữ Mô-áp và thờ thần Ba-anh-Phê-ô.—Dân-số Ký 25:1-9.
khiến Ba-la-am chúc phước cho dân Y-sơ-ra-ên thay vì rủa sả. (Hãy thử nghĩ xem! Nhiều người trong số này đã thấy Đức Giê-hô-va dẫn dắt họ đi bình an qua “đồng vắng minh-mông và gớm-ghê”. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 1:19) Dù thế, khi ở ngưỡng cửa Đất Hứa, 24.000 người đã không cưỡng nổi ham muốn xác thịt và bị Đức Giê-hô-va hủy diệt. Đây quả là một gương cảnh báo cho tôi tớ Đức Chúa Trời ngày nay khi họ sắp đến vùng “Đất Hứa” rộng lớn và tốt đẹp hơn nhiều!
Sa-tan không cần những chiến lược mới khi cố gắng lần cuối cùng để ngăn cản tôi tớ thời nay của Đức Giê-hô-va nhận được phần thưởng. Một chiến lược của hắn làm chúng ta nhớ đến chuyện đã xảy ra cho dân Y-sơ-ra-ên khi họ đến gần Đất Hứa lần đầu tiên, đó là làm cho người ta sợ hãi và nghi ngờ bằng những hình thức như đe dọa, ngược đãi hoặc chế giễu. Một số tín đồ Đấng Christ đã bỏ cuộc trước những hình thức hăm dọa ấy. (Ma-thi-ơ 13:20, 21) Một mưu kế khác rất hữu hiệu của hắn là làm cho người ta bại hoại về đạo đức. Đôi khi, có người gia nhập hội thánh với ý đồ xấu để làm hại những người yếu về thiêng liêng và những người không vững tin bước theo ánh sáng của Đức Chúa Trời.—Giu-đe 8, 12-16.
Đối với những người thành thục và cảnh giác về thiêng liêng, tình trạng đạo đức suy đồi nhanh chóng của thế gian là bằng chứng hùng hồn cho thấy Sa-tan đang tuyệt vọng. Thật vậy, hắn biết rằng chẳng bao lâu nữa hắn không thể động đến các tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời. Vì vậy, về mặt thiêng liêng, đây là lúc chúng ta phải cảnh giác trước những nỗ lực của Sa-tan.
Phương cách để tỉnh thức về thiêng liêng
Sứ đồ Phi-e-rơ miêu tả lời tiên tri của Đức Chúa Trời là “cái đèn soi-sáng trong nơi tối-tăm”, vì lời ấy giúp tín đồ Đấng Christ hiểu rằng ý định Ngài đang được hoàn thành. (2 Phi-e-rơ 1:19-21) Những người vun trồng lòng quý mến Lời Đức Chúa Trời và luôn để Lời ấy hướng dẫn sẽ thấy rằng Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các nẻo của họ. (Châm-ngôn 3:5, 6) Với lòng tràn đầy hy vọng, họ “sẽ hát mừng vì lòng đầy vui-vẻ”, còn những người không nhận biết Đức Giê-hô-va hoặc từ bỏ đường lối của Ngài thì cuối cùng sẽ cảm thấy “lòng buồn-bực” và “tâm thần phiền-não”. (Ê-sai 65:13, 14) Vì vậy, qua việc siêng năng học hỏi Kinh Thánh và áp dụng những gì học được, chúng ta có thể chú tâm vào hy vọng chắc chắn thay vì vào những thú vui nhất thời của thế gian này.
Cầu nguyện cũng là cách quan trọng để giúp chúng ta tỉnh thức về thiêng liêng. Khi nói về sự kết liễu của thế gian này, Chúa Giê-su phán: “Hãy tỉnh-thức luôn và cầu-nguyện [“cầu nguyện luôn”, Tòa Tổng Giám Mục], để các ngươi được tránh khỏi các tai-nạn sẽ xảy ra, và đứng trước mặt Con người”. (Lu-ca 21:34-36) Hãy lưu ý là Chúa Giê-su dùng cụm từ “cầu nguyện luôn”, cho thấy phải cầu nguyện tha thiết. Ngài biết rằng triển vọng sống đời đời có thể vuột mất vào thời kỳ đầy khó khăn này. Lời cầu nguyện của bạn có phản ánh ước muốn mãnh liệt được tỉnh thức về thiêng liêng không?
