Chúng ta nên đối xử với người khác như thế nào?
Chúng ta nên đối xử với người khác như thế nào?
“Các ngươi muốn người ta làm cho mình thể nào, hãy làm cho người ta thể ấy”.—LU 6:31.
1, 2. (a) Bài giảng trên núi là gì? (b) Chúng ta sẽ thảo luận điều gì trong bài này và bài kế tiếp?
Chúa Giê-su Christ quả là Thầy Vĩ Đại. Khi những kẻ thù trong giới tôn giáo sai lính đi bắt ngài, họ trở về tay không và nói rằng: “Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy!” (Giăng 7:32, 45, 46). Một trong các bài giảng xuất sắc của Chúa Giê-su là Bài giảng trên núi. Bài này được ghi lại trong sách Phúc âm Ma-thi-ơ từ chương 5 đến 7, cũng như nơi Lu-ca 6:20-49. *
2 Có lẽ câu nổi tiếng nhất trong bài giảng ấy là câu mà người ta thường gọi là Luật Vàng. Câu này nói đến cách chúng ta nên đối xử với người khác. Chúa Giê-su phán: “Các ngươi muốn người ta làm cho mình thể nào, hãy làm cho người ta thể ấy” (Lu 6:31). Quả thật, ngài đã làm nhiều điều lành cho người ta! Chúa Giê-su đã chữa lành nhiều người bệnh và ngay cả làm cho người chết sống lại. Song, những người chấp nhận tin mừng ngài rao truyền thì được phước hơn. (Đọc Lu-ca 7:20-22). Là Nhân Chứng Giê-hô-va, chúng ta rất vui khi tham gia hoạt động rao giảng về Nước Trời (Mat 24:14; 28:19, 20). Trong bài này và bài kế tiếp, chúng ta sẽ xem xét lời của Chúa Giê-su về công việc rao giảng, cũng như những điểm khác của Bài giảng trên núi liên quan đến cách chúng ta nên đối xử với người khác.
Hãy là người nhu mì
3. Hãy định nghĩa thế nào là tính nhu mì.
3 Chúa Giê-su nói: “Phước cho những kẻ nhu-mì, vì sẽ hưởng được đất!” (Mat 5:5). Theo Kinh Thánh, nhu mì không có nghĩa là nhu nhược. Đó là tính mềm mại mà chúng ta thể hiện khi làm theo những đòi hỏi của Đức Chúa Trời. Thái độ này phản ánh qua cách chúng ta cư xử với người khác. Chẳng hạn, chúng ta không “lấy ác trả ác cho ai”.—Rô 12:17-19.
4. Tại sao những người nhu mì thì có phước?
4 Những người nhu mì thì có phước vì họ “sẽ hưởng được đất”. Là đấng có lòng “nhu-mì, khiêm-nhường”, Chúa Giê-su được “lập lên kế-tự muôn vật”, vì thế ngài là đấng chính yếu có quyền thừa hưởng trái đất (Mat 11:29; Hê 1:2; Thi 2:8). Kinh Thánh báo trước rằng “con người”, tức Đấng Mê-si, sẽ có những người đồng cai trị với ngài trong Nước Trời (Đa 7:13, 14, 21, 22, 27). Là những người “đồng kế-tự với Đấng Christ”, 144.000 người nhu mì được xức dầu sẽ cùng Chúa Giê-su thừa hưởng trái đất (Rô 8:16, 17; Khải 14:1). Những người nhu mì khác sẽ được hưởng sự sống đời đời ở trên đất, dưới sự cai trị của Nước Trời.—Thi 37:11.
5. Chúng ta nhận được lợi ích nào nếu có tính nhu mì như Chúa Giê-su?
5 Nếu cư xử khắc nghiệt, chúng ta khiến người khác cảm thấy khó chịu và xa lánh chúng ta. Tuy nhiên, nếu có tính nhu mì như Chúa Giê-su, chúng ta sẽ là thành viên dễ mến và có tinh thần xây dựng trong hội thánh. Nếu chúng ta ‘sống và bước theo thánh-linh’, sinh hoạt lực của Đức Chúa Trời sẽ tác động giúp chúng ta có tính nhu mì hay mềm mại. (Đọc Ga-la-ti 5:22-25). Chắc chắn chúng ta muốn là người có tính nhu mì được thánh linh Đức Giê-hô-va hướng dẫn!
Phước thay cho những người hay thương xót!
