Hãy làm điều lành
Hãy làm điều lành
“Hãy làm ơn”.—LU 6:35.
1, 2. Tại sao làm ơn cho người khác thường là một thách đố?
Làm ơn hay làm điều lành cho người khác có thể là một thách đố. Những người chúng ta làm ơn có thể không đáp lại lòng yêu thương của chúng ta. Dù chúng ta cố gắng giúp người khác về thiêng liêng bằng cách chia sẻ với họ tin mừng “vinh-hiển của Đức Chúa Trời hạnh-phước” và của Con Ngài, họ có thể tỏ ra thờ ơ hoặc vô ơn (1 Ti 1:11). Những người khác thì tỏ ra là “kẻ thù-nghịch. . . của Đấng Christ” (Phi-líp 3:18). Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta nên đối xử với họ như thế nào?
2 Chúa Giê-su bảo môn đồ: “Các ngươi hãy yêu kẻ thù mình; hãy làm ơn” (Lu 6:35). Giờ đây chúng ta hãy xem xét kỹ lời khuyên này. Chúng ta cũng sẽ nhận được lợi ích từ những điểm khác mà ngài nêu lên về việc làm điều lành cho người khác.
“Hãy yêu kẻ thù”
3. (a) Bằng lời lẽ riêng, hãy tóm tắt lời của Chúa Giê-su được ghi nơi Ma-thi-ơ 5:43-45. (b) Vào thế kỷ thứ nhất, các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái có quan điểm nào về người Do Thái và người không thuộc dân Do Thái?
3 Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giê-su dạy hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ. (Đọc Ma-thi-ơ 5:43-45). Những người nghe ngài giảng vào dịp đó là người Do Thái và họ biết mạng lệnh của Đức Chúa Trời là: “Chớ toan báo-thù, chớ giữ sự báo-thù cùng con cháu dân-sự mình; nhưng hãy yêu-thương kẻ lân-cận ngươi như mình” (Lê 19:18). Vào thế kỷ thứ nhất, các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái nghĩ rằng “con cháu dân-sự mình” và “kẻ lân-cận” chỉ nói về người Do Thái. Luật pháp Môi-se quy định rằng dân Y-sơ-ra-ên phải tách biệt với các dân khác, nhưng dần dần họ có quan điểm là bất cứ người nào không thuộc dân Do Thái đều là kẻ thù và phải ghét những người đó.
4. Các môn đồ của Chúa Giê-su phải cư xử thế nào với kẻ thù?
4 Trái lại, Chúa Giê-su phán: “Hãy yêu kẻ thù-nghịch, và cầu-nguyện cho kẻ bắt-bớ các ngươi” (Mat 5:44). Các môn đồ ngài phải đối xử yêu thương với tất cả những người có thái độ thù nghịch. Theo sách Phúc âm Lu-ca, Chúa Giê-su nói: “Ta phán cùng các ngươi, là người nghe ta: Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình, chúc phước cho kẻ rủa mình, và cầu-nguyện cho kẻ sỉ-nhục mình” (Lu 6:27, 28). Giống như những người vào thế kỷ thứ nhất đã ghi nhớ lời Chúa Giê-su, chúng ta cũng “làm ơn cho kẻ ghét mình” khi đáp lại thái độ thù nghịch của họ bằng hành động nhân từ và ôn hòa. Chúng ta “chúc phước cho kẻ rủa mình” bằng cách nói tử tế với họ. Đối với “kẻ bắt-bớ” chúng ta bằng bạo lực hoặc sự “sỉ-nhục”, chúng ta “cầu-nguyện cho [họ]”. Chúng ta yêu thương cầu xin cho họ thay đổi thái độ và có hành động thích đáng để làm hài lòng Đức Giê-hô-va.
5, 6. Tại sao chúng ta phải yêu kẻ thù mình?
5 Tại sao phải yêu thương kẻ thù? Chúa Giê-su phán: “Hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời” (Mat 5:45). Nếu làm theo lời khuyên đó, chúng ta trở thành “con” của Đức Chúa Trời theo nghĩa là chúng ta noi gương Đức Giê-hô-va, Đấng “khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công-bình cùng kẻ độc-ác”. Cũng thế, lời tường thuật của Lu-ca nói rằng Đức Chúa Trời “lấy nhân-từ đối-đãi kẻ bạc và kẻ dữ”.—Lu 6:35.
