Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

“Đây quả thật là danh rất thánh và vĩ đại của Thiên Chúa”

“Đây quả thật là danh rất thánh và vĩ đại của Thiên Chúa”

“Đây quả thật là danh rất thánh và vĩ đại của Thiên Chúa”

Ông Nicholas người làng Cusa đã phát biểu lời ấy trong một bài thuyết giáo vào năm 1430 *. Ông thích nghiên cứu nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, triết học, thần học, toán học và thiên văn học. Lúc 22 tuổi, ông trở thành tiến sĩ giáo luật của Công giáo La Mã. Năm 1448 ông được phong chức hồng y.

Cách đây khoảng 550 năm, ông Nicholas lập một nhà dưỡng lão tại Kues, nay được gọi là Bernkastel-Kues, một thị trấn cách thành phố Bonn, nước Đức, 130km về phía nam. Hiện nay trong tòa nhà này là thư viện Cusa với hơn 310 cuốn sách chép tay. Trong số đó có cuốn Codex Cusanus 220, ghi lại bài thuyết giáo năm 1430 của ông Nicholas. Trong bài này, chủ đề In principio erat verbum (Ban đầu có Ngôi Lời), ông Nicholas đã dùng danh Đức Giê-hô-va trong tiếng La-tinh là Iehoua *. Trang 56 có ghi lại lời phát biểu sau về danh Đức Chúa Trời: “Danh này do chính Thiên Chúa ban, viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ, gồm bốn ký tự. . . Đây quả thật là danh rất thánh và vĩ đại của Thiên Chúa”. Lời phát biểu của ông Nicholas phù hợp với sự kiện danh Đức Chúa Trời xuất hiện trong văn bản gốc của phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ.—Xuất 6:3.

Sách chép tay này được viết vào đầu thế kỷ 15, là một trong những văn bản cổ nhất mà trong đó danh Đức Chúa Trời viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ được dịch là “Iehoua”. Văn bản này là một bằng chứng nữa cho thấy những dạng tương tự chữ “Giê-hô-va” là cách phiên âm phổ biến nhất của danh Đức Chúa Trời qua nhiều thế kỷ.

[Chú thích]

^ đ. 2 Nicholas người làng Cusa còn được gọi là Nikolaus Cryfts (Krebs), Nicolaus Cusanus và Nikolaus von Kues. Kues là tên của một thị trấn ở nước Đức nơi ông ra đời.

^ đ. 3 Bài thuyết giáo này xác nhận thuyết Chúa Ba Ngôi.

[Hình nơi trang 16]

Thư viện Cusa