6. Người “hay thương-xót” có những đức tính nổi bật nào?
6 Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giê-su cũng phán: “Phước cho những kẻ hay thương-xót, vì sẽ được thương-xót!” (Mat 5:7). Người “hay thương-xót” là người có lòng trắc ẩn và biểu lộ sự quan tâm nhân từ đối với những người chịu thiệt thòi. Chúa Giê-su đã làm phép lạ để cứu giúp những người đau khổ vì ngài “động lòng thương-xót” họ (Mat 14:14; 20:34). Vậy, lòng trắc ẩn và sự quan tâm thôi thúc chúng ta thể hiện lòng thương xót đối với người khác.—Gia 2:13.
7. Lòng thương xót thúc đẩy Chúa Giê-su làm gì?
7 Khi đang tìm chỗ nghỉ ngơi, Chúa Giê-su thấy đoàn dân đông thì “động lòng thương-xót đến, vì [họ] như chiên không có người chăn”. Do đó, ngài “khởi-sự dạy-dỗ họ nhiều điều” (Mác 6:34). Thật là một niềm vui khi chúng ta chia sẻ thông điệp Nước Trời và nói với người khác về lòng thương xót bao la của Đức Chúa Trời!
8. Tại sao người có lòng thương xót thì được phước?
8 Người hay thương xót thì có phước, vì họ “được thương-xót”. Khi chúng ta tỏ lòng thương xót người khác, thường thì họ cũng tỏ lòng thương xót chúng ta (Lu 6:38). Ngoài ra, Chúa Giê-su phán: “Nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha-thứ các ngươi” (Mat 6:14). Chỉ những người có lòng thương xót mới cảm nghiệm được ân phước khi được Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi và chấp nhận.
Tại sao “kẻ làm cho người hòa-thuận” thì được phước?
9. Nếu là người làm cho người khác hòa thuận, chúng ta sẽ cư xử như thế nào?
9 Chúa Giê-su nêu lên một lý do khác để được phước: “Phước cho những kẻ làm cho người hòa-thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!” (Mat 5:9). Nếu là người làm cho người khác hòa thuận, chúng ta sẽ không chấp nhận hoặc không tham gia bất cứ điều gì có thể “phân-rẽ những bạn thiết cốt”, chẳng hạn như “thèo-lẻo” chuyện người khác (Châm 16:28). Qua lời nói và hành động, chúng ta sẽ cố gắng hòa thuận với mọi người, ở trong cũng như ngoài hội thánh (Hê 12:14). Nhất là chúng ta sẽ gắng sức để có mối quan hệ hòa thuận với Giê-hô-va Đức Chúa Trời.—Đọc 1 Phi-e-rơ 3:10-12.
10. Tại sao “kẻ làm cho người hòa-thuận” thì có phước?
10 Chúa Giê-su phán rằng những “kẻ làm cho người hòa-thuận” thì có phước “vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời”. Nhờ thực hành đức tin nơi Chúa Giê-su là Đấng Mê-si, các tín đồ chịu xức dầu được ban “quyền-phép trở nên con-cái Đức Chúa Trời” (Giăng 1:12; 1 Phi 2:24). Còn những người hiền hòa thuộc “chiên khác” của Chúa Giê-su thì sao? Họ sẽ có Chúa Giê-su là “Cha Đời đời” trong Triều Đại Một Ngàn Năm, khi ngài cùng cai trị với những người đồng kế tự ở trên trời (Giăng 10:14, 16; Ê-sai 9:5; Khải 20:6). Vào cuối triều đại này, những người hiền hòa ấy sẽ sống trên đất, trở thành con của Đức Chúa Trời theo ý nghĩa trọn vẹn nhất.—1 Cô 15:27, 28.
11. Nếu để “sự khôn-ngoan từ trên” hướng dẫn, chúng ta sẽ đối xử với người khác như thế nào?
11 Để có được mối quan hệ mật thiết với Đức Phi-líp 4:9). Nếu để “sự khôn-ngoan từ trên” hướng dẫn, chúng ta sẽ thể hiện thái độ hòa nhã khi đối xử với người khác (Gia 3:17). Thật vậy, là người hòa thuận, chúng ta sẽ có phước.
Giê-hô-va, “Đức Chúa Trời của sự bình-an”, chúng ta phải noi theo các đức tính của Ngài, kể cả tinh thần yêu chuộng hòa bình (“Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta”
12. (a) Chúa Giê-su nói gì về ánh sáng thiêng liêng? (b) Chúng ta để sự sáng chiếu rạng bằng cách nào?