6 Để cho các môn đồ thấy rõ tầm quan trọng của việc “yêu kẻ thù mình”, Chúa Giê-su phán: “Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mình, thì có được thưởng gì đâu? Những kẻ thâu thuế há chẳng làm như vậy sao? Lại nếu các ngươi tiếp-đãi anh em mình mà thôi, thì có lạ gì hơn ai? Người ngoại há chẳng làm như vậy sao?” (Mat 5:46, 47). Nếu chỉ yêu những người đáp lại lòng yêu thương của mình thì chúng ta chẳng được “thưởng” gì cả, tức không được hưởng ân huệ của Đức Chúa Trời. Ngay cả những người thâu thuế, thành phần thường bị khinh miệt, cũng thể hiện lòng yêu thương với những người thương yêu họ.—Lu 5:30; 7:34.
7. Tại sao chẳng có gì lạ nếu chúng ta chỉ tiếp đãi hoặc chào hỏi “anh em” mình?
7 Người Do Thái thường dùng từ “bình-an” trong lời chào hỏi (Quan 19:20; Giăng 20:19). Từ này ngụ ý chúc cho người mà họ chào được mạnh khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng. Chẳng có gì “lạ” nếu chúng ta chỉ chào hỏi hoặc tiếp đãi những người chúng ta xem là “anh em”. Như Chúa Giê-su cho thấy, “người ngoại” cũng làm thế.
8. Chúa Giê-su khuyến khích điều gì khi phán: “Các ngươi hãy nên trọn-vẹn”?
8 Vì tội lỗi di truyền, môn đồ của Chúa Giê-su không thể là người hoàn hảo hay trọn vẹn (Rô 5:12). Song, Chúa Giê-su kết luận phần này của bài giảng: “Thế thì các ngươi hãy nên trọn-vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn-vẹn” (Mat 5:48). Qua lời ấy, ngài khuyến khích người nghe noi gương ‘Cha ở trên trời’, Đức Giê-hô-va, bằng cách thể hiện lòng yêu thương một cách trọn vẹn—yêu thương ngay cả kẻ thù. Chúng ta cũng phải làm điều đó.
Tại sao nên tha thứ?
9. Theo lời cầu nguyện mẫu của Chúa Giê-su, làm điều lành còn bao hàm điều gì?
9 Chúng ta làm điều lành khi rộng lòng tha thứ cho những người có lỗi với mình. Thật thế, lời cầu nguyện mẫu của Chúa Giê-su có ghi: “Xin tha tội-lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi” (Mat 6:12). Tương tự, lời tường thuật trong sách Phúc âm Lu-ca nói: “Xin tha tội chúng tôi, vì chúng tôi cũng tha kẻ mích lòng mình”.—Lu 11:4.
10. Về việc tha thứ, chúng ta có thể noi gương Đức Chúa Trời như thế nào?
10 Chúng ta cần phải noi gương Đức Chúa Trời, Đấng rộng lượng tha thứ cho những người phạm tội biết ăn năn. Sứ đồ Phao-lô viết: “Hãy ở với nhau cách nhân-từ, đầy-dẫy lòng thương-xót, tha-thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha-thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Ê-phê 4:32). Người viết Thi-thiên là Đa-vít hát: “Đức Giê-hô-va có lòng thương-xót, hay làm ơn, chậm nóng-giận, và đầy sự nhân-từ. . . Ngài không đãi chúng tôi theo tội-lỗi chúng tôi, cũng không báo-trả chúng tôi tùy sự gian-ác của chúng tôi. . . Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi-phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu. Đức Giê-hô-va thương-xót kẻ kính-sợ Ngài, khác nào cha thương-xót con-cái mình vậy. Vì Ngài biết chúng tôi nắn nên bởi giống gì, Ngài nhớ lại rằng chúng tôi bằng bụi-đất”.—Thi 103:8-14.
11. Đức Chúa Trời tha thứ cho những ai?
11 Người ta chỉ có thể được Đức Chúa Trời tha thứ khi họ đã tha lỗi cho người khác (Mác 11:25). Nhấn mạnh điều này, Chúa Giê-su nói thêm: “Nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha-thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi” (Mat 6:14, 15). Thật vậy, Đức Chúa Trời chỉ tha thứ cho người sẵn lòng tha thứ người khác. Và một cách để làm điều lành là nghe theo lời khuyên của sứ đồ Phao-lô: “Như Chúa đã tha-thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha-thứ thể ấy”.—Cô 3:13.
“Đừng đoán-xét”
12. Chúa Giê-su cho lời khuyên nào về việc đoán xét người khác?
12 Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giê-su nêu ra một cách khác để làm điều lành: đừng đoán xét ai. Sau đó, ngài dùng một minh họa đầy sức thuyết phục để nhấn mạnh điểm này. (Đọc Ma-thi-ơ 7:1-5). Chúng ta hãy xem Chúa Giê-su có ý nói gì khi ngài phán: “Đừng đoán-xét”.
