Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có thích đọc những số Tháp Canh gần đây không? Hãy thử xem bạn có thể trả lời các câu hỏi sau đây không:

• Khi nào các nhà chiêm tinh đến thăm Chúa Giê-su?

Một bản Kinh Thánh cho biết: “Những mục đồng có mặt vào đêm Chúa Giê-su sinh ra trong máng cỏ, nhưng các nhà chiêm tinh đã không đến thăm ngài lúc đó. Nhiều tháng sau, các chiêm tinh gia mới đến”. Bấy giờ Chúa Giê-su là một “con trẻ” đang sống trong một căn nhà (Mat 2:7-11). Nếu các nhà chiêm tinh đã dâng cho Chúa Giê-su vàng bạc và những món quà quý giá vào đêm ngài sinh ra, liệu bà Ma-ri chỉ dâng hai con chim tại đền thờ Giê-ru-sa-lem vào 40 ngày sau hay không?—1/1, trang 31.

• Nhiều người đã làm cho đời sống họ trở nên phong phú như thế nào?

Một người có thể tự hỏi: “Tôi có thể sắp xếp công việc và giản dị hóa đời sống không?” Chị Amy đã làm thế. Chị dư dật về tiền bạc nhưng không cảm thấy hạnh phúc. Chị nhận ra rằng vì theo đuổi việc làm ngoài đời mà chị gần như lìa bỏ đức tin. Thế nên, chị quyết định đặt quyền lợi Nước Trời lên trên hết và làm tiên phong trong một thời gian. Chị nói: “Hiện nay tôi cảm nghiệm được sự thỏa lòng mà tôi chưa bao giờ có được” khi dành hầu hết thời gian cho công việc ngoài đời.—15/1, trang 19.

• Điều gì có thể giúp một số người mẹ cảm thấy thỏa nguyện?

Nhiều người mẹ có việc làm ngoài đời. Một số người đi làm để trang trải cho nhu cầu căn bản của đời sống, những người khác thì muốn có tiền tiêu riêng hoặc để chi trả cho những thứ xa xỉ. Tuy nhiên, vẫn có những người đi làm vì thích công việc của mình. Những người mẹ theo đạo Đấng Christ đóng vai trò thiết yếu trong gia đình—nhất là lúc con còn thơ ấu. Một số người mẹ đã giảm bớt thời gian hoặc nghỉ việc làm ngoài đời để chăm sóc gia đình và có niềm thỏa nguyện.—1/2, trang 28-31.

• Chúa Giê-su ám chỉ đến “dòng-dõi” nào nơi Ma-thi-ơ 24:34?

Chúa Giê-su thường dùng từ “dòng-dõi” theo nghĩa tiêu cực khi nói về những người ác. Tuy nhiên, trong trường hợp này ngài không ám chỉ người ác khi nói với các môn đồ, những người sắp được xức dầu bằng thánh linh. Họ là những người ở vị thế tốt nhất có thể rút ra kết luận về sự kiện được đề cập nơi Ma-thi-ơ 24:32, 33. Vì thế, dường như Chúa Giê-su ám chỉ các môn đồ được xức dầu của ngài vào thế kỷ thứ nhất lẫn thời hiện đại.—15/2, trang 23,24.

• Tại sao Ga-la-ti 3:24 ví Luật Pháp như gia sư?

Thời xưa, gia sư thường là người nô lệ được tin cẩn, có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho con trẻ và thực hiện đúng những gì người cha muốn. Tương tự, Luật Pháp bảo vệ dân Y-sơ-ra-ên khỏi ảnh hưởng tai hại, chẳng hạn như việc kết hôn với người ngoại. Tuy nhiên, cũng như vai trò của gia sư đối với con trẻ, Luật Pháp chỉ đóng vai trò tạm thời cho đến khi Đấng Christ đến.—1/3, trang 18-21.

• Phù hợp với Gia-cơ 3:17, chúng ta nên thể hiện những đức tính nào?

Để giữ sự thanh sạch, chúng ta cần bác bỏ điều ác ngay lập tức (Sáng 39:7-9). Chúng ta cũng phải là người có tính hiếu hòa, tránh thái độ hung hăng, hiếu chiến hoặc có những hành động có thể phá vỡ không khí bình an. Vì thế, mỗi người chúng ta nên tự hỏi: “Tôi được biết là người làm hòa hay là người gây bất hòa? Tôi có thường bất đồng ý kiến với người khác, dễ giận hay thường làm cho người khác giận không? Tôi có sẵn lòng tha thứ và không khăng khăng đòi người khác phải theo ý mình không?”.—15/3, trang 24, 25.

• Tại sao Chúa Giê-su làm cho người mù sáng mắt dần dần? (Mác 8:22-26)

Kinh Thánh không giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, có lẽ trong trường hợp này, bằng cách làm cho người mù sáng mắt dần dần, Chúa Giê-su cho ông có thời gian để thích ứng khi thị lực được phục hồi. Điều đó cho thấy Chúa Giê-su có lòng quan tâm đầy yêu thương đối với người mù này.—1/4, trang 30.