12 Cách tốt nhất mà chúng ta có thể đối xử với người khác là giúp họ nhận được ánh sáng thiêng liêng đến từ Đức Chúa Trời (Thi 43:3). Chúa Giê-su nói với các môn đồ rằng họ là “sự sáng của thế-gian” và khuyến khích họ để sự sáng chiếu rạng hầu người ta có thể thấy “những việc lành” của họ. Nhờ thế, ánh sáng thiêng liêng soi “trước mặt người ta”, tức mang lại lợi ích cho họ. (Đọc Ma-thi-ơ 5:14-16). Ngày nay, chúng ta để sự sáng chiếu rạng bằng cách làm điều lành cho người lân cận và tham gia công việc rao truyền tin mừng “khắp cả thế-gian”, nghĩa là “cho khắp muôn dân” (Mat 26:13; Mác 13:10). Thật là một vinh dự khi được tham gia công việc này!
13. Người ta nhận thấy điều gì nơi chúng ta?
13 Chúa Giê-su nói: “Một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được”. Bất cứ thành nào tọa lạc trên núi đều dễ thấy. Tương tự thế, khi chúng ta rao giảng về Nước Trời, người khác nhận thấy việc lành và những tính tốt của chúng ta, chẳng hạn như tiết độ và trinh chánh.—Tít 2:1-14.
14. (a) Bạn miêu tả ra sao cái đèn được dùng vào thế kỷ thứ nhất? (b) Chúng ta không giấu ánh sáng thiêng liêng dưới “cái thùng” theo nghĩa nào?
14 Chúa Giê-su nói về việc thắp đèn và đặt nó trên chân đèn, chứ không đặt dưới cái thùng, để đèn soi sáng mọi người trong nhà. Vào thế kỷ thứ nhất, cái đèn thường được làm bằng đất sét, có bấc dẫn chất đốt, thường là dầu ô-liu. Thông thường, khi được đặt trên giá gỗ hoặc kim loại, đèn sẽ “soi sáng mọi người ở trong nhà”. Người ta không đốt đèn và đặt nó dưới “cái thùng”. Chúa Giê-su không muốn các môn đồ giấu ánh sáng thiêng liêng dưới cái thùng theo nghĩa bóng. Vì vậy, chúng ta phải để ánh sáng ấy chiếu rạng, chớ bao giờ vì sự chống đối hoặc ngược đãi mà che giấu hoặc giữ kín lẽ thật của Kinh Thánh.
15. “Những việc lành” của chúng ta sẽ tác động thế nào đến một số người?
15 Sau khi đề cập đến việc thắp đèn, Chúa Giê-su nói với các môn đồ: “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi-khen Cha các ngươi ở trên trời”. Nhờ “những việc lành” của chúng ta, một số người “ngợi-khen” Đức Chúa Trời bằng cách trở thành tôi tớ Ngài. Thật là một sự khích lệ cho chúng ta để tiếp tục “chiếu sáng như đuốc trong thế-gian”!—Phi-líp 2:15.
16. Để “là sự sáng của thế-gian”, chúng ta phải làm gì?
16 Để “là sự sáng của thế-gian”, chúng ta phải tham gia công việc rao truyền về Nước Trời và đào tạo môn đồ. Nhưng chúng ta còn phải làm một điều khác nữa. Sứ đồ Phao-lô viết: “Hãy bước đi như các con sáng-láng; vì trái của sự sáng-láng ở tại mọi điều nhân-từ, công-bình và thành-thật” Ê-phê 5:8, 9). Chúng ta phải nêu gương sáng về hạnh kiểm tin kính. Thật vậy, chúng ta phải lưu ý đến lời khuyên của sứ đồ Phi-e-rơ: “Phải ăn-ở ngay-lành giữa dân ngoại, hầu cho họ, là kẻ vẫn gièm-chê anh em như người gian-ác, đã thấy việc lành anh em, thì đến ngày Chúa thăm-viếng, họ ngợi-khen Đức Chúa Trời” (1 Phi 2:12). Nhưng, nếu nảy sinh vấn đề giữa anh em đồng đức tin, thì phải làm gì?
(Hãy “giảng-hòa với anh em”
17-19. (a) “Của-lễ” được đề cập nơi Ma-thi-ơ 5:23, 24 là gì? (b) Việc giảng hòa với anh em quan trọng như thế nào, và làm thế nào Chúa Giê-su cho thấy điều này?
17 Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giê-su cảnh báo các môn đồ về việc nuôi lòng oán giận và khinh rẻ một người anh em. Thay vì thế, họ phải nhanh chóng giảng hòa với người bị xúc phạm. (Đọc Ma-thi-ơ 5:21-25). Hãy chú ý kỹ lời khuyên của Chúa Giê-su. Nếu bạn đang dâng của-lễ nơi bàn thờ mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình, bạn phải làm gì? Bạn phải để của-lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh em. Sau đó, bạn có thể trở lại và dâng của-lễ.