13. Những người nghe Chúa Giê-su giảng có thể tha thứ người khác như thế nào?
13 Sách Phúc âm Ma-thi-ơ trích lời Chúa Giê-su: “Các ngươi đừng đoán-xét ai, để mình khỏi bị đoán-xét” (Mat 7:1). Theo lời tường thuật của Lu-ca, Chúa Giê-su phán: “Đừng đoán-xét ai, thì các ngươi khỏi bị đoán-xét; đừng lên án ai, thì các ngươi khỏi bị lên án; hãy tha-thứ, người sẽ tha-thứ mình” (Lu 6:37). Vào thế kỷ thứ nhất, người Pha-ri-si đoán xét người khác một cách khắt khe dựa trên những truyền thống không phù hợp với Kinh Thánh. Cho nên bất cứ người nào vào lúc ấy nghe Chúa Giê-su giảng mà có thái độ đó thì “đừng đoán-xét” nữa. Thay vì thế, họ phải tha thứ, nghĩa là bỏ qua những thiếu sót của người khác. Sứ đồ Phao-lô cũng đưa ra lời khuyên tương tự về việc tha thứ, như được đề cập ở trên.
14. Khi các môn đồ của Chúa Giê-su tha thứ người khác, người ta sẽ đáp lại thế nào?
14 Khi các môn đồ của Chúa Giê-su tha thứ người khác, người ta sẽ đáp lại bằng sự tha thứ. Ngài nói: “Các ngươi đoán-xét người ta thể nào, thì họ cũng đoán-xét lại thể ấy; các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho mực ấy” (Mat 7:2). Trong việc đối xử với người khác, chúng ta sẽ gặt những gì mình gieo.—Ga 6:7.
15. Chúa Giê-su cho thấy tính khắt khe sai lầm như thế nào?
Mat 7:3, 4). Một người có khuynh hướng hay chỉ trích người khác thì luôn để ý đến những khuyết điểm nhỏ trong “mắt” anh em mình. Người đó cho rằng anh em mình là người thiếu hiểu biết và không sáng suốt. Tuy lỗi lầm chỉ nhỏ như cọng rác, người đó vẫn đề nghị “lấy cái rác ra”, làm ra vẻ tình nguyện giúp anh em thấy rõ sự việc hơn.
15 Để cho thấy tính khắt khe là sai lầm như thế nào, Chúa Giê-su hỏi: “Sao ngươi dòm thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình? Sao ngươi dám nói với anh em rằng: Để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh, mà chính ngươi có cây đà trong mắt mình?” (16. Tại sao có thể nói rằng người Pha-ri-si có “cây đà” trong mắt họ?
16 Đặc biệt những nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái rất khắt khe với người khác. Chẳng hạn, khi một người mù được Chúa Giê-su chữa lành đã khẳng định rằng ngài đến từ Đức Chúa Trời, thì người Pha-ri-si bèn mắng trả: “Cả mình ngươi sanh ra trong tội-lỗi, lại muốn dạy-dỗ chúng ta sao!” (Giăng 9:30-34). Nói về khả năng phán đoán đúng dựa trên tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, người Pha-ri-si có “cây đà” trong mắt và hoàn toàn mù quáng. Vì vậy, Chúa Giê-su phán: “Hỡi kẻ giả-hình! Trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt anh em mình được” (Mat 7:5; Lu 6:42). Nếu quyết tâm làm điều lành và đối xử tốt với người khác, chúng ta sẽ không quá khắt khe, luôn tìm cọng “rác” trong mắt anh em. Thay vì thế, chúng ta sẽ thừa nhận rằng mình bất toàn. Vì vậy, chúng ta nên tránh đoán xét và chỉ trích anh em đồng đạo.
Chúng ta nên đối xử với người khác như thế nào?
17. Theo Ma-thi-ơ 7:12, chúng ta nên đối xử với người khác như thế nào?
17 Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giê-su cho thấy Đức Chúa Trời bày tỏ thái độ Ma-thi-ơ 7:7-12). Điều đáng chú ý là Chúa Giê-su nêu ra nguyên tắc cư xử sau đây: “Ấy vậy, hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ” (Mat 7:12). Chỉ khi nào đối xử với người khác theo cách này, chúng ta mới có thể chứng tỏ mình là môn đồ thật của Đấng Christ.
của người cha đối với tôi tớ Ngài qua việc đáp lại lời cầu nguyện của họ. (Đọc18. Về việc nên đối xử với người khác như chúng ta muốn họ đối xử với mình, “luật-pháp” cho thấy điều này như thế nào?