Chúng ta đừng quên rằng giai đoạn cuối của cuộc hành trình đến “Đất Hứa” là giai đoạn nguy hiểm nhất. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải luôn hướng tới ánh sáng dẫn đến sự cứu rỗi.
Cảnh giác trước ánh sáng giả
Trở lại thời người ta vượt biển bằng thuyền buồm, mối nguy hiểm chính là do kẻ gian ác
gây ra. Chúng thích những đêm không trăng vì thủy thủ khó nhìn thấy bờ. Những kẻ ác đó nhóm lên những đống lửa dọc theo đoạn bờ biển nguy hiểm để lừa thuyền trưởng chuyển hướng tàu. Tàu nào mắc lừa thì bị đắm, hàng hóa bị cướp và nhiều người mất mạng.Tương tự thế, Sa-tan, kẻ giả làm “thiên-sứ sáng-láng”, muốn cướp đi mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và dân Ngài. Ma-quỉ có thể dùng “sứ-đồ giả” và kẻ bội đạo “giúp việc công-bình” để lừa đảo những người bất cẩn. (2 Cô-rinh-tô 11:13-15) Tuy nhiên, như người thuyền trưởng và thủy thủ đoàn đầy kinh nghiệm và có tinh thần cảnh giác sẽ không bị ánh sáng giả đánh lừa, tín đồ nào “hay dụng tâm-tư luyện-tập mà phân-biệt điều lành và dữ” sẽ không bị những giáo lý sai lầm và triết lý tai hại đánh lừa.—Hê-bơ-rơ 5:14; Khải-huyền 2:2.
Người đi biển mang theo danh sách các ngọn hải đăng trong chuyến hải trình. Danh sách này ghi đặc điểm của mỗi ngọn hải đăng, kể cả cách chiếu sáng của hải đăng ấy. Cuốn The World Book Encyclopedia (Bách khoa tự điển thế giới) ghi: “Người đi biển có thể nhận ra ngọn hải đăng mà họ thấy là hải đăng nào, ở đâu, bằng cách quan sát đặc điểm của ngọn hải đăng đó và tra trong danh sách”. Cũng vậy, Lời Đức Chúa Trời giúp những người có lòng thành thật nhận ra tôn giáo thật và tín đồ của tôn giáo ấy, đặc biệt là trong những ngày cuối cùng này, khi Đức Giê-hô-va nâng cao sự thờ phượng thật lên trên các tôn giáo giả dối. (Ê-sai 2:2, 3; Ma-la-chi 3:18) Ê-sai 60:2, 3 nêu rõ sự tương phản giữa sự thờ phượng thật và sự thờ phượng giả như sau: “Sự tối-tăm vây-phủ đất, sự u-ám bao-bọc các dân; song Đức Giê-hô-va dấy lên trên ngươi, vinh-quang Ngài tỏ rạng trên ngươi. Các dân-tộc sẽ đến nơi sự sáng ngươi, các vua sẽ đến nơi sự chói-sáng đã mọc lên trên ngươi”.
Nhờ được ánh sáng của Đức Giê-hô-va tiếp tục hướng dẫn, hàng triệu người từ các nước không bị mất đức tin vào giai đoạn cuối của cuộc hành trình. Thay vì thế, họ sẽ vượt qua những ngày còn lại của thế gian này một cách an toàn và tiến vào nơi trú náu bình an của thế giới mới.
[Chú thích]
^ đ. 2 Kinh Thánh dùng từ “ánh sáng” theo nhiều nghĩa tượng trưng hay nghĩa bóng. Chẳng hạn, Kinh Thánh liên kết Đức Chúa Trời với sự sáng. (Thi-thiên 104:1, 2; 1 Giăng 1:5) Ánh sáng thiêng liêng từ Lời Đức Chúa Trời được ví như sự sáng. (Ê-sai 2:3-5; 2 Cô-rinh-tô 4:6) Trong thời gian rao giảng ở trên đất, Chúa Giê-su là sự sáng. (Giăng 8:12; 9:5; 12:35) Các môn đồ của Chúa Giê-su được lệnh hãy để sự sáng của họ soi trước mặt người ta.—Ma-thi-ơ 5:14, 16.
[Hình nơi trang 15]
Như những người đi biển, tín đồ Đấng Christ phải cẩn thận, không để ánh sáng giả đánh lừa