18 “Của-lễ” thường là lễ vật mà một người dâng tại đền thờ của Đức Giê-hô-va. Việc dâng con sinh tế rất quan trọng vì đó là điều Đức Chúa Trời quy định trong sự thờ phượng của dân Y-sơ-ra-ên dưới Luật pháp Môi-se. Nếu nhớ anh em có điều gì nghịch cùng mình, bạn cần giải quyết mối bất đồng ấy trước khi dâng của-lễ. Chúa Giê-su nói: “Hãy để của-lễ trước bàn-thờ, trở về giảng-hòa với anh em trước đã; rồi hãy đến dâng của-lễ”. Giảng hòa với anh em là điều phải làm trước khi thi hành bổn phận được ghi trong Luật pháp.
19 Chúa Giê-su không nói cụ thể về một của-lễ hoặc một sự vi phạm nào đó. Vì vậy, bất cứ của-lễ nào cũng phải tạm hoãn nếu một người nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình. Nếu của-lễ là con sinh tế thì phải để lại “trước bàn-thờ”, nơi người ta dâng của-lễ thiêu, trong hành lang dành cho các thầy tế lễ ở đền thờ. Sau khi giải quyết mối bất đồng, người có lỗi quay trở lại và dâng của-lễ.
20. Nếu tức giận một người anh em, tại sao chúng ta phải lập tức giảng hòa?
20 Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, mối quan hệ giữa chúng ta và anh em là phần quan trọng trong sự thờ phượng thật. Việc dâng con sinh tế chẳng có ý nghĩa gì đối với Đức Giê-hô-va nếu người dâng của-lễ không đối xử đúng đắn với người đồng loại (Mi 6:6-8). Vì vậy, Chúa Giê-su khuyến giục các môn đồ “phải lập-tức [giảng] hòa” (Mat 5:25). Tương tự thế, sứ đồ Phao-lô viết: “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm-giận cho đến khi mặt trời lặn, và đừng cho ma-quỉ nhân dịp” (Ê-phê 4:26, 27). Nếu có lý do chính đáng để giận, chúng ta phải lập tức giảng hòa để không căm giận mãi và vì thế tạo cơ hội cho Ma-quỉ lợi dụng.—Lu 17:3, 4.
Luôn tôn trọng người khác
21, 22. (a) Làm thế nào có thể áp dụng những lời khuyên của Chúa Giê-su mà chúng ta vừa thảo luận? (b) Trong bài kế tiếp, chúng ta sẽ xem xét điều gì?
21 Việc ôn lại một số câu trong Bài giảng trên núi của Chúa Giê-su hẳn giúp chúng ta có thái độ hòa nhã và tôn trọng người khác. Dù bất toàn, tất cả chúng ta có thể áp dụng lời khuyên của Chúa Giê-su vì ngài không đòi hỏi điều gì quá sức chúng ta, và Cha chúng ta ở trên trời cũng thế. Nhờ lời cầu nguyện, nỗ lực chân thành và sự hỗ trợ của Đức Giê-hô-va, chúng ta có thể trở thành người nhu mì, có lòng thương xót và là người làm cho người khác hòa thuận. Chúng ta có thể phản chiếu ánh sáng thiêng liêng và sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va. Ngoài ra, chúng ta có thể giảng hòa với anh em khi cần thiết.
22 Muốn được Đức Giê-hô-va chấp nhận sự thờ phượng, chúng ta phải đối xử đúng đắn với người lân cận (Mác 12:31). Trong bài kế tiếp, chúng ta sẽ xem xét những câu khác trong Bài giảng trên núi để giúp chúng ta tiếp tục làm điều lành cho người khác. Tuy nhiên, sau khi suy ngẫm về những điểm đã đề cập mà chúng ta rút ra từ bài giảng nổi bật của Chúa Giê-su, chúng ta có thể tự hỏi: “Tôi có đối xử tốt với người khác không?”
[Chú thích]
^ đ. 1 Trước khi xem xét bài này và bài kế tiếp, bạn sẽ thấy hữu ích khi đọc trước những đoạn Kinh Thánh này trong phần học hỏi cá nhân.
Bạn trả lời ra sao?
• Nhu mì nghĩa là gì?
• Tại sao người “hay thương-xót” thì có phước?
• Làm thế nào chúng ta để sự sáng chiếu rạng?
• Tại sao chúng ta phải lập tức ‘giảng hòa với anh em’?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 4]
Rao truyền thông điệp Nước Trời là cách trọng yếu để sự sáng của chúng ta chiếu rạng
[Hình nơi trang 5]
Tín đồ Đấng Christ phải nêu gương về hạnh kiểm tin kính
[Hình nơi trang 6]
Hãy gắng hết sức để hòa thuận với anh em