18 Sau khi nói rằng chúng ta nên đối xử với người khác như chúng ta muốn họ đối xử với mình, Chúa Giê-su nói thêm: “Vì ấy là luật-pháp và lời tiên-tri”. Khi đối xử với người khác theo nguyên tắc mà ngài đã nêu, chúng ta hành động phù hợp với tinh thần của “luật-pháp”—những sách trong Kinh Thánh từ Sáng-thế Ký đến Phục-truyền Luật-lệ Ký. Ngoài việc cho biết ý định của Đức Giê-hô-va là lập một dòng dõi để loại trừ điều ác, những sách này còn ghi lại Luật pháp mà Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên qua Môi-se vào năm 1513 TCN (Sáng 3:15). Luật pháp Môi-se cho thấy rõ là dân Y-sơ-ra-ên phải tỏ ra công bằng, không thiên vị, phải làm điều lành cho người nghèo và kẻ khách kiều ngụ trong xứ.—Lê 19:9, 10, 15, 34.
19. Về việc nên làm điều lành, chúng ta học được gì qua “lời tiên-tri”?
19 Qua cụm từ “lời tiên-tri”, Chúa Giê-su có ý nói đến những sách tiên tri trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ. Các sách này chứa đựng những lời tiên tri về Đấng Mê-si được ứng nghiệm nơi Chúa Giê-su. Các sách ấy cũng cho thấy Đức Chúa Trời ban phước cho dân Ngài khi họ làm điều đúng trước mắt Ngài và đối xử tốt với người khác. Chẳng hạn, sách tiên tri Ê-sai đưa ra lời khuyên sau đây cho dân Y-sơ-ra-ên: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Hãy giữ điều chánh-trực, và làm sự công-bình. . . Phước thay cho người làm điều đó, và con người cầm vững sự đó. . . cấm tay mình không làm một điều ác nào!” (Ê-sai 56:1, 2). Quả vậy, Đức Chúa Trời muốn dân Ngài luôn làm điều lành.
Luôn làm điều lành cho người khác
20, 21. Đoàn dân phản ứng thế nào khi nghe Bài giảng trên núi của Chúa Giê-su, và tại sao bạn nên suy ngẫm về bài giảng ấy?
20 Bài giảng trên núi xuất sắc của Chúa Giê-su có nhiều điểm rất quan trọng, nhưng chúng ta chỉ mới xem xét vài điểm. Tuy vậy, chúng ta vẫn hiểu được phản ứng của những người đã nghe ngài giảng dạy trong dịp ấy. Kinh Thánh cho biết: “Khi Đức Chúa Jêsus vừa phán những lời ấy xong, đoàn dân lấy đạo Ngài làm lạ; vì Ngài dạy như là có quyền, chớ không giống các thầy thông-giáo”.—Mat 7:28, 29.
21 Rõ ràng, Chúa Giê-su chính là đấng “Cố Vấn Kỳ Diệu” được báo trước (Ê-sai 9:5, Bản Dịch Mới). Bài giảng trên núi là thí dụ điển hình cho thấy sự hiểu biết của Chúa Giê-su về quan điểm của Cha ngài trên trời. Ngoài những điểm chúng ta vừa thảo luận, bài giảng này cũng cho biết nhiều về thế nào là hạnh phúc thật, làm thế nào tránh tà dâm, cách để làm điều công bình, phải làm gì để có một tương lai bảo đảm và hạnh phúc, và nhiều đề tài khác. Sao bạn không xem kỹ lại chương 5 đến 7 của sách Ma-thi-ơ? Hãy suy ngẫm và thành tâm cầu nguyện về những lời khuyên tuyệt diệu của Chúa Giê-su trong các chương đó, và áp dụng vào đời sống. Như thế bạn có thể làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va, đối xử tốt với người khác và tiếp tục làm điều lành.
Bạn trả lời thế nào?
• Chúng ta phải cư xử với kẻ thù như thế nào?
• Tại sao chúng ta nên tha thứ?
• Chúa Giê-su nói gì về việc đoán xét người khác?
• Theo Ma-thi-ơ 7:12, chúng ta nên đối xử với người khác như thế nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Câu nổi bật nơi trang 10]
Bạn có biết tại sao Chúa Giê-su phán: “Đừng đoán-xét ai” không?
[Hình nơi trang 8]
Tại sao chúng ta nên cầu nguyện cho kẻ bắt bớ chúng ta?
[Hình nơi trang 10]
Bạn có luôn đối xử với người khác như cách bạn muốn họ đối xử với mình không?